CHÂN TÍNH HẢI - Em Có Nghe Tiếng Của Chiều Buông

29 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5690)
CHÂN TÍNH HẢI - Em Có Nghe Tiếng Của Chiều Buông

 

Mộc Lan Vân Khôi muốn lưu luyến đêm cuối cùng bên nhau của cả nhóm, đề nghị tôi trả phòng cùng về nhà bà con của Mộc Lan. Tôi đồng ý và nói với Mark. Mark, người đồng hành với tôi trong chuyến công tác, cũng đang chuẩn bị sáng hôm sau bay về Cam Ranh để bay tiếp đi nghỉ hè Thái Lan. 

Nhà bà con Mộc Lan, tôi nhớ hình như gia đình người cậu, chỉ có hai vợ chồng và hai đứa con tuổi sàng sàng với Mộc Lan. Hai người con, một trai một gái cũng đã học xong còn đang ở nhà chờ việc làm. Người con trai nào ở tuổi của tôi hồi đó mà không có công ăn việc làm thì dễ bị động viên vào quân đội, nên muốn tình nguyện vào học trường sỹ quan Đà Lạt. Tôi cũng tỉ mỉ chuyện chẳng dính gì đến mình để hiểu thêm thế hệ con trai lúc đó như thế nào.

Căn nhà gỗ xinh xắn nằm trên triền đồi thông. Xa xa nhìn thấy những liếp cải xanh màu lá non, từng ô vuông vức nối nhau uốn khúc theo chân đồi và những thung lũng bằng phẳng. Tôi thích thú đứng dưới một gốc thông trước nhà mãi miết ngắm cho đến khi có ai đặt bàn tay lên vai mình. Mộc Lan mỉm cười: - Không ai có thể thôi miên anh được ngoại trừ những vườn rau dưới kia.

- Nó chẳng thôi miên anh được nhưng thung lủng đẹp quá. 

Chiều trên đồi thông sau nhà cậu mợ Mộc Lan gợi nhớ đồi thông phố núi Pleiku chiều chiều ngồi ngắm trời ráng đỏ và những đồi cỏ cháy vàng trước mặt. Mộc Lan xin phép cậu mợ cho tụi này mang thức ăn lên đồi. Chiều êm đềm như nghe được tiếng của chiều. Em có nghe tiếng của chiều buông chưa? Hôm nay tôi nhớ lại câu hỏi với Mộc Lan cách đây năm mươi năm. Âm thanh của chiều mình nghe bằng mắt, bằng tâm hồn, không thể nghe bằng tai, vì chiều đi không gây tiếng động. Em nằm xuống trên mặt nghiêng nghiêng của đất đầy lá thông khô sẽ thấy chiều xuống và mỗi bước đi của chiều như có vương màu khói của sương. Đà Lạt chiều nào cũng có sương, nhất là qua khe của hai ngọn đồi sương trãi lụa uyển chuyển như giãi xiêm y. Mình cứ nằm nhìn giống như người con gái vừa khuất sau đồi còn lại vạt áo sau. 

Tôi nhớ buổi chiều đó, buổi chiều cuối cùng trước khi rời Đà Lạt, trên đồi có đủ Mộc Lan Vân Khôi, Vân Trình Tuấn và người con gái của cậu mợ Mộc Lan. Tiếc rằng lâu quá tôi quên tên, cô ta gọi Mộc Lan bằng chị. Thấy tôi có vẽ quyến luyến với trời chiều trước khi cả bọn xuống đồi về nhà, em gái Mộc Lan nhìn tôi hỏi:

- Anh có nhớ bài thơ Thuở Ban Đầu của Thế Lữ không?. Tôi trả lời bằng đọc lên hai câu "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Nghìn năm chưa dễ đã ai quên". Rồi quay lại hỏi cô ta:

- Có phải cô cho rằng tôi chưa hề thấy chiều trên đồi thông bao giờ?

Cô ta cúi đầu xin lỗi:

- Ý của em là mình thấy nó hàng ngày nên không thấy cái đẹp của chiều nữa.

Tôi trả lời:

- Tại cô nhìn nó bằng mắt, cô thử nghe nó bằng mắt, chiều nói chuyện với mình nhiều hơn.

Cô ta nhìn chị Mộc Lan của mình, hai người nói nho nhỏ gì đó anh không nghe, chỉ thấy Mộc Lan cười nhìn tôi.

- Đêm nay thứ Sáu có chương trình Nhạc cổ điển bình giải. 

Ngồi trong phòng khách tôi nói với mọi người và đề nghị mình thưởng thức vì nó chỉ có bốn mươi lăm phút thôi. Không dè cô em gái Mộc Lan cũng thích nhạc cổ điển nên đồng ý ngay. Cà phê và bánh ngọt được bày ra. Chương trình đêm đó bình giải và thưởng thức một phần tấu khúc của Tchaikovsky. Tôi nhớ tên bản nhạc đêm đó nhờ cô em gái Mộc Lan hỏi có phải bản nhạc tranh đấu độc nhất của Tchai không? Tôi chỉ trả lời là nhạc của Tchaikovsky thuộc thể loại tranh đấu yêu nước, còn bảng nào nữa của Tchai về loại này thì tôi không biết. Nhìn cô ta thầm phục "người con gái này cũng biết nhiều về Tchai". Đêm đó người dẫn chương trình giới thiệu với lời lẽ "Đây là tấu khúc Overture 1812, Tchaikovsky soạn để kỷ niệm cuộc kháng chiến của dân quân Nga (Tchai người Nga) chống lại sự xâm lăng của Napoleon Đệ Nhất năm 1812". Đoản khúc có khi hùng mạnh lúc ra trận, khi nhẹ nhàng êm ái lúc nghỉ ngơi. Có những tiếng róc rách hay tiếng chim hót của piano, tiếng sáo, và những tiếng trống thúc quân. 

Thưởng thức xong cả bọn kéo nhau xuống đồi rồi leo lên đồi khác vào quán Mimosa ngồi uống cà phê, lại nghe nhạc cho đến quá nửa đêm mới về. 

Nhà làm bằng toàn gỗ, mùi thơm nhè nhẹ của váng thông làm dễ ngủ. Ánh sáng lọt vào khe hở. Tôi ngồi dậy hé cửa sổ nhìn ra ngoài, tưởng mình đang bồng bềnh trên mây vì chung quanh trắng xoá sương mù; thung lủng sâu với hàng liếp rau xanh biến mất, nhìn thật lâu mới thấy lờ mờ những đọt thông. Sương rơi lộp độp từ lá cây xuống mái hiên tôn. Tôi lặng lẽ ra ngoài. Mọi người còn ngủ. 

Chân Tính Hải

(Vòng Sân Cát)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1279)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1402)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1738)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 1905)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2161)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1276)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 1957)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1847)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2158)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 1629)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 997)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,