TRẦN YÊN HÒA - Học tập cải tạo mười ngày

12 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 6082)
TRẦN YÊN HÒA - Học tập cải tạo mười ngày

Một hồi kẻng đuợc nhà truởng Ngô Hoàng đánh lên, tiếng kẻng làm ai cũng rùng mình, nó gợi lên một cái gì đó rờn rợn. Người cán bộ quản giáo đi vào. Ngô Hoàng xăng xái ra chào, cán bộ nói với Ngô Hoàng điều gì đó. Ngô Hoàng lệnh cho anh em tập họp truớc sân lán. Nguời cán bộ đứng trước anh em, nói:
- Hôm qua các anh đã khai lý lịch cá nhân xong. Tất cả đang được trên duyệt xem sự thành khẩn của các anh như thế nào. Hôm nay các anh đi lao động trên Khung. Chỉ trừ những anh em làm ở nhà bếp và các “anh nuôi” được ở nhà, còn tất cả phải đi lao động. Các anh phải lao động cho thật tốt, lao động tốt là một điều kiện để các anh sớm về đoàn tụ với gia đình.
Những người trong các bộ phận được người quản giáo nêu tên ra khỏi hàng, tất cả số còn lại đi theo người cán bộ ra cổng.
Khung là bộ chỉ huy liên trại và là khu nhà của những gia đình cán bộ, bộ đội đang làm việc ở đây. Trong lúc giao thời này, nhiệm vụ quản lý và cải tạo “ngụy quân, ngụy quyền” đuợc giao cho Ban Quân Quản. Quân đội có trách nhiệm tiếp nhận và cai quản đám sĩ quan trình diện này, cho nên các gia đình bộ đội được sống ngay trong khu vực, trong mấy khu nhà tiền chế. Họ ở một khu riêng.
Đám cải tạo được đưa ra làm vệ sinh, khai thông cống rãnh, dọn dẹp bàn ghế cho Khung.
Khi toán ra đến cổng chính, Soại đã thấy có nhiều toán khác ở các khu vực kế bên cũng đi lao động. Những đám này ra làm vệ sinh và dọn dẹp trên khoảnh đất trống ngoại vi khu Trảng Lớn. Tiếng vui cười của ngày hôm qua không còn nữa. Ai cũng đăm chiêu, bạn bè cũ gặp nhau chỉ đưa tay vẫy. Mỗi toán, ngoài người quản giáo dắt đi, luôn luôn có một hai vệ binh cầm súng AK đi kè kè bên cạnh. Những người vệ binh mặt mày lạnh tanh, nói tiếng bắc kỳ trọ trẹ rất khó nghe.
Doanh trại ở trong vòng rào kẽm gai. Chung quanh có những cái chòi cao, có bộ đội canh gác, ở đó có thể quan sát toàn vùng. Bộ đội túc trực ở đó, súng chĩa thẳng, có thể tác xạ bất cứ lúc nào nếu có động tĩnh. Toán của Soại đuợc dẫn đến một khu doanh trại, ở đây đồ đạc vất bừa bãi như đã bỏ không lâu lắm rồi, vắng ngắt. Người cán bộ tập họp anh em một lần nữa, rồi phân công:
- Các anh bây giờ vào dọn sạch sẽ khu này. Nơi đây, nay mai sẽ là Bộ Chỉ Huy Khung về làm việc. Các anh em chia ra làm 3 toán, toán khiêng dọn bàn ghế, toán làm vệ sinh, toán quét dọn linh tinh, theo thứ tự mỗi B lãnh một phần việc.
Soại nghe lạ tai, những danh từ như A, B, C phân chia theo cấp tiểu đội, trung đội, đại đội. Cái mới bắt đầu, kể cả những ngôn ngữ như: quán triệt, khẩn trương, hồ hởi, anh cũng đuợc nghe lần đầu tiên.
Nắng bắt đầu nóng trên đầu, không ai đem mũ nón theo cả. Soại ít khi đội mũ và cũng nghĩ trong đầu là đi học tập mười ngày, mà chắc là học trong phòng, lớp, nên anh không đem mũ theo, dù hồi bán ở chợ trời, anh đã mua một cái mũ bành đội che nắng. Nắng Sài Gòn hay nắng Tây Ninh đều không là hiền và đẹp như trong thơ Nguyên Sa, nắng ở đây xuyên qua đỉnh đầu bốc lên hừng hực. Trong đám anh em, có lẽ ai cũng nghĩ rằng, đi học tập chính trị thì cũng như đi học văn hóa, nên anh nào cũng quần áo sạch sẽ, bảnh bao, bây giờ, đi lao động khuân vác như thế này thật không phù hợp chút nào. Niệm cũng vậy, quần tây xám, áo thun màu xanh da trời, trông Niệm còn rất trẻ và “bô” trai. Soại và Niệm hì hục khiêng một cái bàn dài từ trong nhà ra ngoài bãi đất trống. Chiếc bàn nặng nên hai nguời bắt đầu thở nặng nhọc.
Niệm nói:
- Không biết làm việc kiểu này bao lâu đây, sao không thấy động tĩnh về chuyện học tập gì hết thế này Soại?
Soại thả hai tay ra khỏi chân bàn, anh vừa thở, vừa trả lời bạn, vừa trấn an mình:
- Tôi nghĩ mình dọn dẹp chỗ này mấy ngày là họ sẽ cho mình học tập thôi. Nói vậy chứ học mấy bài chứ có gì đâu, hạ sĩ quan và binh sĩ chỉ học có ba ngày đó sao.
Soại nói theo suy nghi lạc quan. Tuy nhiên anh cũng thấy mờ mờ đó là võ đoán, không chính xác. Anh nói thế như là một an ủi, một vỗ về cho chính mình.
Niệm băn khoăn:

- Hôm mình đi, vợ con mình chỉ còn mấy ngàn đồng, lại ở nhà thuê chứ mình đâu có nhà. Nếu mà không về đúng mười ngày thì chắc vợ con mình ra ngoài đường ở quá. Mình lo lắm.
Soại nghĩ mình cũng may mắn hơn bạn. Nại Hiên và ba con dắt díu nhau về quê rồi. Anh cũng an tâm. Ai cũng nghĩ, chế độ mới là chế độ của nông dân, nên về quê là chắc ăn.
Niệm đã kể về chuyện gia đình của Niệm cho Soại nghe. Chàng trai Long An đi lính ra trường bốc thăm về tiểu khu Bình Định, anh buồn bã vì biết rằng vùng 1 và vùng 2 là những nơi địch hoạt động mạnh, anh đã được biết qua về liên khu 5 - Nam, Ngãi, Bình, Phú - cái ổ cộng sản. Niệm đã đến đó, đã sống với những người lính địa phương quân, đã từng đi hành quân qua những thôn làng hẻo lánh, những vùng xôi đậu, ban ngày quốc gia ban đêm cộng sản. Thế rồi anh gặp Ngọc, cô gái Quy Nhơn, trong những ngày nghỉ phép dưỡng quân. Tình yêu đã đến, hai người lấy nhau, cho nên Bình Định đã cột chân anh lại. Ngày đơn vị anh di tản theo lệnh của tiểu khu vào Sài Gòn, anh không dẫn vợ con về quê cha mẹ ở Long An mà thuê nhà ở Sài Gòn ở tạm. Bây giờ vợ con anh ở đó, đợi anh, mười ngày đi học tập về sẽ tính sau. Bây giờ là ngày thứ hai, anh đang dọn vệ sinh ở đây, còn tám ngày nữa, không biết có được về hay không đây?
Dãy doanh trại này có một số căn nhà có người ở, đó là những gia đình bộ đội trong hệ thống Ban Chỉ Huy được điều về đây. Soại nhìn những đứa bé chạy tung tăn ngoài sân, anh chợt nhớ con mình quá. Anh Thư, Đông Nghi cũng trạc tuổi đó. Một đứa bé chạy lại gần, anh ngoắc tay, hỏi:
- Cháu tên gì, cháu mấy tuổi rồi?
Con bé nhìn anh mắt lấm lét, có vẻ sợ sệt. Anh hỏi tiếp:
- Chú hỏi con sao con không trả lời?
Con bé nói giọng bắc:
- Cháu ba tuổi, cháu tên là cái Sâu.
- Cháu đi học chưa?
- Bố mẹ cháu mới chuyển vào đây, cháu chưa đi học.
Con bé có vẻ dạn dĩ chút đỉnh, nó hỏi lại:
- Các chú làm gì ở đây vậy?
- Các chú làm vệ sinh, dọn sạch sẽ để cháu có chỗ chơi đó.
- Sao bố mẹ cháu nói các chú lao động?
- Ừ, thì làm việc là lao động.
Con bé nhìn Soại cười để lộ hàm răng sún, rồi nói:
- Bố cháu nói các chú là “phạm”, sáng nay bố cháu dẫn phạm đi lao động đó.
Soại chợt nghe lạnh người, con bé chắc nghe bố mẹ nói thì nói lại thế thôi. Nhưng anh cũng thấm trong lòng một nỗi xót xa.
Có tiếng gọi, giọng đàn bà bắc kỳ, vọng ra từ trong một dãy nhà đàng kia:
- Cái Sâu đâu rồi?
Con bé nhanh nhẩu trả lời:
- Con đây, con đang đứng chơi với mấy chú đây này.
Cũng tiếng người đàn bà, như rít qua hai kẻ răng:
- Mày về nhà ngay, đừng có ra ngoài đó, đừng có liên lạc với bọn phạm, nhá.
Con bé nghe tiếng kêu giục giã, vội chạy về nhà. Chỉ còn lại đám anh em học tập hì hục khuân vác đồ đạc, dọn dẹp vệ sinh mọi nơi. Dương, chàng trai Võ Bị, nay đã được cán bộ quản giáo chỉ định làm B trưởng, chạy ra chạy vô hối thúc anh em làm việc.

Nắng chói chan trên đầu.

Buổi chiều xuống chậm. Nắng vương trên những cành cây khô, mặt trời đỏ thẳm lui về sau rặng núi. Ở đây có thể nhìn dãy núi Bà Đen phía xa xa, dãy núi dài, không cao lắm, nhô lên một vùng.
Đã qua một tuần ở trại Trảng Lớn, đám sĩ quan trình diện, ban ngày đi lao động ngoài trảng hoặc làm vệ sinh khu doanh trại. Chưa có một ngày nào học chính trị. Điều mà anh em ai cũng mong nó đến. Học để trả nợ cho xong. Mười ngày. Rồi còn phải về lo công việc gia đình nữa chứ.
Gió mát thổi hiu hiu. Anh em tập trung cải tạo đã trở về lán sau một ngày lao động. Thật ra, lao động cũng chỉ cầm chừng. Cốt yếu là khai lý lịch. Cán bộ quản giáo đã nói đi nói lại với anh em tập trung: “Cách mạng đã biết hết việc của các anh em đã làm, anh em đừng dấu diếm chi cho mất công. Cách mạng chỉ cần biết các anh em thành khẩn đến đâu thôi. Đoàn tụ với gia đình mau hay chậm là ở anh em.”
Câu nói có vẻ ởm ờ, lấp liếm, che dấu một điều không thực mà anh em thì vô tư, không nghĩ đến hay có nghĩ đến cũng cố gạt qua một bên để chờ đợi, để xua tan những buồn lo.

“Ngã tư quốc tế” là tụ điểm của các con đường trước các dãy lán mà các anh em cải tạo đang ở. Các con đường làm song song theo các lán. Có hai con đường chính gặp nhau tại một ngã tư, nên anh em đặt tên là “Ngã Tư Quốc Tế”. Buổi chiều khi ăn cơm xong, là giờ nghỉ ngơi, anh em từng tốp, từng tốp đi qua đi lại trên những con đường này. Đến “ngã tư quốc tế”, họ dừng lại đông nhất. Đủ mọi câu chuyện trên trời, dưới đất, chuyện gia đình, vợ con, đơn vị cũ, di tản, tình hình chính trị, rồi cuối cùng ai cũng nói đến một điều đang suy nghĩ, mười ngày học tập, sao chưa nghe động tĩnh gì?
Dương mới vô trại chưa đầy mười ngày mà tiến bộ thấy rõ. Anh hăng say trong chức vụ B trưởng và công việc gì anh cũng xung phong đi đầu. Dương đang đi với Khả, người khóa đàn anh. Hai người đang nói chuyện về những người bạn cũ, ra trường, về đơn vị, bây giờ “đứt phim”, không biết ai còn ai mất.
Dương nói:
- Khi tôi về trung đoàn thì nghe nói niên trưởng Kỵ mất. Ông giữ chức vụ đại đội trưởng, đánh đấm rất chì. Sau đó ông xin về công binh, trên bộ Tổng Tham Mưu đã cho phép thì ông đụng trận chết.
Khả nói:
-Tôi về sư đoàn 2, trung đoàn 4 đóng tại căn cứ Rạng Đông, Quảng Ngãi. Nói thế chứ lội như điên chứ đâu có được ở căn cứ. Khóa tôi có Tùng về làm ban 3 trung đoàn, còn ra nắm đại đội hết. Tùng Huế hành quân ở Quế Sơn bị chết ở đó. Nguyễn Hạnh Phúc về trung đoàn 6, lâu rồi không tin tức.
Dương nghĩ đến mình, đến sư đoàn của anh. Những ngày ở Quảng Trị, Ái Tử với chiến hào, gió cát, đạn pháo mù trời. Lính hiện dịch như anh bây giờ không còn gì nữa. Kỷ niệm quân trường, tình huynh đệ chi binh, niên trưởng, đàn em. Chẳng còn gì. Trước mắt là phải làm sao cho được về sớm để làm lại cuộc đời.
Dương nói:
- Thôi anh, bây giờ mình đã thua trận rồi. Mấy ông lớn, đàn anh của mình đã cao bay xa chạy, mình cũng đừng nhắc lại chuyện ngày xưa làm chi, mình coi nhau như bạn là được rồi.
Khả hơi hụt hẫng một tí. Một tí thôi. Vì anh cũng đã biết về Dương, trong số những đàn em khóa sau, truyền miệng nhau, Dương ra trường bon chen đủ mọi chuyện về chức vụ, quyền hành, tiền bạc. Đủ mọi chuyện. Tuy là con một mẹ, nhưng có đứa này, có đứa kia, làm sao mà nói được.
Khả trở lại chuyện học tập:
- Dương tiếp xúc với quản giáo, mấy ông có cho biết ngày nào mình bắt đầu học tập không?
Dương trả lời rất tỉnh:
- Bao giờ thì bao giờ. tôi chẳng có gì lo lắng cả.
Câu nói của Dương khiến Khả hơi thất vọng. Một điều là, những suy nghĩ, lo lắng là những lo lắng chung. Hỏi nhau để biết, để chia xẻ. Câu trả lời của Dương làm Khả cụt hứng. Sao Dương thay đổi ý chí mình mau quá vậy. Nhớ những ngày còn tại quân trường, những đàn em như Dương, gặp niên trưởng khóa đàn anh ở đâu cũng phải chào kính, nói năng lễ phép. Bây giờ thì “giậu đổ bìm leo” mất rồi.
Trời đã ngã màu đen, tất cả các anh em đi qua đi lại trên các con đường hay tụ họp tại Ngã Tư Quốc Tế từ từ rút vô “chuồng”, như một đàn bò, đàn gà, đàn súc vật, đến giờ là vô chuồng ngủ.

***

Đến ngày thứ mười mà vẫn biệt vô âm tín chuyện đi về.

Về! Sao tiếng gọi dễ thương quá mà chẳng bao giờ có trong đời của những người trình diện. Họ như những nhân vật trong những vở hài kịch hay những vở xiếc. Ngơ ngác, ngây ngô, tin tưởng một chuyện không bao giờ có thật. Khi chiếc lưới bủa ra để hốt một mẻ cá lớn thì đừng hòng. Những người chiến thắng đã trả lời một câu rất nhẹ nhàng: “Có câu nào trong bản thông cáo nói là đi học tập cải tạo với thời gian là mười ngày đâu. Trong bản thông cáo ghi rõ là đem đồ ăn, thức uống, áo quần xử dụng đủ trong mười ngày, có nghĩa là trong mười ngày đầu tiên cách mạng chưa lo kịp thì phải cần những vật dụng cá nhân ở nhà mang theo.”. Câu trả lời thật “chuẩn” nhưng đã làm anh em chưng hửng. Anh em có một số người đã thất vọng, chữi thề vung vít. “Đồ đểu, đồ chó má.” Câu chữi thề chỉ có tác dụng vào không khí.
Ngày thứ mười là ngày đánh dấu niềm tin của anh em đối với “cách mạng”.

Thật rõ ràng là lính miền Nam lơ mơ về chính trị. Đọc về cộng sản chỉ hiểu lờ mờ. Đi lính vì không có con đường nào khác. Đi tác chiến vì không “chạy” được làm việc ở văn phòng. Khi ra tác chiến nắm chức vụ thì phải thi hành lệnh. Cái sứ mạng cao cả như bảo quốc, an dân, trí, nhân dũng, thành, được đọc lên như những ngôn từ nghe từ lỗ tai này qua lỗ tai kia. Nhưng họ có cái hay là cuộc sống xã hội và gia đình đã tạo thành nếp trong họ những trật tự, những mẫu mực. Như tôn trọng của công, có hiếu thảo với cha mẹ, tình yêu Tổ Quốc. Cái đó như giòng máu đỏ len lỏi trong từng li ti huyết quản của đời sống họ. Nó tự nhiên như cây xanh trổ lá, trổ hoa. Cho nên, dù thất bại trong cuộc chiến, họ vẫn mang cái tâm thức ẩn tàng kia. Những mưu đồ nhỏ nhen, chơi chữ, để đưa họ vào tròng, đã làm trong họ tan loãng đi những niềm tin ban đầu với chế độ mới.

Ngày thứ mười là một ngày buồn hiu. Buổi chiều anh em đi lao động về, ăn cơm, tắm rửa xong là đi lòng vòng trên những con đường chung quanh Ngã Tư Quốc Tế. Nét mặt tươi hồng của một số anh em sau mười ngày dãi dầu ngoài hiện trường đã biến thể. Sạm đen. Áo quần đem theo phải mặc để đi làm cũng lấm lem. Quần áo mặc đi chơi, đi dự học tập, theo họ nghĩ, là áo quần dân sự bảnh bao, mà bây giờ đem “cày” ngoài hiện trường. Đào đất, khiêng PSP - đó là những tấm vỉ sắt lớn ở phi trường trực thăng dã chiến Trảng Lớn. Dọn dẹp và phá đi những hầm trú ẩn của lính Mỹ bỏ lại, phá những hàng rào kẽm gai dày đặc, dù chỉ mới mười ngày cũng làm áo quần te tua. Họ bắt đầu tim cách “mưu sinh thoát hiểm”. Đó là lấy những cái bao cát còn xài được để may những cái mũ, trước tiên là đội che nắng. Rồi cũng bằng vải bao cát, họ may những cái quần đùi để thay đổi cho những cái quần đã rách. Rồi đến cái áo, cái quần dài mặc đi lao động. Mốt thời trang bằng bao cát được phát động rầm rộ trong cả trại. Hai ông lớn, một ông giữ chức vụ Tổng Giám Đốc ngân hàng Quốc Gia Việt Nam ngày trước, và một ông là bác sĩ Viện trưởng Viện Đại Học Y Khoa SG, đã đấu đá nhau, giành qua giựt lại, dằng co nhau, vì một cái bao cát, trong một buổi đi lao động bên ngoài. Hai người nhìn thấy cái bao cát cùng một lúc nên không ai nhường ai, suýt đánh lộn. Đó là hoạt cảnh đầu tiên.

 Đi với Niệm trên con đường trong khuôn viên những lán trại. Soại nói:
- Như vậy là tụi mình hết hy vọng trở về sau mười ngày. Đôi lúc mình nghĩ không thể về được, nhưng rồi lại cố tin.
Niệm nói, giọng đầy những băn khoăn:
- Với mình thì không sao nhưng lo cho vợ con quá. Mình cũng thật dại dột khi để vợ con ở lại Sài Gòn. Vợ mình người quê Bình Định, đâu có rành đường đi nước bước ở Sài Gòn. Bây giờ mình về không được, không biết tính sao đây?
Soại an ủi bạn:
- Thôi, có lo lắng cũng chả được gì, mình đang ở trong rọ của tụi nó mà.
Soại nhìn bạn kỹ hơn. Mới mười ngày mà Niệm đã xuống sức thấy rõ. Gầy và đen. Ba ngày đầu đám tập trung còn được cho ăn gạo tốt. Đến ngày thứ tư thì khi đi lãnh thực phẩm, người “anh nuôi” thấy gạo có mùi mốc, cầm lên tay toàn cám mục. Gạo chỉ còn lại xác khô, hết chất.
Người anh nuôi khiếu nại, được cán bộ hậu cần trả lời:
- Các anh ăn đỡ, đây là gạo Trung Quốc tiếp tế cho bộ đội ta. Từ bắc chuyển vào Nam chất ở kho trên núi, bộ đội ta chưa ăn đến thì đã giải phóng Sài Gòn. Bây giờ các anh ăn gạo này tuy là hơi mốc nhưng còn hơn lúc chúng tôi chiến đấu trong rừng, chỉ có ăn khoai củ và uống nước lã.
Anh em tập trung ăn gạo mốc, không có chất B1, thịt ai cũng loãng ra rồi sưng lên, lấy tay bấm vào thì không trở lại bình thường mà lõm sâu vào. Phù thủng. Ai cũng thấy như mình yếu oặt ra, ngồi không muốn cử động.
Soại bị phù thủng. Người anh tự nhiên thấy yếu hẳn đi, làm việc, cuốc đất hay khiêng đồ, chỉ một chặp là thấy mệt, mắt đổ đom đóm. Niệm cũng bị phù thủng nhưng đỡ hơn Soại. Niệm chỉ đen và gầy hơn.
Niệm nói:
-Mình đi không đem theo thuốc men gì, anh em có cho mình một ít viên B1, để mình chia cho Soại mấy viên. Loại thuốc này uống vào thì đỡ phù thủng.
Soại cảm động vì lòng tốt của bạn. Gió chiều hiu hiu se lạnh. Mặt trời thấp thoáng ở phương tây chiếu những tia nắng vàng úa cuối ngày. Gió mát thổi về từ hướng đông làm dịu đi cái khô rang của một ngày mùa hè. Anh em tập trung từ từ đi về lán trại của mình. Đi loanh quanh, tán chuyện gẩu, nghe đài phát thanh ong ỏng nói, ong ỏng hát những bài ca với âm vực cao làm chói tai. Tất cả rồi cũng chán.
Đài phát thanh lúc nào cũng oang oang, chính sách của cách mạng trước sau như một. Như một, như một, nghĩa là không thay đổi, là khoan hồng, độ lượng, dẫn dắt những người «lầm đường lạc lối» trở về với nhân dân, với dân tộc. Nhưng mười ngày chỉ là đem đồ dùng xử dụng đủ mười ngày. Chứ có chữ nào ghi trong bản thông cáo nói là thời gian học tập là mười ngày đâu. Biết không?
Niệm và Soại vào phòng, vừa nằm xuống chỗ nghỉ của mình thì nghe một tiếng bùm thật lớn đâu bên dãy doanh trại bên kia. Tất cả anh em trong lán im lặng nhìn nhau.
Một chốc có tiếng người nói :
- Chuyện gì đã xảy ra bên đó vậy?
- Tiếng nổ của lựu đạn.
Không ai biết. Tiếng nổ rền của lựu đạn. Anh em toàn là sĩ quan nên chuyện phân loại tiếng nổ của vũ khí rất dễ dàng. Có thể là vệ binh làm sẩy chốt lựu đạn hay có thể là khu vực trại bị tấn công. Không ai đoán ra cả. Anh em, một số còn ngồi uống nước lạnh đun sôi, cũng dẹp đồ đoàn đi ngủ.

Hôm sau, đi lao động ngoài hiện trường, anh em chuyền miệng nhau. Đêm hôm qua, dược sĩ Mai Gia Thược đã tung lựu đạn tự tử, vì biết mình đã lầm khi đi trình diện tập trung.
Soại cũng biết niềm tin mười ngày học tập của mình cũng bị xói mòn. Anh không còn hăm hở về ngày về nữa. Anh nghĩ, ít nhất cũng ở đây cũng ba tháng hay sáu tháng ? Chứ không thể ngắn ngày được. Anh an tâm đôi chút với suy nghĩ của mình. Dù gì thì vợ con anh cũng đã về quê. Cái gánh nặng như được trút đi một phần.

Trần Yên Hòa

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1260)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1373)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1714)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 1877)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2128)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1254)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 1931)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1819)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2131)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 1604)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,