CHÂN TÍNH HẢI - Anh Liễu, Một Chút Quá Khứ Trở Về Trong Quá Khứ.

19 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 5588)
CHÂN TÍNH HẢI - Anh Liễu, Một Chút Quá Khứ Trở Về Trong Quá Khứ.

 

Tôi muốn về thăm chị và gia đình ở Nha Trang, tình hình gia đình chị đã ổn. Không khí đã hoàn toàn lắng dịu từ lâu, người ta như quên hẳn câu chuyện bồ câu. Chị tôi có một vài lần viết thư nhắn tôi có dịp về chơi. Có lẽ tôi phải ghé quê Hà Thanh trước. Mới định vậy thôi chứ chưa biết bao giờ, tôi lại nhân được thư chị bảo về cho chị thăm vì nhớ. Hè cũng còn dài, ở đây ngày ngày cũng chỉ lông bông với bạn bè, bé TrọngThuỷ tuy có đi học hè về nhà cũng có bài tập nhưng cũng không chiếm nhiều thì giờ kèm dạy. 

Đang trên đường từ trường về nghe tiếng gọi tên mình quay lại mới nhận ra khuôn mặt rất quen nhưng chưa nhớ ra tên. Cả hai xuống xe, anh ta cười rất tươi làm cho hàng râu mép dựng lên, mắt híp lại "Nhớ ra chưa. Liễu đây, anh của Tùng bạn Hà và Thanh Chiêm hồi ở ngã ba Trường Xuân thời chiến tranh đó". Trời đất, trong lòng tôi hiện ra đầy đủ toàn cảnh của thời Vòng Sân Cát. Tôi hơi run lên "Ôi trời, anh Liễu, trông anh phong sương quá. Nếu anh không cười chắc em không thể nào nhận ra anh. Anh ra đây bao giờ và anh còn đi học hay đi làm rồi?". Hai anh em đứng ngay giữa đường rối rít hỏi han quên chuyện cản trở lưu thông. Một đoàn xe đạp toàn là con trai tuổi ngang với tuổi tôi trờ tới, nghe giọng Quảng Nam đặc của anh Liễu đang ngang nhiên giữa đường, một trong bọn họ nói thật to "Quảng Nôm Ne bây ơi". một giọng khác phát theo "Ăn chè cứt lõng". Anh Liễu phản ứng rất nhanh và rất bạo nắm ngay cần xe một tay vật xuống đường đánh túi bụi. Tôi đứng run và tê cả người không biết phản ứng ra sao, đứng như trời trồng. Nhưng sau tôi cũng chạy lại kéo anh Liễu ra. May cả bọn không hùa vào cứu bạn đánh hội đồng anh Liễu. Có lẽ bọn họ cũng biết lỗi của hai tay thô lỗ. Được dịp anh Liễu chỉ tay vào mặt một cậu "Cậu chơi với bọn mất dạy này phải không? Cậu học Nguyễn Du phải không? cậu biết thầy Liễu dạy Văn và Sử không? Tôi sẽ nói chuyện với ba mẹ cậu" Chưa đả cơn giận anh Liễu, cũng chính là thầy Liễu dạy Nguyễn Du, chỉ mặt từng đứa "Tôi biết hết các cậu học Nguyễn Du và Quốc Học. Cút đi". Tôi chưa hề thấy một sự việc đáng tiếc như vậy. Vẫn còn run trong bụng, tôi nhìn anh Liễu đang sữa lại quần áo và mái tóc bồng bềnh "Anh có sao không?" Vẫn nụ cười với râu mép dĩnh lên, anh trở lại bình thường rất nhanh. Rồi hai anh em cũng quày xe đi qua cầu Tràng Tiền vào ngồi Lạc Sơn nơi tôi vừa rời ra về với Đông Nghi Tùng Linh Cẩm Nhung và Trọng Ni chưa đầy nửa tiếng.

Ngồi một lúc hai anh em bình tỉnh trở lại cùng nhìn nhau cười xòa. Hai ly cà phê đá được đặt trước mặt, anh Liễu bắt đầu câu chuyện. Sau chiến tranh không lâu anh ra Huế học tiếp rồi vào đại học Sư Phạm lúc đó chưa có chương trình ba năm như sau này. rồi anh đi dạy ngay sau khi tốt nghiệp. Thời gian ở Huế anh tham gia vào những câu lạc bộ văn học, văn nghệ. Thơ anh làm cũng nhiều và có màu sắc chính trị, tranh đấu và văn học. Người em trai của anh là Tùng học với tôi, Thanh Chiêm và Hoa. Tùng lớn hơn tôi vài tuổi, sau này cũng học Huế rồi học tiếp ở Sàigòn về phân khoa Sử. Anh Liễu ngồi nhắc lại những chi tiết chuyện xưa. Có những chi tiết tôi không nhớ nay được anh kể lại làm mình thích thú vô cùng. "Hồi đó gia đình em được dân địa phương kính trọng lắm, nhất là các em ai cũng đi học, mặt mày khôi ngô, ăn mặc sạch sẽ, nói chuyện lễ phép. Ở cái xứ nghèo nàn của anh gia đình em như cách biệt lắm nhưng má em sống khéo léo hòa đồng nên dân thương" Rồi anh hỏi thăm tin tức Hoa, Thanh Lương và Thanh Chiêm. Tôi kể chuyện Thanh Lương và con bồ câu, anh tròn mắt ngạc nhiên không hề hay biết, chỉ biết chuyện bồ câu ở Nha Trang chứ không ngờ đó là chuyện trực tiếp do Thanh Lương làm nên và liên lụy đến gia đình chị tôi. Sẵn dịp anh Liễu không ưa gì chế độ Ngô Đình Diệm anh nỗi nóng nói to giữa quán "Chính trị cái gì những chuyện vụn vặt đó. Tuổi trẻ làm tuỳ hứng tùy thích chứ chính trị gì. Khổ sai người ta oan ức. Tụi đó chỉ muốn làm tiền". Tôi ái ngại sợ người ngồi chung quanh nghe to tiếng tưởng anh em đang cải vả về đề tài chính trị. Anh Liễu chẳng thích gì chế độ ông Diệm mà cũng chẳng ưa cộng sản. Trong vùng địa phương gia đình anh Liễu giàu có nhất vùng, lại là vùng do cộng sản kiểm soát nên gặp nhiều khó khăn. Trở lại chuyện xưa anh Liễu nhắc đến gia đình của Thanh chiêm "Hai mẹ con Thanh Chiêm hồi đó nhờ có gia đình của em, má em làm bạn với bà qua lại chơi với nhau, hơn nữa em đi học với con bà cho nên bà mới ở lâu tại đó. Ở đó mới mong tìm được tin tức của chồng, chẳng khác gì má của em". Tôi không ngờ anh Liễu biết đến những chi tiết này. Anh Liễu lại tiếp "Tội cô bé Thanh Chiêm, có bữa anh gặp cô ta ăn mặc thốc thết, quần ống cao ống thấp, đầu tóc lấy lá dứa đan thành một cái vòng như vương miệng đội lên. Miệng vấn một cái kèn cũng bằng lá dứa vừa đi vừa thổi rồi hát. Phía sau có mấy đứa nhỏ bụng õng không áo phơi ra, cũng dậm bước theo nhịp kèn, bụi bay tứ tung. Về đến sân nhà bắt tụi nhỏ ngồi vòng tròn ngoài sân, cô ta vào nhà lấy ra một rỗ khoai lang luột phân phối cho mỗi đứa một củ. Vậy mà bọn nhỏ mừng rỡ ngồi ăn hết rỗ khoai mới chịu ra về". Anh Liễu ngồi kể chừng nào trong lòng tôi càng trào lên nỗi nhớ Thanh Chiêm. "Hôm đó anh ở đâu mà thấy rõ ràng như vậy?" "Thì anh đang ngồi nói chuyện với mẹ cô ta và má của em. Hai bà nhìn ra sân cười. Anh nói với mẹ cô ta Chiêm nó muốn làm công chúa đi kiếm hoàng tử, còn tụi nhỏ bụng õng là lính ngự lâm của triều đình".

Anh Liễu hỏi về tôi bây giờ học gì, ở đâu. Tôi cũng lần lượt trả lời "Bây giờ em cũng đang lông bông lắm, em cảm thấy như không còn nhiều hứng thú. Sau cái vụ chim bồ câu em không bị ảnh hưởng gì nhưng em cảm thấy chán nãn nhiều. Em cảm thấy như mình đang sống nhờ, tuỳ thuộc vào tay người khác, họ cho mình ân sũng thì mình được ân sũng họ bắt mình gian truân mình chịu gian truân. Em đang ở nhà thầy Cung, dạy kèm cho đứa con gái út năm này lên đệ Ngũ. Nhờ thầy có người con trai học lớp với em nên cũng tiện về ở chung. Nhưng nay em đang tìm nơi khác vì cậu con trai sắp vào Sàigon học Y". Anh Liễu hỏi tôi đã có mái tóc thề nào chưa tôi cười lắc đầu "Em chỉ có đầu tóc của mình thôi".

Hai ly cà phê cạn từ lâu, anh Liễu đứng dậy trả tiền rồi dúi vào túi quần tôi một cọc tiền "Anh vẫn độc thân tiền tiêu không hết, em giữ mà tiêu". Tôi nhất mực từ chối "Em cũng độc thân ăn ở không tốn lại còn có tiền dạy kèm hàng tháng chẳng khác gì công chức hạng trung. Em không nhận đâu". Tôi trả lại cho được. Ra xe anh Liễu nói thêm "Nghe em sắp sửa đổi chỗ ở, thôi lại ở chung với anh bên Gia Hội đi. Nguyên một cái nhà từ đường của hai ông bà già cho anh thuê để ông bà có người ra vào cho vui. Nói là thuê vì anh không chịu ở không, chứ ông bà không muốn lấy tiền. Còn ăn thì cơm tháng nhà bên cạnh". 

Tôi không trả lời dứt khoát nhưng trong bụng cũng thấy an tâm lỡ sau này chưa tìm được nhà mà phải nhập học. Theo anh Liễu về nhà anh cho biết, từ quán Lạc Sơn qua cầu Đông Ba là tới nhà. Căn nhà thấp ba gian, lợp ngói âm dương, bên trong toàn gỗ quý, các cây cột nhà lên nước láng bóng. Rõ ràng là từ đường, gian giữa để thờ chiếm gần trọn một gian. Hai gian hai bên là hai phòng ngủ. Anh Liễu chiếm một phòng rộng rãi. Còn một phòng để trống nhưng giường tủ đã có sẵn. Ông bà chủ nhà ở căn nhà ngang gần bếp cho tiện ăn uống. Ở giữa thành phố nhộn nhịp mà ngôi nhà vườn vẫn còn hình dáng nguyên sơ thật quý. 

Xem cho biết nhà rồi tôi về, hẹn thỉnh thoảng đến thăm anh Liễu. 

Khi tôi viết mấy giòng này thì anh Liễu không còn trên đời. Tôi không ngờ đó là dịp đầu tiên gặp lại anh Liễu sau mấy năm hết chiến tranh và cũng là dịp cuối cùng anh em gặp nhau. Tôi không dọn về ở chung với anh Liễu và trong suốt thời gian ba bốn năm ở Huế cũng không gặp lại anh lần nào bởi anh rời Huế lúc nào tôi không hay biết.

Dịp về Việt Nam mấy năm trước tôi ra Huế gặp chị Phạm, bạn của anh Liễu và hình như cũng là người yêu một thời sinh viên, trai văn khoa gặp gái y khoa, cho tôi biết anh Liễu đã qua đời, vẫn không vợ con ràng buộc. Phải nói anh Liễu con người khí khái, cái khí khái của bậc trượng phu, bất cứ ở trạng huống nào cái lưng cũng không cong theo chiều gió lợi nhuận.

Thời Xa Xưa của tôi đến đoạn hồi niệm một con người đáng tuổi anh của tôi và cũng có thể là người bạn cho tôi hiểu thế nào là trai Quảng Nam nữa. Hôm nay ngồi viết lại chuyện anh Liễu để nhớ lại một thời xa xưa trong thời xa xưa của mình. 

Chân Tính Hải
(Vòng Sân Cát)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2817)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 2062)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 2640)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 2130)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 2470)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 3081)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 1997)
Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh.
20 Tháng Mười Hai 20225:34 CH(Xem: 2036)
Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm
20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2746)
Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
13 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 38483)
Tự nghĩ mình có một mối tình đẹp, rất đẹp trong cuộc đời, vậy mà tôi không dám thổ lộ với ai. Nó vẫn thầm kín ở cùng tôi, rất lâu. Nó như mồi lửa diệu kỳ, phỏng rát tuổi hai mươi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,