NGUYỄN QUANG CHƠN - Sắp mùa vu lan nhớ lời mẹ ru.

16 Tháng Bảy 201611:56 SA(Xem: 4098)
NGUYỄN QUANG CHƠN - Sắp mùa vu lan nhớ lời mẹ ru.

Hồi nhỏ mẹ thường ru tôi bằng những bài ca dao và những câu Kiều. Mẹ cũng ru các em tôi bằng những bài, những câu như vậy. Tôi đã được ngủ ngon từ những bài ru này và thuộc lòng chúng từ khi nào không biết!...

Mẹ hay ru: " chiều chiều nhớ lại chiều chiều. Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè. Nhớ hồi lên võng xuống xe. Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non. Nhớ hồi cá trụng y con. Thịt heo y khúc, lòng còn ước mơ. Nhớ hồi rau muống bò bờ. Nhớ hồi lọng võng giăng tơ thuở nào. Nhớ lê nhớ lựu nhớ đào. Nhớ nơi kỳ ngộ bước vào thiên thai!..."
 
Lớn một chút, tôi thấy câu ru của mẹ có cái gì "không ổn" chỗ " lọng võng giăng tơ" và trong đầu tôi có ý nghĩ "sửa". Tôi đã sửa thành "lọng võng xum xuê thuở nào". Tôi hình dung những võng, những lọng xum xuê xúm xít trước một con người giàu sang danh vọng. Xuống xe lên võng. Cá thì trụng y con. Thịt thì dùng y khúc, mà vẫn còn mơ nhiều hơn, chưa thoả lòng ham muốn!... Vậy nên vọng lõng xum xuê mới đúng. "Giăng tơ" chắc để hợp vần "bờ" ở câu lục trên thôi! Và sau đó, lớn thêm một chút, mới thấy mình dùng từ...nhà quê hơn mấy bà mẹ quê thiệt!

Lọng võng giăng tơ vừa biểu thị cái số nhiều giăng mắc của lọng và võng, vừa một bức tranh đầy màu sắc. Vừa một sự chầu chực mong ước được hầu hạ, mua chuộc... Con nhện giăng tơ ra, con ruồi con muỗi dính bẫy liền! Con người đầy đủ cỡ ấy. Nay lại ngồi nhìn bóng chiều hôm nghĩ đến nồi cơm nguội, nhớ đến ly nước chè giản dị hàng ngày để hối tiếc cái thời nào xum xuê áo mão, thịt thà thừa mứa, một bước xuống võng, một nước lên xe. Để rồi cũng võng lọng trương giăng đó đã làm ta vấp ngã để nay chỉ còn nồi cơm nguội với niêu nước chè. Cái bẫy giàu sang kia thật kinh hồn! Thì rõ ràng "giăng tơ" mới vừa "cao", vừa sâu, vừa đúng vần. Hay hơn gấp mấy lần chữ "xum xuê" thô kệch!...

Rồi một bài khác mẹ ru: " chim xa rừng (thì) thương cây nhớ cội,  người xa người tội lắm người ơi. Chẳng thà không thấy thì thôi. (Chớ) Thấy rồi mỗi đứa mỗi nơi sao đành!..." 


Vậy là tôi sửa liền. "Gặp" chứ sao lại "thấy". Thấy là thấp thoáng thôi. Gặp thì mới là chộ mặt. Mới đúng chớ!...

Năm tháng trôi qua. Càng lớn lên càng thấy mẹ đúng. Mình sai. Thấy, ấy là quán chiếu. Là thấu thị. Là rõ hết nguồn cơn, tâm tình gan ruột. Mà biết đâu cũng đã thấy hết "cái lạ lùng bên trong" của nhau (BG)! "Thấy" mới sâu, còn sâu hơn cả biết, chớ "gặp" thì hời hợt lắm! Thấy rồi thì xa cách mới tương tư, mới chịu không nỗi, mới oán ông trời sao đành đoạn bắt mỗi đứa mỗi nơi. Chứ gặp một chút rồi xa thì chuyện thường tình. Chi đâu mà than với vãn! Vậy là, lạy mẹ, con ngu!

Lại một bài nữa: ngó lên trên rừng thấy cặp chim đang đá. Ngó xuống dưới biển thấy cặp cá đang đua. Anh biểu em về lập miếu thờ vua. Lập lăng thờ mẹ, xây chùa thờ cha... (Chớ) chữ trung chữ hiếu chữ hiếu chữ hoà. Em đố anh ba chữ thờ cha chữ nào? Chữ trung em để thờ vua. Chữ hiếu (em) thờ mẹ. Chữ hoà (em) thờ anh!... Liền...sửa lời ru của mẹ, người nữ hỏi rồi thì phải là câu trả lời phải là của người bạn nam (hoặc chồng) chứ. Sao lại chữ trung em để thờ vua....? Đúng phải là: chữ trung anh để thờ vua. Chữ hiếu anh thờ cha mẹ. Chữ hoà anh thờ em !.. Và rồi hí hố cho là mình đúng!...

Lớn lên lại thấy mình ngu! Ngu thật. Cô gái này thật là ba lém. Đố 3 chữ trung hiếu hoà rồi tiếp luôn. 3 chữ này em thờ như vậy rồi đó, em dùng thờ vua, thờ mẹ, thờ anh rồi đó, anh không được lặp lại đâu nghe. Còn thờ cha em chưa biết dùng chữ nào đây. Anh giỏi nói đi? Cái hay. Cái sâu sắc. Thông minh và nghịch ngợm của ông bà nó nằm ở đó, còn cái vốn văn chương chữ nghĩa và vốn sống của mình bé tí tẹo mà cũng đòi...cải cách!...

Đúng là ngựa non háu đá!

Có một bài nữa mẹ ru mà tôi mê. Càng lớn càng mê và không dám sửa. Đó là " ba với ba là sáu, sáu bảy mười ba. Bạn nói với ta không thiệt không thà. Như cây đủng đỉnh trên già dưới non. Bạn nói với ta chưa vợ chưa con. (Chớ) Vợ con ai (mà) đứng, ở đầu non tê bạn tề? Bạn nói với ta chưa có hiền thê. (Chớ) hiền thê ai đó? Bạn trả lời thề lại cho ta!..."  Đến bây chừ như vẫn còn nghe lời hát ru đượm buồn man mác của mẹ. Lớn một chút hỏi mẹ cây đủng đỉnh là cây gì. Mẹ nói là cây đùng đình. Sau này thấy được cây đùng đình, thuộc loại dừa, buồng trái mọc từ thân, buồng trên mọc trước, buồng dưới ra sau, nên buồng trên già mà buồng dưới vẫn non. 

Mà sao lại dùng cây đủng đỉnh để ví von mà không dùng những từ khác? Thật là. Ta vốn chỉ mới có cảm tình với bạn thôi. Nhưng ngày qua ngày. Bạn cứ đủng đỉnh nhỏ to chuyện yêu thương hứa già, hẹn non. Cái cây (hoặc người) mà trên già dưới non thì thật đáng là ngờ! Bạn còn nói bạn độc thân vui tính. Đủng đỉnh, rủ rỉ mãi nên ta mới tin, mới thương, mới yêu, mới thề thốt (và biết đâu đã trao thân cho bạn)... Đến bây chừ lửa đã thành rơm thì mới lộ ra bạn đã lập gia đình, vợ con đề huề. Thì thôi. Là hết. Ta đã lỡ dại nghe lời ngon ngọt non già đủng đỉnh của bạn, thì cũng là số phận của ta. Thôi thì bạn hãy về với hiền thê của bạn, với con cái bạn. Ta chỉ xin lại lời thề mà một đêm đầy trăng trong vòng tay thương yêu bạn, ta đã lỡ một câu, sẽ đi cùng bạn đến hết cuộc đời này! Nay xin trả lại ta. Trả lại lời thề này thôi bạn ạ!..

Thật là ứa nước mắt. Một bài ca dao trác tuyệt. Một tấm lòng vô lượng, từ bi!...

Mùa Vu Lan nhớ mẹ. Cám ơn mẹ những bài ru tuổi ấu thơ và xin lỗi mẹ vì những dại khờ!

Nguyễn Quang Chơn
Mùa Vu Lan 2016, Bính Thân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 9047)
Có thứ tình nào không đẹp, không đào sâu hơn vào bề mặt hiện tại dễ bơ vơ lẻ loi này. Chắc tình là đạo, là giải thoát, và chỉ có con người mới có sức mạnh mang hạnh phúc lớn nhất đến với con người.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6394)
Đang ngồi lừng khừng trên băng ghế gần cổng số 20 chờ giờ lên tàu bỗng một giọng nữ cao the thé qua máy phóng thanh xướng tên hành khách nghe quen quen, hóa ra là mình.
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7211)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7789)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6647)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10233)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7401)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5823)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8847)
Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc.
01 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6060)
Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19193)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8510)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30730)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25524)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24521)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,