TRẦN YÊN HÒA - Gọi tên hạnh phúc

19 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 6424)
TRẦN YÊN HÒA - Gọi tên hạnh phúc

 

Chuyện bắt đầu từ đứa con gái người Mễ làm cùng line với Hoa Hạ, tên Jacqueline, hai mươi mốt tuổi, thân hình nẩy nở. Nó có một vẻ đẹp rất văm, mà chính nàng là đàn bà, nhìn đứa con gái cũng phải thích, phải công nhận là nó đẹp và lẳng.

Khi mới vô làm ở hang điện tử này, hai người chỉ chào hỏi nhau xã giao, rồi dần dần, làm gần nhau, Hoa Hạ muốn tập nói tiếng Anh nên nàng hay bắc chuyện với cô gái. Lúc đầu thì hỏi thăm sức khoẻ, công việc, sau đó - cũng gần một tháng sau - khi hai người tạm coi là thân và những lời đứa con gái Mễ nói ra, nàng đã hiểu nhiều hơn, thì mới bắt đầu nói đến chuyện tình yêu, chuyện trai gái, chuyện xưa như trái đất của nhân loại.

-Mày có bạn trai chưa?

-Có chớ sao không? Con gái Mễ hoặc Mỹ có bạn trai sớm lắm, có thể 13 hoặc 14, 15 tuổi.

-Ô, con gái Việt Nam ít nhất cũng 17, 18 tuổi, nhưng rất e lệ, đó là tau nói hồi tau mới lớn, thế hệ của tau kia.

Đứa con gái Mễ trề môi:

-Bây giờ thì khác rồi, tau biết mấy cô gái Việt Nam bây giờ cũng có boyfriend sớm lắm, ở high school các cô đã có bồ lia chia rồi.

Hoa Hạ hỏi lại:

-Mày có bồ hồi mấy tuổi?

-Đâu khoảng 15, hồi đó tau còn ở bên Mễ, tau quen bạn trai, yêu và làm tình với nhau ngay.

Nàng nhăn mặt:

-Ô, mày không sợ sao?

Đứa con gái Mễ hỏi lại, có chút ngạc nhiên:

-Sợ gì?

Nàng nói có một chút ngập ngừng:

-Bị mất trinh hay có bầu chẳng hạn.

Đứa con gái Mễ trề môi lần nữa:

-Mất trinh thì không sợ, chuyện trinh tiết ở xứ tau không ke, nhưng cũng sợ mang bầu, nhưng tau dùng ca dum, lúc nào tau hoặc boyfriend của tau cũng có cadum trong túi.

Hoa Hạ hơi sượng người. Nàng đưa mắt nhìn chung quanh, không có ai, với lại công việc gắn bo ở hang điện tử thì vừa làm, vừa chuyện trò cũng không ai để ý. Nàng tiếp:

-Bây giờ mày có mấy đứa bồ?

Con Mễ cười vui:

-Ba đứa chính, còn phụ thì nhiều.

-Mày đi chơi hết với ba đứa?

-Chứ sao! Có hẹn với đứa nào thì đi chơi với đứa đó, phải có thời khóa biểu chứ!

Nàng tò mò hỏi tiếp:

-Mày đi chơi những đâu?

-Thì đi nhảy ở vũ trường, ăn uống, rồi về phòng, nghe nhạc, uống rượu rồi làm tình.

Nàng đỏ mặt lên:

-Với đứa nào mầy cũng làm tình được hả?

-Có sao đâu, mỗi đứa môt vẻ, rất thú vị, phải thay đổi, chứ với một đứa thì buồn tẻ chết.

Con Mễ hỏi lại:

-Còn mày thế nào?

Hoa Hạ trả lời:

-Tau chỉ có một người, là chồng tau. Nhưng cũng ít lắm, mỗi tháng một lần, có tháng không.

Con Mễ trố mắt ngạc nhiên:

-Một tháng một lần? Sao lâu quá vậy, làm sao mầy chịu đựng nổi, mà lại với một người, buồn tẻ chết, đơn điệu chết đi được.

Hoa Hạ cười buồn:

-Tau quen rồi, đàn bà Việt Nam tau không thể làm tình với ai ngoài người chồng.

Con Mễ đổi giọng:

-Mầy hãy thử đi, thú vị lắm. Cuộc sống không thể thu mình lại. Hãy thử đi, rồi mầy sẽ tin tau.

Hoa Hạ bàng hoàng. Tự nhiên nàng nghe như có một dòng máu nào đó vô hình khơi động buồng tim nàng. Nàng nhớ lại, hình như đã lâu lắm nàng không có cảm giác ấy. Với nàng, tất cả cảm giác đã chết, nàng muốn vậy, hãy lịm tắt hết những ham muốn, những ngọn lửa, kể cả những hy vọng về một ngày mai nàng cũng không có nữa. Nàng sống im lặng như chiếc bóng, ngày ngày đi làm, tối về làm công việc nhà, vui với con rồi ngủ.

Hùng, chồng nàng, đi làm ca hai, khác giờ với nàng. Khi thì nàng ngủ say thì Hùng mới về. Thời gian đầu, Hùng về, sau khi vệ sinh, ăn uống xong, Hùng vô ngủ với nàng. Những lúc đó nàng đang ngủ say, chiếc giường lay động làm nàng thức giấc. Hùng có khi âu yếm nàng, có khi không, nhưng đối với nàng thì không ngủ được nữa. Tính mất ngủ vẫn theo đuổi nàng, có thể nàng thức giấc luôn đến 5 giờ sang và phải trở dậy khi chuông đồng hồ reo, để chuẩn bị đi làm ca sáng. Chuyện này làm nàng mệt mỏi quá, mất ngủ nàng xuống sức thấy rõ. Cuối cùng nàng phải đề nghị với Hùng: “Lần sau anh đi làm về thì cứ ngủ bên phòng bên, anh vào đây động đậy cái giường làm em không ngủ được, em ốm thấy rõ, xuống cả gần 10 pounds.”

Hùng nghe lời và từ đó hai vợ chồng ngủ riêng. Nàng thấy như được tự do ở trong phòng của nàng với những quyển sách, những tờ tạp chí, những tape nhạc, những tape video, những CD. Đó là thế giới tiêng của nàng mà nàng trân quý tự thuở còn đi học, và đam mê nữa. Nàng ôm những quyển sách đọc cho đến lúc ngủ thiếp đi, hay nghe nhạc, nằm nhắm mắt lại và lịm mình trong những dòng âm thanh chảy róc rách trong hồn, nhẹ nhàng, mượt mà, trầm lắng. Đó là niềm vui, là cuộc sống của nàng bây giờ.

Thời gian lặng lờ trôi qua như một dòng sông chảy. Suốt cuộc đời trên bốn mươi năm nàng nhận được gì, còn, mất? Thời học trò hoa mộng đã đi qua rất nhanh, nhưng đã ghi lại trong tâm khảm nàng, ngôi trường ngói đỏ, cổng trường vôi trắng, thầy, cô, bạn bè…Tất cả trở thành ký ức mịt mù xa thẳm. Rồi nàng yêu Giản, người sĩ quan trẻ ở một trung đoàn bộ binh, hai người tưởng có ngày rất gần sẽ làm đám cưới, nhưng đùng một cái, đến ngày ba mươi tháng tư bảy lăm, “ngày trời sụp” trên đất nước - mộng vỡ tan tành sương gió ơi!

Giản nói đi cải tạo mười ngày, nhưng rồi chàng đi biền biệt. Nàng có đi thăm Giản được mấy lần khi chàng ở trong nam, đến khi chàng ra ngoài bắc thì nàng cũng bặt tin. Nàng sống bàng hoàng trong một cơn mê thiếp như vậy cho đến ngày gặp Hùng.

Hùng cũng là sĩ quan đi cải tạo về. Hùng hơn nàng những mười ba tuổi. Hùng cũng bị những tai ương vây phủ cuộc đời. Bảy năm được ra tù, Hùng trở lại thành phố thì người vợ đã dắt hai người con đi vượt biên. Biết vậy nhưng Hùng không liên lạc với vợ con vì thời điểm đó liên lạc với nước ngoài rất khó khăn. Hùng sống lang thang trong thành phố với tâm trạng của kẻ bất đắc chí. Hùng gặp nàng, đối xử với nàng như một người anh. Gần Hùng, nàng có cảm giác được che chở, ấm áp, nhưng thật ra, nàng không có những rung động của một tình yêu đúng nghĩa mà nàng đã đọc được trong những trang sách.

Tình Yêu! Ở tuổi hăm tám của nàng có còn không ngày đó? Không, không có, không có một cái gì hết. Nàng gật đầu lấy Hùng như một yên phận, như một chịu đựng, như một tựa kề, như một thụ động. Nàng tự nhủ với lòng mình, rồi tình yêu sẽ đến sau.

 

Cuộc sống vẫn trôi đều đến mười, mười lăm năm. Mười lăm năm thật sao? Kinh khủng quá! Sao thời gian vô tình trôi nhanh như một con thoi. Có chồng, có con. Chấm hết một đời. Tiếp tục bổn phận làm vợ, làm mẹ. Những cái đó có phải là thiên chức của người đàn bà Á đông. Phải sống và chịu đựng và phải chấp nhận mọi hoàn cảnh?

Ở Việt Nam, nàng làm một người bán hàng tạp hóa, với những thức ăn thông dụng, với những thùng mì gói, những thùng bột giặt trong nhà. Rồi qua Mỹ, đi làm ở shop may, không làm nổi với tiền công bị chủ tính tiền rẻ mạt, nàng xin vào hãng Mỹ, hết hãng nầy đến hãng khác. May mà hãng này nàng làm được hơn một năm mà không bị lay-off.

Có một chuyện làm nàng nghe nhói ở tim, đó là từ ngày qua Mỹ, Hùng bắt được liên lạc với người vợ cũ và hai đứa con ở bên Canada. Hai đứa con có qua thăm Hùng và mời nàng và Hùng qua Canada chơi. Nhưng nàng từ chối. Nàng thấy nếu nàng đi, nàng sẽ thừa thải quá, nàng để cho Hùng đi một mình. Sau chuyến đi Hùng về có vẻ suy tư, ít nói. Từ đó, tình cảm nàng với Hùng xuống thấp dễ sợ. Dù không yêu nhưng nàng cũng vẫn thấy như mình bị mất mát, hụt hẫng đi. Đến bây giờ, Hùng vẫn luôn luôn liên lạc với người vợ cũ và hai đứa con.

Nàng im lặng, không nói với Hùng một lời nào, trái lại, Hùng rất ích kỷ, luôn luôn muốn nhốt nàng trong nhà, như con chim trong chiếc lồng. Hùng không cho nàng đi học lấy bằng lái xe, nàng phản đối, cuối cùng, vì vấn đề sinh kế, vì công việc làm ăn, nên Hùng mới chấp nhận cho nàng lái xe đi làm một mình. Hùng nói một câu nghe thật buồn cười: “Em là con chim quý phải nhốt trong lồng chứ không thì sẽ bay mất.” Đàn ông sao thật tham lam, sao Hùng qua Canada với con và người vợ cũ bao nhiêu lần, nàng vẫn không nói một lời, mà Hùng giữ nàng chặt cứng thế này.

Con Mễ nói tiếp:

-Mầy hãy thử đi. Thử rồi mày sẽ biết là nó thú vị, tuyệt vời như thế nào, đừng sống mãi trong vỏ ốc nữa.

Hoa Hạ trả lời:

-Không được đâu, tau lớn tuổi rồi và cũng thấy không cần thiết.

Con Mễ chữi một câu rất tục, stupid, đồ ngu, đúng, nàng là đồ ngu, đã là vật phế phẩm rồi, còn gì nữa với tuổi bốn mươi lăm.

Nói vậy chứ khi về nhà, lo chuyện trong nhà, dưới bếp, xong, nàng mới bước vào phòng ngủ. Bây giờ nàng mới thấy hết nổi cô đơn trống trải của mình. Như một chiếc bóng, những sách, những vở, những đĩa nhạc cũng vô nghĩa quá chừng. Tình Yêu. Một tiếng kêu nào đó vang vọng, thê thiết từ thinh không vọng tới. Hình như suốt đời nàng không bắt gặp được nó. Nó mù mờ xuất hiện rất xa trong trí tưởng. Còn chuyện ân ái, Hùng như một cái kim đồng hồ, cứ nửa tháng hay hai mười ngày, có khi một tháng, mới bước vô phòng nàng, làm những động tác quen thuộc, âu yếm một chút, nưng niu một chút. Cuối cùng rồi cũng nằm đè lên người nàng với những động tác cổ điển. Rồi tiếng thở hào hểnh, đã năm mươi tám tuổi, sức khoẻ của Hùng ngày càng tàn lụi đi.

Khi Hùng đã ra phòng ngoài và ngủ say, thì nàng mới chấp chới trên giường ngủ. Như một người đang lên đồng, nàng bấu vào những chiếc gối chung quanh, cuộn nó vào trong lòng, quay quắt. Từ mười lăm năm, từ những ngày có thân thể, có hơi hướm đàn ông quanh nàng, nàng chưa biết hết, chưa tưởng tượng hết những nồng ấm, những cuồng nhiệt, những khoái ngất. Hùng chỉ là ngọn lửa cho thân xác nàng bùng lên, bùng lên mãi, còn Hùng thì tắt ngúm.

-Try, let’s try. Hãy thử đi. Tiếng nói của đứa con gái Mễ như một đàn ong vo ve quấn chặt, rất chặt, và đốt nàng đau nhói. Ngứa ngáy, rần rật, trong từng thớ thịt, từng cơ bắp của nàng.

*

Buổi họp của hội đồng hương theo dự định sẽ bắt đầu từ 11 giờ sáng. Nhưng đã 11 giờ rưỡi mà khách mời vẫn chưa đến đầy đủ. Đó là cái tật cố hữu của người Việt. Từ đám giỗ, đám cưới, đến những buổi họp quan trọng của cộng đồng. “Giờ giây thun”, có người nói vậy mà cũng thật đúng, muốn cho đông đủ phải dự trù trước, trừ hao khoảng một giờ hay một giờ rưỡi thì vừa.

Đồng hương của một thị xã và bạn bè cùng một trường trung học tỉnh nhỏ. Qua Mỹ, ai cũng trút được bộ mặt cần cù của ngày còn ở Việt Nam, gắn lên bộ mặt au đỏ. Không phải nhờ rượu mà nhờ ở thực phẩm dồi dào và ở khí hậu miền ôn đới. Ai cũng bận complet ra vẻ như đang tham dự một buổi hội thảo quan trọng nào thuộc cấp quốc gia. Khi người ta được sung sướng thì người ta có vẻ nhởn nhơ tự đắc.

Hoa Hạ được thiệp mời của hội đồng hương trước đó hai tuần. Thật ra thì nàng cũng không biết nhiều và cũng không muốn giao thiệp với ai ngoại trừ một vài người bạn thân đã từng sống với nàng ở thị xã, hay một vài người bạn học cùng lớp với nàng ở trường trung học. Rồi tự nhiên người này bảo người kia, cho nhau địa chỉ, “Mày còn nhớ con nhỏ Hoàng không? Kim Hoàng hồi trước học đệ tam với mình đó mà? Biết. Bây giờ nó đâu? Nó tuốt đâu trên Los, tau có số điện thoại để tau gọi cho nó”. Thế rồi đến tên Hoa Hạ được liệt kê. “Con Hoa Hạ, hoa khôi một thời ở trường mình, nay qua ở đâu mà biệt tăm biệt tích”. Người bạn trẻ lời: “Tau biết địa chỉ và số phone Hoa Hạ, ghi tên nó vào danh sách ái hữu đi.” Thế là nàng nhận được thư mời của hội đồng hương. Thật ra thì nàng cũng vui, nàng muốn đến đó như một sự trở về, tìm kiếm một quá khứ đã mất. Một tuổi thơ, một nơi chốn hồn nhiên, cái khu vườn thơ dại của nàng. Bạn bè, một cái gì thật trìu mến mà sống với Hùng, nàng coi như đã lãng quên đi.

Bây giờ thì nàng lại đến, Hoa Hạ bận bộ đồ đầm ngắn, màu đen, bít tấc đen, trông nàng trẻ hẳn ra, nhí nhãnh. Con người vẫn kiếm tìm tuổi trẻ mình trong quần áo, trong son phấn, trong sách vở. Áo quần thì chỉ làm con người trẻ hơn chứ không làm trẻ hẳn con người ra. Nàng trẻ hơn với tuổi bốn mươi lăm và những người bạn của nàng cũng trẻ hơn với tuổi năm mươi hoặc sáu mươi. Đó cũng là một hạnh phúc.

Khi một người bạn trung niên được giới thiệu lên hát bản Tình Khúc Thứ Nhất của Vũ Thành An, lời Nguyễn Đình Toàn, thì nàng nhìn thấy anh. Anh đang ngồi ở bàn cuối, ngó lên sân khấu. Gương mặt anh đã trung niên nhưng trông rất ngây thơ. Gương mặt của người đàn ông trên năm mươi tuổi, khoảng năm mốt, năm hai. Người bạn trên sân khấu nói mấy lời giáo đầu chào đồng hương, vỗ vỗ tay lên micro và bắt đầu hát, “Tình vui, theo tháng năm trôi, ý sầu rơi xuống đời, lệ rơi, lấp mấy tuổi tôi, mấy tuổi xa người, ngày thần tiên em bước lên ngôi đã nghe son vàng tả tơi…” thì anh cũng từ từ đứng dậy tiến lên chỗ nàng ngồi. Anh đến bên nàng, nói nhỏ:

-Xin lỗi, cô có phải Hoa Hạ không?

Nàng ngạc nhiên ngó người đàn ông:

-A. Đúng, tôi là Hoa Hạ, sao anh biết tôi?

Anh nhìn nàng đăm đăm, môi vẫn nở nụ cười:

-Hoa Hạ ai mà không biết. Thị xã mình nhỏ quá mà. Nhà tôi ở gần nhà Hoa Hạ. Hồi nhỏ tôi hay chạy xe đạp qua nhà Hoa Hạ bóp chuông inh ỏi, Hoa Hạ còn nhớ không?

-A. Anh Nghiệp phải không?

-Đúng. Rất may Hoa Hạ đã nhớ. Tôi là Nghiệp đây. Lâu quá ha, cũng gần ba mươi năm.

Đôi mắt và nụ cười của Nghiệp làm nàng khựng lại. Đôi mắt nhỏ nhưng nhìn vào đó như thấy cả một trời ham muốn đam mê, và nụ cười nữa, nụ cười trên môi lúc nào cũng nở ra, như sẳn sàng cho một nụ hôn.

Nghiệp tiếp:

-Thì lâu quá mới gặp lại cô láng giềng. Hoa Hạ biết không? Tôi nghe tin Hoa Hạ qua Mỹ mấy năm, tôi cố tìm địa chỉ và số phone của Hoa Hạ mà không được. May quá, rất may, hôm nay tôi gặp Hoa Hạ đây thật là mừng.

Nàng đã nhớ ra người đàn ông này. Ngày xưa, ngày nàng còn bé lắm ở thị xã, Nghiệp đúng là người bạn hang xóm. Nghiệp chọc phá nàng như người bạn cùng phái, gặp nàng ở đâu Nghiệp cũng lấy tên cha nàng mà gào lên. Kêu xong rồi chạy mất. Nàng tức lắm và ghét lắm. Đến bây giờ đã ba mươi năm. Ơi, ba mươi năm mới gặp lại, cả một chặng đời, mỗi người đầy ắp một cõi riêng.

Nghiệp vừa nhìn nàng vừa mỉm cười:

-Thật không thể tưởng tượng nổi, vật đổi sao dời biển dâu quá đổi. Nếu không ở đây mà ở một nơi khác gặp Hoa Hạ chắc tôi nhìn không ra.

Nàng hỏi lại, có ý dò chừng:

-Em già quá rồi phải không?

-Không, thật tình không. Anh nghĩ và tưởng tượng nếu gặp Hoa Hạ thì Hoa Hạ phải già hơn, nhưng em còn trẻ lắm, trẻ hơn anh tưởng.

Tự dưng hai người xưng hô anh em lúc nào cũng không biết nữa. Sự thân mật đã có, như hai người bạn xưa gặp lại. Mà cũng đúng, gặp lại nhau sau một quãng thời gian quá xa, hơn ba mươi năm cho một đời người, ai cũng có một cuộc sống với bao nhiêu buồn vui.

Nghiệp đã ngồi vào ghế chỗ gần nàng. Anh rót cho nàng nước ngọt và bia cho anh. Khi nhà hàng đem thức ăn lên thì hai người mời nhau không khách sáo, “ăn nhé, mời em, mời anh”.

Ở Nghiệp, luôn luôn toát lên sự tự tin rất đàn ông. Nàng có cảm tưởng như hai người đang ngồi một chỗ riêng của nhà hàng. Đây không phải là buổi tiệc của hội đồng hương mà là một buổi tiệc riêng, buổi tiệc của hai người bạn cách xa ba mươi năm mới gặp lại.

Sân khấu vẫn có người lên hát hay kể chuyện gì đó về những ngày thân yêu cũ ở quê nhà. Nhưng hầu như hai người không biết, không nghe gì hết, không để ý gì hết. Hai người thủ thỉ nói với nhau về những ngày đã qua ở thị xã.

-Ngày nhỏ em hay bận robe trắng đi học, anh đứng bên này nhìn sang em mà em đâu có nhìn anh. Có lẽ hồi đó anh phá quá nên em ghét anh, phải không? Anh vẫn gọi em là con “bớp” chị đó mà.

-Em đâu có biết, hình như em vô trung học năm mười bốn tuổi, tuổi còn con nít mà anh, đi ra đường có giám ngó ai đâu.

-Vậy mà anh tưởng em làm kiêu, anh ghét những cô gái làm kiêu lắm.

-Con gái cũng phải làm ra vẻ tiểu thư chút chứ anh, chứ không thì người ta chê là dể dãi.

Hai người cùng cười. Nàng tiếp tục kể về cuộc đời nàng, những ngày đã trải qua, về chuyện chồng con. Cuối cùng, nàng không muốn nói mà tự nhiên câu nói trào ra, thoát ra khỏi miệng:

-Em buồn lắm anh, em không hạnh phúc. Chồng em là người tốt nhưng em không yêu. Em nghĩ lấy nhau rồi sẽ yêu nhưng cuối cùng em …bất lực.

May mà nàng dừng lại kịp ở đây, chưa nói đến chuyện Hùng vẫn liên lạc với người vợ cũ.

Nghiệp nói, một nửa như an ủi nàng, một nửa như tâm sự:

-Em còn hơn anh. Gia đình anh đổ vỡ. Anh đi cải tạo về vợ anh đã có chồng khác. Từ đó đến nay anh sống lang bang. Anh cũng không yêu ai được. Người đàn bà nào với anh cũng chỉ là sân ga.

Ơi! Sân ga và những con tàu, dừng lại rồi chạy đi, buồn bã như mấy câu thơ của Nguyên Sa, “Sao người không là một con tàu, sao tôi không là một ga nhỏ, để có những giờ gặp gỡ, để có những giờ chia tay.”

Khi Phượng, bạn nàng, đến bên nàng nói lớn:

-Hoa Hạ, về chưa? Sắp tàn tiệc rồi.

Hoa Hạ nhìn lên sân khấu, mấy người ở ban tổ chức đang nói lới cảm ơn. Và bản nhạc Tạm Biệt cũ mềm được ai đó hát lên. Mọi người lục tục ra về. Nghiệp và Hoa Hạ cũng đứng lên. Khi ra đến sân. Nghiệp cho nàng số phone và nàng cho lại. Nghiệp nói:

-Anh sẽ gọi điện thoại đến thăm em.

Nàng như đi trên con song bồng bềnh. Khi Nghiệp ra xe thì Phượng cũng kéo giục nàng đi:

-Mau lên mày. Tau đã hứa với ông Hùng là kéo mi đi khoảng hai giờ thôi mà bây giờ trễ quá rồi. Thôi, tau phải chở mi về giao lại cho ổng mới được để ổng nhốt mi vô lồng, hở con chim quý.

Nàng bước chân theo Phượng mà thấy mình như đang bị ốm. Một cái gì quay quắt trong tâm hồn nàng. Nàng vừa tìm về một hình bóng tuổi thơ. Phải không? Hay tuổi học trò hoa đào áo đỏ, hay thời yêu Giản, hay những tháng ngày lặng chết bây giờ.

*

Mãi đến hai hôm sau Nghiệp mới gọi điện thoại cho nàng. Hình như nàng đã trông đợi từ lâu lắm, từ hôm Phượng bỏ nàng xuống khỏi xe và nói mấy lời xin lỗi Hùng vì sự đi về chậm trễ. Phượng nói khi gặp Hùng:

-Xin lỗi anh Hùng, tụi em về hơi trễ vì bạn bè lâu mới gặp nên tâm sự hơi nhiều. Bây giờ em giao Hoa Hạ lại cho anh là em hết trách nhiệm rồi đó nghe.

Nàng bước vào phòng, ngó ngay vào cái điện thoại và tự nhiên nghĩ đến Nghiệp, chắc anh có gọi cho em không, chắc không anh?

Nàng đi tắm và ngủ. Ngủ không được nhưng nàng vẫn nằm vùi trong phòng suốt buổi chiều chủ nhật. Hùng yên tâm vì nàng đã về, nhốt nàng trong cái phòng riêng.

*

Tiếng điện thoại reo làm nàng bật dậy. Hình như nàng đang lơ mơ nghĩ gì đó, hay đang làm một việc gì đó, nhưng khi nàng nghe tiếng chuông điện thoại cầm tay reo lên là nàng bật người dậy.

-Xin lỗi cho tôi gặp Hoa Hạ.

-Hoa Hạ đây. Ai đó?

-Nghiệp đây.

Nàng nói không tự chủ:

-A, anh Nghiệp, em đợi điện thoại anh mấy hôm nay.

-Anh phải canh giờ để khi nào em ở nhà một mình anh mới gọi.

-Anh đang ở đâu đó?

-Thì trong căn phòng anh share, anh đã kể cho em nghe rồi. Còn em ở đâu? Làm gì?

-Trong phòng ngủ em, một mình. Em ngủ không được, trằn trọc, không hiểu tại sao. Không thích nghe nhạc, không thích đọc sách, nằm không, như đợi một cái gì.

-Có đợi anh không?

-Em không biết.

-Có nhớ anh không?

-Em không biết.

Hai người chựng lại. Hình như còn sớm quá để nói những lời này, dù cả hai đều muốn nói. Hoa Hạ đắp mền khắp người, đắp luôn mặt. Nàng muốn thu nhỏ người lại như con mèo để được chờn vờn, để được vuốt ve, để được an ủi. Hình như nàng chưa bao giờ nghe được cảm giác này, chưa bao giờ. Đúng không? Với Giản ngày trước có một ít nhưng không hoàn toàn. Người ta hay nói đến tiếng sét ái tình. Có đúng không? Sao nàng hoảng loạn quá thế này. Nàng run quá dù nàng chỉ nói chuyện với Nghiệp qua điện thoại. Sẽ run lẫy bẫy rồi quỵ xuống. Em sẽ như con chuột đứng trước anh - con mèo - em sẽ ngoan ngoản bị anh thôi mien, tim em đập loạn lên đây anh biết không, em chết mất anh ơi! Sao lạ vậy? Cảm giác của sự rung động? Em có phải là người đàn bà hư hỏng, đốn mạt không anh? Em đã có chồng, có con, anh tha thứ cho em, em bị ngộp thở quá. Anh đừng nói với em những lời đó. Trời ơi! Anh đừng hôn em. Nghiệp ơi!

Hoa Hạ bỏ máy. Khi tiếng tít của máy điện thoại và cái ánh sang xanh tắt đi, nàng mới thấy mình rơi vào trong một nổi cô đơn cùng cực. Nàng đã khóc. Nước mắt nàng trào ra ngồn ngộn. Hinh ảnh đứa con gái vỗ về nàng:

-Hãy thử đi. Không có gì mà lo sợ. Sẽ rất ngon như uống một ly rượu mạnh.

Nàng úp mặt vào gồi, khóc ngất và thiếp đi.

*

Nghiệp cũng không ngờ cuộc tình lại đến nhanh với anh như vậy. Anh tự nhủ, tội lỗi, tội lỗi, không nên. Nhưng có một tiếng nói nào đó thôi thúc anh hãy gọi điện thoại cho nàng, thì cứ thăm hỏi nhau như một người quen cũ, có sao đâu. Nhưng người quen thế nào được khi trái tim anh đã run rẩy bảo với anh rằng, ta là quả tim đây, ta đã đập loạn xạ thế cho người khi gặp nàng, khi nói chuyện với nàng, chính ta cũng không kèm giữ được ta nữa, huồng hồ gì là anh.

Như vậy là anh bất lực. Cũng có thể vì nổi cô đơn của một người đàn ông với bao nhiêu đắng cay, thăng trầm, mất mát. Ngày anh trở về người vợ đã bước đi bước khác với người đàn ông khác. Ai có hiểu được nỗi niềm của anh trong chốn u uất não nề ấy. Cuộc sống? Cuộc sống vẫn là những nỗi quay quắt cay đắng. Anh sống im lặng trong cõi u minh và lây lất, cho đến ngày anh xuất cảnh.

Ra đi là một giải thoát cuối cùng. Nghiệp chập chờn mơ hồ trong cơn trầm uất. Anh qua Mỹ sống đúng là một kẻ lưu vong. Mới năm năm ở Mỹ mà anh đã ở 5 tiểu bang. Ở đâu anh cũng đến. Ở thử, sống thử, làm việc thử. Không được, anh lại đi. Cuối cùng thì anh trở về lại với Cali. Cali xanh rờn cây cỏ và ánh sáng. Và anh gặp em.

Có thể nói như vậy không hở Hoa Hạ, có thể nói đến một mối tình bất diệt khi ta yêu nhau, khi em sẽ xa rời người chồng, ra tòa xin li dị và sống với anh. Em có được vui, có được bình an? Anh không tưởng tượng nổi niềm vui sẽ tràn ngập thế nào, những đau thương anh đã vượt qua, cơn hồng thủy đã hết. Tất cả đã xa rời và chỉ còn hạnh phúc.

Anh sẽ ôm chầm lấy em, ngấu nghiến hôn em trước cổng tòa án khi em đã là người tự do, khi em trả lại cho Hùng cuộc sống trước đó, Hùng sẽ trở về với người vợ cũ và hai đứa con bên Canada, sẽ biệt tăm trong đời em, phải thế không?. Biệt tăm tất cả. Chỉ còn lại em và anh thôi. Duy nhất.

*

Có những mộng tưởng đã thành sự thật. Giấc mộng nào cũng có niềm vui mới gọi là giấc mộng. Ngày tôi về thăm quê hương, ghé lên vùng đồi núi Bảo Lộc thăm đôi vợ chồng Nghiệp & Hoa Hạ. Hai người đã về sống ở đây trên năm năm. Một khu nhà được cất trên ngọn đồi toàn là chè xanh. Với chiếc xe hơi nhỏ, một cơ sở sản xuất trà độ khoảng 15 công nhân. Những bao trà thơm phưng phức được sản xuất và bày bán. Trong buổi ăn tối, có thịt nai nướng ngói, thịt nai tươi được xắt mỏng, gói lá lốt được đặt trên ngói nóng, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, mùi thơm của lá lốt cháy sém sao nghe hấp dẫn quá chừng. Còn có tôm hùm và babykiu nữa.

Tôi nhìn Hoa Hạ và Nghiệp ngồi bên lò sưởi mớm thức ăn cho nhau, như đôi chim. Và uống rượu. Rượu quý có sẳn, rượu quý được mua từ Anh quốc, Hồng Kông, Thượng Hải…

Tôi muốn gọi tên đó là Hạnh Phúc.

Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1820)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1658)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2465)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2529)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2060)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2932)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1771)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3649)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1674)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2980)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,