LÊ ĐÌNH BÍCH - 6 truyện cực ngắn,

04 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8807)
LÊ ĐÌNH BÍCH - 6 truyện cực ngắn,

 

Mẹ.

 

Tâm hồn con người quả là nặng hơn thể xác hàng trăm lần. Có tám ngọn gió thổi vào làm chao động ngọn đèn kia. Đó là được và mất, danh thơm và tiếng xấu, khen và chê, hạnh phúc và đau khổ.

Ngày phân khoa tôi tình nguyện học chuyên khoa tâm thần !

Có một ngọn gió từ bàn tay mở, có một người lặng lẽ, lu mờ sau những hy sinh. Mẹ tôi đó.

Tôi nhớ cứ mỗi lần báo in truyện của anh tôi, tôi đạp xe một mạch từ bệnh viện về đưa cho mẹ.

-Truyện của anh Hương đây má!

Mẹ tôi cầm tờ báo, bà lấy tay sờ lên chỗ có chữ trên trang giấy, rồi nhìn xa xa tận phương nam và mỉm cười…

Tôi nói:

- Má biết gì mà cười!

- Đừng có hàm hồ. Tao đẻ nó mà tao không biết nó viết gì sao!

Mẹ tôi không biết chữ nhiều. Bà không đọc được truyện nhưng bà biết tấm lòng của anh tôi, tấm lòng ấy có từ hồi còn ẵm ngửa.

Những ngọn gió biển đang thổi vào mái tóc hoa râm của mẹ. Buổi trưa hè…

 

 

Phía ruộng.

 

-Bước vào phiên trực – y tá làm việc 24/24. Quản lý, tuần tra, quan sát không khác chi người lính nhưng cực nhất là lúc người bệnh trốn viện. Tìm quanh không có, lên xe đạp tản đi khắp nơi, suốt đêm. Nhờ tinh thông nghề nghiệp, điểm duyệt được người bệnh nào là chuyên trốn viện và thường đi hướng nào nên thường tìm được. Chúng tôi từng lặn lội tận Quảng Ngãi, Hà Nam Ninh…gặp người bệnh thì mừng hết lớn! Thế nhưng đã có rủi ro, nhất là khi bệnh tình chưa khỏi, ra đi trong cơn như thế thật không lường được.

Một người bệnh làm nông ở Thanh Hóa, theo đoàn đào vàng lên Giằng. Cả nhà bị sụp hầm, anh mất trí, bạn bè đưa vào bệnh viện một tuần thì anh bỏ trốn lúc trời tối. Ra đi mất khả năng định hướng, cứ nhắm phía ruộng mà đi, lỡ lội vào bùn, càng lội càng lún rồi chìm xuống nước…Tử vong như thế thật đau lòng!

 

 

Bông hoa.

 

-Tôi nhớ hoài người bệnh tâm thần tên Minh, 25 tuổi ở Nam Ô, dáng mập lùn, chắc nịch. Anh có nụ cười dễ thương không chịu được.

-Hôm mấy chiếc xe vệ sinh hút xong nhà cầu, Minh đã chạy quanh sân hái những bông hoa đẹp nhất tặng họ. Anh xuất hiện với cái mũ bao bằng giấy bọc thuốc Hero và chiếc kiếng bằng dây thép dán giấy gương màu hồng một bên mắt. Minh đứng vẫy vẫy tay mãi cho đến khi xe rời khỏi bệnh viện.

-Ngày mai đi cầu thơm phức!

-Anh nói rồi cười vang lây sang người khác. Người bệnh này cười, người bệnh khác cười và mọi người cùng cười.

Có một bông hoa từ đó nở tự lòng tôi…

 

 

Sự sống.

 

Thắng xe rít lên và Út nằm bất động…

Út sinh ra trong một gia đình nề nếp, ba anh chị đều đậu vào đại học. Còn Út, đang học rất giỏi ở lớp 11 thì dở dang vì mắc bệnh tâm thần.

Từ đó Út buồn rầu, bi quan, chán nản. Gia đình cố công chạy chữa nhưng bệnh tình Út thuyên giảm tạm thời rồi tái phát.

Gia đình đâu biết rằng càng lo cho Út bao nhiêu Út càng buồn bấy nhiêu. Thêm vào đó, thấy bạn bè anh chị ai cũng đỗ đạt, có nghề nghiệp, Út càng mặc cảm.

Út sống lặng lẽ, đôi lúc lầm lì, cô độc, biết rằng mình trở thành gánh nặng cho gia đình, thành một người ăn bám vô tích sự.

Ai cũng nhìn thấy điều đó nhưng đành bất lực. Bệnh tình của Út ngày càng diễn tiến xấu.

Riêng phần Út, bước đường cùng chỉ còn một cách là chạy trốn cuộc đời, tìm đến cái chết. Đã mấy lần Út tự sát nhưng may mắn thay gia đình đều cứu kịp…

Mãi cho đến chiều nay, cái buổi chiều nghiệt ngã nhất của đời Út, buổi chiều cuối cùng Út còn hiện diện trên cõi đời này. Út đi ra, đi vào cực kỳ căng thẳng, nhìn chằm chằm vào dòng xe qua lại dưới đôi mắt buồn u uất. Chiếc thứ nhất…thứ nhì…thứ ba…Và Út đã không kìm mình được nữa…

-Trời ơi! Út thét lên…Khi tôi bồng Út trên tay, Út còn nói: “Bác sĩ cố cứu em sống”, rồi ngừng thở. Nước mắt tôi giàn giụa.

Chiều nay tôi đưa Út đến nơi an nghỉ cuối cùng mà nghẹn ngào hối tiếc. Ôi! Còn đâu hình bóng chàng trai khôi ngô, tuấn tú, một niềm hãnh diện lớn lao của gia đình và bè bạn.

Tôi cúi xuống hái một bông hoa dại cài lên mộ Út, một người bạn, một đứa em…

 

 

Lòng cha.

 

Một người bệnh nữ còn rất trẻ, rất đẹp. Vừa sinh đứa con trai đầu lòng thì phát bệnh. Gia đình cúng bái khắp nơi, rơi vào túng quẫn. Đến bệnh viện thì bệnh đã nặng.

Mỗi tuần cứ tới chủ nhật gia đình mới ra thăm.

Núi Thành – Hòa Khánh, tiền xe hết mấy chục ngàn.

Hôm nay, sau bốn tuần điều trị, người bệnh nhớ nhà da diết, mà chủ nhật lại tới rồi. Trông chờ suốt buổi sáng không thấy ai ra thăm, người bệnh lặng lẽ ra căng-tin. Ngồi chờ mãi tới chiều mà bóng người thân vẫn không thấy!

Thế là người bệnh trốn viện. Buồn quá, đi về đâu? Tại sao người thân không ra? Câu hỏi lặp đi lặp lại như một ám ảnh nặng nề. Càng nghĩ càng tủi thân. Có phải gia đình đã quá cực vì mình, thôi sống làm chi! Rồi người bệnh trốn đi biền biệt.

Cả bệnh viện đi tìm mà không thấy. Chúng tôi linh cảm một điều chẳng lành.

Hôm sau người thân mới ra, nghe tin bàng hoàng, sửng sốt. Đấm vào người thình thịch, kêu trời mà trời có thấu! Chủ nhật hết tiền đi đào mấy hàng khoai đem bán, dành dụm ra thăm, thế mà bây giờ tất cả đã lỡ làng…

Thân nhân đi tìm như điên như dại, càng khuya càng cố tìm, người chồng đạp xe lùng khắp các nẻo đường, hy vọng đêm khuya vắng vẻ dễ bắt gặp.

Thế nhưng…Tất cả đều vô vọng!

Người bệnh đã trầm mình xuống dòng sông lạnh lẽo trong cô đơn tuyệt vọng. Tất cả bỏ lại sau lưng.

Hai ngày sau, cô bác vớt lên đem về phường, mai táng ở một nghĩa trang xa thành phố. Chôn xong, chúng tôi mới biết tin. Ngay đêm đó, gia đình cùng bệnh viện tiến về nghĩa trang. Trời mưa lất phất, ai nấy lặng lẽ nhìn người thân khóc nghẹn ngào mà rơi nước mắt.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi đi đến thành phố của người chết – Nghĩa địa Gò Cà, trong một nỗi niềm xốn xang khôn tả giữa đêm khuya thanh vắng. Một sự thanh vắng cô tịch, bùi ngùi, xót xa…

Mưa mỗi lúc càng nặng hạt, nhờ hai pha đèn rọi sáng, chúng tôi cạy nắp quan tài rồi nhẹ tay bới từng hạt mạt cưa để người thân nhìn mặt. Nhưng khó nhận ra vì sự biến dạng. Bất chợt người cha nói: “Mấy chú bới dưới chân. Em nó hồi nhỏ chạy chơi, hư một cái móng ngón út bên chân trái”.

Người cha đã nhận ra con.

Tất cả những người cha đứng bên quan tài đều khóc!

 

 

Lịch sự.

 

Không thèm thuốc vào đây lâu ngày cũng thèm và nhiều người bệnh trở thành chuyên gia đi lượm thuốc tàn

-Ông ơi! Có thuốc cho tôi một điếu!

-Anh nớ, có thuốc không?

Đó là lời chào đầu tiên khi gặp họ.

Có khi người bệnh ré rân trong phòng đòi thuốc hoặc xúm chùm lại để xin. Ngay các y, bác sĩ chúng tôi cũng bị xin đều đều.

Người bệnh Vũ Tuấn, nhân cách đã tan rã, lầm lì phẳng lặng, suốt ngày ưa nằm phơi nắng đen thui, thế mà mỗi lần xin được điếu thuốc dù chỉ vài hơi tàn, đều cám ơn rối rít...

Điên hết cấp vẫn lịch sự!

Hỏi rằng họ không đáng yêu sao được?

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2843)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 2079)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 2664)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 2139)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 2490)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 3105)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 2022)
Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh.
20 Tháng Mười Hai 20225:34 CH(Xem: 2054)
Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm
20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2768)
Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
13 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 38505)
Tự nghĩ mình có một mối tình đẹp, rất đẹp trong cuộc đời, vậy mà tôi không dám thổ lộ với ai. Nó vẫn thầm kín ở cùng tôi, rất lâu. Nó như mồi lửa diệu kỳ, phỏng rát tuổi hai mươi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12286)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24519)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,