PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH - Về nơi ấm áp.

12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7382)
PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH - Về nơi ấm áp.

 

Chiều. Những chiếc lá vàng lặng lẽ chao xuống vệ đường nằm trơ tấm thân da bọc xương, những bàn chân ngang qua dẫm tan tành xác lá. Một con chó ghẻ lê la đi tìm miếng ăn. Đã ba hôm rồi nó không có cái gì vào bụng. Tai nó vểnh lên chừng như nghe ngóng, hai chiếc mũi hểnh lên hít hít. 

Nó mon men vào quán phở. Buổi chiều khá thưa khách. Nó len dưới những gầm bàn mong tìm thấy chút thức ăn thừa. Một lão nhà giàu đang sì soạp húp nước lèo trông thấy con chó ghẻ lão vội ngừng ăn xì xằng: 

– Chó ghẻ… kinh quá! 

Mụ chủ quán béo phúng phính vội vã chạy tới xin lỗi rối rít và xách gậy xua đuổi con chó. Con chó ghẻ hốt hoảng cong chiếc đuôi nhớp nháp chạy chối chết… 

Khi cảm thấy đã an toàn nó dừng lại thở dốc. Một đám trẻ con đi học về trông thấy con chó liền hùa nhau lấy đá ném. 

Chưa kịp thở xong con chó lại một phen chạy thục mạng. 

Một thằng bé cười hềnh hệch nói: 

– Nhà tớ chả bao giờ nuôi chó. Cái giống ấy bố mẹ tớ bảo là chúa bẩn thỉu. 

Một thằng khác nói: 

– Nhà tớ thì có nuôi nhưng chỉ nuôi chó Nhật thôi. Chứ chó nội thì không, mà loại chó ghẻ lở thì cứ phải là “xử đẹp” bố tớ bảo thế… 

Con chó cứ cắm đầu chạy cho tới khi lạc vào một con hẻm nhỏ. Trời càng lúc càng thấp xuống. Chiều mùa thu u uất như bãi đời hoang lạnh. Một lão ăn mày gầy guộc ngồi nép trong xó tường đang chuẩn bị ăn chiều. Bữa ăn của lão chỉ là bát cơm nguội xin được từ lúc trưa và hai con cá trích. Trông thấy con chó lão vội gọi “cúc cúc”, con chó ngước lên nhìn lão bằng ánh mắt dò xét. Không thấy có sự nguy hiểm nó chầm chậm tiến lại gần. Lão ăn mày xén nửa “khẩu phần” của mình cho con chó. Nó dúi mõm ăn không kịp nhai. Nhìn nó ăn lão lắc đầu ái ngại, hai hạt lệ ứa ra khóe mi lão. Trước đây khi còn ở đỡ ăn nhờ thằng con trai lão cũng đã từng trải qua những lần đói rệu rã nên lão hiểu cái khổ của sự đói khát mà con chó phải chịu đựng. Bây giờ đi ăn xin tuy không còn đến nỗi không có cái ăn nhưng nếu lão lại đèo bòng thêm con chó này nữa thì sao? Lão lắc đầu, khẽ thở dài. Con chó đã xơi sạch phần thức ăn. Lão dành luôn phần mình cho nó. Con chó không khách sáo ăn tuốt... 

Đêm. Thành phố ngập trong muôn ánh đèn và nhịp sống sầm uất. Con chó lần mò vào khu ổ chuột. Nó chỉ dám quẩn quanh ở khu này chứ chả dám léng phéng ra ngoài kia. Nó sợ những con người giàu có. Trước đây nó là con thú cưng của một vị đại gia nhưng từ khi nó bị ghẻ thì người ta đã đánh đập vứt bỏ nó. 

Lúc chiều nó quấn quýt quanh lão ăn mày ý như xin ở lại nhưng lão đã đuổi nó đi. Tuy là chó nhưng chừng như nó hiểu “lão nghèo khổ” quá nuôi cái thân lão chưa đủ nói gì nuôi cả nó. . . 

Trời bắt đầu gieo mưa. Thứ mưa nhè nhẹ nhưng buồn não nùng. 

Có mấy gã thanh niên đi nhậu về. Đang phóng xe máy vù vù thoáng thấy con chó chúng liền phanh gấp. Một thằng nhìn lũ bạn cười toe toét: 

– Sao tụi mày? Kiếm tiền mai nhậu chứ? 

Một thằng khác lắc đầu: 

– Chó ghẻ thế này ai thèm mua? 

Thằng kia xì một tiếng: 

– Ôí dào, bọn “khoái món MỘC TỒN ” chỉ biết cắm đầu ăn chứ làm quái gì biết chó ghẻ hay chó chết. Mâý tay nhà hàng cũng chỉ biết thu lợi chứ đâu thèm quan tâm tới an với chả toàn. 

Bọn thanh niên vội vàng mở cốp xe lấy đồ hành nghề ra. Con chó bất ngờ bị thít thòng lỏng vào cổ, hoảng vía nó cố giằng co mong thoát ra nhưng vô ích. Càng giằng càng bị thắt chặt. Bọn thanh niên lên xe. Con chó ghẻ bị kéo lê đi. Tiếng rên uất nghẹn của nó bị chặn ngang nơi cổ. Mưa ào xuống như trút. Sấm chớp đình đoàng như muốn rạch nát màn trời. . . Tiếng rên thảm thiết của con chó và những tiếng cười man dại của bọn thanh niên nhỏ dần nhỏ dần rồi chìm hẳn vào vào màn mưa gió vô tình. Ngoài kia nhịp sống thành phố vẫn diễn ra như thường nhật chẳng ai hay biết phía sau “cuộc sống sa hoa sầm uất” có một “sinh linh vô tội” vừa bị chính con người cướp đi sự sống. . . 

Đang thiu thiu ngủ trong tiếng mưa đêm ảo não lão ăn mày bất ngờ bị đánh thức bởi tiếng xe máy gầm rú. Lão ngồi hẳn dậy. Đập vào ánh mắt lờ mờ của lão là hình ảnh mấy tên thanh niên ngồi trên những chiếc xe “bụi” hả hê văng tục. 

Con chó ghẻ nhìn thấy lão. Nó đưa ánh mắt thảm đạm hướng về phía lão, chừng như muốn gửi lời biết ơn về bữa cơm cuối cùng trong cuộc đời bé nhỏ của mình tới lão. Như một linh tính lão ăn mày cũng đã nhìn thấy nó. Con chó đáng thương như số phận của lão. Một sức mạnh tiềm tàng từ đâu trỗi dậy, lão tung chăn lao ra giữa đường chặn ngang bọn thanh niên. Một thằng hét toáng lên: 

– Á. Lão già chết dẫm này, lão chán sống à. 

Cả bọn dừng xe lại. Một thằng khác xấn tới nắm cổ áo lão: 

– Này mắt mũi để đâu lão già. Chán đời cũng phải biết tìm nơi chốn nhé. 

Lão ăn mày bình tĩnh nói: 

– Các anh thả con chó đó ra. 

Một tên thanh niên xì mũi: 

– Tại sao chúng tôi phải thả nó ra? 

– Vì đây là con chó của lão. Xin các anh đừng bắt nó. Bây giờ tôi chỉ có mình nó bầu bạn thôi. Lão hạ giọng. 

Một gã khác chen vào: 

– Kệ xác lão. Chó của lão cũng đâu liên quan gì tới bọn này. Bèo bọt cũng bán được ba bốn trăm ngàn thả nó ra mất mẹ bữa nhậu à. 

Lúc này con chó đã hơi hoàn hồn. Nó ngước đôi mắt u buồn nhìn lão ăn mày miệng ư ử như muốn nói gì đó. Nếu biết tiếng người hẳn nó sẽ nói “Cảm tạ lòng tốt của ông. Nhưng cái phận tôi sống đã khốn nạn lắm rồi chết đi có khi lại là sự giải thoát. Xin ông đừng đôi co với bọn bất lương này nữa kẻo gánh vạ vào thân” 

Lão ăn mày quay sang nhìn con chó, ánh mắt buồn rượi của nó rọi vào trái tim già nua của lão. Hai hạt lệ ứa qua khóe mi gầy. Trong phút chốc một quyết định lóe lên trong tâm trí, lão lần lưng quần lấy ra một bọc nhỏ trao cho bọn thanh niên, nói: 

– Đây là toàn bộ số tiền dành dụm của lão, xin các anh nhận lấy và tha cho con chó tội nghiệp của lão. 

Một tên chừng như là thủ lãnh của cả bọn “chộp” lấy túi tiền cười hỉ hả: 

– Xem như lão biết điều. Rồi quay qua tên cầm thòng lọng gã bảo: “giải phóng cho nó mày” 

Đám thanh niên rồ máy và phóng vào màn đêm tăm tối. Con chó thoát khỏi tay lũ tử thần gắng gượng vẫy chiếc đuôi cáu bẩn lê về phía lão ăn mày. Lão ôm nó vào lòng và òa khóc như một đứa trẻ. Trời đã dứt mưa, chỉ còn vài sợi gió buồn buồn bỡn cợt những tàng cây. Khu phố nghèo chìm trong giấc khuya bình thản. 

Từ hôm đó con chó và lão ăn mày trở thành tri kỷ của nhau. Ngày nó cùng lão lê la qua khắp thành phố xin ăn. Đêm nó nằm cạnh canh giấc ngủ cho lão. Bất kể mưa nắng, nóng lạnh, sáng tinh mơ người ta đã thấy một người một chó dìu dắt nhau đi, tối mịt người ta mới thấy họ trở về căn nhà bé nhỏ của mình “một góc tường lở loác “. Dẫu sống trong cảnh cơ hàn tăm tối ấy nhưng đêm nào người ta cũng nghe vẳng từ chốn “nghèo hèn ấy” tiếng hát của lão ăn mày và tiếng con chó ử ử phụ họa. Những bài hát của lão chẳng ra một hệ thống nào nhưng thảy đều chung một chủ đề đó là “sự tráo trở bạc đen của thói đời, sự ghẻ lạnh của tình người, sự bất hiếu vô ơn của con cháu đối với ông bà cha mẹ”. Chẳng biết con chó có hiểu gì không nhưng sau khi lão ngừng tiếng hát nó lại thoáng “thở dài “, rồi như muốn an ủi lão nó dụi dụi cái móm trụi lơ vì ghẻ lở của mình vào tay lão . Lão vuốt ve thân thể gầy rược của nó thầm thì: 

– Kiếp động vật như mày lại có tình hơn kiếp người như chúng tao. 

Lão khóc. Tiếng khóc nghẹn lại nơi cổ. Lão ngước nhìn bầu trời đêm. Những ánh sao nhấp nháy nhìn lại lão. Lão nhớ có lần hồi lão còn trẻ lão đọc được ở đâu đó đại thể: Một sinh linh trên thế gian này khi chết đi sẽ hóa thành một vì sao. Những kẻ ác thì thành những vì sao u ám và những ai có trái tim nhân ái sẽ thành những vì sao sáng chói trên bầu trời. Không biết sau này khi lão từ bỏ cõi trần bụi bặm này linh hồn lão có hóa thành những vì tinh tú xa xăm kia không? Và mày nữa, lão thầm nói với con chó, hi vọng mày cũng trở thành một vì sao sáng. Lão cười. Lão thấy mình thật ngớ ngẩn. Thực tại kiếm miếng ăn còn chưa ra ngồi đó mà mơ tưởng chuyện “huyễn hoặc”. Lão nằm xuống ôm con chó vào lòng, cả người và chó chầm chậm đi vào giấc ngủ. Lão mơ thấy mình và con chó bình yên rảo bước trong một vườn hoa rực rỡ, trên đầu đội một chiếc vòng chói ngời những vì tinh tú. . . 

Lão ốm. Toàn thân nóng hầm hập như vôi nung. Suốt ba hôm liền lão không gượng dậy nổi. Con chó lang thang vào phía trong khu phố sầm uất. Nó sục sạo từ sáng tới tối mới kiếm được chút thức ăn, khi thì mẩu bánh, lúc cục xôi của những nhà giàu bỏ đi trong đám rác thải. Không ít lần nó bị người ta mang gậy đuổi chối chết vì cái tội lùng xục vây bẩn. Từ lâu giữa lão ăn mày và con chó ghẻ đã không còn sự phận biệt tầng lớp cấp cao hay hạ đẳng, người và chó như hai kẻ đồng cam cộng khổ nên những gì nó đưa về lão đều sẵn sàng ăn. 

Vì không biết nói như người nên không thể mở miệng xin sự bố thí của người đời và thức ăn thừa người ta quẳng đi cũng có giới hạn nên có hôm con chó chả kiếm được gì, những buổi như thế chó và người phải nhịn đói. Lão ăn mày ngày càng ốm nặng thêm. Mọi bận lão chỉ ốm vài ba hôm không hiểu sao lần này đã mười ngày trôi qua bệnh của lão không hề có dấu hiệu khả quan. Số tiền dành dụm cả đời ăn xin của lão đã bỏ ra “chuộc mạng cho con chó” nếu không lão đã gắng đi tìm hiệu thuốc mua thuốc uống. 

Đêm nay lão ăn mày đã chìm sâu vào giấc ngủ sau một cơn ho sặc sụa. Con chó ghẻ gối đầu lên chân nghếch mõm nhìn sao trời. Tiếng gió mùa thu luồn qua những mái nhà tồi tàn tạo ra những âm thanh rặc rượi buồn. Những chiếc lá vàng lìa cành buông xuống con ngõ dài hun hút không một ánh đèn, chốc chốc bị gió đùa bật ra những cung âm như tiếng thở dài những mảnh đời quèn. 

– Chó! chó!!! Bắt lấy con chó. Cha mẹ nó đồ chó mất dạy. 

Mụ bán thịt lợn be be kêu lên như rống. Mọi người vội vàng đổ dồn ánh mắt về phía mụ. Một con chó ghẻ miệng ngoạm miếng thịt đang luồn qua những chân bàn tìm đường tẩu thoát. Một mụ đàn bà ăn mặc ra dáng sang trọng chạy lại hỏi giọng quan tâm: 

– Chuyện gì vậy chị? 

Mụ bán thịt nhấm nhặng: 

– Tổ cha đứa nào nhà vô nhân thất đức bày dạy cho cả chó đi ăn cướp. Đó đó con chó ấy đó, nó vừa ngoạm mất gần kilogam thịt của tôi. 

Mụ nhà giàu nhìn nhanh theo con chó: 

– Aí dà thời này còn rảy nòi ra cái giống này nữa hả. 

Dứt lời mụ ta đuổi theo cầm chiếc làn giáng luôn mấy phát vào đầu con chó miệng la bài hãi: “Bà con giúp tôi chặn lại giết quách con chó khốn nạn này cái.” 

Những người xung quanh thấy không phải chuyện của mình nên chả ai thèm chen vào. Mụ nhà giàu và con chó ghẻ vờn nhau một lát, cuối cùng con chó cũng luồn ra khỏi những dãy chân bàn nhắm thẳng hướng cổng chợ chạy bán sống bán chết. Về tới “nhà” con chó buông miệng thịt xuống thở dốc. Hồn nhập lại xác nó tiến về phía lão ăn mày. Chừng như lão đang ngủ. Nó ghé mình nằm xuống cạnh lão. Lát lão dậy, nó và lão sẽ “dùng bữa”. Lạnh lẽo. Nhịp thở của lão ăn mày hình như không còn nữa. Con chó vùng dậy. Nó ngoàm áo lão day day. Im lặng. Nó liếm mắt lão, miệng ưng ửng kêu. Im lặng… Tất thảy lúc này chỉ còn sự im lặng đáng sợ bao trùm… 

Lão ăn mày đã chết . Lão chết vì viêm phổi cấp. Khi lão sống không ai thèm ngó ngàng tới lão nhưng khi lão chết “người ta không thể để xác lão nằm đó bốc mùi”. Khu phố nghèo hùn nhau tích góp mua cỗ áo quan và đưa lão đi chôn ngoài khu nghĩa trang dành cho tầng lớp bình dân. Không kèn không trống. Không lời phúng điếu, không một tiếng khóc gọi là sự sưởi ấm linh hồn kẻ xấu số. Người ta chôn lão như chôn một con chó con mèo, chỉ sang trọng hơn nhờ có cỗ quan tài rẻ tiền. 

Ba ngày liền người ta thấy một con chó ghẻ nằm trước mộ lão ăn mày, cạnh nó là một miếng thịt đã bốc mùi hôi thối. Trước lúc lão ra đi về nơi cuối cùng của niềm đau nó và lão chưa kịp ăn với nhau bữa ăn cuối cùng. 

Sang ngày thứ tư. Ngày thứ năm. . . Hơn mười ngày tiếp theo sau một đêm mưa gió tơi bời, sáng sớm ra người ta nhìn thấy xác con chó nằm co quắp bên ngôi mộ. Nó đã chết vì mưa và giá lạnh. Cái giá lạnh u buồn cuối mùa thu. Nó từ giã sự băng giá của cõi người để tìm về sự ấm áp bên cạnh con người khốn khổ đã cưu mang và xem nó là bạn, đã đối xử với nó bằng tình yêu thương… 

Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết. Nhưng phía sau những tấm áo lòe loẹt kia nơi sâu thẳm trái tim mỗi con người có thật sự ấm chăng? 

PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 9250)
Dù quen biết anh đã khá lâu, giữa anh và tôi luôn có một khoảng cách vô hình khó hiểu.
03 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 7242)
Tỉnh giấc, trăng đã tan. Mặt trời chưa mọc, trời mờ mờ sáng. Quờ tay, tôi không thấy nàng đâu.
02 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 12902)
Những ngày Tết, ngoài chuyện đi thăm bà con, bè bạn, tôi lại lên mạng. Các trang mạng đều có lời chúc mừng năm mới, đại ý là chúc sức khỏe, chúc tấn tài, tấn lộc, hạnh phúc, an khang
26 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7717)
Mệ đi trước, nó theo sau- những chiếc lá rừng loạt xoạt thi nhau rẽ lối để nhường đường cho mệ và nó,
22 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 9809)
Bầy cá lia thia ta đớp nước như chớp giựt, tiếng kêu: Thằng, em, anh, chú, bác, ông...Trống ơi!... rền như sấm dậy một góc trời!!
20 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 6910)
Bác là kỉ sư nông nghiệp trước khi về hưu giữ chức vụ phó chủ tịch tỉnh phụ trách kinh tế.
19 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 6426)
Tôi nhìn Hoa Hạ và Nghiệp ngồi bên lò sưởi mớm thức ăn cho nhau, như đôi chim
18 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7375)
Cụ lý và đám lâu la làng Nam Mậu vốn là những tay xạo sự nổi tiếng
17 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7236)
Ở với mẹ già đôi khi cũng là cái duyên. Nhiều đám tang hắn đã thường thấy rất nhiều người, thậm chí tóc đã bạc trắng, khóc thương Mẹ.
13 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7992)
13 tháng 9 năm nay là ngày giỗ đầu của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,