NGUYỄN HỒNG - Bên bờ sông gió hát

30 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 6391)
NGUYỄN HỒNG - Bên bờ sông gió hát

 

Gió từ sông ràn rạt thổi bạt một góc cỏ trai, lẫn đôi ba khóm lục bình bị dập tơi tả nổi nênh bám bờ. Kha choàng lại khăn quàng, trùm chùm hum qua đầu rồi lại tháo ra buộc tới buộc lui quanh cổ. Gió vẫn thông thốc thổi ngược vào chừng muốn nghẹt thở. Gió thổi ù cả hai tai. Thằng An vừa lui cui buộc lại dây dày vừa càm ràm chuyện tự dưng bị tóm cổ lôi ra bờ sông không một ý kiến.

Gió rét như này chị kéo tui ra đây làm chi hử. Có chuyện chi ngồi trong lán nói cũng được. Đằng nào thì làng xóm cũng biết tui thích chị rồi. Chị không ưng tui thì thôi, cứ im lặng hành hạ tui thế này về tui mách mẹ.

Kha dấm dứ nắm đấm kiểu ra lệnh cho thằng An im ngay. Thằng An im lặng trong hậm hực. Kha loay hoay cái khăn quàng cổ một chặp rồi ghé tai thằng An nói nhỏ.

Tui tính nhờ An một việc, An giữ bí mật cho tui.

Giữa mênh mông sông nước với gió trời, tiếng thì thầm của Kha làm thằng An khó chịu. An nói như hét. Chị thì thầm làm chi, đây có ai nghe thấu đâu. Nhưng Kha vẫn không thể nói to cho rành mạch với thằng An được. Kha dí dí đầu ngón chân xuống đất thành một hõm nước lấp xấp rồi vô thức gạt búa xua vào chân thằng An.

Tui tính làm mai cô Mến cho già Khoai, An thấy được không.

Trời đất thánh thần ơi, có chi liên quan đâu mà chị làm tui hồi hộp muốn nghẹt thở. Còn dấm dấm dúi dúi lôi tui ra đây nhỏ to. Tui thắc thỏm theo chị vì tưởng chị ra đây để nói thương tui chớ.

Kha không để ý lắm đến cái mặt đang nghệt ra của thằng An. Gió không ngừng thổi. Đám tóc hoe hoe vàng của An lơ thơ ngược xuôi với gió khiến Kha bật cười.

Thương hay không thì tui vẫn luôn bên An mà.

Kha dịu dàng nhìn An. Cái nhìn ấm áp chất chứa. Thằng An sao chẳng chịu hiểu gì nhỉ. Đúng là đồ con nít tồ tẹt. Nhiều lúc nó cứ hỏi tỉnh queo làm Kha phát bực. Kha vùng vằng bảo không thương, khùng mà thương ông hả. Nhưng nói xong, mặt thằng An buồn xo, Kha lại thấy giống như là mình vừa lỡ lời. Kha trách mình vô tâm. Tiếc chi đâu một câu ừ mà Kha không thể nói với An được nhỉ. Không có An Kha cũng thấy trống vắng lắm mà. Nhưng mà nó lớn rồi nó phải tự hiểu chứ nhỉ. Đúng là đồ con nít tồ tẹt. Kha tự trấn an và gạt phắt mọi mông lung.

Ai thèm kiểu ban ơn của chị. Tui chỉ muốn chị nói chị cũng thương tui để tui còn có căn cứ mà chắc lỏm. Bọn trên thị tứ cứ bảo tui theo chị lẽo đẽo tối ngày nhưng chị không thèm để ý. Tui bảo với tụi nó là không để ý sao chị để tui theo. Bọn chúng cũng công nhận là tui có lý. Nhưng tui vẫn không chắc chắn được. Tui thì tui cứ muốn chị ừ đại để cái bụng tui thấy an tâm.

Kha biết trả lời sao với thằng An. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Kha cao và có da có thịt hơn. Hồi thằng An mới theo mẹ chuyển đến xóm bồi này, Kha là người cùng trang lứa đầu tiên nó tiếp xúc. Nó đang bắc ghế hái lá chuối thì bị thụt hố cát lăn lông lốc cả người lẫn ghế về phía mương nước nơi Kha đang xúc tép. Kha hô hoán bọn trẻ chăn trâu từ phía đê vớt An lên. Bọn trẻ ùa xuống hoảng loạn và xông xáo cứu người. Đứa nọ nối tay đứa kia kéo được thằng An lên thì quần một nơi, người một nơi. Kha ý tứ lấy lá chuối đắp vội. Lũ trẻ cười như vỡ trận. Kha cũng xấu hổ đỏ lừ mặt mày nhưng cố làm ra vẻ bình tĩnh xua bọn trẻ tản ra để An có đường thoát về. Tối đó thằng An thập thò phía bờ rào. Con Vện thấy hơi người lạ sửa váng cả góc làng. Kha cầm đèn pin rọi ra, chưa kịp định thần người thì thấy thằng An đặt đùm ngô nướng trước mặt, lý nhí nói cảm ơn cảm ơn rồi chạy miết. Kha tiện thể kể chuyện túi ngô rồi lần lần kể đến chuyện thằng An té mương nước với mẹ. Mẹ vừa khuấy nồi cám, vừa nói qua khói bếp. Hai đứa bằng tuổi nhau đấy, đừng ỷ to xác hơn nó mà bắt nó gọi chị. An làu bàu một mình, ai thèm làm chị, nó thích gọi chị cứ gọi. Thực ra Kha đâu có ỷ lớn mà bắt nạt thằng An. Tại thằng An không chịu hiểu Kha đấy chứ. Đâu cứ phải nói thương mới thương nhỉ. Đúng là đồ con nít tồ tẹt. Kha giận An lắt lay rồi quay sang giận luôn cả mình bướng bỉnh, lì lợm. Những cơn giận đến rồi đi nhẹ như gió trời. Kha thấy mỗi ngày vẫn được gặp An đều đặn nên Kha làm thinh luôn. Không thèm dỗi bọn trẻ con, càng không muốn tâm sự những chuyện đại sự với tụi con nít. Có chuyện gì hệ trọng muốn chia sẻ Kha hay kiếm già Khoai để tâm sự. Già Khoai nghễnh ngãng tai, lúc nghe được lúc không nhưng luôn gật gù kiểu thấu hiểu làm Kha vừa tin tưởng vừa thấy mình người lớn hẳn. Như chuyện bà Ba bị mất gà tối qua sáng nay la ầm làng ầm xóm. Bác Khoai nghe câu được câu mất, chỉ thấy bà Ba miệng thía lia như hát, xắn áo xắn quần khua tay khua chân loạn xạ mà không hiểu mô tê chi nên kiếm Kha thuật lại. Kha kể rành rọt, thi thoảng có đánh giá đôi ba câu mà trúng cái bụng bác Khoai chóc lóc. Kha bảo hay hớm chi chuyện trộm cắp, hay hớm chi chuyện trù ẻo người ta chết bằng cách đốt hương cắm vô dấu chân người ta rồi khấn ba hồn bảy vía ông bà tổ tiên có nghe được, thấy được thì về bẻ cổ thằng trộm gà. Kha thấy mấy con gà đâu có đáng gì. Bác Khoai gật gật đầu rồi tủm tỉm cười. Có thế thôi mà Kha đã thấy mình người lớn lắm lắm. Rồi chuyện mấy bà ở xóm trên kháo cô Mến bị nhà chồng ruồng rẫy nên bỏ nhà trốn xuống xóm bãi này ở với bà bác già. Bà bác cô Mến có con ở thành phố nên ở miết trên đó với con cháu, năm thì mười họa mới ghé nhà một lần nên nhà bà bác coi như nhà cô Mến. Họ còn kháo cô Mến bị đuổi ra khỏi nhà vì tằng tịu với trai khi chồng đi lao động ở nước ngoài. Có người lại bảo vợ chồng nhà Mến lấy nhau ba năm chưa có con là tại cô Mến không biết đẻ nên ông chồng bỏ nhà đi kinh tế rồi kiếm vợ mới đâu đó. Cô Mến coi như bị nhà chồng đuổi đi không thương tiếc. Có người còn bảo cô Mến siêng ăn nhác làm không chịu khó hầu hạ nhà chồng nên kiếm cớ ra khỏi nhà . Họ còn đồn thổi rất nhiều về cô Mến. Mẹ đi làm đồng nghe được thế nào về kể cho bố thế ấy. Mà hầu hết là kể trong bữa ăn. Không biết bố có nghe được chuyện gì không nhưng mắng mẹ lần sau không được kể mấy chuyện lùm xùm của thiên hạ trong nhà. Kha im lặng ăn thế nhưng Kha nghe hết. Mẹ thấy bố mắng thì im ngay tắp lự tại đó nhưng hôm sau nghe được chuyện gì lại hồ hởi kể. Bố la mãi thành quen rồi cũng xuề xòa cho qua. Còn Kha thì có khối chuyện để kể lại với bác Khoai. Bác Khoai nghe chuyện Kha kể cứ gật gật đầu. Kha lại được thể làm ra vẻ người lớn. Hay hớm chi chuyện tọc mạch nhà người ta bác Khoai nhỉ. Là Kha kể với bác Khoai để bác Khoai biết chuyện làng trên xóm dưới thế thôi chứ Kha thừa biết bác Khoai không bao giờ hé chuyện Kha kể với bất kỳ ai. Một phần Kha thấy thương bác Khoai một mình. Một phần tại bác Khoai nghễnh ngãng, ra đường thấy người ta mấp máy môi cười cười nói nói cứ tự ti vơ vào mình. Bác Khoai tủi thân ghê gớm nên cứ im lặng vào ra thế. Bác Khoai có Kha làm bạn rồi nên sự lân la bè bạn với những người khác bác Khoai thấy không cần thiết nữa. Kha kể chuyện như hét mãi với bác Khoai rồi thành quen. Đôi ba hôm không sang nhà Kha thấy thiêu thiếu, vắng vắng. Có hôm sang mà không có chuyện gì để kể Kha chơi với con Mực một lúc rồi về. Con Mực cũng vẫy đuôi thân thiện với Kha lắm. Từ ngày coi bác Khoai làm bạn Kha ít chơi với bọn trẻ trong xóm hơn. Mà Kha cũng yên tâm là có An rồi nên chuyện chi cũng được biết hết. Kha đi học một buổi, một buổi phụ giúp mẹ việc nhà. Ban đầu là vì mẹ hay sai Kha đưa sang biếu bác Khoai củ khoai, củ sắn hay con cá kho, bát canh nóng. Hoặc bố sai Kha sang nhà bác Khoai mượn con dao chặt rồi tiện thể đưa cho bác gói thuốc lào. Lâu rồi thành quen, thành thân nên Kha coi bác Khoai là bầu bạn. Bác Khoai cũng coi Kha như con như cháu trong nhà nên Kha càng yên tâm chia sẻ với bác Khoai mọi chuyện. Chuyện gì Kha kể bác cũng gật, cũng khen Kha người lớn và thấu đáo trong suy nghĩ. Kha thích lắm. Phải là người có tuổi và chín chắn như bác Khoai mới có thể hiểu được Kha thế chứ. Kha nhớ lây sang thằng An. Sao An không chịu người lớn thêm chút nữa nhỉ. Nếu nó hiểu được Kha rất hay xấu hổ mấy chuyện tình cảm nhì nhằng này thì An đã không hay hỏi Kha như thế. Nỗi nhớ đầy lên trong mắt Kha. Kha đỏ mặt cười một mình. Bác Khoai ho khúng khoắng tưởng Kha cười gì mình lại gặng hỏi túa lua. Kha định thần. Đúng là đồ con nít tồ tẹt. Nói chuyện với bác Khoai Kha thấy mình người lớn và chững chạc hẳn. Đâu có như thằng An, khi nào cũng coi Kha là bé nhỏ và cần được nó bảo vệ. Kha đứt tay chảy máu chi cũng la Kha hậu đậu, vụng về. An nhai lá bơm bớp vừa rịt vô chỗ đau vừa mắng sa sả. La là la thế chứ An cũng đau thút thít à. Đi củi cũng dành cõng bó to bởi An chê Kha đồ con gái yếu òm, lại còn nhát cáy gặp chi cũng sợ nữa chớ. An càm ràm thì kệ An. Kha quen rồi. Thi thoảng thấy được che chở thế, cũng thích. Con gái thì dễ mềm lòng.

Mấy hôm nay bác Khoai cứ hay gặng hỏi Kha về cô Mến Kha thấy vô cùng khó hiểu và nghi ngờ lắm. Lúc đầu Kha vô tư kể chuyện, bác Khoai bình thản nghe. Lâu không thấy Kha kể thêm về cô Mến bác Khoai lại hỏi thăm dò. Kha bảo dạo này mấy bà tụ tập buôn chuyện không nhắc nhiều đến cô Mến nữa. Chắc họ nói chán rồi đó bác Khoai. Mà có nói thế hay nói hơn thế nữa thì cô Mến cũng im thin thít không thèm đấu lời. Họ nói mãi một mình cũng chán nên lại nói sang chuyện của nhà khác. Cô Mến cứ im lặng thế thành thử mấy người buôn chuyện ấy cứ như rút gươm chém vào không khí ấy bác Khoai nhỉ. Kha vẫn thao thao kể rành rọt mấy chuyện tào lao nghe được với bác Khoai nhưng nom bác không để ý lắm. Bác cứ nhìn vào đẩu đâu rồi lại quay sang hỏi Kha chuyện cô Mến. Kha bảo nghe được gì là Kha kể tuốt tuồn tuột cho bác Khoai liền. Bác Khoai gật gật đầu nhưng Kha thấy bác Khoai xa xăm lắm. Kha tính kiếm thời gian thích hợp sẽ kể cho mẹ nghe và nhờ mẹ tư vấn. Chuyện này hệ trọng nên sẽ phải rất cân nhắc thời gian. Chỉ có thể là lúc bố đi vắng chứ nếu bố ở nhà bố lại la, lại cấm không cho Kha qua lại nhà bác Khoai lại tội nghiệp bác Khoai lắm lắm. Kha tính nát ra rồi. Cũng chắp tay đi ra đi vào rồi bóp bóp trán đăm chiêu lắm. Kha nghĩ nhiều vào trước lúc ngủ. Bố mẹ im lặng ở phòng bên, Kha thì trăn trở chốc lát rồi cũng lăn ra ngủ. Sáng dậy Kha còn không nhớ nổi tối qua mình đã suy tính đến đâu nữa. Kha vẫn chưa qua 16 tuổi. Đôi lúc thằng An qua rủ đi củi hay đi coi chọi gà là Kha quên béng. Thành thử Kha vẫn chưa thể tâm sự với mẹ được.

Ngồi học mà Kha thấy sốt ruột ghê gớm. Chỉ muốn nhanh tan lớp để đảo qua nhà bác Khoai xem tình hình thế nào. Mấy hôm Kha bận công chuyện cho mẹ nên không ngó nghiêng chi bên nhà bác. Vả lại, cũng chưa thấu đáo chuyện bác Khoai với cô Mến thì có sang Kha cũng chưa biết nói chuyện gì. Kha chắc nịch tối nay ăn cơm xong sẽ nói chuyện với mẹ ngay tắp lự. Chứ cứ chần chừ đợi đến bố mẹ đi nghỉ rồi mới lò dò vô cũng kỳ. Đó là Kha tính thế. Kha đâu biết mẹ bận phụ việc cho nhà bác cả đón dâu nên đi sớm về muộn. Mà mẹ cứ đi miết thế. Kha bắt đầu thấy nóng ruột gan. Kha nghĩ ngay đến thằng An. Kha lôi xềnh xệch nó ra bờ sông tính chuyện đại sự. Dù sao thì những chuyện hệ trọng Kha cũng không thể giữ một mình. Mà chuyện này lại liên quan đến bác Khoai, người mà Kha vô cùng thương mến. Thằng An dẫu không giúp được gì thì có nó bên cạnh Kha thấy cũng yên tâm hơn.

Tui thấy chị cũng kỳ. Chuyện mình không lo cứ lo co chuyện người khác. Bác Khoai và cô Mến có sao thì họ đi mà giải quyết, mắc mớ chi đến chị mà chị cứ thấp thỏm.

Không để ý đến lời càm ràm của thằng An, Kha vừa xoắn đi xoắn lại vạt áo rồi rành rọt.

Là tui đoán bác Khoai thương cô Mến rồi hay làm sao ý. Mấy hôm rồi cô Mến đi đâu không có nhà bác Khoai sốt ruột lắm. Cứ gọi tui sang hỏi chuyện mà tui không rành được nên tui không nói chi hết. Tui đoán cô Mến cũng có để ý đến bác Khoai nhưng cô không dám nói ra. Vả lại bác Khoai nghễnh ngãng thế cô nói sao cho bác thấu được. Mấy bận tui thấy cô Mến cứ đứng tần ngần bên rào nhìn bác Khoai lọ mọ sớm hôm một mình là tui lờ mờ hiểu chuyện rồi. Hai người đó thương nhau thật nhưng họ sợ láng giềng không dám nói ra thôi.

Thằng An bị cuốn vào chuyện Kha kể. Cái mặt đã bớt nghệt ra và bắt đầu theo dõi. Mà chuyện gì Kha thấy quan trọng là An cũng thấy quan trọng. Chờ đợi bao ngày để Kha dốc tâm sự hôm nay Kha riêng tư thế này thằng An thấy cũng khấp khởi. Chắc Kha cũng bắt đầu để ý và thấy mình quan trọng rồi. Là An ngại ngại trong xã giao nên An lỡ gọi bằng chị rồi thành quen chứ mấy lần An tính sẽ đổi sang xưng tên rồi. Đó là chưa có cơ hội cho An thể hiện. Nếu tiến triển tốt thì sẽ nhảy phóc sang làm anh luôn. Đàn ông con trai sợ gì. Cùng lắm thì cũng bị Kha đấm cho mấy phát. An sợ chi mấy nắm đấm ấy. Mà Kha cũng hiền khô. Có đấm cũng nhẹ hều đâu sá gì.

Bây giừ chị tính sao. Hay để tui dò thêm ý tứ cô Mến. Hôm trước cô Mến qua nhà tui mượn cuốc, tui kiếm cớ sang lấy cuốc rồi lân la hỏi xem.

Kha thấy thằng An tính thế cũng hợp lý. Bác Khoai thì Kha có thể hỏi trực tiếp luôn không cần vòng vo. Mà cái bụng bác Khoai thế nào Kha biết tỏng cả rồi. Chỉ lo cô Mến không đáp lại tình cảm của bác Khoai làm bác hụt hẫng Kha lại thấy mình có tội.

An định hỏi gì cô mến? Kha sốt ruột.

Thì tui cứ hỏi cô Mến có thương bác Khoai không.

Khùng à, sao tự dưng hỏi đột ngột vậy được. Cô Mến sẽ sinh nghi đấy. Mà người ta có thương thật thì ai thèm trả lời An. Kỳ lắm. Kha đỏ mặt không dám nhìn sang An.

Thì tính tui thế. Không vòng vo.

An định nhân cơ hội đá sang chuyện của mình tý tẹo, đại loại như sẽ nói với Kha rằng An theo Kha miết cũng chỉ để biết Kha có thương An chút nào không. An đã hỏi mấy lần rồi mà Kha đâu có trả lời. Nhưng An thấy thế cũng hơi vội vàng, hấp tấp. Vả lại Kha đang sốt sắng chuyện bác Khoai thế bụng dạ đâu mà nghĩ nữa. Thôi thì An từ từ.

Kha thấy thằng An nghiêm túc quá rồi cũng dịu lòng lại. Nghĩ cũng tội nghiệp. Có chuyện gì hay ho Kha toàn kiếm bác Khoai kể chuyện. Chuyện chi bất an, bực bội Kha lại trút lên An. Thực tình vì Kha nghĩ bác Khoai là người lớn không nên nghe mấy chuyện vặt vãnh. Như chuyện bị thằng Kiên ăn gian bớt củi của Kha từ mấy ngày trước, Kha ấm ức mà không bắt được quả tang nên lại đùng đùng trút lên An. Rồi chuyện mấy đứa con gái trong lớp chuyên nhìn bài Kha rồi nắn nót kiểu chi để điểm cao hơn Kha. Vì Kha cặm cụi làm làm nháp nháp nên tẩy xóa tùm lum để cô giáo trừ điểm trình bày. Kha bảo là tụi nó đâu có nghĩ được gì, chỉ đợi Kha làm xong rồi chép lại kiểu chi chẳng sạch đẹp hơn Kha. Chẳng lẽ bạn cùng lớp lại lấy tay che bài lại. An bảo sao chị không mách cô giáo. Mách cô là bị chối bay biến liền. Mà làm thế làm gì cho hèn người. An chỉ được Kha chia sẻ mấy rối bời ấy. An cũng biết cách lắng nghe và an ủi nên Kha thấy nhẹ nhõm. Lâu rồi thành quen, nhìn cái mặt Kha buồn buồn là An biết mình sắp được giơ lưng chịu trận rồi.

An nè.

………………

Thực tình tui rất cảm ơn An.

Kha lúng túng. An liếc mắt sang Kha. Coi bộ cu cậu cũng lúng túng không kém. Lúc nãy hùng hổ sẽ đổi sang gọi tên với chả xưng anh sao bây giờ móc không ra lời nào mà nói vậy trời. Gió từ sông vẫn thổi vào ràn rạt. Gió làm rối mái tóc hung hung vàng sém nắng của Kha như đồng lõa che lấp một góc thẹn thùng. Kệ. Kha chẳng buồn vén lại. Hai tay cứ vân vê mãi gấu áo. An thi thoảng liếc trộm sang, thấy được Kha đang ấp úng, lúng túng nên lấy bản lĩnh to tiếng.

Chị, à …ừ ….. Kha vê chi cái gấu áo mãi thế, sắp đứt rồi.

Kệ người ta, ai mượn nhắc.

Bờ sông vẫn bung biêng gió như đùa như giỡn. Chuyện bác Khoai và cô Mến đang sốt sắng thế tự dưng bay biến đi đâu mất. Ai mà biết được hai đứa chúng nó còn lúng túng nhìn nhau đến bao giờ.

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Hai 20168:00 SA
Khách
Cho 3 sao
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8602)
Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Toàn bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
24 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 7616)
Ông nhìn đôi tay dày dặn kinh nghiệm của mình rồi gục đầu bên xác cây. Ông đã giết nó bằng quá nhiều yêu thương.
18 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8354)
Bác Cổn, bác Hòa và các bạn Hoàng Hạc thân quý của tôi, năm 2014 đến hôm nay thì đã là năm cũ rồi và năm mới Âm lịch thì còn hơi xa
13 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8996)
Trong một tháng mà tôi đón nhận ba cái tang của ba người thân. Tôi chỉ muốn khóc. Khóc để tiễn đưa những linh hồn thân thương an nghỉ
03 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9545)
Thơ Nhạc ơi, trái tim đau đớn triền miên của tôi có còn đủ thanh xuân để lại dệt cho mình một giấc mơ Trăng và Đá
01 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9211)
Hắn cùng Nguyệt ra xe lấy mấy gói quà. Bao giờ hắn xuống xe cũng ào ngay vô nhà. Chừng nào xong chuyện “khẩn cấp” hắn mới cùng Nguyệt đảo ra xe
20 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 9439)
vậy là đã qua hết một năm với quá nhiều biến cố lớn. không hiểu bằng cách nào mà tôi đã đi qua ngần ấy ngày/ tháng của đời mình.
17 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8355)
Ông đừng réo máy giục em. Từ nãy tới giờ, ông nháy dễ đã đến bẩy cuộc. Bẩy cuộc trong vòng một giờ đồng hồ.
10 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8184)
Duy có một người đứng gần đó chỉ tủm tỉm cười. Khách vốn biết nhiều nên cất giọng suy đoán: - Hẳn là anh rồi!/ - Tôi á? Không! Tôi mà Biết Chết Liền!
29 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9127)
Nhưng ngay lập tức gã lắp bắp lên tiếng xin lỗi. Vì người đó không phải là người gã muốn tìm. Gã cảm thấy bị hụt hẫng, đau đớn như có ai đâm vào trái tim gã
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,