CAO THỊ HOÀNG - Thần phục.

06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8822)
CAO THỊ HOÀNG - Thần phục.

 

1.

Đêm 30 trời tối đen như lọ nghẹ. 

Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc. Nguyên Soái Bất Bại dẫn đoàn chiến bình xuất kích, bay qua lỗ cửa đánh chận quân thù. Trời đầy sao và mênh mông. Không có tăm hơi và bóng dáng kẻ thù, chỉ có nghìn tia sáng từ miệng con quái vật hắt ngược lên. Nguyên soái giương kim lao xuống như mủi tên thần Hậu Nghệ chích vào miệng quái vật, toàn thân Nguyên soái rơi thẳng góc và chìm tận đáy nước rượu, đựng bằng thùng thiếc hiệu Con Gà! Hết tốp nầy đến tốp khác, thay phiên nhau chích vào miệng quái vật và gửi thân lại sa trường.

Về khuya, gió Nam già thổi thốc cái lạnh vào lòng Ong Chúa. Tất cả chiến binh ra đi không một mống quay về. Chúa đã hiểu và biết số phận cuối cùng của mình.

Tiếng cuốc xẻng, tiếng chửi thề, tiếng sanh nạnh... thành một thứ âm thanh khiếp sợ. Thì ra, bọn chúng đào hang bắt Ong Chúa. Sáng đêm, bọn người đó luân phiên quần thảo, quyết tìm bắt cho kỳ được Ong Chúa. Tất cả thất vọng lúc trời rựng đông. Chúa Ong Đất thoát!

Sau ngày yên bình, Ong Chúa mới rõ cái đêm đó là cái đêm gì? Bọn người săn bắt ong đất, dùng thùng thiếc hiệu Con Gà, đựng rượu chính gốc nếp Nàng Hai, bỏ đèn pin và mở chiếu sáng qua miệng thùng, gây tiếng động khiêu chiến ngoài ngõ tổ ong. Tưởng kẻ thù tấn công, bầy ong đất phản kích và rồi, từng con Ong Thợ trở thành món thuốc ngâm rượu ông uống bà khen! Riêng Ong Chúa, người giấu người, chẳng ai hé môi với ai, rằng: Bắt được Ong Chúa làm của gia bảo, nuốt trọng hoặc ngâm rượu uống; như thể nuốt và uống cái mùi thần phục từ Chúa. Mơ một ngày phát xạ mùi thần phục, mần cha thiên hạ!

*

Lại nói chuyện Ong Chúa nhứt nhơn nhứt mã trốn chạy. 

Nắng ban mai, trãi dài trên cánh đồng lúa vừa gặt xong. Mùi rơm rạ mới giúp Ong Chúa sảng khoái và tỉnh táo. Ong Chúa chui vào hang dế bỏ hoang, tạm sống qua cơn bỉ cực. Để có kẻ hầu hạ, Ong Chúa đẻ ra lứa đầu năm bảy trứng, hình thành đội ong thợ và lịnh đội ong thợ hút nhựa cây trộn đất kết dính xây nống hang dế. Từ đó, Ong Chúa sinh sản và cả bầyong đất mỗi ngày mỗi nẩy nở. Điều cần kíp bây giờ đối với Ong Chúa: Dựng hang ổ mới! Không gì tốt hơn chiếm ổ chuột! 

Một hôm, mẫn cảm trước thiên nhiên và cuộc sống, Ong Chúa đoán đúng hướng gió và nhận ra hang ổ chuột ở gò Ô Môi cặp sông Hàm Luông; một vị trí tốt bậc nhất để Ong Chúa lập tổ. Vấn đề là, mần sao đánh chiếm hang ổ chuột mà không bị mang tiếng cướp hang? Ong Chúa lao tâm khổ tứ, chờ đợi thời cơ; nhiều lần thân chinh thực địa, điều nghiên. Và, một khi nắm vững quy luật sinh sống, đi lại của chuột, Ong Chúa ngụy tạo cớ, tiến hành chiếm mà không đánh chiếm.

Tướng quân Ong Đất Lưng Vằn, thắc mắc:

- Bẩm Chúa! Sao ta không xua chiến binh ào ạt tấn công? Mà lại, chiếm không đánh chiếm?

 Ong Chúa truyền âm lịnh Tướng quân:

 - Cấm tuyệt đối thắc mắc và hỏi ngược lên trên. Quân lịnh như sơn! Cứ vậy mà mần!

Cứ vậy mà mần! Mà mần vậy, trong lòng Tướng quân bất phục. Tại sao không chính danh đánh chiếm, phải chơi trò đánh lận con đen?

Ong Chúa phao tin và cho đàn ong thợ nhại tới nhại lui: Chuột càn quấy xâm hại nơi thờ phụng liệt tổ liệt tông, cắn xé sự yên bình của loài ong trong vùng. Buổi đầu, thiên hạ còn bán tín bán nghi; lần hồi, phần lớn tin rằng có thực và quên cái cực độc của Ong Đất, qua câu hát từ rất xưa: Ong Vàng chích vàng con mắt / Ong Vò Vẽ chích chẻ chưn trâu / Ong Bồ Nâu chích đâu chết đó!

Mặt khác, hàng ngày Ong Chúa giao Tướng quân vây cửa hang chuột; hễ con nào lú đầu ra đi kiếm ăn thì, đánh đuổi vô. Chuột bí thế, cầu cứu bốn phương; ai cũng lắc đầu và nói: Đáng đời đáng kiếp!

 Cô thế, thức ăn dự trữ trong hang cạn dần, bầy chuột bịnh tật đói khát... Nửa đêm, tuông chạy bán sống bán chết! Bỏ hang ổ... 

 Ong Chúa ung dung chiếm hang ổ chuột. Chẳng những không mang tiếng cướp đoạt, mà còn được tiếng giữ dùm chòm xóm lúc thắt ngặt khó khăn.

Giờ thì, Tướng quân đã hiểu chiếm không đánh chiếm! Cái món nầy, Tôn Tử tiên sinh từng dạy: Bất chiến tự nhiên thành! Chúa lịnh Tướng quân trực tiếp chỉ huy đào đất lắp các ngõ ngách và cửa hang, chỉ chừa một lỗ nhỏ bằng ngón tay cái để tiện ra vô sinh sống.

Trời đổ hoàng hôn bên kia sông Hàm Luông mênh mông. Ong Chúa bay một vòng thị sát nơi đóng đô mới, thình lình Chúa hỏi:

- Tụi nào cả gan thắp đèn nhấp nháy trên hàng bần trước mặt ta?

- Bẩm chúa! Tụi Đom Đóm.

Một cấm vệ nhanh mép trả lời.

Trưởng cấm vệ ton hót nịnh nọt, rằng: Tụi nó sợ oai Chúa, tự nguyện dùng thân phát sáng như hằng vạn ánh hoa đăng, mừng được mần hàng xóm với Ong Chúa. Nghe bùi tai, bụng khoái chí nhưng Ong Chúa làm bộ làm tịch, hỏi: Vậy sao? Rồi bay ngược gió lên hướng Bắc. Tại đây, Ong Chúa bắt gặp tổ Ong Ruồi to tổ chảng, lớn hơn cái nia nhà nông phơi bột gạo.

Ong Chúa đậu trên cành mít, tấm tắc khen thầm: Ong nào Chúa đó! Chúa Ong Ruồi - còn gọi là ong mật - đóng tổ gần nguồn nước, xa cây lá bổi khô dễ bắt lửa cháy, trên gió và bịt bùng nẻo vào ra. Rõ rằng, người cần: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ong chỉ cần: Địa lợi, thiên thời; còn nhân hòa thì ong chẳng màng tới. Thực ra, nhân hòa vốn thuộc bản chất thiên phú loài ong, chẳng cần chân vạc thứ ba đó nữa!

 Bỗng Ong Chúa giựt mình, buông một câu thả lời theo gió: Thôi chết rồi! Tại sao, Chúa Ong Ruồi cứ mãi theo thói quen chọn nơi gần cây bẹo(*) đóng tổ? Có khác nào, chỉ điểm cho bọn săn lấy mật ong! Thực tế, trong rừng cây bịt bùng tăm tối, biết tổ ong đóng ở đâu mà lấy mật? Bấy giờ, người săn lấy mật ngó cây bẹo và lục tìm trên gió, gần mé nước, cách cây bẹo vài trăm thước... gặp tổ Ong Ruồi! Trong cái chuẩn bị đời sống quá hoàn hảo của Ong Ruồi nó lại lộ ra cái bất toàn. Cái bất toàn nằm ngay ở chỗ cái hoàn hảo. Đó là, xong mà chưa xong mới gọi là xong. Có lẽ, chẳng có vòng tròn nào hoàn hảo cho mỗi loài trong cõi thế gian. Vì vậy, xưa nay thiên hạ gọi Ong Ruồi cũng có lý của nó; biết đâu Ong Chúa chẳng là Ruồi ký sinh quyết định? Ngẫm nghĩ, ông trời giỏi thiệt!

Mà giỏi thiệt, ông trời ban cho Ong Chúa bửu bối vô địch mùi thần phục nhằm tẩy não ong thợ, ngăn ngừa nổi loạn và tan rã bầy. Kẻ nắm mùi thần phục, đương nhiên là Ong Chúa! Không tranh cãi. Ong Thợ có bổn phận và trách nhiệm ăn sạch trứng của các con ong khác. Vì, quyền sinh đẻ nối nòi giống hoàn toàn thuộc về Ong Chúa, thần dân bị tước cái quyền đó. Ví như, Chúa Vò Vẽ ăn sạch sành sanh trứng của các con gái đẻ ra, cũng là để giữ độc quyền sinh đẻ của Chúa Vò Vẽ. Ong Thợ tự nguyện từ bỏ quyền thiêng liêng sinh đẻ chăng? Không, đó là sự cưỡng bức sinh tử thấm đẫm mùi thần phục!

Ong Chúa thấy rằng, muốn giữ bền vững tổ chức tôn ti trật tự nòi giống thì, Ong Chúa ăn trứng con; Ong Thợ ăn trứng của anh em. Thực ra, đa phần Ong Thợ là anh em cùng mẹ khác cha và, những đứa con cùng mẹ khác cha đó, khi ăn cháu mình hòng loại bỏ kẻ xa lạ trong tập thể thuần nhứt, chẳng hề tỏ ra run miệng và thương tiếc!

 Có điều chưa ai giải mã và hiểu nổi: Ong Chúa càng hoang dâm, đàn càng khỏe mạnh? Một khi Ong Chúa mất đi hoặc bị giết do biến động mà, bầy ong chưa kịp có Ong Chúa mới thì, Ong Thợ thoát khỏi sự kiểm soát mọi hành vi, vứt bỏ thói quen buộc ràng, tung hoành hưởng lạc thú... Đại loạn sẽ xảy ra và bầy ong tan vỡ.

Đời nầy qua đời khác vẫn vậy và, vẫn vậy. Tại sao? Tướng quân tự hỏi.

*

Cuối xuân đầu hạ, Tướng quân Lưng Vằn hoàn thành công việc xây hang ổ. Chúa tuyên dương công trạng Tướng quân trước bầy Ong Đất và thưởng, một lần được giao phối cùng Ong Chúa. Tướng quân vui mừng và lạy tạ tấm lòng ân điển của Chúa.

 Và, Tướng quân chết thảm trong niềm hạnh phúc tột cùng, sau khi được Ong Chúa cho nếm mùi ân ái. Ong Chúa vui, vì trừ khử xong mầm họa có thể xảy ra từ những suy nghĩ không chính thống của Tướng quân. Đồng thời, Ong Chúa không mất mát gì cả, mà còn được nhiều hơn: Đó là, tinh huyết anh hùng của Tướng quân đương nằm trong bụng Chúa, sẽ giúp Chúa đẻ hàng vạn kỳ tài thần phục triệt để bảo vệ Chúa!

2.

 Đã sự thì phải biến. Biến thế nào, Ong Chúa bó tay? Than ôi! Giờ đây, Chúa nằm chình ình trong cái hộp nhung bộc lụa và bầy Ong Thợ bị nhốt lùng tung trong cái đục đựng cá, vải mùng quấn kín mít. Tất cả lâm vào cảnh chim lồng cá chậu.

 Ong Chúa tức mình, không biết do đâu mà Hội Đồng Sầm biết rõ hang ổ của mình? Tại sao, cả bầy chiến binh tinh nhuệ Ong Đất thất thủ quá dễ dàng, không chích được mủi kim độc nào vào đối phương? Đương bâng quơ suy nghĩ, chợt Ong Chúa nghe.

- Thằng Cu Ló đâu? Tắm rửa xong, lên ông thưởng cho đồng bạc Đông Dương nè!

Có tiếng cào nhào của mụ đờn bà:

- Thưởng gì mà thưởng long thần (**) vậy? Lúa hai cắc một giạ. Ông thưởng một đồng, mà lại đồng bạc Đông Dương; ông có biết bao nhiêu giạ lúa không?

Ông Hội Đồng Sâm cười cà hịc cà hạc:

 - Tiền bạc nhà mình thiếu mẹ gì, bà tiếc? Chất đống, đốt cháy cả làng nầy cũng chưa hết tiền.

 Ngưng nói, ông hớp ngụm nước trà:

- Không có thẳng nhỏ nầy, tui dù có ba đầu sáu tay cũng không mó được cái râu của con Ong Đất, chớ đừng nói tới bắt.

Rồi, ông kể chuyện cũ:

- Tui nhắc là bà nhớ. Hồi nẩm, chú Ba Xồi ở lút xóm ngọn, có đôi trâu đực cổ mạnh không thể tưởng và cày ruộng bá cháy trong làng.

Vậy mà, khi ăn cỏ cặp mé gò đạp miệng hang Ong Đất, nó tuôn ra đánh hai con trâu đực cổ rống um trời và ngã chết đơ không kịp ngáp.

Người đờn bà, cãi:

- Tui nhớ, chớ sao hổng nhớ. Bộ ông nói tui lú lẫn à! Nhưng, hồi đó Ong Lỗ đánh chớ đâu phải Ong Đất?

Ông se điếu thuốc rê, mồi lửa:

- Thì Lỗ, Bắp Cày, Mả Phong, Thổ Phong...cũng là Ong Đất, đó bà!

Để vợ vui khi thưởng công thằng Cu Ló, ông nói tiếp:

- Thằng nhỏ theo dõi con Ong Thợ tha mồi về tổ suốt cả tuần, bất luận nắng mưa. Nó nằm gần gốc mít ở vườn Tư Bảo, chờ con Ong Thợ cắm đầu cắm cổ moi múi mít chín rục, nó lén nhè nhẹ tròng sợi chỉ cột lông gà trắng vào đít con ong. Vô tình, Ong Thợ mang ám hiệu chỉ điểm; bay tới đâu, nó chạy theo tới đó. Trần ai khoai củ, chớ phải chơi đâu.

Ong Chúa rùng mình khi nghe ông Hội Đồng nói. Ong Chúa chỉ buông tiếng: Hèn gì!

Bấy giờ, người đờn bà ngồi im re. Ông chồng chậm rãi kể:

- Xác định đúng hang ổ ong đất, nhưng sơ sẩy để ong đất đánh trên 10 mủi kim độc sẽ toi sinh mạng. Thằng nhỏ với mấy đứa ở bạn, mang đồ nghề bắt ong, nương bóng đêm tiến chậm chạp đến cửa hang.

Có tiếng ai đó trong nhà, chen vô:

- Tía nói dễ! Ong đánh hơi lạ, nó đánh chớp nhoáng không đỡ kịp. Chạy đánh kiểu chạy, lặn nước đánh kiểu lặn nước. Vô phương!

Biết thằng con trời đánh đâm xuồng bễ, ông cười:

- Mầy biết một mà không biết hai. Ban ngày, trước cửa hang lúc nào cũng có hai con ong vệ sĩ kiểm tra ong đi ong về. Như một qui định bắt buộc: Ong bay về, miệng ngậm mồi vào tổ dự trữ. Ong bay đi, miệng ngậm đất mở rộng tổ. Con ong nào mần trái qui định, hai vệ sĩ sẽ giết tức khắc. Ong bay đi, bay về liên tục; khác gì máy bay lên xuống ở sân bay. Có điều, ban đêm tất cả ong đất cùng chui vào tổ.

Thằng con sề xuống ngồi gần má, ông kêu thằng Cu Ló ra ghế, kể tiếp chuyện bắt sống bầy ong đất ở gò Ô Môi cặp sông Hàm Luông cho cả nhà cùng nghe.

Cu Ló vừa nói vừa diễn tả bằng điệu bộ rất hấp dẫn. Đến hồi gay cấn, vợ ông Hội Đồng nhỏm đít, chòm tới:

- Nhỏ, mầy nói sao? Thọc ống tre vào miệng đục, rồi quấn vải mùng bịt lại. Đầu ống tre kia, đút mạnh vào cửa lỗ hang?

- Dạ! Đúng ngay chóc rồi bà. Tui đút ống tre khít rim cửa lỗ, tay vỗ lúc nhẹ lúc mạnh, lúc khoan lúc nhặt; ong bay theo ống tre rơi vào đục ráo trọi.

 Thằng con trai Hội Đồng ngạc nhiên, trố mắt:

 - Còn Chúa Ong Đất?

 Tụi tui đào tanh bành té bẹ cái hang, ong chúa nằm chèo queo chờ bị bắt.

Thằng Cu Ló nói bằng cái giọng tự hào!

*

Hội Đồng Sầm giàu sang bậc nhứt vùng. Huyện quan, làng lính đều kính nể; duy ăn trộm ăn cướp thì chúng khinh rẻ, đánh cho mấy vố sặc máu mồm máu mũi, tởn kinh! Có người còn nói: Tiền bá tánh, giữ mần sao giữ? Của thiên trả địa, thôi!

 Ông nghĩ cách bắt ong đất nuôi để bảo vệ mặt đường sông. Cu Ló cật lực đào hang giống hang chuột, nuôi bầy ong đất. Mọi việc thuận lợi và suôn sẻ như ý, nên Hội Đồng mới thưởng thằng nhỏ một đồng bạc Đông Dương chớ dễ mà ăn. Dẫu có ăn, cũng ăn trong cảnh trần ai khoai củ!

Cu Ló chuyển Ong Chúa vào hang trước, để Chúa quen dần cung điện nhân tạo. Đủ tiện nghi, nhưng thiếu cái hồn của ong muôn thuở.

Ong Chúa cô đơn giữa lầu son gác tía. Tự dưng, Ong Chúa rơi nước mắt. Mần Chúa sướng chi, khi tuổi sống chỉ một hai năm ngắn ngủi? Không mần Chúa, bầy ong tan rã! Hỏi trời, mần sao bầy ong quần tụ, sinh sống yên lành mà không cần Chúa? Trời mần thinh, chẳng nói!

Chúa bâng khuâng ngó dáo dác cung điện nguy nga, lòng lạc lõng. Nhớ khi ra trước, ta xuống tay giết hết những ong chúa còn nằm ổ. Bởi, mỗi bầy có duy nhứt một Ong Chúa. Ta từ Ong Thợ mà ra. Vậy, Ong Thợ là Chúa của Chúa?

Bầy Ong Thợ bị nhốt trong đục, nhớ Ong Chúa khôn nguôi. Mùi thần phục từ thân ngà ngọc của Ong Chúa phát tiết phản phất đâu đây, khiến cả bầy quên nỗi nhọc nhằn khổ nhục.

Đến thời khắc thả Ong Thợ vào hàng cùng Ong Chúa. Ông Hội Đồng Sầm, thằng Cu Ló cùng đám ở bạn, hè nhau ôm cái đục nhốt bầy ong, đúc đầu ống tre vào lỗ cửa hang... Bầy ong như kẻ chết đi sống lại, theo ống tre tranh nhau gặp Ong Chúa.

Ong Chúa chỉ còn cái xác! Mùi thần phục không còn!

Ong Đất vỡ bầy, phá bung lỗ cửa hang, tràn ra ngoài đông nghịt, che khuất mặt trời. Chúng bu đánh bỏ kim khắp mình ông Hội Đồng, tiếng ông rên thảm hơn tiếng trâu đực cổ rống. Cu Ló bị chiến binh Ong Thợ rượt đánh tơi bời hoa lá, rớt mất mẹ đồng bạc Đông Dương mà, đời tía nó chưa chắc đã thấy.

Không có cái vòng tròn hoàn hảo cho muôn loài trong cõi thế gian. Họa hoằng có chăng: Đã sự thì phải biến! Biến đó, do trời hay do muôn loài, Chúa Ong Đất mù mờ, bế tắc. Ong Chúa chỉ hiểu rằng: Chúa từ Ong Thợ mà ra, Ong Thợ chính là Chúa của Chúa.

 Khi Chúa từ tâm phát huệ và soi rọi nguồn cội của mình thì, mùi thần phục ma quái kia chẳng còn tác dụng.

Cái ngộ của Ong Chúa, lại là cái  của Thợ. Tan bầy! 

CAO THỊ HOÀNG

._________

(*) Cây bẹo: Cây cao nhất của một vạc rừng.
(**) Long thần: ý nói nhiều quá xá (phương ngữ vùng Tân Đông)
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1824)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1662)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2471)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2534)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2068)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2936)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1774)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3656)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1680)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2989)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,