TRẦN YÊN HÒA - Bốn Chín Năm Mươi

14 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7045)
TRẦN YÊN HÒA - Bốn Chín Năm Mươi

 

Trong lúc đó thì “gã” và “ả” đi vào.

“Ả” là người đàn bà nổi tiếng, nổi tiếng đây được hiểu theo nghĩa là nhiều người biết đến. Dân chúng ở đây vẫn thường gọi ả là con mặt dày, con nặc nô hay chỉ gọi tắt là con mẽ. Con mẽ là tiếng nam bộ, chuyển từ tiếng “con mẹ” mà ra, đó là ngôi thứ ba được diễn tả với ý khinh khi, miệt thị.

Thật ra, khi gã đến với ả thì lòng gã rất trong, nghĩa là gã chỉ muốn tìm một chỗ làm, cho ấm cái thân già. Tuy nhiên cái dĩ vãng liên tiếp chụp bắt cái danh, cái lợi, gã bất chợt thấy rằng, đã đến lúc cờ đến tay, là gã phất, cho nên gã mới bắt đầu thực hiện ý đồ khi đến làm ở đài phát thanh này. 

Hôm đó, gã từ một tiểu bang lạnh trở về Cali, thân sơ thất sở, đang đi lang thang ở phố Việt thì gặp thằng Báu. Thằng Báu cũng là dân “đi biển” như gã ngày trước, nên gã ôm chầm lấy nó, dắt vô quán cà phê, kêu ly đen, rồi than thở với Báu:

-Mày bây giờ làm gì? Sao mày bảnh tỏn vậy. Có gì giúp tau với Báu.

Thằng Báu thấy gã tội nghiệp quá, liền hỏi:

-Mày kể cho tau nghe chuyện của mày ra sao trước đã.

Gã liền bù lu bù loa:

-Tau đi tù chưa tới hai năm là con vợ ở nhà có thằng khác, tau về cũng cố bỏ chín làm mười sống lại với nó, nhưng mỗi khi nhìn cái bản mặt thằng con nó sinh sau với thằng bồ, tau thấy ngứa mắt quá, nên choảng nó và thằng con một trận. Cuối cùng nó đuổi tau thẳng cánh, phải bước ra khỏi nhà. Khi qua đây, tau qua bên Phila làm ăn, cũng không khấm khá gì nên quay về đây, có gì mầy giúp tau với.

Gã kể khổ cũng chỉ đúng một phần. Gã bỏ qua những ngày tháng len lách ở trong tù, dù là “bọ ngũ” nhưng gã đã sống không hơn một nghĩa quân. Chạy chọt là nghề của gã từ đời thuở nào. Hồi trong lính biển, gã từng chạy chọt để khỏi đi tàu, đến khi gã cảm thấy cờ đến tay, gã đã tốn hơn mười cây vàng để dành cái chức hạm trưởng. Đúng là “hạm”. Khi chỉ huy một chiến hạm, gã đã cho những người lính có tiền đút lót cho gã để được “lên bờ”. Lương của tụi nó gã lãnh, còn thêm mỗi tháng tụi nó đóng “hụi chết” mỗi đứa mấy chục xấp. Nhưng gã chỉ thực hiện được có mấy tháng, là đã đến lúc trời sụp. Cái mộng vun quắn làm giàu của gã cũng sụp luôn.

Đời gã lúc nào tiếng “chạy” cũng đi liền bên - đó là “chạy chọt”- chạy ngõ này ngõ kia, để thăng quan tiến chức. Đến khi gã vào tù cũng tìm cách “chạy” tứ tung. Trước tiên gã lăn xăn để kiếm điểm, để cho các cán bộ quản giáo biết đến gã. Thực tế là trong lao động lúc nào gã cũng chạy lúp xúp. “Đi như chạy” để chứng tỏ cho cán bộ quản giáo biết gã là tay siêng năng, cần mẫn đến mức nào.

Ở trại Long Thành, gã chạy từ cấp A trưởng lên đến C trưởng trong vòng mấy tháng. Sau đó lại biên chế từ nơi này sang nơi khác, nên gã phải lặp lại công việc “chạy”. Nhưng cái điều gã bằng lòng nhất là những ngày ở miền bắc giá lạnh, gã được kêu lên làm thợ điện, gã vừa làm thợ điện vừa làm ăn teng, nên gã có da có thịt, trong lúc gần mấy trăm tù nhân cùng trại với gã, vừa phải lao động cưỡng bách, vừa bị đói trơ xương.

Gã bỏ quên chuyện đó, nhưng những bạn bè, đồng tù với gã thì không quên. Với thằng Báu, nó ở tù trong Nam, nên chuyện tù ngoài bắc, nó không rành, chỉ nghe anh em bạn nói về gã, những câu anh em vẫn lan truyền nhau, thằng “điện” phải không, nó là thằng ăng teng số một đó, mày nên đề phòng. Dù nghe, nhưng không thấy, không trực tiếp là nạn nhận của gã, nên bạn bè nghe qua, khinh miệt nhỗ nước bọt rồi bỏ đi.

Thời gian rồi cũng qua. 

Bây giờ gặp cảnh bạn mình sống trong hoàn cảnh đau thương này, áo quần xập xệ, mang đôi dép rách quai, mặt mày hốc hác, đầu không còn sợi tóc nào vì hói, nên Báu động lòng thương:

-Thế bây giờ mày làm gì?

Gã nhăn nhó vẻ bi thảm:

-Có làm gì đâu. Có căn nhà thì con vợ đứng tên khi tau bước ra khỏi nhà nên quyền sở hữu của nó, Tau lãnh tiền rì thay được mấy trăm đồng một tháng tiêu không đủ, nên tau muốn kiếm chuyện gì làm thêm, mày có mối nào chỉ cho tau với.

Thằng Báu nghĩ. Nó già đầu rồi mà còn sống lêu bêu. Cũng tội nghiệp.

Thằng Báu hứa hẹn:

-Để tau về tìm thằng Dư hỏi thử ra sao, hôm qua nó nói với tau chỗ nó làm đang cần người, đài phát thanh đang cần người clean up, mày vào đó làm cũng được chứ gì.

Gã mừng như bắt được của:

-Mày cố gắng nói Dư giúp tau nhé, tau mang ơn mày.

-Ơn nghĩa gì, bạn bè nhau mà, giúp nhau chút đỉnh mà. Để tau về nhà tìm số thằng Dư gọi nó. Số của Dư tau không save vào đây.

Thế là qua sự giới thiệu của Dư, nó vô làm clean up cho đài phát thanh. 

Bà chủ tịch hội đồng quản trị đài phát thanh gần sáu mươi. Nói chủ tịch cho oai vậy chớ cái đài phát thanh này mới đầu chỉ hoạt động mỗi tuần chỉ có một tiếng đồng hồ. Sau này nhờ co quảng cáo nhiều nên bung ra, on air suốt tuần. Ả thêm mắm dặm muối để đẻ ra cái Hội Đồng Quản Trị, nhưng thật ra chỉ có một mình ả cai quản mà thôi.

Một đời chồng rồi hai đời chồng. Cuối cùng không được gì, ả không lấy chồng nữa. Ả vẫn thường lên đài uốn lưỡi nói về cái chính chuyên “làm đài nuôi con” của ả. Nhưng thật sự là ả có một tá bồ. Dù dáng người thấp, hơi thô…nhưng ả được cái màu mỡ của sắc vóc, khuôn mặt có chút duyên, giọng nói có lúc uốn éo, có lúc như nũng nịu, có lúc như hờn dỗi, khiến nhiều chàng trung niên khi gặp ả cũng động lòng.

Tính sổ đời thì ả có hàng tá bồ là đúng. Bồ đây là nói về những người đã trụ lại được với ả vài năm, một năm hay ít nhất là sáu tháng…Sau đó ả gài cho số “de”. Không biết ai de ai, nhưng những người đàn ông sau khi đi ra ngoài cuộc đời ả thường là “sức tai mẽ trán” hay thường gọi là “ôm đầu máu chạy sút quần”.

Có nhiều chuyện tiếu lâm của những người thân cận của ả kể ra, không biết có thêm thắt mắm muối gì không, nhưng cũng cho một khái niệm về con người này. Đó là thời gian Mục cặp kè với ả. Mục to con lớn xác, ăn nói có duyên, ra vẻ trí thức nên khi gã thất nghiệp, thất thơ thất thễu từ tiểu bang xa về, thì ả chộp lấy ngay, đem về nuôi ăn, nuôi ở, mong cái thân xác cao lớn dềnh dàng như kinh kông kia có thể đáp ứng được nhu cầu của ả.

Nhưng thật là thất bại thảm hại trông thấy, như câu thành ngữ ông bà ta xưa để lại đúng y chan là “tốt dây xấu củ”. Trong đêm đầu tiên đụng trận, anh chàng Mục cứ nắm ườn xác ra, cứ xìu xìu ểnh ểnh thật chán mớ đời. Mớ lý thuyết của chàng Mục chỉ là trên lỗ miệng chứ thực tế chứng minh là chàng không làm được chuyện đàn ông. Chàng bị nàng hất ra khỏi giường, đuổi ra khỏi nhà ngay sáng hôm sau tắp lự. Chàng tức uất đến trào máu họng nên về viết lên một bài phóng sự “sống”. Chàng trả thù con mẹ dơ hình dại dáng đã hất chàng ra khỏi giường, lại còn bêu xấu chàng về chuyện hàm răng giả và cặp mắt kiếng cận dày cộm như đít chai, mà khi mê chàng, ả đã hiến tặng.

Qua hai ba cuộc tình nữa cũng chiếm một thời gian ba, bốn năm. Bây giờ thì ả trống không, không có ai để buổi tối nằm chung giường, để ả chồm lên hít hít, dụi cái lỗ mũi ngữi mùi mồ hôi. Đó là thói thường khi cặp một người đàn ông, ả như muốn nghiền nát người đàn ông tan ra từng mảnh…

Trong lúc ả đang cô đơn thì được ông bác sĩ chuyên khoa tình dục kiêm nhà báo Dư dẫn đến một người đàn ông...

Dư vừa nói vừa cười hóm hĩnh:

-Tôi giao cho cô con mồi, cô toàn quyền xử dụng.

Nhìn dáng dấp người đàn ông, to con, cao ráo, tuy hơi già vì tuổi đã qua con số bảy, nhưng trông còn nhanh nhẹn, nhất là dáng đi luôn như chạy. Thêm cái miệng gã lanh lợi, nói theo kiểu thương buôn là dẽo miệng. Cái miệng một điều dạ vâng, hai điều dạ vâng. Và là cái đầu hói, láng bong, rất giống lãnh tụ Lenine, cái trán hói này chắc cũng có công dụng sau này khi ủi bãi. Món này là món đệ nhất. Ả nghĩ và cười thầm trong bụng. 

*

Quán cà phê Chim Ri là quán cà phê nổi tiếng tại thành Cam, nơi tập trung anh em văn nghệ khắp nơi đổ về gặp nhau tán láo. Cũng vui. Đã gần bốn mươi năm di tản, ai cũng tóc hoa râm, có người tóc bạc phơ phơ như tiên ông, có người muốn hồi xuân bất lão thì nhuộm tóc đen cho người ngoài nhìn vào tưởng còn xuân sắc. Ai không thích được khen trẻ trung. Nói chung đây là điểm hẹn vui của những chàng trên dưới ngũ, lục, thất tuần. Đến đây sẽ là nơi tự do khua môi múa mép, vung vít đủ điều, mà không sợ rầy rà. Không như ở nhà, ăn nói vung vít, ba hoa chích choè sẽ bị bà xã hất xuống giường không cho nằm chung, vì tội ngủ ngáy, ho và ăn nói một tấc đến trời.

Ở đây cũng có nhiều chàng đến thường xuyên mỗi sáng thứ bảy hoặc chủ nhật. Cũng có các chàng chỉ đi loanh quanh hết bàn này đến bàn kia mà không uống một giọt cà phê nào. Những chàng này xách đít lê la từ chỗ này sang chỗ kia như là một vị quốc vụ khanh bộ trưởng không giữ bộ nào. Có lẽ vì thất thu, nên sau này chủ quán cà phê phải thu thêm mỗi lần châm nước sôi vào bình trà đã hết nước, là một, hai đồng, chứ để mấy ông này ngồi mòn chỗ mà chỉ uống nước trà suôn, không thu được đồng xu cắc bạc nào thì có nước mà dẹp tiệm. 

Hôm nay ả có cuộc gặp mặt quan trọng với một nhóm thân hữu. Ả phải làm cách mạng. Trong nước đang sôi sục khí thế chống lũ tàu phù. Mấy thằng lãnh đạo trong nước nhu nhược, hèn nhát quá nên ả phải ra tay. Cái khí thế ở hải ngoại sục sôi thế này thì ả phải dấn thân là đúng lúc, hợp tình hợp lẽ... Ả dàn xếp gặp những người mà gã đã giới thiệu. Toàn những gương mặt “tai to mặt lớn”…mà nếu không có ngày đứt phim thì chắc mẫm họ đã nắm trong tay những chức vụ then chót của quốc gia, như tổng tham mưu trưởng, tổng trưởng quốc phòng hay tư lệnh này, kia, nọ…chẳng hạn.

Bây giờ họ là những con hổ sa cơ, với lại thời gian đã oằn trên thân thể. Gương mặt người nào người nấy đã chảy xệ theo tháng năm. Nhưng, ả biết và có chủ ý của mình. Ả chỉ lấy tiếng tăm từ xưa của họ để hoa lá cành, công cuộc làm ăn của ả thôi…nên ả tươi cười vui vẻ bắt tay từng người và hăng hái tuyên bố, cuộc cách mạng truyền thông mới bắt đầu, một đài phát thanh nữa của ả sẽ phát sóng về VN trong một ngày gần đây…

Ả nhờ người tình “chân run run” của ả cho lên mây, ả làm giám đốc điều hành và gã thì được bầu làm chức vụ phụ tá giám đốc. 

Trước khi tan hàng buổi cà phê, bác sĩ tình dục học kiêm nhà báo Dư khều gã ra ngoài, dúi cho gã 5 viên thuốc xanh, nói:

-Ông về cố mà cầm cự, muốn lột con mẽ, ông phải cầm cự ít nhất một, hai năm, phải cho con mẽ thấm đòn, bả mới trao chìa khóa hòm tiền cho ông. Ông làm sao cho thoả mãn được bả, bả mới nhả đô la ra chứ. Nhớ nhé. Đó là kim chỉ nam của ông đấy. 

Gã nắm chặt tay của bác sĩ Dư giật giật ra chiều mang ơn lắm, một kiểu cách khách khí của những người tráng sĩ. Dư nháy mắt nhìn gã, gã nháy mắt lại, cái nháy mắt của kẻ mang con trũy thủ vào đất Tần đầy bất trắc. 

Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1819)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1657)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2464)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2526)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2060)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2929)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1766)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3646)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1672)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2975)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17056)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12265)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9177)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22913)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,