CAO THỊ HOÀNG - Tèn heng, huyền thoại núi Ba Thê

12 Tháng Mười Một 201610:49 SA(Xem: 16574)
CAO THỊ HOÀNG - Tèn heng, huyền thoại núi Ba Thê
1.
Thằng Đực ngủ thường đái dầm và hay hen suyễn lúc nửa đêm trời trở lạnh. Biết vậy, nên chiều nào tui cũng theo má đi bắt con Tèn Heng đùn đất dưới chưn núi Ba Thê mang về nướng cho nó ăn. Bóng núi chụp lên cánh đồng chiều yên ả, tức cảnh sinh tình tui hỏi: 

- Núi Ba Thê là đờn ông có ba vợ, phải không má? 

Nghe tui hỏi, má ngừng tay đào hang Tèn Heng, hất chéo khăn rằn quàng qua cổ. 

- Thiệt ra núi có tên là Hoa Thê Sơn nhưng chữ Hoa phạm húy bà Hoàng hậu Hoa tức Hồ Thị Hoa thời Minh Mạng nên đổi thành Ba Thê Sơn. Bá tính đồng bằng vùng châu thổ miền Tây gọi núi Ba Thê, có người gọi Vọng Thê. 

con tèng heng
Con tèn heng


Tui nghe má cắt nghĩa núi Ba Thê thiệt tình không nóng mặt mà nóng hai cái lỗ tai. Thuở đời tên núi phải nhường bước tên người và người đó, bất quá cũng chỉ là vợ của vua. Thì ra, sông núi là tài sản của vua chớ nào của dân? Có lẽ, sông núi của dân khi sông núi lâm nguy và vua quan chạy trốn (?!) 
Tiếng má thúc vẳng bên tai tui cắt dòng suy tưởng.

- Chiều rồi, đào hang mau lên con! Bắt vài con Tèn Heng nữa, mình về! 



Thịt Tèn Heng bén lửa than hồng thơm nức lòng chiều. Nắng gió hôn màu vạn vật và như níu thời gian vùng đất Tứ giác Long Xuyên với những gò, núi đột khởi giữa đồng bằng. 

Tui khều than, khói nhẹ bay! Quê tui ở Thoại Sơn có thị trấn Óc Eo, có bốn ngọn núi theo thế “Tứ Sơn hổ phục (1)’’ bảo vệ ngọn núi to lớn Ba Thê (2).
Nhưng, không hiểu vì sao có “Tứ Sơn hổ phục’’ bảo vệ Núi Ba Thê mà Vương quốc Phù Nam tan rã và cả một dân tộc mất tăm hơi hết sức kỳ bí? Chẳng lẽ, quân xâm lược Chân Lạp diệt chủng hay trời đất nổi cơn thịnh nộ tạo cơn đại hồng thủy nhấn chìm?

Tui hóng chuyện người lớn nói lúc lai rai chuyện đời: Thê chưa chắc là thang, Ba Thê chưa chắc là tiếng Khmer nói trại và ngay cả sách “Gia Định thành thông chí” cũ không rõ ràng về tên núi Ba Thê, chỉ lược tả khái quát (3). Đã là Ba Thê sơn, sao đàng cựu còn gọi núi Vọng Thê? Có tiếng khàn đục của người già tám vô: “Núi Nhớ Vợ!’’? 

- Từ thuở tạo thiên lập địa, giống cái đã biết gieo rắc nỗi nhớ khôn nguôi cho giống đực. Và, mấy ai là chồng không nhớ vợ? Cổ nhân từng nói: “Nhất vợ, nhì trời’’ chẳng phải tự nhiên, nó có cái chi đó cần soi xét. 

Người già chưa đứt lời thì bên trong chòi có tiếng vọng ra: 

- Soi xét nỗi gì cho mệt, coi lịch sử Trung Hoa cũng dư sức hiểu. Thê hoặc thiếp, tỳ... nắm phận hồng nhan sẽ mần vua chúa nhớ mê nhớ mệt và dẫu biết nhớ chết, vua chúa vẫn cứ nhớ, như: Muội Hỉ - triều Hạ, Đắc Kỷ - triều Thương, Bao Tự - triều Chu, Tây Thi thời Xuân Thu, Lã Thị - triều Tây Hán, Điêu Thuyền thời Tam Quốc, Dương Quý Phi - triều Đường, Giả Nam Phong - triều Tấn, Khách Thị - triều Minh và Từ Hy Thái hậu - Mãn Thanh... 
Người già trở bộ, cất giọng: 

- Thì đó, hồng nhan để lại nỗi nhớ trong trái tim của Rudravarman, vị vua đời thứ 13 của triều đại Vương quốc Phù Nam. Và, trong một thời gian ngắn, hồng nhan ấy đã góp phần làm cho triều đại Rudravarman nhanh chóng sụp đổ dưới gót chân quân xâm lược Chân Lạp.

- Đa phần có thể là vậy, nhưng không là tất cả! Trường hợp “hồng nhan nữ chúa” Liễu Diệp với Hỗn Điền “nam nhi tri kỷ” người Ấn Độ. Chàng sử dụng trường thương với chiêu thức tuyệt kỹ do thần linh mách dạy “Dâm dương đa sắc dục’’ đã hoàn toàn khuất phục nàng, khiến nàng say đắm lạc vào mê hồn trận... Và rồi, vào cái đêm nhật nguyệt nàng quỳ hiến thân và nhận Điền Hỗn mần chồng. Từ phút giây thăng hoa đó, nàng nhường ngôi vua cho chồng! (4) 

Mọi người ồ lên! Tiếng ồ đồng loạt mạnh hơn cơn gió làm tắt ngúm ánh sáng con cúi dựa bên hông sân chòi!



2.
Nửa đêm kinh thành Đặc Mục (5) bị quân Chân Lạp bất ngờ tấn công dữ dội, vua Phù Nam buông nàng Chey Sery phóng mình lên yên ngựa chạy về hướng Nam đến thành Na Phất Na (6) và sau đó, vương quốc Phù Nam bị sáp nhập vào nước Chân Lạp. 

Nàng Chey Sery từ chối phần thưởng “mỹ nhân kế’’ do Trì Đà Tư Na vua Chân Lạp ban tặng. Nàng cũng không quay về cố hương ở phía Tây Nam đất Lâm Ấp. Nàng đơn thân độc mã, băng rừng lội suối đến thành Na Phất Na và trước mắt nàng, bãi sa trường thây chất thành núi, máu cháy thành sông... ngun ngút khói lửa đốt cháy thành quách, ngổn ngang cổng đổ tường xiêu. 

Nàng bất tỉnh không biết vì đói khát hay vì ân hận? Thương tình, vị tiên núi mách bảo nàng: 

- Kẻ ngươi cần tìm đã thoát khỏi chốn loạn quân, dong buồm chạy ra hướng Đông! 

Tỉnh giấc, nàng ngẫm nghĩ: 

- Chạy về hướng Đông? Vậy là, chàng chạy đến Thương cảng Óc Eo để ra biển? Sao không chờ đợi mình cùng đi bởi, thường khi chàng yêu ta rất mực và từng thệ nguyện: “Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách”. 

Nghĩ vậy nhưng rồi, Chey Sery nghĩ lại: 

- Việc quân quá gấp hay chàng bỏ ta “kẻ thù giấu mặt, một dạ hai lòng’’. Nếu thế, sao chàng không giết ta? Thương hồng nhan bạc phận à? Ta nữ nhi thường tình, biết chi xảo trá và giáo gươm? Ta chẳng qua chỉ là cánh hoa thời loạn bị đẩy vào chốn nhụy rữa hương phai... 

Sương mù giăng khắp mặt kinh thành, cũng chẳng thể che những hạt máu chiến binh rỉ giọt xuống hào lũy. 

Nàng bật khóc! 



Vua Phù Nam trốn chạy hơn một trăm cây số trên dòng kinh, từ thành Na Phất Na xuống vùng Thương cảng Óc Eo. 

Nhưng đã muộn, quân Chân Lạp bịt kín Thương cảng vì chúng thừa biết, vua Phù Nam chỉ có con đường duy nhất để sống còn là thoát ra biển. Một khi thoát được ra biển, vua Phù Nam sẽ cầu viện nhà Đường ở Trung Hoa (!). Bởi, Vương quốc Phù Nam nhiều lần cử đoàn sứ bộ triều Đường (7). 

Vận mạt, cùng đường! Vua cải trang lên núi sống nghề tiều phu, ẩn nhẫn đợi thời phục quốc! Đông tàn, xuân đến. Rồi đông đến, xuân tàn. Việc phục quốc nhỏ dần như hạt bụi. Chàng nhớ Chey Sery, nhớ người vợ dù sinh ra và lớn lên ở đất nước nghịch thù. Chàng khoắc khoải trong cái thê lương vĩnh biệt nàng đêm kinh thành thất thủ! Chàng hận mình, hận đấng quân vương không bảo vệ được đất nước, bảo vệ được dân tộc Phù Nam trước vó ngựa xâm lăng. Trong tình yêu, chàng không bảo vệ được người mình yêu, đành lòng bỏ rơi cánh hoa tràn hương sắc lạc vào rừng gươm kẻ thù. 
Mỗi chiều, chàng ôm tượng thần Shiva, đứng trên ngọn núi trông về phương ấy! 

Chân mạng đế vương của chàng đã hết. Cảm kích tấm chơn tình của chàng đối với vợ và nhất là, tấm lòng thành với thần Shiva. Sơn thần phán, rằng: “Khi nào hai phiến đá chốn thiên cung lưu lạc cõi trần quy khứ cùng tượng thần Shiva do con Tèn Heng chỉ điểm thì khi đó, ngươi cùng vợ gặp nhau và về chùa nghe kinh kệ, giải nghiệp chướng!’’



Chey Sery cắt rừng ba ngày đường, bụng đói lả, quần áo rách bươm. Nàng dừng chân bìa rừng, nằm thả thát lát trên đóng lá khô chợp mắt. Bọn lính tuần Chân Lạp phát hiện, nàng sa vào tay giặc. Với sắc đẹp nàng, chúng chẳng khác những con thú đói rừng, giành giật nhau cắn xé con mồi trần truồng như nhộng. Trong cơn nguy cấp, nàng nhớ đến thần Shiva, vị thần hủy diệt đã làm cho vũ trụ này biến hóa khôn lường. Bất giác nàng đọc câu thần chú linh thiêng nhất trong kinh Vệ đà: “TAT TWAM ASI”… Câu thần chú có sức biến hóa khôn lường, làm cho nàng và thần Shiva trở thành nhất thể. Nàng biến hóa, nàng thăng thiên, rồi nàng bỏ lại nhục thân và trong khoảnh khắc sát na nàng rướn người, tiếng rên khẽ nhẹ rồi hóa thân thành con Tèn Heng trước sự tê dại và kinh hãi của bọn lính tuần. Những tên hãm hiếp nàng, đều bị đứt cái lòng thòng giống đực bởi đôi càng to tổ chảng kẹp cứng “Trời gầm không nhả’’!



3.
Nơi chàng chết vì thương nhớ vợ, người đời sau gọi Vọng Thê sơn hoặc núi Ba Thê. Con Tèn Heng quanh quẩn vùng đất mềm nhão rìa chân núi, ngày đêm đùn đất kiếm tìm “tượng thần Shiva’’ mong gặp lại chồng. Đêm đêm người quanh vùng Thoại Sơn văng vẳng nghe câu hò: “Hò ơ... Tèn Heng đùn đất tìm chồng/ Còn em xuôi ngược... Hò ơ... để mong (ngày) gặp anh... Hò ơ...’’ 

Tèn Heng thuộc loài giáp xác và cũng chẳng lạ lẫm gì với loài tôm cua. Thoạt trông tưởng là tôm nhưng không phải là tôm. Đầu và mình lớn hơn tôm, đuôi nhỏ hơn tôm nhưng được cái nó dài và đầy thịt. Đôi càng to dềnh dành chắc khỏe và sắc lẹm gấp mấy lần cua. Nó khác cua là không bò ngang. Nhát chịu đèn khi giao phối nhưng một khi đã chịu đèn, nó chịu đèn tới bến bất kể trời cao đất dày. Đó cũng là một đặc điểm trời ban cho các cô gái đất Chân Lạp. Thường Tèn Heng bước vào tuổi “rượn đực’’ có mùi khai khai như mùi nước tiểu con người. Chính cái mùi khai khai ấy, là mùi quyến rũ dục tình. Ở nhà quê, đờn bà “lạnh cảm chăn gối’’, người chồng thường đi bắt Tèn Heng đem về nướng cho vợ ăn. Y như rằng, chẳng ông chồng nào mà không ưng ý! Có khi xin… khất nợ lần sau! 

Nghe nói người Chân Lạp, sau nầy gọi Khmer, đờn bà họ ham muốn ái ân và mỗi lần ái ân họ thường mãnh liệt, thêm chút hư đốn hoang dại, khiến đờn ông không thể không nhớ (?!)



Rằm lớn hằng năm, tôi theo má lên chùa Linh Sơn lễ Phật. Ngôi chùa quê tôi nằm cách chợ xã Vọng Thê thuộc Thoại Sơn áng chừng hai cây số về phía Đông triền núi Ba Thê, thường gọi chùa Phật “bốn tay” (8) (hóa thân của thần Shiva) chớ ít ai gọi tên chữ Linh Sơn Tự. Lòng bồi hồi, tôi bước những bước chân quê lên đất thuở hồn xưa chở bao nghìn năm thế sự thăng trầm. Tôi thấy trong mây trời bảng lảng cuốn theo nỗi nhớ vợ của người chồng, thấy bãi Tèn Heng đùn đất mong gặp mặt chồng tạ lỗi vụng dại ngày xưa. Và, trong sự ăn năn muộn màng, Tèn Heng hiến thân làm vị thuốc dân gian trị bịnh bá tánh? Một nàng Chey Sery đáng thương hơn đáng trách! 

Tiếng đại hồng chung chùa Phật bốn tay ngân vang trên cánh đồng Ba Thê vàng lúa chạy ngun ngút cuối chân trời như một lời sám hối muộn màng của của người cô phụ tìm chồng. Tôi ngập ngừng và bâng khuâng trong nỗi bâng khuâng và ngập ngừng của kẻ hậu sinh!./ 

CTH.

*
(1) Núi Tượng, Trọi, Chóc, Nhỏ 

(2) Ba Thê, theo Vương Hồng Sển chữ ‘’Thê’’ có nghĩa là cái thang. Theo Sơn Nam do tiếng Khmer là ‘’Bát-xăm-xe’’ nói trại ra. 

(3) Ba Thê sơn, cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, cách phía tây bến Thoại Hà 18 dặm, ba ngọn vươn xanh chập chùng cổ thụ tươi mát... Mặt trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Thoại Ngọc Hầu nhân đó đào cho thông ra, rộng 20 tầm để cho thuyền bè đi lại...’’ (Sđd, Trịnh Hoài Đức) 

(4) Liễu Điệp con vua Naga tên Soma (con gái thần mặt trăng). Hỗn Điền có lẽ là một tăng lữ Bà La Môn hay một quý tộc người Ấ Độ tên Kaundinya (Theo Khang Thái, sứ giả của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc ghi trong “Phù Nam thổ tục ‘’. 

(5) Thành Đặc Mục (Vyadhapura), nhĩa là thành phố người đi săn gần ngọn núi Ba phnom, làng Banam, Prây Veng. Sách “Dị vật chí’’, Dương Phù thời Đông Hán (25 - 220) có niên đại sớm nhất đề cập tới Phù Nam. 

(6) Angkor Borei. 

(7) Đường Cao Tổ niên hiệu Vũ Đức (618 - 627), Đường Thái Tông niên hiệu Trinh Quán (627 - 649) 

(8) Tượng Phật bốn tay: Năm 1913, dân địa phương phát hiện khu vực dân cư gần chợ Ba Thê dưới lòng đất sâu độ hai mét, có pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng thẳng, cao một mét lẻ bảy. Và trước đó, đám trẻ mục đồng tìm thấy hai tấm bia ký khắc chữ cổ, có lẽ chữ viết của dân tộc Phù Nam. Bia ký cao một mét lẻ tám, dày không mét lẻ hai hai làm bằng đá bùn. Dân hợp sức xây ngôi chùa Phật bốn tay, tên chữ Linh Sơn Tự để tôn.

Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Mười 20212:33 CH
Khách
E can mua 10 con teng hen
08 Tháng Hai 202010:32 SA
Khách
E cần mua 9 con tèn heng như này. A chị có bán ko ak, e mua dùng để làm thuốc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 519)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 778)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 624)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 830)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 772)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 649)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 801)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 1000)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 837)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1327)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,