TRẦN BẢO ĐỊNH - Nước nổi Đồng Tháp Mười, nhớ câu chuyện cũ.

19 Tháng Mười Một 201610:32 SA(Xem: 6212)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Nước nổi Đồng Tháp Mười, nhớ câu chuyện cũ.
 
1.

Sáu Cãi ngồi chồm hổm lặt từng bông điên điển, bị bà Bảy mắng như tát nước vô mặt:

- Con gái gì mới vừa chớm lớn, đã khéo bày đặt ngồi cái kiểu nước nổi!

Nghe má mắng, Sáu Cãi giựt mình trở bộ, thả cặp giò xếp bằng chè hẻ. Bà Bảy ngó nóng mũi nhưng kịp kiềm chế, bởi quá hiểu cá tính con gái. Bà thở dài, tự thán: ''Thân nữ nhi, tính nam tử''!

Ở nhà trên, ông Bảy lai rai chuyện đời với Hương giáo Lự bằng những chung rượu thuốc ngâm trăm thứ rắn hội. Vì, nể Hương giáo lâu ngày quá thủy chống xuồng đến chơi, ông giả lơ như không hay biết chuyện má con nó cãi vã lùm xùm, khi nhà có khách.

Nắng xỏ lỗ tai. Đồng nổi thêm nước và nước thì, tràn lé đé tới mé sân.

- Năm nay, nước về trễ nhưng lại là cái trễ mang cái nổi hỗn của nước, đó nghen Hương giáo!

Tiếng ông Bảy dập dềnh theo gió chiều đẩy nước nhảy thành con sóng. Giáo Lự chưa kịp đáp lời, Sáu Cãi nói leo:

- Đài báo ra rả suốt ngày: ''Sống chung với lũ...''. Tía lo chi, con sẵn sàng cho lũ sống chung!

Bà Bảy tuy mắng con gái hà rầm nhưng cái món nầy, bà chẳng những không mắng mà còn chạy theo con gái tuốt tuồn tuột!

- Nhỏ lớn, thấy lũ chưa? Tui hỏi bà!

Bực mình, ông Bảy nói gắt với vợ. Rồi, chẳng đợi cho vợ trả lời trả vốn, ông nói một hơi:

- Xứ mình, từ thời tạo thiên lập địa tới nay, tui chưa nghe ai nói nước lũ và lũ là cái quái chi, chả ma nào biết!

Hình như chưa đã cái nư giận, ông trở ổ theo kiểu ''quít làm cam chịu'', xoay qua cái tên con gái:

- Gia tài có đứa con gái, đặt tên bông tên huê không đặt; nhè đặt cái tên Cãi, quanh năm suốt tháng nên lúc nào cũng cãi: cãi chày cãi cối, cãi xối cãi xả, cãi tá lả...Đúng là, cái tên nó vận vào người!

- Thì, hồi đó! Tui hỏi, ông chịu. Ông còn dạy tui: ''Có cãi mới lòi ra cái ngu. Có lòi ra cái ngu, thiên hạ mới cho mình cái khôn''. Hổng lẽ, ông quên rồi sao?

Mắt buồn hiu, mặt mày ông Bảy tiu nghỉu!

*

- Ở cái xứ châu thổ Sông Cửu Long chưa bao giờ lũ xuất hiện và có lẽ vì vậy, người đồng bằng Sông Cửu Long chưa từng thấy, nói chi đến nếm trải?

Người đàng cựu ngày trước, thường nhắc nhở nhau: ''Trời mần mưa lũ ở thượng nguồn sông Mê Kông dài trên bốn ngàn cây số, nước tuôn chảy xuống hạ lưu, khiến nước nổi toàn vùng lưu vực và sau đó, đổ về biển''.

Hương giáo Lự chưa ngưng lời, Sáu Cãi nhảy vô đốc họng, cãi:

- Sao thầy dám nói chắc mẻm vậy?

Quá rành cái cố tật trời cho con Sáu, Giáo Lự cười:

- Thì, con nhẫn nại ngồi nghe ta nói hết lời, đủ ý cái đã! 

Rồi, Hương giáo nói tiếp:

- Dân mình tuy ít chữ nhưng họ hay lắm, có khi còn tinh tế hơn cả người học thức. Họ đánh giá ai thì, đúng bản chất kẻ đó! Họ tôn thờ ai thì, người đó xứng đáng sống mãi trong lòng người, như: Tả quân Lê Văn Duyệt trở nên hiển thánh, thầy Tây An trở thành Phật Thầy Tây An...Đôi khi, họ gọi nước lụt nhưng thường khi họ gọi nước nổi...Mùa nước nổi! (1)

Sáu Cãi đuối lý cãi. Đứng dậy, đi te rẹt xuống bếp, phụ má bưng mâm cơm chiều đãi thầy. Giờ thì, nó chịu phép bợ dĩa rau cải mời thầy, chớ không ọ ẹ cãi nữa. Thấy vậy, bà Bảy cố tình chọc léc con gái:

- Dữ hôn! Bữa nay, tau mới thấy con Cãi của tau khớp đèn, nín cãi!

Sáu Cãi vừa đi, vừa lầm bầm:

''Có cãi mới lòi ra cái ngu. Có lòi ra cái ngu, thiên hạ mới cho mình cái khôn''!?  


 
2.

Tía con lặn ngụp, hì hục kê nhà bếp vượt lên mực nước nổi và cứ vậy, hễ nước nổi tới đâu thì, kích nhà bếp vượt mực nước lên tới đó! Có lẽ, con người vùng Đồng Tháp Mười đã thích nghi và quen nếp ăn nếp ở sống chung với nước nổi, như cây lúa vượt nước tự lâu đời. Ta không diệt nó, nó chẳng diệt ta.

Và, một mùa trong tứ thời, có một mùa ta nhớ nhung và mong đợi, tất nó sẽ về trừ khi, trời đất hay thiên hạ nhẫn tâm giết nó.

Đương nghĩ miên man của cái tuổi chưa thể là, tuổi vô tích sự! Lão Từ giữ đình hú hì và gọi giọng giựt ngược:

- Bảy ơi! Chú mầy qua phụ với anh em một tay coi!

Ông Bảy ở trần trùng trục, ngâm mình dưới nước cùng anh em trong xóm niệt chặt mấy sợi dây thừng, từ trong cột đình ra tới gốc cây me tổ chảng ngoài sân để lỡ có mưa giông, gió không giựt sập đình.

Ông Bảy, người có tuổi hơn mấy anh em nên Lão Từ căn dặn:

- Niệt dây chắc ăn và xong xuôi, chú mầy trở vô kê tượng ''Rùa đội Hạc'' giúp đình.

*

- Mấy đứa, theo qua vô trong đình kê tượng rùa đội hạc lên khỏi mặt nước nổi, được phước!

Lời ông, nửa như nhờ cậy, nửa như mượn tâm linh khơi dậy sự mơ ước của con người. Có tiếng của thằng con Hương giáo, hỏi cắc cớ:

- Sao con rùa đội con hạc, ông Bảy?

Không vội trả lời thằng con Hương giáo, ông chỉ lo đám trai trẻ tăm hơ tăm hất chẳng ý tứ:

- Mấy đứa đừng nắm chưn hạc kéo lên, kẻo bể mu rùa! Lấy hai tay bợ đít rùa, giở lên!

Thằng con Hương giáo nhắc lại câu hỏi của nó mà ông còn nợ chưa trả lời. Lão Từ nghe vậy, lão nói thay ông Bảy.

- Hồi đầu qua tóc hớt còn chừa ba miếng vá, đã theo cha giữ cái đình thần nầy, nơi lưu dấu ít nhiều về ngọn tháp mười tầng. Bá tánh gọi Tháp Mười! 

Lão ho gió mấy tiếng, rồi nói tiếp:

- Vào mùa nước nổi, ghe thương hồ từ Sông Tiền chèo chống qua kinh Bá hộ Lộc, sau nầy gọi là kinh Nguyễn Văn Tiếp, ra ngả Gãy Cờ đen, xuôi dòng kinh Lagrange, sau nầy gọi là kinh Dương Văn Dương, ra ngả sông Vàm Cỏ Tây nơi cửa vàm Tuyên Nhơn. Đêm đêm dù trời trăng hay trời tối, tiếng hò sông nước lan mặt sông không ngớt: ''Cảm thương thân phận con rùa/ Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia!'' (Ca dao). Nghe miết rồi lão cũng thuộc lòng! Có lần, lão bạo miệng hỏi cha. Cha lão chỉ nói: '' Đó là, tiếng nói tâm tình, sự bày tỏ thái độ trước mọi khổ lụy trần ai và trong cái nhơn tình thế thái''. Lão muốn hỏi thêm cho rõ, nhưng chợt nghe cha lão nói bâng quơ: ''Cái gì dân gian nói, cái đó chắc là đúng''(?).

Nơi nào chẳng biết, chớ nơi Đồng Tháp Mười hễ tới mùa nước nổi, rùa bơi trôi dạt, rùa lội lềnh khênh...bám từng giề cỏ lác, giành giật nhau từng cục đất gò đương cố ngoi lên trên mặt nước, nhất là bọn rùa vàng lũ khủ chen chúc.

Rùa no nước, nó mất đi cái vững chắc trong cái chậm chạp thường khi; nó chẳng còn sức lực để lừa người, dối trá kẻ thù bằng bản năng rúc đầu thụt tuốt vào mu, nằm yên giả chết. Họa hoằn nó chỉ dối trá được kẻ thù khác; đối với con người, thì không. Xưa nay, con người rất ưa mu rùa, dẫu rằng cái mu đen như muội đèn dầu mù u, cái dáng khum khum như bàn tay đờn ông úp xuống mặt giường tre...Dù vậy, lúc nào người ngó cũng bắt mắt. Vì, bắt mắt nên người hăm hở trông mùa nước nổi, xúm lại và túa ra bơi xuồng đi bắt rùa. Hỏi ra, chẳng phải người thèm ăn thịt rùa rang muối, rang me hoặc giả nướng xé phay chấm muối ớt; thậm chí ăn ruột cùng rùa ...mà cái chính, là cái mu rùa...tấn hiến cho thầy rờ mu rùa, đoán quá khứ vị lai nhưng… bó tay hiện tại. 

Thiệt ra, đó là chuyện nhỏ thuộc hạng cá kèo. Chuyện lớn là, người phô trương khuếch đại: Rùa linh thiêng một khi cái mu của nó đội chưn hạc và hạc vững thế đứng trong trời đất để đầu đội đèn. Nếu, đội đèn trong chùa là cúng Phật thì, đội bia thẳng thớm trước sân đình là khoe công đức thánh thần và, đội bia tiến sĩ trong Văn Miếu nhằm tỏ rõ ''nguyên khí quốc gia'' một khi tiến sĩ đó, thuộc ''hiền tài''!

Thằng con Hương giáo nghe đã cái lỗ tai bởi những điều Lão Từ nói. Tự dưng, nó ngầm so sánh giữa tía nó với lão; nó tùy tiện đánh giá: kẻ tám lạng, người nửa cân!

Giờ thì, rùa đội hạc lên khỏi mặt nước nổi áng chừng bốn tấc nước. Đình đãi cơm trưa ông Bảy và anh em trong xóm. Ngoài trời, nắng gió đùn con sóng đẩy nước vào vách đình kêu nhóc nhách! Chung rượu khề khà xua cái lạnh. Ông Bảy bắt chuyện với Lão Từ:

- Rùa được người đời đưa vào hàng ngũ tứ linh cùng Lân, Long, Phụng. Song, xét kỹ sự đời nó là con vật bất hạnh chớ không hữu hạnh!

Lão Từ đặt chung rượu xuống bàn, trố mắt:

- Bảy! Chú mầy nói sao, nói lại cho qua nghe!

Ông Bảy cạn phần rượu còn đọng đáy chung. Trời đương nắng chang chang chợt đổ mưa hà rầm. Thiệt đúng là mưa nắng… mùa nước nổi!
- Người mượn rùa đội hạc, đội bia để cúng dường, để xưng tụng và tôn vinh: Phật, thánh thần, kẻ sĩ. Phải chăng, rùa thuộc hạng dựa hơi hay phường tôi tớ?

Rót thêm rượu, Lão Từ vỗ vai ông Bảy.

- Rùa không đội hạc, đội bia thì thế gian mấy ai biết rùa? Hạnh của người nầy đôi khi lại là, phúc của kẻ khác. Rùa sẵn lòng cho hạc cắm chưn, cho bia trụ vững trên cái mu của mình; cũng đồng nghĩa, hạnh phúc hoàn toàn thuộc về người cho, chớ nào thuộc về kẻ được cho!

Trầm ngâm một hồi lâu, Lão Từ nói:

- Nước nổi cho người sản vật cá tôm, cho đất từng hạt phù sa màu mỡ...Một mai nước không còn nổi; chắc gì, đất và người khổ hơn nước nổi bởi, nước nổi mỗi năm có một mùa cho!


 
3.

Con nước nổi cuối tháng tám bước qua đầu tháng chín ta là, con nước nổi cao trào và để rồi, rằm tháng chín con nước phân đồng, nước nổi rút dần về biển... đợi mùa sau.

- Nhưng, với điều kiện con người đừng dại dột tàn phá thiên nhiên, thọc tay hủy hoại sự cân bằng sinh thái của trời đất. Chuyện đó, khó hơn vạn lần đeo đít phi thuyền lên trời hái sao!

Nói xong, Sáu Cãi cột xuồng, bồng con bước lên bến nước, cười nắc nẻ.

Bà Bảy quần ống thấp ống cao, hấp tấp chạy ra bến mừng cháu ngoại, mừng con gái. Mới đó mà đã ba mùa nước nổi, kể từ ngày Sáu Cãi bước xuống thuyền hoa về mần dâu nhà Hương giáo Lự. Chỗ tâm giao thành sui gia nên ông bà chẳng ngại.

- Có tía ở nhà không má?

Sáu Cãi hỏi mẹ. Cháu ngoại ôm rị cứng bà ngoại, có lẽ có cái gì đó khiến bà cháu hiểu nhau: cháu ngoại chỉ có một đời!

Tía mầy đi vô đìa. Chắc là, tới trưa mới về!

Bà ngoại nựng nịu cháu, hôn cháu chùn chụt.

- Lát nữa, có tía chồng và thằng chồng của con qua thăm tía má!

Sáu Cãi buông lời chưa xong, bà nghe mình mẩy nổi da gà. Tự nhiên bà rùng mình, sợ chuyện chẳng lành sẽ xảy ra. Không ai hiểu con bằng mẹ, không ai giống mẹ bằng gà. Nếp nhà Hương giáo chặt chẽ gia quy, Sáu Cãi tuy hay cãi, nhưng được cái nết biết nghe lời phải, sống bộc bạch chơn tình. Nghiệt là, nó ''thân nữ nhi, tính nam tử'', lo là lo va chạm đám em chồng bên đó rồi sinh chuyện. Bà nghĩ lung lắm: ''Tía chồng, thằng chồng của nó đường đột qua nhà sui gia không báo trước...Thế nào cũng có chuyện, chớ chẳng chơi!''

*

Bà Bảy ôm cháu ngoại vào lòng, bồi hồi nhớ thuở theo chồng về xứ chồng mần dâu. Chị em bạn cấy, chẳng hiểu vì thương hay hù dọa bạn, họ nói rằng:

- Lấy chồng xứ Đồng Tháp Mười, là mầy đến cái nơi '' Cỏ mọc thành tinh/ Rắn đồng biết gáy''. Rồi, nào ''Muỗi kêu như sáo thổi/ Đỉa lội tợ bánh canh''...

Chả hiểu vì sao, ngày đó bà bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên ngăn. Một mực muốn lấy chồng, dù''Chồng gần không lấy, đi lấy chồng xa/ Mai sau cha yếu mẹ già...''. Đêm nằm mắt bà rưng rưng lệ. Về quê chồng, chiều xa chìm trong nước nổi mênh mông nghe tiếng ai hò: ''Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua/ Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng'' (Hò Đồng Tháp).

Tội nghiệp má của bà, sợ bà nghe lời thiên hạ mà ''tháo nài, trút ống'' từ chối cuộc hôn nhân, trong lúc gia đình và họ hàng nhà bà đã nhận sính lễ. Đêm nào, má của bà cũng nói thơ cho bà nghe về cái xứ nhà chồng, nơi bà sắp đến nhận làm quê mình và ngay cái họ bà đang mang, rồi cũng sẽ mất:

 
''.. .Bảy trăm ngàn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khắng khít biên thùy Chùa Tháp
Nằm trong tay trái Cửu Long Giang
Đồng Tháp Mười!
Đồng Tháp Mười!
Bao la bát ngát
Bưng sậy lên hoang
Mùa nắng đất khô cỏ cháy
Mùa mưa nước ngập tràn lan
Cò trắng ngàn năm bay chẳng dứt
Chân trời bốn phía rộng thênh thang!'' 
( Trích ''Đồng Tháp Mười'' 1949, Nguyễn Bính)

 
Nói vậy, thời nói vậy thôi. Bà theo ông Bảy, theo mút chỉ cà tha ông lục, hễ vắng một chút xíu là réo, là gọi...là vì, nhớ nhau! Rồi bà sanh con đẻ cái, đẻ đến nổi đáy quần chẳng kịp khô. Chẳng tiếc chi, bà cho ông Bảy nhiều con, cho dòng họ bên chồng nhiều cháu...Bà cho, chính là bà nhận niềm vui khôn tả! Từ chốn''khỉ ho, cò gáy'', thiếu thốn và đói nghèo, nhưng không bị ràng buộc bởi cái thói buộc ràng của bọn cường hào, ác bá. Dân nghèo tứ xứ tụ nơi đây, thoải mái sống:  'Chim trời, cá nước, ai bắt được nấy ăn!''; cũng như cứ đến mùa nước nổi, mọi người dù sang hay hèn đều được hưởng công bằng từ cái nổi nước. Bà nghĩ, tụi Tây chẳng hiểu tí sửu gì đất nước và con người mình, đã vội phán: ''Đồng Tháp Mười là đầm cỏ lác, nó gọi ''Plaine des Joncs''; có lúc còn gọi ''Đầm lầy nước đọng'' (La plaine inondée)''.

Tuổi của bà tính theo từng mùa nước nổi, hạnh phúc của bà được đếm theo từng đứa con. Cộng lại, bà tặng chồng một chục đứa con mà chục ở đây, không phải chục bằng mười mà là, chục mười bốn! Nhà nghèo, đầy ắp tiếng cười người lớn trẻ nhỏ; chẳng khác mấy so với đất dù cỏ lác, đầm lầy nhưng rất hào sảng: ''Ai ơi, về miệt Tháp Mười/ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn'' (Ca dao).

Bà sợ lắm câu nói dân gian: ''Con hư tại mẹ/ Cháu hư tại bà''. Vì sợ, bà dạy và căn dặn tỉ mỉ Sáu Cãi trước khi đi lấy chồng. Điều gì không biết thì dựa cột mà nghe, điều gì chưa thông thì thưa thốt với chồng. Đời bà là vậy và là vậy, gia đình sẽ trong ấm ngoài yên. Bà nhớ, lấy chồng được năm mặt con, nách mang tay xách bầy con về quê giỗ ông ngoại. Bà con lối xóm trong tiệc giỗ, hỏi:

- Sống Đồng Tháp Mười, vậy bây có biết cái lý sao, người đời tôn kính và truyền tụng nhau về nguồn gốc Tháp Mười?

Bí rị và mù tịt, bà xẻn lẻn đành nói lảng sang chuyện khác.

Mãi sau nầy, bà hỏi chồng; ông Bảy cười giả lả và chẳng khác gì bà, ông cũng nói lảng sang chuyện khác. Thời may, hồi đó mối giao tình giữa Hương giáo Lự với ông Bảy đã đủ độ thân thuộc. Ông Bảy đem chuyện Tháp Mười ra hỏi Hương giáo.

Tới kỳ nước nổi, Hương giáo cùng thằng con chống xuồng sang chơi. Lúc cơm no, rượu lưng chai, Hương giáo giở quyển sách, mời ông Bảy và bà cùng nghe, ông đọc:

“... Tháp Mười là một trong những ngôi tháp bằng đá do vua Jayavarman VII xây cất khắp lãnh thổ để thờ thần Bà La Môn Lockecvera là vị thần chuyên trị bệnh cho nhân loại. Bên cạnh tháp có những căn nhà sàn gỗ lợp bằng đá mỏng, bằng ngói hay bằng lá thốt nốt để người bệnh nằm dưỡng bệnh do quan y hoàng triều coi sóc. Những ngôi tháp được xây dọc theo các con đường lớn trong nước mà ngôi nằm trong Đồng Tháp Mười, tính từ điểm xuất phát, đứng vào hàng thứ mười. Thời gian trôi qua, tàn phá tất cả công trình kiến trúc của cổ nhân, dãy nhà tiêu tan, chỉ còn một tượng sư tử đá và một linh phù (linga) cũng bằng đá, dưới bệ có khắc chữ Bắc Phạn (sanscrit) ghi tên Tháp thứ mười. Trong năm 1932, nhà khảo cổ Pháp Parmentier đã đi vào Đồng Tháp (…) bằng ghe và xuồng để đọc những chữ khắc vào đó và phát giác ra ngôi tháp”. Vậy thì xưa kia, miền này nếu không phải là một “xứ thịnh vượng” thì cũng có đông dân cư, và có một con đường nếu không phải là “lát đá” thì cũng lớn, đưa lên tới Cao Miên ngày nay. Nhưng đường chắc chỉ dùng trong mùa nắng, tới mùa lụt, ngập cả thước nước là ít.” (2)

Thú thiệt, nghe qua, bà cũng chả hiểu mấy, chỉ hiểu một cách lơ tơ mơ. Bà nghe mơ hồ có tiếng thở dài, chẳng biết tiếng thở dài đó, của chồng hay của Hương giáo(!?)
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif
*

Có tiếng lụp cụp be xuồng ở bến sông!

Bà thoáng nghĩ: ''Anh sui Hương giáo và thằng rể đã qua tới nhà!''. Nằm ngửa trên võng, bà mắc kẹt đứa cháu ngoại đương nằm ngủ ngon lành trên ngực. Ngồi dậy cháu thức, bà không nỡ! Đầu bà tính toán nát óc, nghĩ cách đối phó chuyện con Sáu Cãi phạm phải ''Thần khẩu hại xác phàm'', trong lúc ông Bảy đi vắng nhà. Chẳng thể, nằm chàng hảng chê hê như vầy, sui gia ngó thấy, cười chết! Bà ngồi dậy, cháu ngoại giật mình khóc ré um lên; lúng túng, hai gò má của bà đỏ như màu đỏ trái gấc chín.

- Anh chị sui ơi! Có nhà không?

Tiếng của Hương giáo.

Sáu Cãi rút bớt củi lửa nồi cháo vịt, chạy ra bến mừng tía chồng. Tiếng nó oang oang hối thúc chồng cột dây chặt và kỹ, kẻo nước chảy xiết xuồng trôi.
Bà vội sửa vạt áo, vừa bồng dỗ cháu vừa bước ra ngạch cửa nhà sau chào đón anh sui cho phải phép tắc. Bà lắp bắp giọng nói:

- Thưa, anh sui mới qua!

Hương giáo đang múc nước ở cái mái vú rửa giò dính đất, ngước lên nhìn chị sui và chưa kịp đáp lời. Bà trở tay bồng cháu.

- Anh sui ơi! Mũi dại, lái chịu đòn!

Hương giáo phát hoảng, buông gáo nước.

- Trời đất! Chị nói cái gì, chị sui?

Chồng Sáu Cãi trờ tới.

- Má! Má giao cháu cho con bồng!

Bà giằng tay, không giao. Vì, ngay lúc nầy, bà để vuột đứa cháu ngoại ra khỏi tay, bà sẽ mất chỗ dựa nếu, không muốn nói là trống trải. Một sự trống trải khủng khiếp trước mặt anh sui.

- Ai mũi dại, ai lái chịu đòn, chị sui?

- ???

Im lặng! Một sự im lặng mong mở lòng rộng lượng hải hà!

Có lẽ, đã hiểu ra. Đột nhiên, Hương giáo bật cười xòa:

- Chẳng giấu gì chị sui, tía con tui qua đây là để thưa chuyện với anh chị, rằng: Mùa nước nổi năm nay, tui cho vợ chồng con Sáu Cãi ra ở riêng!

Bầu trời trong mắt bà Bảy xanh thiệt xanh! Ngoài bến sông, tiếng chim chào mào kêu ''Quách! Quách! quích que quích quìu...'' om sòm, ỏm tỏi, trong những vệt nắng trưa tươi rói… Tháp Mười!./

TBĐ

(1) Tự vị Annam Latinh (1772-1773) của Pigneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc), Đại Nam Quốc âm Tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (ấn bản 1895-1896) và Tự vị Tiếng Việt Miền Nam của Vương Hồng Sển, Nhà xuất bản Văn Hóa 1993. Trong 3 cuốn này, không tìm thấy có từ lũ theo nghĩa nước lên, mà chỉ có từ lụt có nghĩa nước tràn, nước nổi nhiều chỗ và từ nước nổi có nghĩa nước tích lại nhiều, nổi lên trên mặt đất. Trong Việt  Nam  Tự vị của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội 1931), có từ lũ là mưa nguồn, nhưng không có từ nước nổi. (Theo Hồ Công Hưng)

(2) Trích ''Địa danh, di tích, thắng cảnh trong vùng người Việt gốc Miên'', tác giả Lê Phương, đăng Tập san Sử Địa số 14- 15 năm 1969.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1815)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1651)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2453)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2522)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2055)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2925)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1765)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3641)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1668)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2974)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,