CHÂN TÍNH HẢI - Trũng Ngộ Không.

21 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6288)
CHÂN TÍNH HẢI - Trũng Ngộ Không.

 Đáp xuống Đà Nẵng, ghé thầy Cường để thăm và luôn tiện hẹn gặp nhau ở Huế. Chỉ có Vân Anh ở nhà ra đón sự có mặt bất ngờ của tôi. Biết bao nhiêu chuyện kể. Vân Anh trông trẻ ra nhiều. Câu đầu tiên Vân Anh cho hay "Em có tin vui". Tôi chúc mừng và thầm khen trong đầu "Con gái mang thai lần đầu đẹp có khác". Nhưng rồi cũng khen trước mặt Vân Anh: "Hèn gì trông trẻ và đẹp ra. Mừng Vân Anh và thầy". Trong đầu tôi tự nhiên có câu hỏi với mình, không biết hai người có đám cưới hay không mà chẳng nghe nói đến. Vân Anh mong có con trai đầu lòng. Tôi nói lại "Con gái mà đẹp như mẹ thì cũng mong”.

Câu chuyện xoay qua đặt tên con. Vân Anh đề nghị nghĩ cho một cái tên. Tôi không dám vì con đầu lòng. Thầy Cường bước vào. Thầy trò mừng gặp nhau, thầy nhìn tôi: "Trông phong sương nhưng khoẻ ra nhiều". Vân Anh thêm vào "vẻ thư sinh không gọt đi được". Thầy Cường vào trong đem ra tập truyện của tôi, Vòng Sân Cát, và cho biết Vân Trình gởi ra đó. Vân Anh hỏi về Odette Thanh Chiêm người dịch cuốn sách ra tiếng Pháp: La Ronde Du Sable. Tôi trả lời từ ngày vẽ vòng tròn trên sân cát đến giờ chưa bao giờ gặp lại.

Đêm thức khuya để chuyện trò, thầy Cường muốn giữ tôi ở lại cùng đi chơi một ngày còn độc thân cuối cùng. Cả hai muốn tôi đưa lên Đỉnh Chân Mây trên ngọn đèo Hải Vân. Vân Anh thú thật: "Tụi này ở ngay dưới chân đèo mà chẳng nhìn thấy cái đẹp của nó. Tụi này đọc tập truyện của anh mới biết". Anh đề nghị đừng lên đó nữa "Đã đọc nó trong truyện, tuy là chuyện có thật, nhưng đi xem nó chưa chắc gì thầy và Vân Anh thích. Bởi vì hàng triệu chuyến người đi qua mấy ai ngồi ngắm nó như tôi. Mà khi không thích thì truyện cũng hết thích luôn". 

 Ngày hôm sau thay vì lên Hải Vân ngắm Đỉnh Chân Mây tôi đưa thầy Cường và Vân Anh đi thuyền "Tôi mời thầy và Vân Anh đi chơi nơi này, chắc cả hai chưa bao giờ nghe nói đến. Thay vì mình leo núi mình đi thuyền. Tiếc là tôi không có dịp đi chơi ban đêm có trăng để biết thuyền trăng ra làm sao". Vân Anh lộ vẽ thích hơn thầy Cường cho nên tôi nói cả hai đều thích mới đi. Thầy Cường vội vã sốt sắng. "Mình không cần chuẩn bị gì hết, đi ăn một bụng cho no, trưa chiều ở đó cũng có thức ăn, mà món ăn cũng lạ lắm, không có hàng quán". Tôi muốn cho cả hai an tâm "Nơi này không xa nhưng vì ít người phương xa biết để tới, dân địa phương thì rành. Nó ở ngay sau lưng đảo Sơn Trà, ở đó chỉ có một xóm dân chài nhỏ, độ vài ba căn nhà lá dừa. Nhưng phong cảnh thì đẹp. Tôi cũng không tả nhiều ra đó Vân Anh và thầy tự khám phá". 

 Ăn mỗi người một tô mì Quảng ngay bến cá Cửa Sông Hàn. Đà Nẵng có con sông lớn chảy qua, đôi bờ chia thành phố làm hai. Cửa Sông Hàn đổ nước ra biển, ngọn Sơn Trà cao ngạo nghễ, dưới chân là làng chài lưới, chiều chiều đón những chuyến ghe đầy cá từ khơi về. Trên ngọn Sơn Trà là đài radar của quân đội và một ngọn hải đăng định hướng cho tàu thuyền vào ra. Sơn Trà chắn gió biển nên những hôm biển động bên ngoài khơi, phía trong hướng về thành phố nước vẫn lặng. Người dân chài cho rằng Sơn Trà là thần hộ mạng, những ngày bão tố che chở ghe thuyền bình yên.

 Tôi thuê một chiếc thuyền hơi lớn bởi vì Vân Anh đang mang thai sợ say sóng. Thuyền có mui che, trong có sạp gỗ để nằm ngồi và chiếc bàn con. Phía sau thuyền có bếp than, soong nồi cho một gia đình dân chài sống. Ông chủ ghe cho đứa con gái lớn của ông đi theo để nấu ăn. Thầy Cường và Vân Anh rất ngạc nhiên tại sao chỉ trong một bữa ăn sáng mà tôi đã chuẩn bị từ ghe đến người đầy đủ. Thực ra tôi chẳng chuẩn bị gì cả vì đã làm một chuyến đi chơi ở đây với bạn anh trong dịp hè khi còn học ở Huế. Ở đây dân chài ngoài nghề đánh cá còn một số ít làm nghề đưa khách đi chơi trong những ngày không ra khơi. 

 Trũng Ngộ Không nằm khuất sau chân núi Sơn Trà, từ thành phố nhìn ra không thấy, mà từ khơi biển nhìn vào cũng chẳng được. Đó là một eo núi. Núi ôm ba phía nên ít bị gió lớn, sóng từ biền chỉ lăn tăn vào bờ cát trắng mịn. Tôi kể chuyện Trũng Ngộ Không khi thuyền chưa cập bãi. Sơn Trà nổi tiếng nhiều khỉ, mình ngồi trên thuyền có thể nhìn thấy khỉ chuyền cành: “Ra ngoài này tôi sẽ đưa thầy và Vân Anh đi vãng cảnh chùa. Nói là chùa chứ thật chỉ là một am tranh, am Ngộ Không. Người dân cho biết am này có đã lâu nhưng các thầy tu ẩn tích nên không làm chùa to, vẫn giữ nguyên am tranh từ khai thiên. Vị tổ đầu tiên ra ngoài này từ hồi nào người ta không biết, đặt tên là am Ngộ Không và từ đó Trũng Sơn Trà được quen dùng tên Trũng Ngộ Không để nhớ ân đức vị tổ khai sơn". 

 Thuyền cập bến. Bờ cát trắng nhìn từ ngoài vào như một dãi lụa thẳng tắp theo triền chân núi. Bãi kéo dài chừng vài trăm thước. Nước thật trong và phẳng lặng in hình vách núi hình cung sừng sững. Một mé sườn núi đá ẩn hiện trong cây xanh một thác nước nhỏ đủ cho mình thấy một vệt trắng từ ngoài khơi. Vân Anh chỉ tay hỏi anh "đường gì trắng trắng trên kia". Tôi cho biết chút nữa mình leo lên vạch trăng trắng đó để đến thảo am Ngộ Không. Chừng bốn năm túp nhà lá dừa nằm dọc theo bờ cát. Chủ ghe lội xuống đẩy cho ghe sát bãi cát. Thầy Cường và tôi cẩn thận nắm tay Vân Anh qua những gộp đá, men theo con suối, lần lên thác. Nước suối thật mát, Vân Anh muốn ngồi nghỉ và ngắm thác. Vân Anh cám ơn tôi: "Em không ngờ cảnh vắng thanh tịnh đến như vậy". Thầy Cường cũng đồng tình "Mình ở đây đã được đưa đi chơi hai nơi đều để đời". Đang ngồi nghỉ tôi nhìn thấy ông chủ ghe vác lên một bao gạo và một túi xách, thực phẩm cúng dường cho am Ngộ Không. Thấy một bầy khỉ đến gần Vân Anh hoảng sợ, không ngờ khỉ ở đây dạn đến vậy. 

 Vào am không thấy bóng người nhưng mùi nhang còn phản phất. Am chỉ có một bàn thờ Phật và một vài cuốn kinh sắp trên bàn thờ. Am không có gì nữa khác. Không phòng ngủ không giường. Một manh chiếu trải trước bàn thờ. Có lẽ ban đêm thầy ngủ trên manh chiếu độc nhất này. Cả ba đang đứng ngắm nghía trước bàn Phật thì một thầy trong bộ đồ nâu đã bạc màu bước vào. Tôi chấp tay cúi đầu chào, thầy Cường và Vân Anh làm theo. Tôi nhìn thầy có cái gì lạ mà chưa biết. Chẳng bao lâu mới nhận ra đầu thầy tóc ngắn nhưng không trọc. Ông chủ ghe cũng từ chái am phía sau bước vào. Có lẽ ông ta là đệ tử thường xuyên cho nên ông rất tự nhiên khi vào am, đi thẳng ra sau với bao gạo và túi thức ăn. Thầy nhờ ông ra phía sau lấy thêm chiếu và mấy cái đòn ngồi. Chỉ có Vân Anh ngồi trên đòn cao, thầy Cường và tôi ngồi xếp bằng dưới đất. Nếu tôi nhớ không lầm pháp danh của thầy là Ngộ Quán, là hậu duệ của tổ Ngộ Không khai sơn thiền am này. Giọng của thầy nhẹ nhàng. Thầy vừa nói chuyện vừa cười má có lúm đồng tiền một bên. Trong khi nói chuyện thầy xoa đầu mình than phiền tóc dài mà chưa cạo được, bây giờ dài quá khó cạo phải chờ cắt rồi mới cạo. Hôm nay ông chủ ghe làm nhiệm vụ cắt và cạo. Thầy ăn mỗi ngày một bữa. Tắm rửa giặt uống chỉ nhờ thác nước bên am. Tôi nhìn trên tường ngoài tượng Phật còn có một bức tranh vẽ bằng bút lông và một hàng chữ Hán, thầy cho biết đó là tổ Lâm Tế. Hồi đó tôi đã học xong môn Lịch sử Phật Giáo rồi nên cũng nắm biết về các thiền phái truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam. Tôi đoán thầy thuộc giòng Liễu Quán. Và nếu suy ra tuổi tác thầy cỡ ngoài bốn mươi như vậy thuộc đời thứ 42 dòng Lâm Tế, và thứ năm hay thứ sáu giòng Liễu Quán. 

 Vân Anh ngồi nghe thầy nói chuyện say sưa bỏ đòn xuống ngồi dưới đất cạnh thầy Cường. Vân Anh kể cho thầy mấy con khỉ ở đây sao dạn quá. Thầy kể chuyện "hồi tổ Ngộ Không ra đây khỉ phá dữ lắm, am tranh của tổ nó dám phá mái phá vách vào rinh chuối trên bàn Phật. Về sau tổ dạy cách nào không biết tụi nó hết vào am, chỉ quanh quẩn bên ngoài chờ cho ăn. Bây giờ chúng nó vẫn dạn với người nhưng hết phá đồ đạc". Tôi muốn cúng dường nhưng thầy không nhận tiền, khi xuống ghe dùng cơm trưa tôi đưa cho chủ ghe nhờ mua thực phẩm lần sau.

 Bữa cơm trên ghe thật ngon, cũng cơm nóng đậu hủ chiên canh rau. Tôi nhìn thầy Cường và Vân Anh “Hôm nay mình đi vãn cảnh thiền am trong lòng cần chay tịnh”. Cả hai nhìn tôi tỏ ra bằng long. Vân Anh thêm “Chắc em và anh Cường nên ăn chay rằm mồng một”. Chiều xuống thật nhanh bởi bóng núi cao vòi vọi che khuất mặt trời khi bóng chiều vừa nghiêng. Những con hải âu đánh hơi thức ăn bay lượn rồi đậu xuống cột buồm. Gió chiều lành lạnh, không ai đem áo khoát nên cũng muốn trở về. Ghe ra khỏi Trũng nắng chiều hắc hơi nóng vào ghe, Vân Anh tiếc "Còn sớm sao mình về". Trên ghe tôi kể chuyện ngài Liễu Quán cho Vân Anh và thầy Cường: "Hình ảnh của thầy Ngộ Quán chẳng khác gì hình ảnh ngày xưa của ngài Liễu Quán. Ở Huế thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, thế kỷ 16, chúa thỉnh ngài vào dinh là thành nội Huế làm Quốc Sư, ngài từ chối chỉ ở am tranh bên núi Ngự Bình." Vân Anh nhắc lại chuyện đặt tên con "Anh cứ đề nghị một cái tên cho đứa con của em và anh Cường đi". Tôi lại từ chối. Thầy Cường nhìn tôi nói: "Vân Anh thích những tựa đề tên truyện ngắn của anh nên muốn vậy đó". 

Sáu mươi năm qua không trở lại, biết bao nhiêu thay đổi, chiếc am tranh chắc không còn dấu vết. Người dân cũng quên đi cái trũng này, ngay cả cái tên Ngộ Không có lẽ cũng đã đạt được sự không chứng không ngộ gì hết theo cái vô vi của đạo giải thoát. 

Chân Tính Hải

(Vòng Sân Cát)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1275)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1398)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1735)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 1902)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2155)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1274)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 1955)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1840)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2152)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 1624)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17073)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12284)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19013)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14024)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18063)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24518)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,