TRẦN YÊN HÒA - Em neo

17 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 5572)
TRẦN YÊN HÒA - Em neo

 

Thuật không muốn cho Nhạn đi làm neo cũng là điều dễ hiểu. Ngày Nhạn chưa qua, thằng Ngật đã có những lời dè bỉu về nghề neo thế này, thế nọ. Con gái đàn bà đi làm neo bên nầy hư hết, không hư thì cũng trây trúa, lắm điều, làm có tiền là hách không chi bằng, ngẩng cái mặt lên trời, không nhìn ai, lại còn nổ văng miểng. Thằng Ngật còn nói thêm, tau có đứa em gái đi làm neo, sau đó vợ chồng bỏ nhau, đứa em bỏ qua Arizona với thằng bồ cùng làm neo với nó. Mới rợi đây này.

Đó là cái gương tày líp của những người đi trước, đã kinh qua kinh nghiệm, chỉ trỏ, dạy bảo Thuật. Anh nghe nhưng để bên tai. Đến khi Nhạn qua, anh mới thấy khó xử.

Thuật bàn với Nhạn nên áp lay một chân công nhân trong các hãng điện tử, hay bất cứ hãng xưởng nào, làm át xăm li cũng được, nghĩa là làm đủ tám tiếng đồng hồ, rồi về với chồng con. Như vậy vợ chồng vừa gần nhau, anh vừa giữ Nhạn bên mình…thật là tiện.

Nhưng rồi, tìm một cái chân át xăm li trong hãng xưởng đâu phải là dễ, ít nhất phải kinh qua trường lớp ESL mấy tháng, để có thể điền đơn xin việc…Rồi phải kinh qua mấy a rân xi …Rồi phải phỏng vấn nữa. Mà Nhạn thì mới qua chân ướt chân ráo, còn lớ ngớ đường đi nước bước. Thuật không thể chở Nhạn đi tìm việc được vì anh còn phải cày trong cái hãng của anh…

Một tuần sau, Nhạn lắc đầu le lưỡi, thở vắn thở dài, em chịu thôi, xin vào mấy hãng sao khó quá anh ơi.

Thuật lại nghĩ đến cái hãng của mình làm việc, trai gái gặp nhau trong giờ cơm trưa, mới đầu thì các chàng trai giúp không công cho mấy bà, mấy cô, hâm lại cơm, hâm lại thức ăn…rồi sau đó đem cơm vào phòng, cùng ngồi ăn chung. Họ bên nhau rủ rĩ, rù rì…Đến một lúc nào đó, một bên thì về li dị vợ, một bên thì li dị chồng, về sống với nhau.

Sau một thời gian rồi cặp nào cũng te be, tét bét, mỗi người mỗi nơi. Còn cái gia đình cũ coi như tan nát luôn là cái chắc. Hai, ba cặp như vậy xảy ra ở hãng nầy rồi, nên Thuật thấy chuyện đàn bà con gái làm hãng cũng không an toàn chút nào…nếu họ đã có mầm phản bội trong người, mầm kiếm tìm cái mới…

Nhạn thì náo nức muốn đi làm bất cứ chuyện gì, bất cứ nơi nào gần hay xa cũng được. Cô đã bỏ cái tiệm may nhỏ lại ở quê, theo chàng về “dinh”. Dinh ở đây là cái phòng nhỏ Thuật thuê từ hồi còn độc thân, bề ngang 3 m, bề dài 4 m, hẹp bó, nên cô cũng nhớ thương cái tiệm may ở quê nhà lắm. Cái mộng ước ngày Thuật về phủ dụ cô ngọt như đường phèn, em qua Mỹ, anh sẽ lập cho em một tiệm may như ý em thích, em sẳn có năng khiếu đề day áo quần, chắc hàng em may ra sẽ được nhiều người mua lắm.

Đó là tiếng nói của con gà trống, cục tác, cục tác, rồi gáy te te, gù gù, để nhữ con gà mái thôi, chứ ở Mỹ, áo quần đủ loại, đủ cở, đủ kiểu cách chưng bày đầy trong các mo. Lần đầu tiên Nhạn đi sốp ping, đã nhận thấy ra ngay điều đó, nên cô về bỏ ý định lập một tiệm may, may đồ cho khách, như giấc mơ hồi còn ở quê.

Cuối cùng thì cô chọn nghề neo. Cô nói với Thuật:

- Em đi học neo nghe anh, có chỗ dạy nghề, quảng cáo trên TV có bốn trăm đồng một khóa. Em học buổi chiều, anh đi làm về đưa em đi học nghe.

Chuyện đến nước này thì cũng chiều vợ cho xong, cái sợ của Thuật là sợ nghề neo làm hỏng con người nàng, tập thể ấy tự dưng mang tiếng xấu không đâu vì một số người, “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng ở tập thể nào mà không có những con sâu như vậy.

Anh đồng ý.

Thế là, anh đi làm từ 5 giờ sáng, 2 giờ chiều đã về đến nhà, tắm rửa qua quít là chở nàng đi học neo.

Rồi cái gì cũng qua.

Bây giờ thì nàng đã trở thành thợ neo chính hiệu, đã kinh qua hai tiệm.

Tiệm thứ nhất, chủ là một người đàn bà trung niên, chị Nẫm. Chị Nẫm chuyên môn đi tìm mấy cô vừa đậu bằng neo kêu về làm cho chị. Chị Nẫm đến trường dạy neo khi biết hôm đó có buổi liên hoan của năm thí sinh vừa trúng tuyển. Các cô mua rượu wine, tré, nem, chả giò, đem vô trường đãi mấy cô bạn học khóa sau. Có chút rượu vào, các cô vui hẳn cả lên, ăn nói vung vít. Cô Xuân, vừa đậu bằng neo kỳ nầy, đang xoay xoay cái mông, lắc lư thân hình theo một điệu disco hit hop tưởng tượng. Cô vừa lắc, vừa hát theo cái băng video Vân Sơn, neo, neo, neo. Neo đâu có bèo, neo đâu có bèo. Cả bọn cười rú lên, lúc đó thì chị Nẫm xuất hiện.

Chị nói sẽ tuyển hai em về làm cho tiệm chị, tiệm cũng gần, chạy xe khoảng hai chục phút thôi. Buổi sáng chị sẽ chạy xe đến nhà rước, rồi tối đưa về. Chị có vẻ cởi mở, hoạt bát, chị nói tiệm chị chuyên môn giúp đỡ mấy em mới ra nghề, về tiệm, chị sẽ chỉ dẫn thêm bột hay hoát. Thấy chị Nẫm vui vẻ, đáng tin, đó là cái trực giác, nên Nhạn đồng ý về làm với chị.

Thật ra thì chị Nẫm quá tốt, giữa cộng đồng con người bon chen chém giết nhau vì miếng cơm manh áo, mà chị Nẫm có lòng bao bọc mấy em neo mới vô nghề như Nhạn thật là quý hiếm.

Chị tuyên bố một câu xanh rờn:

- Từ ngày có nghề neo, chị đã dẫn dắt, kèm cặp cho cũng khoảng trên năm trăm em neo ra nghề. Có người bây giờ lên làm chủ hai, ba tiệm. Ở đây lâu, các em hỏi ra thì biết, chị có nói xạo hay không?

Suy ra cho đến bây giờ, Nhạn vẫn thấy lời chị nói là đúng.

Chị Nẫm còn có một nhà hàng bán hủ tiếu 5 đồng một tô, rẻ rề. Buổi sáng dân thích hủ tiếu đến ăn ở quán chị sắp hàng dài dài.

Chị ra quán từ 5 giờ sáng, nấu nước lèo, hâm thịt heo cho nhừ, nấu xí quách cho nước hủ tiếu ngọt, đó là bí quyết của chị. 6 giờ thợ thầy lục tục đến, sắp bàn sắp ghế, lau rửa nền nhà, rửa rau, rửa chén bát úp lên kệ. 7 giờ quán mở cửa là những người khách tới sớm nhất đã vào kéo ghế rột rột, cho tô hủ tiếu bà chủ ơi. Chị Nẫm mồm năm miệng mười, mời các anh ngồi, có ngay.

Đến tám giờ rưởi, khách càng vô đông nhưng chị phải quày quả ra xe chạy tới rước thợ neo đi làm. Đúng y bon, 9 giờ, tất cả 5 thợ neo đã ngồi trên xe, chị cho xe lên phi wê chạy một mạch tới tiệm. Bọn thợ thấy chị quay như con vụ như vậy nên mỗi người một tay, người quét sàn nhà, người lau bàn, dẹp ghế, chín rưởi đã có khách lù lù đến, họ là khách Mễ, Mỹ đen, Mỹ trắng, đủ cả. Tiệm có lai rai khách làm cả ngày.

Hai tháng sau Nhạn thấy tay nghề nước của mình đã vững, lại thêm nàng có hoa tay, nên vẻ móng đẹp, đã có khách hẹn…Chị Nẫm lại mở lòng một lần nữa, chị nói, em làm như vậy là tốt rồi, chị luyện nghề cho em như vậy đã đủ, em có quyền bay nhảy ở đâu cũng được. Làm ở nơi khác chắc in côm cao hơn.

Nhạn cũng rất tiếc chỗ này, nhưng mấy đứa bạn khuyên nên nhảy tiệm, nàng làm theo.

Đây là tiệm thứ hai, rồi trụ mãi đến bây giờ.

Thuật chấm được.

Tiệm này chỉ có 2 người đàn ông. Đó là Định, người chủ. Định có cô vợ là Hoàng Nga, cũng đang điều hành một tiệm kế bên. Hoàng Nga xinh đẹp, người nam, rất điệu đàng. Hai vợ chồng đeo nhau dính cứng, thế thì đỡ một mối lo. Người thứ hai là ông Tánh, quản lý. Ông Tánh đã làm ở đây mười lăm năm. Ông thấp người, nhưng rất siêng năng, cần mẫn, lại ăn chay, niệm Phật, có bà vợ cùng làm trong tiệm của Hoàng Nga. Điều đó khiến Thuật nguôi ngoai trong lòng lời nói của thằng Ngật, mấy thằng cha chủ tiệm neo chuyên môn dụ khị mấy đứa nữ cùng nghề.

Ông Định chỉ lên tiệm mỗi tuần một ngày, còn lại giao cho ông Tánh. Như vậy chỉ còn lại một người đàn ông trong đám lố nhố mười mấy cô thợ neo tươi non mơn mởn. 

Ngày đầu tiên, lên xe đi chung đến tiệm. Nhạn bận jean, sơ mi trắng. Trong lúc những cô thợ cũ ăn diện dàn trời, cô nào cũng mắt xanh, môi đỏ, má hồng, như các nghệ sĩ đi diễn tuồng trên sân khấu.

Con Uyên tuyên bố một câu xanh rờn:

- Hôm nay có thợ mới, VN mới qua đây chị em ơi!

Giọng con Uyên the thé, nói xong nó cười khanh khách. Không biết tin tức đâu mà lan nhanh thế. Nhạn thấy mình đâu có tệ, đâu có dáng dấp gì của “Việt Nam mới qua”, chắc là móng tay móng chân của cô còn giống Việt Nam, không son đỏ chói rồi vẽ hoa hoè hoa sói lên đó, nên nó đoán mò, thế mà trúng phóc.

Nhạn ngồi phía sau xe, im lặng chịu đựng. Một chị lớn chừng năm mươi hơn, người mập mạp, có khuôn mặt tròn phúc hậu, ngồi kề bên, hỏi nhỏ nàng:

- Em tên gì vậy, mới vào nghề hả?

- Em tên Nhạn, em đã làm một tiệm rồi, nhưng thấy ế nên em nhảy qua tiệm này.

- Thế hả, ở đây làm toàn Mễ, Mỹ, đen, trắng đủ cả, nên chắc là chút nữa anh Tánh sẽ đặt cho em một cái tên Mỹ cho dễ kêu.

- Có chuyện đó hả chị?

- Ừ, Phải vậy khách mới nhớ tên em mà làm hẹn chứ, tên Việt Nam tụi nó đâu biết đâu mà kêu.

- Dạ.

Thêm một chị lớn tuổi nữa, ngồi bên kia Nhạn, mỉm cười thân thiện:

- Em là thợ mới?

- Dạ.

- Em làm lâu chưa?

- Mới ba tháng, chị. Đây là tiệm thứ hai.

Chị nói cười xởi lởi rồi tự giới thiệu mình:.

- Chị tên Mận, mấy đứa ở đây đặt chị là Mận Chung Vô Diệm.

Nhạn trố mắt nhìn chị Mận, chị khoảng sáu mươi, nhưng trông chị còn tươi lắm, tóc cắt ngắn demi garcon, mắt kẻ chì xanh nhẹ, da thoa một lớp kem mỏng và xoa chút phấn hồng nữa, nhìn chị rất tươi, sao ai đặt tên chị là Chung Vô Diệm, vì Nhạn biết, Chung Vô Diệm là vị hoàng hậu được coi là xấu nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Nhàn hỏi giật ngược lại:

- Sao là Chung Vô Diệm, chị đẹp lắm mà.

Chị Mận cười tủm tỉm:

- Thì mấy cô ở đây đặt chứ ai. Chung Vô Diệm là “chim vô dụng” đó mà. Chim chị không được xử dụng nữa, chỉ còn dùng để đi tè thôi…Biết chưa?

Chị Mận nói vậy rồi cười vang lên hắt hắt. Một cô gái trẻ ngồi ở ghế trên chồm xuống:

- Cô Mận độc thân nhưng nhiều bồ lắm đấy.

Chị Mận đáp ngay:

- Ừ, bồ tau nhiều lắm, đó là mấy chàng “người tình chân run run” ngồi đầy ở Phước Lộc Thọ đấy.

À, thì ra, ở đây mấy bà, mấy cô chưa chồng hay đã li dị, sống một mình đều là “chung vô diệm” cả. 

Nhạn được ông Tánh đặt tên là Nina, theo vần đầu của chữ Nhạn. Nàng nghe cũng hay hay.

Ngồi làm chung, con Huyên thỏ thẻ kể lể bên tai Nhạn:

- Tiệm mình các chị “chung vô diệm” nhiều lắm, như chị Mận, chị Bình, con Jennifer, con Nhung…

Con Huyên đúng là bà tám, nhưng là bà tám dễ thương, chuyên kể chuyện vui, hài hước, tầm xàm vô thưởng vô phạt, kể xong ai cũng cười ré lên.

Con Huyên nhởn nhơ tám:

- Chị Mận thì đã li dị chồng, sống một mình nuôi đứa con gái 20 tuổi đi học đại học, chị Nhung thì chồng về VN cưới dẫn qua cũng đã 10 năm. Sang đây một thời gian chồng chị bị bệnh thận, phải đi lọc máu tuần 3 lần, chị vất vã lo cho chồng, tội nghiệp lắm. Lúc nào rảnh chị còn đi chùa để làm công quả nữa. Còn con Nhung, vợ chồng có đứa con trai 8 tuổi thì thằng chồng về VN có bồ, rồi qua li dị, nó ở vậy nuôi con, nhưng nó không quên được thằng chồng bội bạc. Nó ăn nói miệng đốp chát bổ bả nhưng không hại ai, nó không có bồ, nó sợ có bồ mà khi thằng chồng muốn quay lại, nó không quay lại được. Còn con Jennifer, thằng chồng chơi xì ke, bỏ qua tiểu bang lạnh…Đó là những mảnh đời đau thương, nên cũng là “chung vô diệm” cả đó, chị Nhạn à.

Con Hân vừa mài móng, vừa rủ rỉ với Nhạn, tuy quy định trong giờ làm việc tất cả thợ không được nói tiếng Việt, nhưng ông Tánh dễ tính, nên bọn thợ qua mặt vù vù. Nói tiếng Việt thì bọn Mễ, bọn Mỹ biết gì đâu mà hiểu.

Đám thợ gần hai mươi người, khi lên xe thì họ tranh nhau nói. Người thì kể chuyện gia đình, chuyện người chồng đi làm hãng bị mấy cô chọc ghẹo ra sao. Người thì kể chuyện con vô đại học, học hết Master còn muốn tiếp tục theo học để lấy Ph.D. Khoe con có lẽ là hạnh phúc nhất của các bậc cha mẹ, nên nhiều chị đã say mê kể về con mình, không để ý đến người chung quanh muốn nghe hay không.

Khi xe di chuyển trên phi wê, tiếng các cô rào rào chuyền qua nhau như một bản hợp xướng.

Khi đến tiệm, có khách vào thì những cố gái Việt Nam duyên dáng thế kia được đổi thành tên Mỹ, được ông Tánh kêu tên, như các cô được sinh ra và lớn lên tại nước Mỹ này từ thuở mới lọt lòng mẹ không bằng, Kelly, Jennifer, Nina, Diamond, Vicky…Rồi me ni kiu, pe ni kiu, phun set, mát xa, hoát, hoát bi ki ni… loạn xà ngầu cả lên.

Ông Tánh tính hay thương người, thấy cô Thuận ốm yếu gầy gò như cây sậy nên hay giúp đỡ, lúc thì chuyển cho Thuận hộp bao tay, cái giũa, hay hơn một chút là cho Thuận làm tơn đầu. Dĩ nhiên có nhiều người bất bình, tức tối vì mất miếng ăn. Nhất là với cô Đào, nổi tiếng là thẳng như ruột ngựa. Cô Đào thấy vậy nên lên tiếng trống không:

- Tôi sẽ nói lại với bà xã ổng cho biết tay, chứ tức không chịu nổi.

Chị Mận nghe được liền lên tiếng:

- Bà Tánh mà nghe được, là bả "ngắt mồng" bà trước rồi về cắt chim ổng sau. Bà đừng có xớn xác.

Cô Đào là người bạo mồm bạo miệng, ruột để ngoài da, thấy gì là nói đó, không để trong lòng được. Đào có một ông chồng rất gia trưởng, nên cô vừa làm neo, vừa về nhà lo con cái, nấu nướng. Ông chồng chỉ lo coi TV, đọc báo, rồi đợi cô xong việc là đòi tòm tem. Dù tức ông chồng chẳng phụ giúp được gì mình, chỉ lo chuyện đó, nhưng cô Đào cũng cảm thấy vui, nên buổi sáng hôm sau, vừa leo lên xe đã khoe ngay với cả bọn:

- Thằng lớn nhà tôi nhìn cái mặt lầm lầm lì lì đáng ghét vậy, chứ thằng nhỏ của nó thì dễ thương lắm. Hồi hôm ổng wậy tui quá trời, ôi biển hồ lai láng…

Con Nhung liền la thét lên:

- Bà có im đi không, bà không biết tôi là chung vô diệm đã sáu tháng rồi không, mà đem mỡ trơi trước miệng mèo thế hả?.

Ở đây dĩ nhiên cũng có những tia nhìn soi mói bất bình khi một cô thợ được nhiều khách hẹn, hay ông Tánh kêu tơn không đều. Con người thì chuyện trâu cột ghét trâu ăn là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng không có chuyện gì xô xát lớn.

Những từ như chung vô diệm, ngứa háng, ngắt hột, bấm mồng…những em neo coi đó là niềm vui đầu ngày, nụ cười cuối ngày, vô thưởng vô phạt, mục đích là cười cho đủ lãng quên những nhọc nhằn khi ngồi rửa chân cho con Mỹ đen, con Mễ. Gót chân bọn nó để đến cả chục ngày không rửa, da đóng vảy từng lớp. Xoa bóp, giũa, sơn, bôi, quẹt, mát xa, ôi, mệt mỏi rả rời…Họ coi đó những câu nói đùa, nói tục, là những chuyện cười của ba giai tú xuất. 

Nhạn thấy mình cần sống nâng lên một bực, là tại sao mình làm ra tiền, mình có tiền mà mình cứ sống khổ mãi như hồi ở Việt Nam thế kia. Con gái đàn bà ai không thích lược là, trang điểm.

Những ngày nghỉ, Nhạn rủ Thuật đi sốp ping. Cái ánh sáng của các mo sao hấp dẫn thế. Bao nhiêu là quần áo, đồ trang điểm, nước hoa, son phấn…đã quyến rũ Nhạn. Cái nghề đề dây nhơ ngày trước đã cuốn hút nàng. Nhạn say mê đi dạo và chong mắt lên những dãy quần áo, hàng hiệu, hàng giạt, hàng xeo, đủ cả. Nàng say mê nhưng nàng cũng biết túi tiền mình có đến đâu, vào Macy’s mua phấn son, vào Forever mua áo quần, vào… vào…vào…nhưng nàng đứng lựa từng món hàng, 5 đồng, 7 đồng, đến 10, 20 hay cao lắm là 30 đồng là cùng. Nàng mặc vào thấy đẹp, thấy sang cả, vì vóc dáng nàng rất mi nhon…Thế nên ai cũng cứ bảo, thợ neo ăn diện như…ca sĩ.

Đi ăn cưới hoặc đi tiệc tùng với Thuật, Nhạn xách cái xách Eo Vy, đeo chiếc nhẫn hột 5 cara và 3 chiếc vòng 3 ngàn, như vậy nàng cũng đủ để ngẩng mặt lên với đời.

 

Buổi tối về nằm với Thuật và con, Nhạn thấy mình có một hạnh phúc nhẹ nhàng. Quẳng đàng sau lưng những chộn rộn ban ngày, Nhạn ôm tấm lưng to bè của Thuật, nói giọng nũng nịu:

- Anh có chê em là em neo không?

Thuật trả lời nàng theo một câu hát của hề Vân Sơn:

- Neo, neo, neo, neo em đâu có bèo. Em không là chung vô diệm mà anh cũng chưa là chân run run… 

Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1268)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1391)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1726)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 1893)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2145)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1264)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 1947)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1835)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2143)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 1618)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,