CHÂN TÍNH HẢI - Chàng Vệ Sĩ

26 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 5066)
CHÂN TÍNH HẢI - Chàng Vệ Sĩ

 

Chắc đêm nay ai đó không còn cắn móng tay nữa khi đọc đoản truyện thứ 12 này. Tại sao hồi họp khi đọc đến cái thời tôi có những rạo rực của người con trai vừa chớm lớn? Tôi cũng thấy vui vui khi kể lại. Có những cái biến chuyễn rất tỷ mỷ tự nhiên nó đến trong mình mà mình không cần nhắc nó, không cố gắng gợi trở lại. Tôi kể cho người nghe một cái nho nhỏ thôi. Suốt ba năm Ba Đứa Mình Hê ngày ngày cặp sách đến lớp, đêm đêm đi đi về có nhau như giòng nước chảy không hề để lại vết tích. Vậy mà khi tôi có chuyển biến trong tâm tự nhiên mình thấy lại những kỷ niệm tầm thường bằng một cái nhói tận bên trong. Trong cặp vở của ba đứa rất nhiều cái nho nhỏ như một vài chữ viết của tôi sai chính tả, Thanh Chiêm mượn về chép bài vì có đêm không đi học, thấy tôi viết sai cô ta sữa chỗ này một chữ nơi kia vài chữ; dấu hỏi dấu ngã, chử có g không g.... Bây giờ nhìn lại cả một vùng kỷ niệm. Tự nhiên đến vậy thôi, tôi không hề lục lọại tìm kiếm. Những trò chơi ngày xưa như đi trốn đi tìm, có khi hai đứa trốn chung một góc tối. Chơi kéo dây luôn luôn ba đứa ở một phe đứng gần nhau nắm dây. Lúc bị thua hay thắng đều bị ngã chồng lên nhau..thật vô tư. Bây giờ nghĩ lại không dám nghĩ lâu và có khi kỷ niệm về mình lại muốn lặp lại. Thật là phức tạp.

Còn rất nhiều, nghĩ lại bắt mình nghĩ hoài không chán. Từ ngày mẹ con Thanh Chiêm bỏ đi gia đình người bác ruột của Thanh Chiêm về ở nhà mẹ Thanh Chiêm để lại. Gia đình này gồm ba người bà mẹ và hai chị em mà người em là em trai. Cả ba đều dọn về từ một vùng xa gần núi nên ai cũng bị sốt rét xanh xao, gầy yếu. Tôi tìm dịp lâng la làm quen vì là hàng xóm. Tôi làm quen nhanh với người em trai tên Lương cũng có chữ lót là Thanh. Thanh Lương. Gia đình Việt mình thường họ hàng gần đều lót cùng chữ nhất là anh em trong nhà. Thanh Lương tuổi cỡ tuỗi tôi, người cao và trắng, gầy. Đang bị sốt rét lại càng trắng xanh. Thanh Lương làm bạn với tôi rất nhanh vì ở chốn quê mùa người gốc thành thị gặp nhau là biết ngay và dễ mến. Tình bạn giữa tôi và Lương cũng là bạn, chưa có gì đặc biệt. Sau khi ổn định chỗ ở rồi, bệnh cũng bớt dần và Lương đi học cùng trường cùng lớp với tôi. Trong suốt những tháng đầu có lẽ cũng khoảng nửa năm tôi không hề tìm cách hỏi han về gia đình mẹ con Thanh Chiêm bây giờ ở đâu đi học thế nào. Tuyệt nhiên tôi không nghĩ đến để hỏi. Thanh Lương ngày càng hợp tính chơi thân hơn và thường xuyên ở lại nhà tôi ngủ lại sau khi ở trường về. Thanh Lương có giọng hát thật hay và truyền cảm. Bất cứ bài hát nào nghe qua một lần mà thích thì hát lại ngay không sai một nốt nào, và thuộc nhiều bài hát xa xưa mà tôi không hề biết trước đó. Tôi thì hát không hay nhưng hát không sai nhịp và không sai âm giai, biết chút đỉnh nhạc lý. Những âm giai thăng # hay gián b tìm cách sữa Thanh Lương, cho nên Thanh Lương cũng "phục" tôi lắm và không còn "cương" muốn hát sao thì hát. Có lần Thanh Lương hát một bản của Phạm Duy có câu "Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu. Một người ngồi bên ni sông ...." đến cái điệp khúc "Nước cuốn trôi mau..." phải hát chuyển qua âm giai, Lương không theo, tôi bảo ngưng. Lương trợn tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng phải thú thật Thanh Lương hát truyền cảm, những bản thuộc loại chiều tà (Serenade) thì Lương hát nghe buồn lắm.

Tôi kể dài chút về Thanh Lương bởi vì sau này Thanh Lương còn gần gũi với gia đình tôi rất lâu tận đến sau 1975.

Rồi đến khi bước vào cái tuổi hay lục soạn kỷ niệm xưa tôi bắt đầu thường xuyên hỏi han Thanh Lương về Thanh Chiêm vì gia đình Thanh Lương thế nào cũng được tin gia đình người chú mình. Thanh Lương có biết Thanh Chiêm ở với cha mẹ ở Đà Nẵng, là quê hương nơi chôn nhau cắt rốn. Rồi những thời gian sau tôi không có đả động gì đến chuyện hỏi thăm nữa nhưng trong lòng cứ chờ Thanh Lương kể chuyện gia đình. Thật vu vơ, vụng về nữa. Từ đó tôi mang trong người một mặc cảm cho đến nay là cảm thấy mình "không vừa tầm" với ai hết nhất là trong lãnh vực tình cảm. Bây giờ rõ ràng tôi rất sợ xúc phạm đến người khác phái và sợ người khác phái hiểu lầm mình.

Thời gian trôi qua, sự trưởng thành tuổi Chớm Mơ của tôi lớn lên và càng lớn tôi càng run trước mặt phái nữ. Không phải sợ người mình quen biết cho mình là đồ ngu như Thanh Chiêm ngày xưa mà chỉ sợ "làm mất lòng" vị vụng về. Cái mặc cảm đó làm tôi quay về với chính mình nhiều hơn để được an toàn.

Cái hôm mẹ con Thanh Chiêm chào ra đi với gia đình má tôi, Thanh Chiêm không nói tiếng nào cũng không chào anh chàng cù lần, chỉ nhìn Hoa, đữa cháu gái cùng tuổi với tôi và trao cho tập vở học trò. Tối hôm đó hai cậu cháu mở từng trang ra xem, thì ra đó là tập tranh vẽ bằng bút chì Thanh Chiêm sáng tác lâu nay, tôi có kể qua một lần. Bức nào cũng chủ đề là người con gái mà hai mắt to đen như mắt Thanh Chiêm. Xiêm y thì mỗi bức một kiểu; từ áo dài Việt Nam, áo đầm Tây Phương đến quần short, áo ngắn tay. Bức nào cũng đề ngày và ký tên tác giả bằng hai chữ tắt quyện vào nhau một cách nghệ thuật TC. Sau lưng mỗi bức tranh có đề “tặng Hoa, người bạn thân”. Không có bức nào tặng tôi hết. Đến cái bức gần cuối là bức vẽ đến ba người hai người đàn bà và một người đàn ông. Bức tranh diễn tả một mệnh phụ ngồi giữa trên một chiếc ghế bành một tay cầm một cây gậy có chạm trỗ, trên đầu gậy là một lưỡi kiếm ba lưỡi. Đầu người đàn bà đội một cái vương miệng nạm những hạt tròn như kim cương. Người đàn bà thứ hai đứng bên cạnh cũng ăn mặc kiểu cách như người hầu một tay cầm lẵng hoa một tay cầm chiếc quạt. Còn người đàn ông đứng đàng sau người ngồi. Trên thân chỉ khoát một mãnh vải từ vai xuống để lộ một vai trần. Hai cánh tay vặm vỡ. Tay cầm một chiếc gậy dài, tay kia cầm kiếm. Bức tranh cũng đề ngày và chữ ký TC. Lật ra sau lưng có một hàng chữ viết rồi xóa thật kỷ bằng bút chì và thay vào phía dưới hàng chữ “tặng Hoa người bạn thân”. Khi xem xong những bức tranh hai đứa chỉ chạnh nhớ người bạn thân đã rời đàn bỏ mình đi. Buồn, nhưng cái buồn tình bạn. Nhưng đến hôm nay (cái thời kỳ Chớm Mơ của tôi) một loạt ý nghĩ tràn về trên những bức tranh. Trước hết tôi tự nói trong đầu "À cô nàng này còn giận anh chàng cù lần nên không thèm tặng mình". Sau càng đi sâu vào suy nghĩ khám phá ra bức tranh hai người đàn bà và người đàn ông đứng phía sau lưng rõ ràng là anh chàng cù lần chứ còn ai vô. Anh chàng này được chủ nhân cho làm vệ sỹ. Thật tâm tôi lúc đó có cái gì rộn ràng, dù sao cô ta cũng còn nhớ đến mình. Rồi nghĩ tiếp tại sao giòng chữ bị xoá để thay vào giòng thứ hai tặng Hoa người bạn thân. Thôi đích thị rồi Thanh Chiêm muốn tặng mình nhưng còn giận nên bỏ ghét không thèm tặng nữa. Khi tâm thức bị đánh động bởi một loại tình cảm mà trái tim xâm chiếm một vùng rộng lớn thì cứ để nó thổn thức theo cái nhịp rộn rã khó tả.

Sự dại khờ của lứa tuổi vô tư sao nó nhẹ nhàng không khúc mắc, đến lứa tuổi biết mơ mộng thật khó biết được những biến chuyễn bên trong thâm sâu. Ai cho mình cái cảm giác tuy nhiều khúc mắc nhưng êm êm, lúc bâng khuâng khó tả nhưng muốn kéo dài giây phút bâng khuâng đó? Không ai cho mình mà từ tiền kiếp mình đã có những hạt giống đó rồi, nó đang nằm sâu trong tàng thức của tôi.

Chân tính hải

(Vòng Sân Cát)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 1393)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 1369)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 1160)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1299)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 1214)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
16 Tháng Tám 20236:00 CH(Xem: 1249)
Cây mọc bờ sông vách núi, là thiên nhiên; cây trong chậu là một tác phẩm nghệ thuật.
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1293)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1669)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1127)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1144)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16818)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18834)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9030)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 824)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1022)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13905)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19090)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7782)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8395)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30591)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16017)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31812)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,