NGUYỄN ĐÔNG A - Hai con ma đường hàng dương.

11 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 6106)
NGUYỄN ĐÔNG A - Hai con ma đường hàng dương.

 

Đêm tối tăm lạnh lẽo, hai đốm lân tinh bay qua bay lại, vờn nhau chạm lẹt xẹt trên cành dương. Hai đốm sáng rơi xuống bãi cát vàng hiện ra bóng trắng, một tóc dài một tóc ngắn, hai con ma nữ hai thế hệ, một đài các, thục nữ, một tinh quái, ương bướng. Hai con ma đồng cảnh, dị tử kết nghĩa chị em.

Chỉ một con đường mà sao khác quá. Một bên ngã tư là khúc đường u ám, ghê rợn, rừng dương nối liền khu nhị tỳ um tùm cây hoang cỏ dại, đêm tối đen, đom đóm chập chờn, thỉnh thoảng thăng lên vài đóm lân tinh từ mộ, bay lởn vởn. Người yếu bóng vía, đi qua ban ngày thấy rợn tóc gáy, nói chi đêm. Còn phía bên kia ngã tư là hai dãy hàng quán san sát, quán cà phê đèn mờ, quán karaoke, bia ôm, những hang động lụp xụp của những cô gái đứng đường. Đèn đường sáng choang, đèn quán lờ mờ, tiếng nhạc xập xình.

Một bên là hoạt động về đêm của con người, một bên thế giới của ma quỉ.

Con ma em chải mái tóc mượt dài thời con gái cho ma chị. Hai con ma ôm nhau trong sương lạnh, miên man nghĩ về chuyện đời mình. Ma chị tên Diễm, ma em là Thắm.

Diễm nhớ lại năm cô mười tám tuổi, năm cuối cùng của thời trung học, cô si mê thầy dạy văn, si mê đến ngu dại, thầy dạy kèm để cô dự kỳ thi tú tài IBM.

Thực ra, không ai giết cô cả, cái lễ giáo, gia quy giết cô. Diễm tưởng mình có bầu sau một tối ở với thầy. Cô sợ ba má biết, không tiến xa được, thầy có vợ để dưới quê, lên đây núp dưới một trường đạo, trốn lính, dạy học. Bao đêm hoang mang, hoảng loạn, tuyệt vọng, Diễm hủy mình. Cô treo cổ trên cành sứ trắng bên cái am nhỏ ở góc núi, nợ trần còn nặng, hồn cứ lẩn quẩn, không sao siêu thoát được.

Còn ma em …

Thắm đau đớn, xót rát, nàng vừa hưởng cái cảm giác lạ lẵm, sung sướng hoan lạc từ hắn. Hắn khỏe như trâu, chỉ nghỉ vài phút rồi lại tiếp tục, rồi lăn đùng ra ngủ, rồi như còn tiếc nuối, chưa đủ, lại vùng dậy, tiếp và tiếp. Con thuyền dập dềnh, trôi lòng vòng thêm hai ba lần nữa ở khúc kênh lau sậy, trong buổi chiều ấy. Thắm tủi thân, nhìn hắn ngủ, thấy thương, nhưng biết cuộc đời mình không thể gắn bó với con người này được.

Thắm không cam phận, bỏ quê lên thành, lúc đầu phụ rửa ly chén ở một quán nhỏ. Khi đó, cô lớ ngớ, thấy gì cũng lạ, thấy ở một cổng phụ nhà thương gần quán, nhiều người xếp hàng dài, hỏi ra mới biết, người ta chờ “bán máu”, được cho ăn một bát phở ở căn tin, được trả vài trăm ngàn. Rồi Thắm làm gái bia ôm. Cô nghĩ, người có nhiều máu thì bán cho nhà thương, người nghèo có sức thì bán mồ hôi. Thắm không có, nên bán thứ khác, cũng là thứ trên người. Cô bán thân bán xác, bán thân thể tươi mát, cô bán tuổi trẻ, tương lai. Thắm nghĩ, mình đâu có đi ăn cắp, ăn trộm, bán của mình, sao phải sợ.

Nhưng rồi cô gặp chuyện không may, một thằng lừ đừ say đến đưa tiền, hắn không chở cô vào nhà trọ, mà đưa ra khu rừng dương, đám bạn, năm bảy đứa phục sẵn. Cô không thể phản đối, thằng bảo kê giữ tiền rồi. Cô lả người, nhừ tử, theo vòng luân phiên, trúng gió độc, đi luôn. Cả bọn sợ quá, trốn, bỏ lại cô nằm chơ vơ đó, tới trưa người ta phát hiện. Công an điều tra, biết là chuyện mua bán, xếp hồ sơ. Vả lại, chuyện dính tới mấy cậu ấm, con quan đầu tỉnh, làm ra, không khéo gặp tai họa,. Những vụ liên quan tới dây mơ rễ má quan chức, mấy tờ báo lớn miệng mồm, lý lẽ đầy, còn thua xác xơ. Xét cho cùng không ai giết ai , chỉ là chuyện tai nạn nghề nghiệp.

Ma chị giữ gìn, khép kín bao nhiêu thì ma em buông thả, táo bạo, bất cần bấy nhiêu.

Hai con ma ôm nhau thủ thỉ tâm sự, cười rúc rích. “Chị có vừa gì đâu, hôm chị gặp bạn học, cái anh thương thầm nhớ trộm, chạy xe lam chở cá, nhậu say đi chơi gái bên kia ngã tư, chị bưc. Chị đợi ảnh ra, vừa ngồi vào yên xe, thì hiện ra, thè cái lưỡi dài , đỏ lòm, liếm một đường vào cổ, thấy lạnh, ảnh ngoái lại, la bải hải: “ Ối trời, con Diễm, em hả, đừng nhát anh, anh không dám … ”. Bò, lết, nước rỉ ra quần, ảnh chạy, bỏ cả xe lam kiếm cơm. Tảng sáng hôm sau, ảnh ra mã, đi cùng với “anh thầy” hại chết chị, cúng cúng vái vái, hết biết”.

“ “Anh thầy”, nhìn cái bản mặt thằng chả, khó ưa!”, ma em nói.

“Muốn chết sao mà ưa, thì trị rồi”, ma chị bênh.

“Còn ghét”, ma em…

Diễm thấy “anh thầy” điển trai, đạo mạo cô thương yêu, kính trọng, giờ khác quá. Còn là anh không? Chắc là do hoàn cảnh. Bên “chính quyền” thiếu người điều anh sang. Anh có nhiều chữ, tính toán, biết trước sau, nên chẳng lâu ngoi lên vị trí đầu.

Anh ra vẻ ta đây, không hối lộ, ăn bẩn như người khác. Nhưng chỉ một mặt về quản lý công trình xây dựng, ông kiếm khá bộn. Anh làm như chỉ nhận số phần trăm tỉ lệ ít ỏi, tiền giám sát trên cho, nhưng ẩn kín thì có thêm số phần trăm thỏa thuận, số tiền nhiều chữ số, bên trúng dâng cúng. Ông đủ khôn ngoan lèo lái, phù phép trúng theo ý, đấu thầu chỉ là hình thức. Công trình, ruột bên trong rỗng, mặc.

Ngày lễ, ngày tết đông người đến dâng tặng bì thư, thêm vào hầu bao, tùy theo nặng nhẹ, ông có thái độ đối xử với khách về sau. Ông rất khéo léo kín kẽ, hoàn hảo trong văn hóa bì thư, biết “chia sẻ” đúng người, đúng “bè” đúng “bạn”.

Ông vững như bàn thạch, lâu lâu bầu bán lại, người ta cũng cơ cấu ông ở lại vị trí cũ, để bảo đảm cho "sự nghiệp, lợi ích chung". Bao nhiêu bổng lộc, ông đủ mua sắm xe hơi đời mới, xây nhà lầu, nuôi vợ nhỏ, mua cho thằng con vốn được mướn đẻ, một cái ghế trong tỉnh.

Ông thường vào bia ôm giao dịch, trao đổi về số phần trăm ẩn. Thấy mấy em sà vào, thế nào ông cũng hỏi bao nhiêu tuổi, dưới mười tám thì rách việc, chủ biết ý, nên em nào cũng thủ sẵn chứng minh nhân dân, chìa ra để làm tin.

Nhiều hôm, gã giao dịch đẩy cô gái bia ôm vào trong toa lét, bắt đứng lên cái nắp đậy bồn cầu, tuột nửa quần jean cô gái, vùi mặt vào như khùng như dại. Cô gái tựa lưng vào tường, trân mình chịu đựng, uốn éo nửa thân. Ông chỉ cười cười chứ không tham gia. Còn cái anh tà lọt, đi theo uống thay cho sếp, chốc lát lại chạy, ôm một bồn cầu khác, móc họng, nôn mữa tung tóe trong ngoài. Ông mặc, muốn có tiền, phải chịu vậy. Người ta ôm nhau xà nẹo, sờ mó trên dưới, không còn mắc cỡ, ông mặc, cho trở lại văn minh bầy đàn.

Con ma chị có lúc theo vào, thấy vậy, lắc đầu, kéo ma em bay tuốt.

Vợ vô sinh, “anh thầy” lấy vợ nhỏ, lại là con bạn học cùng thời. Ma chị tức muốn trào máu. Ma em thấy vậy, bênh chị, chờ lúc “anh thầy” vừa xong chuyện ấy, liền vuốt vuốt cái đó, nó cứng luôn ba ngày không xuống, “anh thầy” đâu dám ra ngoài. Con vợ nhỏ nói: “Tại anh lạm dụng thuốc”. Ma chị hiền lành, thấy tội, lén ma em đến thổi phù một cái, trở lại bình thường. Ma em biết được, giận một hồi, trách móc một hồi, rồi thôi, sao bắt giống nhau được, ma chị chỉ biết ghen, không biết hận, không biết ác.

Cái anh “lực điền” làm mướn ngày trước của Thắm giờ yếu lắm. Hắn uống “đế” mỗi ngày, không cóc, ổi thì uống khan. Uống một mình, uống xỉn hay hát mấy câu vọng cổ nhạt thếch, tân nhạc thì hát bài, có cái câu: “Sao em vội lấy chồng…” lãng nhách. Bởi từ lúc Thắm biệt tâm, hắn tưởng cô đi lấy chồng ở nước người, như bao con gái trong thôn. Hát rồi khóc. Mới đây, người hắn bỗng dưng sưng phù lên, da chuyễn vàng, hàng xóm tốt bụng chở lên nhà thương huyện, ngày hắn gặp Thắm chắc không xa…

***

Khuya khoắc, con ma em quì nguyện dưới bệ Chúa giang tay. Con ma chị, về gốc sứ nghe sư cô tụng kinh, gõ mõ.

Nhưng để chi, thiên đường thì không được rồi, “ miền cực lạc” càng vô vọng, người giàu hiến tế tiền của, giành hết chỗ. Lại “sân si, hỉ nộ”. Hai đốm lân tinh, hoang mang, lẹt xẹt, hồn biết bay về đâu…

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 265)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 333)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 336)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 540)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 531)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 386)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 810)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 669)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 804)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 718)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,