TRU SA - Mây mù.

18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6757)
TRU SA - Mây mù.

 

 Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn. Thỉnh thoảng, tôi mua thêm chút hoa nhài hoặc hoa cúc thả vào ấm trà để thay đổi hương vị. 

 Trà trong ấm đã hết và tôi pha thêm ấm mới. Tôi hớp một ngụm trà rồi nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường. Loại đồng hồ điện tử, chạy số nên khi chạy không phát ra tiếng. Tôi không cài chế độ báo thức vì hệ đồng hồ này chuông báo rất lớn. 

 “Mới năm giờ, hẵng còn sớm.”

 Tôi uống chút nước trà còn vương lại dưới đáy cốc rồi với lấy chiếc điều khiển. Kênh Star Movie đang chiếu một bộ phim hình sự.

 Mặt trời bắt đầu lên cao. Đã thấy thấp thoáng vài mảnh nắng. Tiếng gió lùa vào cành cây nghe râm ran. Bắt đầu có tiếng chổi của những người quét rác.

 Anh trai tôi tuổi Sửu. Theo như những gì ghi trong lá số tử vi thì anh trai tôi là người siêng năng và ít khi gặp thuận lợi trong công việc. Kí ức về người anh thuở thơ ấu không có gì quá đặc biệt để có thể lưu trữ như chưng cất một loại rượu quý. Anh trai tôi tuổi sửu, có thể lực rất tốt và hai nắm đấm kia thì đã không ít lần cứu nguy cho tôi – Đó là những gì về anh trai mà tôi còn nhớ.

 “Nơi đây không dành cho anh.” – Anh trai tôi nói và xách balô rời khỏi nhà. Không có một bữa tiệc hay một lời từ biệt ướt át nào trong ngày hôm đó. Những cái vỗ vai, bắt tay hay sướt mướt hơn là một vòng ôm thật chặt đều không xảy ra. Thậm chí một cái nhìn dai dẳng bám theo cho tới khi mọi thứ về anh trai chỉ còn lại những dấu chân cũng không có. Ngày hôm đó anh ấy mở cửa bước ra còn tôi thì đi ra để đóng cửa.

 Anh trai tôi không nói mình sẽ đi đâu và tôi cũng không hỏi. Đã nhiều năm trôi qua, tôi không nhận được một lá thư hay tin tức nào của anh ấy. Tôi cũng không có ý định tìm kiếm. Nhà tôi ở đây, ở con phố mang tên K này.

*

 Tôi mở một quán giải khát. Cũng ở phố K. Quán của tôi có cả café, trà và đồ ăn nhanh nên luôn đông khách. Quán giải khát chỉ có một tầng, công việc được giao cho những người giúp việc nên tôi khá rảnh rỗi. Diện tích gian phòng không lớn, cũng không được xây thành những buồng nhỏ nên tôi có thể nghe lỏm được vô khối chuyện. Để tiếp cận các câu chuyện được nhiều hơn tôi có thể vờ đi qua hoặc viện lý do cần phải xem xét vài chỗ để có dịp sẽ tân trang lại. Nếu chắp nối các mẩu chuyện đó, dụng công thêm một chút thì rất có thể tôi sẽ có được một cái cốt để viết ra vài truyện ngắn. Tôi nghi thế. Rồi bỏ đấy. Tôi quên mình vốn dốt văn, lại chẳng đọc sách văn bao giờ.

 Những người khách tới uống nước và họ chỉ tán ngẫu một vài câu. Họ không lắm lời và hiếm khi cười rú lên hay làm một điệu bộ kì quặc nhằm tạo tiếng cười. Mỗi bàn, một hai người. Nhiều hơn thì ba, bốn. Uống, nói chuyện khẽ, mở điện thoại nhắn tin. Lời lớn nhất mà họ nói ở quán là gọi thêm nước, hoặc xin thanh toán tiền.

 Chẳng chỉ ở quán của tôi đâu mà quán nào ở nơi đây cũng vậy. Kể cả các quán bia vỉa hè cũng chẳng bao giờ xôn xao tới mức gây ra những tiếng ồn. Các vị khách tới quán gọi đồ uống, nói dăm ba lời rồi đứng lên trả tiền. Cũng có những đôi tình nhân tìm đến đây. Không khó để có thể bắt gặp những thân hình quấn chặt với nhau trên băng ghế nhưng dù những chuyện như vậy hay ghê gớm hơn xảy ra thì cũng chẳng ai than phiền gì. Tôi sẽ ở đó, lướt qua rồi mặc xác họ.

 Cánh cửa mở ra, có hai vị khách bước vào. Sau khi tìm được chỗ ngồi họ bắt đầu gọi nước uống. 

*

 Vào những năm…Ồ, tôi chẳng nhớ nổi nữa. Đại loại là cũng lâu rồi, tôi từng làm bảo vệ cho một trường đại học ở thành phố. Công việc phân theo từng ca, tôi làm ca sáng và tối. Hệ trường đại học có phân bố nhiều chuyên ngành. Cũng như hầu hết các trường đại học, trường này cũng có ký túc xá. Ca sáng tôi trực ở ngoài cổng, tới tối thì được phân đi kiểm tra khóa cửa của những phòng học. Tôi không thân với ai trong đội bảo vệ và họ cũng không quá lắm lời. Bảo vệ ở cổng thì xem xét giờ giấc để khóa cổng, còn bảo vệ ở bãi trông xe thì ghi vé và ít lâu lại đi kiểm tra những hàng xe. Không có ấn tượng gì trong quãng thời gian làm việc ở trường. Chuyện thường ngày giữa tôi và những người bảo vệ chỉ dừng ở những câu chào hỏi thông thường.

 Trường học rất ít khi tổ chức những hoạt động ngoài trời và tôi thấy rằng thứ phong trào đó rất mau lắng xuống. Các giáo viên không quan trọng gì ở những buổi ngoại khóa thế này còn những sinh viên, bất kể năm thứ mấy thì chỉ tham gia khi có người nhắc tới chuyện điểm danh. Có một vài nữ sinh đã cười với tôi, và tôi cũng mỉm cười như một lời đáp lễ. Tất cả luôn dừng lại ở những cái nhìn. Vào những ca tối tôi thường đi quanh sân trường. Các cột đèn ở sân trường rất sáng nên tôi không cần mở đèn pin. Tôi có thấy vài đôi trai gái. Ai quen mặt tôi thì mở lời chào. Tôi gật đầu hoặc đáp lại bằng một câu chào tương tự như vậy.

 Cửa sổ ký túc xá sinh viên không lắp kính. Vào mùa đông hay khi trời chuyển mưa cánh cửa sổ thường được khép lại còn thì nó luôn được mở ra. Ô cửa được che chắn với bên ngoài bằng những thanh sắt dài được xếp xen kẽ. Mỗi khi nhìn lên cửa sổ tôi lại thấy những bóng người. Nhìn từ xa những hình người đó trông nhợt nhạt và một phần nào đó tan chảy vào mảnh sáng nhạt nhòa của ngọn đèn hành lang.

 Những chiếc bóng lướt qua cửa sổ rất mau, nhiều khi khững lại và ở yên một chỗ. Một cái bóng đứng yên hay nhiều cái bóng di động thì tất cả chúng cũng mù mờ. Như một bức thư bị nhòa mưc. Cũng như một chỗ trống bị bỏ sót quá lâu, nay hóa thạch.

 Khóa mới. Thêm một khóa mới. Tôi vẫn luôn thấy bóng người với những bước đi chậm chạp trên những ô cửa sổ của khu ký túc. Họ lặng lẽ đi, như một bản hành ca không người hát.

*

 Tôi dành riêng ngày Chủ Nhật để dọn dẹp nhà cửa. Tôi dậy từ sáng sớm. Vệ sinh thân thể xong xuôi, tôi pha một ấm trà. Tầm bảy giờ sáng tôi mới bắt đầu dọn dẹp. Theo như lịch trong ngày thì sau khi lau dọn nhà cửa tôi sẽ đi chợ, tới chiều thì sẽ tạt qua các cửa hàng để mua thêm máy xay café. Máy xay ở quán đã bắt đầu hỏng hóc.

 Mất khá lâu tôi mới lau dọn xong căn phòng. Những cỗ bàn ghế, chăn màn đã cũ và bắt đầu ngả bạc. Chiếc tivi Sony dù vẫn chạy tốt nhưng trên màn hình đã xuất hiện những vết xước và vài núm bật ở điều khiển đã tụt hẳn vào bên trong. Tôi vào buồng tắm, bật máy giặt và thả vào những bộ quần áo bẩn. Phòng trong và ngoài tôi đã lau dọn sạch sẽ và giờ chỉ còn tầng trên. Đã rất lâu rồi tôi không muốn đặt chân lên tầng trên cùng. Trên đó là một phòng bỏ trống và được dùng làm nhà kho. Phòng có một cánh cửa dẫn ra lan can. Cánh cửa cũ mèm, đôi chỗ còn tróc thành những mảng lớn. Tôi kéo chốt rồi đẩy cánh cửa. 

 Mùi ẩm mốc và bụi bặm của căn phòng khiến tôi khó thở. Tôi ho vài tiếng. Trong phòng, bàn ghế ngổn ngang. Tường loang lổ. Cái máy khâu đen nhẻm bởi bụi, và mờ đi bởi hàng khối tơ nhện trùm lên. Có một hòm gỗ đặt phía trong. Đây là phòng của cha. Tôi với anh trai hay chạy lên đây chơi. Đó là lúc còn nhỏ và cũng là thời gian đầu khi chuyển tới thành phố này. Tôi và anh trai thường chơi cá ngựa, cờ tướng. Tôi đứng một lúc lâu ở tầng trên. “Bao lâu nhỉ, mười năm ư?” – Tôi không nhẩm ra ngày tầng phòng này vẫn còn sáng sủa bởi tiếng người và những ngọn đèn tuýp. Đó là một phần lẩn khuất trong quá khứ, dường như nó có sự gắn bó rất lớn và liên quan phần nhiều tới anh trai tôi. Tôi đứng lặng một chỗ, đầu tôi vẫn mù mờ bởi những hình ảnh chỉ ló nửa chừng. Sau đấy tôi lục được một cuốn album. Bụi đóng thành nhiều tầng dày. Tôi không mở album. Tôi ra khỏi phòng.

 Anh trai tôi đã đi rồi, anh ấy tuổi trâu và nhiều lần giải vây cho tôi bằng những vết sẹo. Chỉ nhiêu đó là đủ tôi biết rằng mình cũng có anh trai và từng có thời gian sống bên anh trai.

 Tôi đóng cửa phòng và đi xuống lầu. Công việc của chiếc máy giặt đã xong và những tiếng rè rè đã ngừng lại. Chiếc đồng hồ điện tử ghi 09 : 15 : 35

 Mặc thêm một chiếc áo mỏng và cái quần dài, tôi lấy một số tiền vừa đủ rồi ra ngoài. Đã tới lúc phải đi chợ để chuẩn bị cho bữa trưa.

*

 Phố K. rất ít khi xảy ra những xung đột hay tranh chấp gì quá lớn, mang tầm trọng án. Mỗi ngày, tôi vẫn nghe thấy những vụ mất trộm, hỏa hoạn, cướp giật hay tai nạn xe cộ. Những tin tức hay thậm chí là việc tận mắt nhìn thấy suy cùng cũng chỉ là những chuyện bên ngoài. Tôi nhìn thấy nó, rồi bỏ qua. Công việc của tôi là quản lý cửa hàng chứ không phải một nhân viên có quyền lực trong đội phòng chống tệ nạn.

 Quán của tôi nằm gần với trung tâm thành phố. Bên cạnh có những quán ăn và cửa hàng khác nhưng đó không phải là điều tôi muốn dông dài. Đi thêm khá xa nữa, qua con đường đất sẽ ra khỏi thành phố. Không có một miền quê nào ngoài đó mà chỉ có một đại lộ dẫn tới những thành phố khác. Nhiều người ở thành phố tôi đã di cư sang đó, họ ở đó và không bao giờ trở về. Tôi chưa một lần rời khỏi phố K. Những phố bên cạnh hoặc xa hơn là ở vùng này, vùng kia, thành phố này, thành phố nọ tôi chỉ biết trên các trang tin tức. Và tôi biết những dãy phố kế bên ồn ào hơn, nhiều hộ dân cư và dán nhiều giấy cảnh giới. Các thành phố lớn, cách đây nhiều chuyến tàu luôn có những mối đe dọa. Trộm cắp vặt, tai nạn xe, giang hồ thanh toán, xe ôm giết khách, một hai vụ cướp vàng chặt tay, cháy nổ, tham nhũng…Ôi, nếu đọc thêm chắc tôi thành Wiki mất. Bởi những lí do thế, nhiều người ở phố K. hiển nhiên có cả tôi luôn ngại đi xa. Nhiều đe dọa quá. Nhìn ngang ngó dọc rất có thể sẽ trúng một nhát dao. Thậm chí rằng ngay cả khi lái xe, ăn tối hay ngồi trong nhà vệ sinh thì cũng nơm nớp rằng bất kỳ lúc nào cũng có một nòng súng chĩa về phía mình. Nhiều năm trước trên báo đăng tin một nhà quý tộc bị bắn chết bởi viên đạn lạc từ các chiến sỹ cơ động khi giải vây ông ta khỏi bọn bắt cóc.

 “Một ly cam vắt.”

 Một người khách nói và tôi khẽ gật đầu, chuẩn bị các nguyên liệu để ít phút sau sẽ mang ra.

 Quán giải khát đặt hướng ra đường. Có một lớp cửa kính chắn với bên ngoài. Ngồi ở trong quầy, nhìn ra ngoài tôi có thể thấy mọi chuyển động của xe cộ, con người hay những chiếc lá rơi. Đó chỉ là một sự mô phỏng khác của lớp kính ngăn cách. Rõ ràng là tôi thấy họ, thảng hoặc lúc nào đó lặng im vì một thân hình quen thuộc. Vì một cái kẹo bông, tiếng rao tào phớ hoặc tiếng huýt sáo vụng về. Nhưng mọi thứ còn mờ nhạt quá và tôi chỉ thấy vậy thôi. Trí nhớ tôi không được tốt, tôi cũng rất ngại khi phải dừng công việc của mình để chui vào buồng tim, tìm về thế giới ký ức. Và vì thế tôi vẫn phải ngỡ ngàng khi nhìn thấy những vật quen.

 “Ở đây có thuốc lá không?” – Một vị khách hỏi.

 “Quán của tôi chỉ có nước giải khát, café và đồ ăn nhanh.”

 “Quán này mở lâu chưa.”

 “Cũng lâu rồi, ông gọi thêm gì không.”

 “Này anh” – Người khách vò đầu - “Con trai tôi bỏ nhà đi đã nửa tháng nay. Ngày nào tôi cũng để phần cơm cho nó…”

 Tôi gật gù đầu.

 “Canh rau rút, thịt kho tàu với hai quả trứng ốp, một đĩa đậu rán cùng nước mắm. À tôi vẫn nấu sẵn một nồi cà ri gà.”

 Tôi hỏi ông ta cần thêm gì không. Người đàn ông kia lại vò đầu.

 “Theo anh thì nó có thể đi đâu? Nó bướng bỉnh thật đấy nhưng vẫn chỉ là một đứa trẻ…”

 “Ông cần dùng thêm thì cứ goi.” – Tôi về quầy.

 “Này anh…” – Câu nói chỉ vang tới đó thì dừng lại. Tôi cách ly mình khỏi sự rỗi hơi của người khách bằng cách mở cuốn sổ thu chi và nhẩm xem hôm nay bán được bao nhiêu hàng.

 Người khách đánh mắt quanh quán rồi đưa điếu thuốc đang kẹp ở ngón tay lên miệng, rít một hơi sâu. Điếu thuốc đã chạm tới ống lọc, ông ta không uống thêm hơi thuốc nào nữa. Vị khách đứng lên thanh toán và kết thúc sự có mặt mình ở đây bằng cái vò đầu.

 “Nào, dọn dẹp bàn rồi mang cốc đi rửa đi.” – Tôi nói với bồi bàn. Cô ta gật đầu và bắt đầu công việc của mình.

*

 Cha tôi đã chết khỏi cuộc đời mình, cũng chết khỏi thế gian. Không còn ai hỏi về ông, chỉ riêng tôi là còn nhớ, ít nhất là khi nhìn thấy những món đồ có dấu vân tay của ông. Rõ hơn thì là bức ảnh trong khung kính nơi bàn thờ. Không có thêm một tấm ảnh màu hay ảnh phục chế nào. Ảnh chụp từ hệ máy ảnh đen trắng, qua nhiều năm các lớp màu trên đó rã dần ra và biến thành những khoảng trắng. Vài khối hình trên gương mặt cha đã rụng xuống. Cặp mắt đôn hậu ngày trước cũng mờ đục vào cái màu trắng đó. 

 Tôi thắp cho cha một nén hương. Những sợi khói tỏa ra và che phủ đi một phần trên gương mặt cha. Sau đó tôi rút một chân nhang ra khỏi bát. Bao thuốc lá được mở ra và tôi lấy một điếu thuốc, châm lửa. Tôi cắm điếu thuốc vào que nhang rồi đặt vào bát hương. Tôi chắp tay, khấn vài cái rồi trở ra.

 Cha đi rồi, anh trai cũng đi luôn, ở ngôi nhà này thế là còn mình tôi.

 Tôi không muốn gợi nhớ những gì về cha nữa. Người đàn ông trên bàn thờ, ông ấy qua đời khi tôi và anh trai đã trưởng thành. Ông ấy là cha tôi và rất thương tôi – Chỉ nhiêu đó thôi là quá đủ cho ký ức về người cha.

*

 Qua các mẩu chuyện vặt tôi nghe được từ những người khách ở quán thì đã có thêm năm người bỏ đi. Hai thanh niên dứt áo ra đi tới nay vẫn chưa về, một trong số ba người kia đã chết trong một cuộc tranh chấp ở phố bên cạnh. Người nhà đã đưa xác họ về đây và chôn cất ở nghĩa trang K.

 “Thật chẳng hiểu nổi.” – Một người khách đang nói về những người bỏ đi nói. “Có quái gì ở cái phố này”.

 Người đàn ông đang nói. Tóc bạc, mặt gẫy, mũi hơi nhọn và hếch lên. Áo quần ông ta luộm thuộm. Ngồi một mình, và trầm tư, giận dữ cũng một mình.

 “Một nơi quái gở.” – Ông ta nói và đánh mắt nhìn hết người này đến người kia. Vài cặp mắt liếc nhìn rồi ngừng lại. Chẳng có thêm một lời phàn nàn nào về sự gây rối này. Có khách gọi thêm café.

 Người đàn ông kia đấm mạnh xuống bàn. Cú va chạm khá mạnh khiến mặt bàn lắc lư, cốc nước trên bàn nghiêng nghiêng hồi lâu rồi lại đứng yên. “Cứ im lặng mãi thế sao?” Người đàn ông, hồ như đã dùng hết sức lực cho câu nói đó. Tiếng vang rất lớn. Tôi đứng ở quầy vẫn tháy ù tai. Vài người khách nhìn ra, tôi cũng nhìn ra. Mấy tiếng xì xào, chỉ trỏ rồi im lặng.

 “Sao ông nói to quá vậy.” – Cô bồi bàn nói rồi ngoảnh đi.

 “Các người có nghe thấy tiếng súng nổ ở cuối phố không, một đội tuần tra đã dò xét và khoanh vùng hiện trường.” – Người đàn ông nói.

 Không có thêm tiếng động nào.

 “Có ai đã đi qua khu phố...chưa? Có một khu ổ chuột ổ đó. Tôi đã từng thấy họ lục thùng rác và mãn nguyện với những miếng bánh đã ôi thiu.”

 Tôi sắp xếp lại các hộp café và nước hoa quả. Một vị khách gọi thêm đồ uống.

 “Này! Tôi đang nói đấy!” – Người đàn ông gào lên và bắt đầu ho.

 Cô bồi bàn tới gần ông ta, bảo “Ông dùng thêm gì không”. Người đàn ông nhìn quanh quán, mọi cặp mắt đang bỏ rơi ông ta. Dường như ông ta muốn hét thật lớn một tiếng nữa nhưng giọng ông ta bắt đầu khàn. Người đàn ông ho vài tiếng. Các cơn ho nghẽn lại tạo thành những tiếng khù khụ của người bị sặc thuốc lào.

 Người đàn ông thanh toán tiền và đi khỏi quán. Tôi nhìn ra và thấy người đàn ông mang theo một chiếc balô rất lớn. Có vẻ ông ta sắp có một chuyến đi xa.

*

 Trà đã pha xong và chỉ đợi rót ra chén là uống được. Hôm nay tôi dậy sớm hơn mọi ngày. Chiếc đồng hồ điện tử treo trên tường đã hết pin từ chiều qua nên tôi không biết chính xác về giờ giấc. Chiếc di động của tôi đang sạc điện và nó cũng không giúp ích gì cho tôi nhưng qua ô kính mờ bụi, tôi thấy thấp thoáng mảnh trăng liềm. Còn trăng, trời chưa sáng được. Tôi với lấy chiếc điều khiển và mở tivi. Truyền hình cáp đang chiếu một bộ phim kinh dị. Thứ phim ảnh này không hề phù hợp với tôi và sau vài lần chuyển kênh vẫn chưa thấy một chương trình bất đắc dĩ có thể xem được, tôi tắt vô tuyến.

 Vừa nãy khi còn đang say giấc, bỗng tôi có một cơn giật mình. Rõ ràng không phải ác mộng vì ngay cả tới lúc này tôi vẫn không nhớ mình mơ gì. Điều tôi còn rõ nhất là cơn giật mình đó đã khiến cơ thể tôi run lên và bật khỏi chỗ nằm. Thân thể tôi bải hoải, hai bàn tay tê rần. Sức lực tôi kiệt quệ trong một chốc rồi hồi phục từ từ. 

 Tôi rót trà và bắt đầu uống. Vẫn loại trà sen đóng gói thường ngày, những bông hoa cúc tôi bỏ thêm không khiến vị trà khác đi mà vẫn bàng bạc trong thứ hương vị quen thuộc. Vài hôm trước trên đài phát thanh có đưa tin về việc mất tích của một số người ở phố K. Họ nói đây không phải là một vụ bắt cóc, cũng khó để nói là một chuyến du lịch dài hạn vì đã có người vắng mặt tới mấy năm trời. Hầu hết họ đều chuyển tới các thành phố khác hoặc đâu đó. Cũng thể họ bay đến nước khác rồi sống luôn ở đấy. Có lạ gì nào? Nhưng tôi vẫn không hiểu lý do gì họ lại ruồng bỏ con phố này? Phố này cũng dài đấy chứ và còn an ninh? Những người đó thường lẳng lặng bỏ đi, hoặc như anh trai tôi ngày nào, chỉ nói một câu từ biệt rồi mở cửa và ra đi. Họ không mang theo vợ con hay bạn bè, sự ra đi của họ là đơn phương, và cô độc.

 Tôi chuyển tới ngôi nhà này từ khi còn nhỏ, mối quan hệ của tôi rất hẹp. Những gương mặt ở dãy phố này tôi đều biết và rất quen thuộc. Tôi và họ gặp nhau. Nếu thân thiện thì hỏi chuyện còn thì sẽ giơ cao tay, cười và từ giã nhau bằng những cái vẫy tay.

 Theo thói quen tôi nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường. Mọi con số đều đã dừng lại. Thời gian trong ngôi nhà cũng đứng lại.

 Trà đã hết, ấm bắt đầu nguội lạnh. “Trời hẵng còn tối mà mình thì lại tỉnh táo quá.” – Tôi ngồi dậy và bước lên lầu. Cánh cửa rỉ sét của gian nhà kho đã ở trước mặt. Tôi mở chốt, kéo cánh cửa ra. Gian phòng vẩn lên mùi bụi bặm và ẩm mốc. Tôi ấn công tắc điện rồi bước vào phòng. Loại bóng đèn này công suất thấp và cũng lâu rồi chưa được thay, thỉnh thoảng nó lại nhấp nháy như triệu trứng của cháy dây tóc. Căn phòng này rộng hơn dưới nhà nên để được rất nhiều đồ đạc. Những cỗ bàn ghế hỏng chân hoặc đã cũ đều được chuyển lên đây. Có vài món đồ mà từ lâu tôi đã quên bẵng. Chiếc làn nan hình con vịt góc kia rất quen. Cả cái đèn ông sao rách nát, bộ đồ hàng nấu ăn, mặt nạ con hổ…Quen lắm. Nhưng quen thế nào? Chịu thôi. Trước mắt tôi, giờ chỉ là những đồ vật cũ phủ bụi.

 Nhìn quanh gian phòng hồi lâu, tôi chợt dừng lại ở một chồng sách. Cũng chẳng thể gọi đó là một chồng sách vì ở đó còn có các cuốn sổ, tập tài liệu, truyện tranh và cả những tấm áp-phích quảng cáo. Cuốn album, tôi thấy nó. Trên album có thêm một lớp bụi mỏng. Trong này là ảnh của tôi, cha và anh hai.

 Tôi lau bụi rồi mở. Trang đầu để trống. Tôi mở những trang tiếp theo. Phần lớn là hình chụp của cha và đều là ảnh đen trắng. Rất khó để nhìn rõ vì ảnh được chụp từ lâu. Khuôn mặt những người trong ảnh đều mờ nhạt. Một số bức nửa thân người còn tan lẫn vào màu trắng của phông nền. Các bức ảnh cưới cũng mờ nhạt như vậy. Có một tấm hình tôi chỉ thấy một bàn tay cầm lấy bó hoa, một bức khác thì tôi nhìn thấy một đoàn người không đầu. Tôi nhìn vào tấm ảnh và cố nhớ lại nhưng những hình ảnh vẫn lẩn khuất như trò ú tim. Gương mặt cha đang rời khỏi tôi và không cách nào giữ lại được.

 Tôi tiếp tục lật các trang khác của cuốn album và chợt dừng lại ở một tấm ảnh. Một cái ảnh màu 10x15 chụp cả người. Trong hình là hai đứa trẻ con đứng cạnh nhau.

 “Đây là…” Không thể lẫn đi đâu được, đó là hình của tôi và anh trai chụp lúc nhỏ. Mắt chăm chú nhìn bức ảnh, tôi đứng bất động hồi lâu. Hai đứa nhóc cao bằng nhau và tuổi không chênh nhau nhiều. Một đứa mặc áo xanh, đang cười và một đứa mặc áo đỏ đang cắn móng tay. Tôi gỡ tấm ảnh khỏi album và cầm lên tay. Tôi cứ đứng thế nhìn bức ảnh. “Tôi đứng bên trái hay bên phải. Tôi đang cười hay đang cắn móng tay?” Bức ảnh này, hai đứa nhóc trong bức ảnh ở ngay đây, hình ảnh vẫn còn rõ nhưng chúng là ai. Có thật đó là bức hình tôi và anh trai hay ai đó mà giờ tôi đã quên mất. Tôi lật những trang sau của cuốn album. Không có thêm một bức ảnh màu nào. Tất cả đều là ảnh đen trắng, nhiều bức các hình ảnh chìm nghỉm trong màu trắng. Mở lại cuốn album. Chẳng có thêm hình màu hay hình trẻ con nào. Bức trên tay tôi là bức độc nhất trong album. Giơ tấm hình lên, tôi nhìn thật lâu. Tôi vỗ trán. Hai thân hình bé nhỏ đó tôi đã ghi nhớ cả rồi, nhưng ai thế? Ngón tay tôi run run, cuốn album tuột khỏi tay. Tấm ảnh cũng tuột khỏi tay.

 “Là ai…”- Vừa lẩm bẩm tôi vừa bước đi. Được vài bước thì tôi trượt chân, ngã xuống. Trán tôi đập mạnh xuống sàn nhà. Cơn choáng váng khiến đầu óc tôi rối tung lên. Hệt như đi vòng tròn quá lâu, tôi thấy váng vất, buồn nôn, thấy gian phòng đang xoay mòng mòng

 “Ai kia chứ?”

 Mắt tôi đờ đi. Một lúc. Tôi gần như lịm. Nhưng rồi. Tôi mở mắt, và nhìn ra…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 7621)
Ánh nắng buổi chiều nhàn nhạt hắt lên những bức tường xám dọc hai bên phố ở Bờ Tây, khu phố của người Palestine
07 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 9113)
Mí quyết định ưng người đàn ông xứ lạ. Lục không hiểu. Mới mấy hôm trước, nghe Lục bàn kế hoạch đi làm kiếm tiền gởi về trả nợ cho ba má,
02 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8934)
Khách sạn gần như ngủ say khi tôi trở về. Ở sảnh, chỉ còn một người tiếp tân đang chăm chú chơi trò đố chữ trên tờ báo trải rộng trước mặt.
29 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 7965)
Cửa xe taxi bật mở trước cổng bệnh viện. Một con bé mặt non choẹt, lóng ngóng ẳm đứa bé còn đỏ hỏn bước vào. Anh nén tiếng thở dài, đánh lái
20 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8910)
Cũng chính con Bướm lạ này đã đi theo cháu Chương vài lần nữa mỗi khi Chương ra xa bờ! Và từ đó Chương tin là Bà nội vẫn thương Chương
17 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8783)
Suốt mấy ngày ở Ấn Độ, tôi chẳng biết làm gì. Chuyến phượt như nước đổ lá khoai. Nước người ta rộng lớn quá.
13 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9917)
Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu.
09 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9084)
Buổi sáng tinh mơ, khi còn cuộn mình trong chăn, tôi và anh vẫn có thói quen trò chuyện rất lâu về kí ức. Anh, đắm đuối nổi nênh mãi với vùng chiêm trũng đất chật người đông
28 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 8237)
không có gì phải vội vã khi nó là quyển sách duy-nhất của cuộc đời. và, tuyệt nhiên không cần phải vội vã khi chẳng có dòng sông nào (có thể) cưỡng nổi một đại dương.
25 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7903)
Ngay từ lúc lọt lòng mẹ, tôi đã là một đứa con gái mù. Có lẽ do suốt thời gian mang thai tôi, mẹ tôi đã khóc hết nước mắt
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,