NGUYỄN ĐẠT - Hoa Ảo Tượng

08 Tháng Mười 201611:07 SA(Xem: 5652)
NGUYỄN ĐẠT - Hoa Ảo Tượng



Tưởng nhớ nhà văn Mai Thảo & Tặng thi sĩ Du Tử Lê

Người bạn tâm tình của anh, nữ sĩ K., một ngày kia đã hoàn thành thi phẩm Đóa Quỳ Hư Ảo. Anh tiếp nhận thi phẩm này, với nhan đề như vậy, có gì khác không, với tâm tình giữa hai người? Anh không thể biết chắc chắn những gì trong tâm tình đó ngoài nỗi xúc động mơ hồ, một thoáng mỏng manh ngỡ hư ngỡ thực. Nỗi xúc động ấy hẳn nhiên không chắc chắn bao nhiêu, không thể ngang bằng một nỗi xúc động về thơ ca anh từng có được.

Anh ngỡ mới hôm qua, dù rằng nỗi xúc động anh đã trải cách đây mấy mươi năm. Khuôn mặt hiện ra tức thì, một tảng băng trôi, một phiến gỗ trầm, ông MTh.

“Thế là quá tuyệt vời cho bài thơ của cậu, bài thơ tôi thú vị vô cùng.
Chiều dàn trôi trong bóng tối lâu bền, chỉ thêm nét ngang nhỏ xíu trên đầu chữ d, chúng ta có cả buổi chiều trôi theo tiếng đàn, cậu thấy thế không?”

Hẳn nhiên anh thấy như vậy, nhìn ông MTh., ánh mắt thán phục. Anh đọc câu thơ mà ông MTh. đã thêm nét ngang nhỏ xíu trên đầu chữ
d: Chiều đàn trôi trong bóng tối lâu bền.

Ông MTh. lại hỏi:

“Sao lại là hoa khuất dương trong bài thơ của cậu? Hoa khuất dương là hoa như thế nào?”

“Hoa khuất dương thường mọc trong nghĩa địa, màu tím thẫm, chỉ nở lúc hoàng hôn khi mặt trời đã khuất bóng.”

*

Phía trước căn nhà anh trồng khóm hoa dã quỳ, loài hoa quỳ dại mọc hoang đầy vùng cao nguyên, nữ sĩ K. gọi là Đóa Quỳ Hư Ảo.

Một ngày anh mở cửa sổ căn nhà, bầu trời trống rỗng. Anh mở cửa sổ lần nữa, vì anh đã đóng cửa sổ trở lại, sau khi mở lần đầu vào lúc bảy giờ, muốn tìm xem, hoặc giả mình đã lầm lẫn, còn chút hứa hẹn nào. Anh tự hỏi, phải chăng mình thức giấc quá trễ?

Dù sao, khuôn cửa sổ đối diện, cách một khoảng trống, chỗ này cuối ngõ, im vắng, hai cánh cửa vẫn khép kín, có thể đã được đóng chết với thanh gỗ dày bên trong. Anh mặc nhiên so sánh cái im vắng lưu niên của con ngõ với cái bặt thinh của cửa sổ đối diện, thở dài, nhìn nhận điều quá rõ, có thể sờ nắm.
Anh tự xác nhận, chẳng có gì giúp anh tin tưởng sẽ gặp lại, mở ra điều bí mật. Nhưng tại sao? Một ngày X đã qua rồi, vậy mà nhiều ngày, mỗi buổi sáng mở cửa sổ tim anh se thắt: khóm dã quỳ, vào ngày ấy, chết cách nào anh không biết được, loài hoa dại mọc ở rừng, ở ven đường, ở lề những phố, ở lũng đồi khắp vùng cao nguyên Dran - B’Lao - Di Linh - Đà Lạt - Đa Thọ, có những lúc anh đã tiểu trên mình nó, vào lúc nào đấy bỗng nối kết với anh, như cửa sổ đối diện cửa sổ căn nhà anh vẫn mở ra mỗi buổi sáng.

Ở bức tường phía sau của căn nhà anh ở cũng có cửa sổ anh không hề mở, thật ra có lúc anh còn muốn bít liền tường. Anh nghe nói ở đâu đó, ở một quán nước, cửa sổ ấy mở ra một khu vườn rộng, là nghĩa địa của gia đình họ Trương. Anh thầm hỏi, trong khu vườn của nghĩa địa ấy có loài hoa khuất dương?

Anh đóng cửa sổ trở lại, ơ hờ, lại còn yên tâm là đằng khác. Công việc hằng ngày bây giờ là liều thuốc chặn cơn buồn chán, anh đi thẳng một mạch tới nơi làm việc, một căn hộ ở lầu hai chúng cư.

Người đàn bà trên năm mươi tuổi, bà Nh., như người bạn giới thiệu khi anh cần một việc làm, là một trí thức sống nhiều năm ở nước ngoài, về nước chưa đầy năm, công việc của bà thuộc lĩnh vực văn học, tất nhiên việc anh nhận làm với bà cũng không ngoài lĩnh vực ấy.

Anh làm việc để tồn tại, bên-ngoài-ý-niệm-về-niềm-vui, như người bạn nói, vì thế anh không quan tâm gì khác ngoài mối liên hệ công việc, sửa những lỗi về từ ngữ, ngữ pháp trong cac bản thảo văn học. Nhà-ngữ-nguyên-học, người bạn gọi anh như vậy, vẫn thường nghĩ ngợi mông lung trong khi chờ cái thời-khắc-tâm-lý để nhập vào công việc.

Bà Nh. dành cho anh cái bàn làm việc ở chỗ không có cửa sổ, bức tường trước mặt anh thường hiện lên bộ mặt tái mét, nhà ngữ nguyên học của Melville, ông Usher, với một tấm lòng , thân hình và bộ não tiều tụy, phủi bụi cho những quyển từ vựng, văn phạm bằng chiếc khăn tay kỳ dị, nhắc nhở ông một cách êm dịu đến bản chất tử vong (HERMAN MELVILLE - MOBY DICK).

Xong công việc, anh đi ngang bàn làm việc của bà Nh., đặt lên bàn chồng bản thảo và gật đầu chào bà. Nhìn anh, mắt ngước ở khoảng trên đôi tròng kính trễ xuống sống mũi, bà Nh. mỉm cười nhã nhặn trong vẻ xa cách.

Một lần, buổi sáng hôm qua, lúc anh xong công việc, bà Nh. đột ngột rời bàn làm việc, mỉm cười, anh thấy rõ vẻ thân thiện, mời anh ngồi uống trà ở bàn tiếp khách gần đấy. “Tình cảm của tôi với người Pháp?”, bà Nh. hơi nhíu mày, “Thật tốt, về một vài phương diện. Nhưng nói chung, họ giống ly cà-phê bỏ quá nhiều đường.” Bà Nh. im lặng một lúc sau nhận xét này, đột ngột hỏi anh: “Anh có đọc tác giả X, tác giả Y…?” “Tôi có quá ít thì giờ… Tôi bận tâm tới thực vật nhiều hơn văn học…,” anh lại thấy se thắt trong lòng, “Mà cũng bất khả… tôi không biết được vì sao khóm dã quỳ của tôi đã chết.” Anh chợt nhớ, đã lâu lắm, anh có đọc một tác phẩm của nhà văn X, Áo Mờ Phai, nói với bà Nh.: “Cuốn truyện quá ngọt ngào.”

“Không phải như anh thấy đâu!”, bà Nh. nói vội, âm giọng cao hơn âm giọng của bà mà anh thường nghe. “Tôi chưa đọc cuốn truyện đó, nhưng anh nói sai rồi. Không phải như vậy.” Câu nói của bà khiến anh hết sức ngạc nhiên. Anh sững sờ, đứng dậy, như người mộng du sực tỉnh, biết rằng tới lúc phải ra về.

Anh đi tới căn hộ trên lầu hai chúng cư làm việc, công việc hằng ngày, để tồn tại bên-ngoài-ý-niệm-về-niềm-vui, gương mặt bà Nh. hiện ra với vẻ lãnh đạm thường thấy, và chính vì vậy anh yên tâm. Đi ngang bàn làm việc của bà, như chiếc bóng anh lướt qua đó, chiếc bóng nhập vào chỗ ngồi, chồng bản thảo đặt sẵn trên mặt bàn, và anh, lúc đó là anh, suy tưởng gì đấy hay không suy tưởng gì hết, đợi cái temps psychologique để nhập vào công việc của nhà-ngữ-nguyên-học.

Bà Nh. ngước mắt nhìn anh, cái nhìn ở phía trên đôi tròng kính trễ xuống sống mũi, bà mời anh ngồi ở bàn tiếp khách. Bà Nh. lại muốn trao đổi gì đây, anh nghĩ, tiếp tục câu chuyện văn học? “Anh đã khinh bạc văn học,” bà nói ngay vào câu chuyện, “trong lúc công việc của anh có liên quan mật thiết với văn học.” Thoạt nghe, anh muốn sửa cụm từ có-liên-quan-mật-thiết, anh cho rằng, nên nói là có-gắn-bó-hữu-cơ, và vì vậy, nó vẫn có thể tách rời để tồn tại như những từ ngữ độc lập. “Tôi nghĩ anh nên trở về với thế giới thực vật của anh… Có thể vì vậy, khóm… khóm dã quỳ của anh sẽ không chết nữa.’ Anh nghe bà Nh. nói tiếp, bàng hoàng, không thể ngờ bà cay độc như vậy.

“Không, tôi chỉ liên quan mật thiết với những chữ, những cuốn văn phạm phủ đầy bụi mà thôi.” Anh chỉ trả lời thầm như vậy.
Hắn phải trầm luân để đồng loại ý thức về giấc mơ mà hắn lưu giữ, anh nghĩ về điều ấy trong lúc bước xuống những bậc cấp của chúng cư.

*

Vậy là ngày hôm nay anh tới quán nước ở bên đường ray xe lửa sớm hơn mọi ngày. Ở đây, sau nhiều ngày tháng, anh chẳng quen biết người nào giữa đám đông như hội hè. Anh cũng không quan tâm gì, chỉ tự hỏi: có phải mình luôn luôn đến quá trễ hoặc quá sớm lúc chuyến xe lửa chạy ngang? Thật tâm, anh quá ưa thích nhìn những chuyến tàu lửa chạy ngang, nhìn hút theo con tàu, tới lúc con tàu chỉ còn là dấu gạch đen sậm, dần tan biến vào chốn không gian mờ mịt.

Anh nhận ra người đàn ông, hình như anh đã gặp ông ta nhiều lần ở nơi nào khác. Ông ta không có gì đặc biệt hơn vẻ quen thuộc và một nơi chốn mù mờ trong trí nhớ anh. Ông ta đang nói chuyện gì đấy, anh nghe: “Nàng bỏ đi hẳn rồi.” Tiếng cười của một người nào khác. Tiếng nói: “Có thể cô ấy bị tai nạn giao thông ở đâu đó.” Ông ta phản bác: “Không phải như vậy. Nàng đã mang theo tất cả… áo quần giầy dép tư trang… những cuốn tiểu thuyết… Tất cả! Tất cả!” Đột nhiên nhiều đầu người xúm lại xem cái áo mà ông ta đang giơ lên cao, nói rõ giọng: “Các anh nhìn coi, tôi đã chờ, tôi đã chờ bao đêm, miệng ngậm cái nút áo chỗ ngực nàng tới mòn vẹt.”

Anh đã uống cạn bình trà ở quán nước, và không còn việc gì khác trong lúc buổi trưa còn xa, anh về nhà, không mở cửa sổ, ngôi ngây một lúc như đang chịu tác dụng của liều thuốc mạnh. Giống người say thuốc, anh buồn ngủ, mí mắt trĩu nặng đổ sụp.

“Suốt những ngày này em tìm anh khắp nơi, ở căn nhà trên lầu hai chúng cư, ở quán nước cạnh đường ray xe lửa, ở quán cháo trắng hột vịt muối hẻm X… hoặc em đến quá trễ, hoặc em đến quá sớm.”

“Vậy là… chị biết tôi?”

“Sao em không biết anh cho được… Cửa sổ nhà anh mở sang cửa sổ nhà em… Em đã tìm, đã theo anh tới những nơi chốn của anh, mà có nhiều gì, chỉ có vài chỗ ấy.”

“Ôi, như vậy sao? Nhưng từ nhiều ngày rồi, cửa sổ nhà em đóng kín.”

“Em vẫn trở về, nhưng cần gì mở cửa sổ ấy nữa, em đã thuộc về anh!”

“Thế em… em không chải tóc hong gió nữa? Em làm gì trong cánh cửa sổ đóng kín?”

“Em thây kệ những những chuyện đó. Nhưng nếu anh thích, lát nữa đây em sẽ mở cửa sổ… À, em làm gì trong đó hả? Em đọc mãi không chán cuốn Y.”

Khi nghe nói vậy, nghe nhắc tên tác phẩm Y. của nhà văn X, anh không ngăn được cơn buồn nôn, nó thốc tháo ngay dưới chân chiếc giường sắt nhà binh hoen gỉ. Một mình anh trên chiếc giường ấy, trong gác xép của căn nhà.

Anh mở cửa sổ lúc trời chiều màu xám tro, thấy chen trong khóm dã quỳ những mầm chồi lá xanh non. Một thoáng nghĩ ngợi, anh không biết những mầm chồi ấy có thật hay trong mơ, khóm hoa ấy, hoa dã quỳ hay hoa ảo tượng.

Cửa sổ đối diện vẫn đóng kín.

Dran - Sài Gòn, 1995 - 2016

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 256)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 323)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 327)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 537)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 523)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 380)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 806)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 661)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 800)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 709)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,