KHỔNG TRUNG LINH - Sông Nước Nổi Trôi

01 Tháng Tám 201611:36 SA(Xem: 6390)
KHỔNG TRUNG LINH - Sông Nước Nổi Trôi


Ở ngôi làng nọ có vị thầy tướng số rất uyên thâm. Ông kết hợp tử vi, lý số, quẻ Dịch để xem phúc họa, vận mệnh cho người. Ông quan niệm trời cho ông có khả năng để giúp đời nên ứng sao nói vậy, không dấu diếm, thêm bớt theo kiểu thiên cơ bất khả lộ. Tuy nhiên, ông vẫn luôn luôn khuyên nhủ mọi người ăn ở sao cho công bằng, đức năng thì thắng được số!

Một hôm có khách từ miền xa xôi đến thăm, và nhờ ông thầy coi xem trung vận, hậu vận của khách thế nào mà sao thời gian sau này đau ốm liên miên, tiền bạc dành dụm lâu nay được do buôn tần, bán tảo, phải mang ra chi phí thuốc men gần đến chỗ khánh kiệt.

Ông thầy mời khách ngồi, bước vào phòng trong sửa soạn khăn áo. Vài phút sau ông trở ra đốt một nén hương ngước lên trời lâm râm khấn nguyện. Ông yêu cầu khách cũng làm như thế, phải thành tâm cầu khẩn thì bề trên mới chứng giám, độ trì.

Thầy lấy số, gieo quẻ tính cặn kẽ từng hào. Sau đó ông ngồi quan sát tướng mạo của khách một thời gian khá lâu, ông xem luôn đường sinh mệnh trên tay khách. Khách băn khoăn không biết số phần mình sẽ ra sao, nỗi âu lo hiện rõ lên nét mặt.

Một hồi sau, ông mời khách ra phòng ngoài. Rót trà mời khách rồi ông nói;

- Số ông thật là đoản mệnh, ông sống thêm khoảng nửa năm nữa là cùng.Tôi cũng không còn phương cách nào để giúp ông, chỉ biết khuyên ông nên tin vào bề trên, cố gắng gia ân, tích đức càng nhiều càng tốt. Hy vọng bù qua sớt lại ông cải được số. Nói xong ông đứng dậy chúc khách may mắn và tiễn khách đến tận cổng làng.

Khách buồn nẫu người, cảm ơn ông thầy trở gót ra về. Đường chiều mây mù bất chợt kéo đến, mưa tuôn xối xả. Khách đến bến phà thì phà không thấy đâu, trên sông nước lũ theo mưa đổ ào xuống dâng lên muốn ngập đôi bờ. Khách co ro đứng dưới mái hiên nhìn mưa, nhìn trời, ngán ngẩm cho thân phận mình tựa như khúc củi mục du thử trên giòng sông bất định. Bất chợt khách nhìn xuống chân, thấy một đàn kiến đang bị nước dâng cuốn phăng cả tổ. Khách động lòng trắc ẩn, ông nhìn quanh rồi nhanh trí với tay bẻ một cành cây khô. Ông bẻ nhánh, tỉa cành biến cành cây thành một cái chạc ba. Đầu hai nhánh ông cắm sâu xuống nước gần bầy kiến hoạn nạn, đầu kia ông gác lên một thân cây. Kiến thấy khúc cây bảo nhau chia làm hai toán bò lên cổ thụ tìm đường lánh nạn. Một tổ kiến mấy nghìn con nhờ cành cây khô mà thoát chết!

Khách về đến nhà nhớ lời ông thầy tướng số nói mình sống không còn được bao nhiêu lâu buồn lắm, nhưng ông dấu vợ con, cố gắng sống bình thản như không có chuyện gì sẽ xẩy ra. Một đàng lo tỉnh dưỡng, một đàng phát tâm làm việc thiện. Ông cẩn trọng lời ăn, tiếng nói để khỏi mang khẩu nghiệp; ông không nghĩ quấy để khỏi mang tâm nghiệp. Ai trong chợ quận buôn bán với ông còn thiếu nợ nhiều ít ông tha cho hết. Kẻ ăn người ở ông đối xử như ruột thịt. Ai cần dựng vợ, gả chồng, cần vốn làm ăn, ông lo chu đáo.

Ngày qua ngày ông vui với cái vui của thiên hạ, ông lo với cái lo của thiên hạ, không còn thì giờ nghĩ đến bản thân, đến căn bệnh của mình. Khi ông không còn lo âu, sức khỏe của ông từ từ hồi phục. Bệnh tật hầu như tiêu tan. Ông sống vui, sống khỏe như thời còn trai tráng. Sáu tháng qua, rồi một năm qua, ông vẫn chưa chết! Ngành chành đường bộ, đường thủy của ông ngày càng khấm khá, ông phải tậu thêm thuyền bè, thêm xe, mướn thêm nhân công mới cung ứng hết nhu cầu huyện trên, tỉnh dưới đòi hỏi.

Mấy năm sau có việc phải đi ngang làng nọ. Nhìn bến phà từ xa ông chạnh nhớ tới người xưa, vị thầy tướng số năm nào. Ông bảo gia nhân cho thuyền cặp bến rồi một mình lội bộ vào làng.

Ban đầu vị thầy không nhận ra khách, khách phải kể lại khoảng thời gian đó có đến tìm thấy để thỉnh ý. Vị thầy tướng số rất đỗi ngạc nhiên, vì vị khách trước mặt diện mạo đã thay đổi rất nhiều. Nước da khách nhuận sắc, đôi mắt ngời sáng. Vị thầy cầm tay khách xem lại thì thấy đường sinh mạng đã không bị ngắt quãng, không còn thấy những ‘cù lao’ nằm ngang, chắn dọc như xưa, ngược lại còn đậm nét và kéo dài đến tận cổ tay. Ông vui và chúc mừng khách đã qua được thời vận gian nan, nhưng vẫn thắc mắc không hiểu khách đã thi ân, chuyển tâm bố thí đến dường nào mà không những cải được số của mình mà còn mang lại bao nhiêu phước lộc cho người khác? Khách bùi ngùi thuật lại từng chi tiết cho vị thầy tướng số. Vị thầy chăm chú lắng nghe nhưng vẫn chưa hài lòng. Khách lại phải cố nhớ những việc mình làm sau khi từ giã nhau trong một chiều bảo bùng mây nước. Ông nhớ lại bến phà, con sông, ông nhớ đã ví cuộc đời mình như thân gỗ mục nổi trôi, cuối cùng ông chợt nhớ ra đàn kiến bị nạn và được ông cứu mạng. Nghe đến đây vị thầy tướng số phá lên cười:

. Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không những không gặp nạn mà còn giải trừ được nạn.
Khách cảm động đứng dậy, móc trong túi ra một gói bạc xin thầy nhận cho chút lòng thâm tạ. Vị thầy nhất định từ chối. Khách ép cho bằng được, vị thầy đành nhận một ít lấy thảo, phần còn lại ông gọi chòm xóm đến chia đều cho mọi người.

Trời đã xế chiều, gió thổi phần phật cánh áo. Khách đứng trên khoang tầu nhìn đoàn tầu tuần tự theo nhau rẽ sóng. Khách tường mình đang lênh đênh trên sóng Trường Giang Ông nghĩ đến cuộc đời, nghĩ đến bao nhiêu thăng trầm nổi trôi của một kiếp người. Ông nâng chén cạn một chung rồi cảm khái ngâm mấy vần thơ cổ:

Đối tửu đương ca, (*)
Nhân sinh kỷ hà:
Thí như triêu lộ,
Khứ nhật khổ đa.
Khái đương dĩ khảng,
Ưu tư nan vong.
Hà dĩ giải ưu:
Duy hữu Đỗ Khang
Lời thơ sang sảng, vang vọng trong lòng chiều.

Khổng Trung Linh

(*) Đoản Ca Hành (Tào Tháo)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 2110)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1477)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1527)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1865)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 2027)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2296)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1385)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 2088)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1981)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2355)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8838)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17103)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9212)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,