NP PHAN - Bến đò xưa

05 Tháng Ba 20176:04 SA(Xem: 6504)
NP PHAN - Bến đò xưa

 

1.

Gã rất thích hai câu thơ này trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều:

Cầu thệ thủy ngồi trơ cổ độ

Quán thu phong đứng rũ tà huy

Đọc hai câu này, lúc còn học trung học, gã cứ nghĩ phải có một cái cầu tên là cầu Thệ thủy (viết hoa) và một cái quán tên là quán Thu phong (cũng viết hoa). Cầu và quán đã được nhân cách hóa: ngồiđứng.

Thực ra thì chẳng có cầu nào là cầu Thệ thủy, chẳng có quán nào là quán Thu phong cả. Gã thấy thấp thoáng trong hai câu thơ kia là hình ảnh một bến đò hiu hắt dưới bóng nắng chiều rời rã, dòng nước cứ xuôi chảy miên man, không bao giờ dứt.

Hình ảnh một bến đò xưa cứ ám ảnh mãi trong tâm hồn gã:

“... Có một thoáng mù sương

Lẩn trong chiều cổ độ”...

                   (“Có ta và em” – NP phan)

“Cổ độ” là hình ảnh bến đò xưa và dòng sông thời thơ ấu của gã.

Đã nhiều lần gã nhủ lòng là phải về thăm lại bến đò xưa. Nhưng cuộc sống cứ cuốn lấy gã. Cứ mãi lần lữa, dây dưa.



 

2.

Gã có dịp trở lại thăm nhà ngoại sau hơn bốn mươi năm.

Cậu Ba là người em cùng mẹ khác cha với mẹ gã. Cậu mất đột ngột do đột quỵ lúc hơn bảy mươi lăm tuổi. Vợ chồng gã phải về để tang cậu. Có lẽ đã hơn bốn mươi năm gã mới trở lại thăm nhà ngoại. Ngoại đã mất từ lâu, năm nào gã cũng không nhớ. Mẹ gã cũng đã xa anh em chúng gã hơn một năm khi ngoài tám mươi.

Căn nhà của ngoại ngày xưa bây giờ đã thay đổi quá nhiều, gã không thể nhận ra. Con đường đất trước nhà ngoại đã được đổ bê tông. Hai gian nhà tranh đã được thay bằng hai căn nhà ngói liền nhau với các tiện nghi của cuộc sống hiện đại ở vùng nông thôn. Những thửa ruộng xung quanh nhà, bây giờ đã là khu vườn rộng, có mấy cây xoài to lớn. Gã hỏi mợ gã:

- Con nhớ hồi xưa có hai cây mít ở hai đầu nhà và trước nhà là một cái mương nước, phải không mợ?

- Đúng rồi, trí nhớ con tốt đó. Hai cây mít đã chết từ sau khi ngoại con mất. Cái mương nước trước nhà cũng bị lấp sau khi xã làm lại hệ thống thủy lợi.

- À, bến đò Cầu Voi bây giờ còn không hả mợ?

- Không còn bến đò nữa. Mà sao con lại hỏi bến đò Cầu Voi?

Gã chỉ cười, không nói gì.

Xong việc thì trời đã tối. Vợ chồng gã phải vội trở về thành phố.



 

3.

Đó là vào khoảng gần cuối năm 1964.

Năm ấy gã đang học lớp Tư (tức là lớp Hai bây giờ) trường làng. Mới vào học độ chừng hai tháng thì gã phải nghỉ học vì chiến tranh nổ ra trên khắp cả tứ thôn Đại Điền. Quê gã đồng khởi, phá ấp chiến lược, thành lập “chính quyền cách mạng”. Cha mẹ gã và mọi người vẫn gọi năm ấy là năm “ly sơn”. Trường tiểu học nơi gã học đóng cửa. Các thầy cô giáo cũng đã rời trường. Bạn bè tản mát.

Vì tuổi còn quá nhỏ, gã chẳng nhớ gì nhiều. Chỉ nhớ rằng, gã không phải đi học mà rong chơi thỏa thích, nào bắt dế, bắn chim, thả diều và rất nhiều trò chơi vui vô kể. Tối đến, thỉnh thoảng được coi các đoàn văn công diễn ở trụ sở thôn (Trụ sở sau này bị đánh sập một lần và sau đó bị đốt cháy một lần nữa nên vẫn thường gọi là “Trụ sở sập” hay “Trụ sở cháy”). Các tiết mục múa hát, cả diễn kịch có anh lính giải phóng đánh nhau với anh lính cộng hòa. Gã nhớ có người đã nhảy lên sân khấu đòi đánh anh lính cộng hòa trong khi vở kịch đang diễn. Tất cả khán giả là người dân quê gã.

Đêm đêm, nhất là những đêm trăng sáng, thỉnh thoảng có những “sinh hoạt” gì đó gã cũng chẳng biết. Và thỉnh thoảng, có những đoàn quân rất đông người với bao nhiêu là súng ống đạn dược, kéo về trong một đêm, rồi sáng sớm hôm sau họ lại lên đường. Chắc là đánh nhau ở đâu đó. Gã nghe loáng thoáng cha mẹ gã nói là bộ đội chủ lực gì gì đó.

Những chuyện này gã sẽ kể thêm sau khi có dịp.

Gã cứ suốt ngày rong chơi trong gần một năm học.

Khi bắt đầu vào năm học tiếp theo, trường học vẫn chưa được mở lại.

Không thể để con phải nghỉ học, cha gã đã bàn với bác Hai, bằng cách nào đó phải cho lũ trẻ đi học trở lại. Lũ trẻ ở đây là gã và chị Sáu, con của bác Hai, lớn hơn gã một tuổi.

Gã có người chú họ ở Phú Ân Nam, bên kia sông Cái. Dạo ấy, vùng này còn tương đối an ninh (như cách nói của người lớn). Nhà chú gã ở gần cầu Ông Bộ, ngay bên đường quốc lộ 1, trên đường về thị xã. Chú gã làm nghề thợ mộc, có nhà cửa, cơ ngơi làm ăn khá rộng rãi, đàng hoàng. Bên kia cầu Ông Bộ là thôn Võ Cạnh thuộc xã Vĩnh Trung, quận Vĩnh Xương.

Thôn Võ Cạnh nổi tiếng vì nó gắn liền với câu ca dao về các đặc sản của “Xứ trầm hương”:

          Yến sào Hòn Nội

          Vịt lội Ninh Hòa

          Tôm hùm Bình Ba

          Nai khô Diên Khánh

          Cá tràu Võ Cạnh

          Sò huyết Thủy Triều

          Đời anh cay đắng đã nhiều

Về đây ngọt sớm ngon chiều với anh

     
Trong sáu đặc sản trên đây, có hai món bây giờ có lẽ đã “tuyệt tích giang hồ” là nai khô Diên Khánh và cá tràu Võ Cạnh.

Võ Cạnh còn nổi tiếng với tấm bia Võ Cạnh. Bia Võ Cạnh được Viện Viễn Đông bác cổ phát hiện tại làng Võ Cạnh và đưa về Hà Nội năm 1910. Đây là tấm bia cổ duy nhất còn lại của vương quốc Champa xưa, khắc bằng chữ Sanskrit, là tấm bia cổ nhất vùng Đông Nam Á, có giá trị lịch sử lớn.

Đó là những gì về Võ Cạnh gã biết sau này.

Cha mẹ gã đã gửi gã và chị Sáu ở trọ nhà chú Năm và học ở Trường Tiểu học Võ Cạnh, nằm phía bên kia cầu Ông Bộ, cách nhà chú chỉ khoảng vài trăm mét.

Trường Tiểu học Võ Cạnh nằm bên cạnh đình Võ Cạnh, một ngôi đình cổ, uy nghi.

Đó là một ngôi trường nhỏ, nằm sát bên đường quốc lộ, một dãy nhà hình chữ L, có khoảng năm sáu phòng gì đó, tường xây, lợp ngói.  Gã và chị gã vào học lớp Ba (cũng là lớp Ba hiện nay) mặc dù chưa học xong lớp Tư. Gã nhớ lớp học có khoảng bốn chục học sinh mà bây giờ gã chẳng nhớ ra ai cả, trừ một bạn có học chung với gã ở bậc trung học mấy năm sau đó.

Ở trọ nhà chú Năm, gã và chị gã chỉ lo ăn học, chẳng phải làm việc gì vì còn quá nhỏ. Nhà chú cũng có mấy đứa con cùng trang lứa với chị em gã nên vui chơi thỏa thích, nhất là vào chập tối, lúc ăn cơm xong (vì ban ngày phải đi học cả ngày).

Những đêm sáng trăng, gã chơi đủ trò chơi từ u mọi, cút bắt, bịt mắt bắt dê... Có một dạo, gã bị “quáng gà”, chắc là do ăn uống thiều chất, với lại gã cũng rất kén ăn. Ban đêm gã chẳng nhìn thấy gì, không chơi được trò chơi gì, tức muốn phát khóc. Sau một thời gian ngắn, chừng hơn tháng gì đó, thì cũng tự khỏi, không biết làm sao.

Nhiều đêm, nhớ nhà, nhớ cha mẹ và các em, gã cứ nằm khóc rưng rức mà chẳng có ai dỗ dành.


 

4.

Dòng sông Cái ngăn giữa hai thôn Phú Ân Nam (thuộc xã Diên An) và Phú Ân Bắc (thuộc xã Diên Phú). Lúc ấy, từ bên này sang bên kia hoặc ngược lại, phương tiện duy nhất là đi bằng đò. Từ Phú Ân Nam, gần nhà chú gã, có một con đường nhỏ chạy giữa cánh đồng lúa của làng, dẫn đến một bến sông. Bên kia sông là bến đò Cầu Voi. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì nó nằm gần bên một chiếc “cầu tre lắt lẻo” tên là Cầu Voi (Không hiểu sao lại gọi là Cầu Voi), bắc ngang một nhánh sông nhỏ. Ở đó, thường có một chiếc nhỏ đò chờ đưa khách qua sông.

Thường thì cứ vào cuối buồi chiều cuối tuần (có khi hai tuần), gã và chị gã xin phép chú thím, dắt díu nhau về thăm nhà. Hai đứa bé, một lên tám, một lên chín tuổi lôi thôi lếch thếch đi bộ quãng đường dài sáu cây số. Chị đi trước, em lẽo đẽo theo sau, nhiều lúc đi theo không kịp chị, cứ vừa đi vừa khóc, cố chạy theo cho kịp chị để còn lên đò qua sông.

Chị Ngôi là người chèo đò đưa hai chị em gã qua lại trên dòng sông Cái. Bây giờ gã cũng không hình dung ra được khuôn mặt chị, chỉ nhớ là chị còn trẻ, hơn chúng gã độ gần mười tuổi, hay đội chiếc nón lá. Hôm nào chị bận việc gì đó không chèo đò thì có cha chị (gã đoán vậy) chèo thay. Mấy mươi năm rồi, không biết bây giờ chị thế nào, gia đình, chồng con ra sao, sinh sống nơi đâu? 

Gã nhớ có hôm hai chị em về đến cánh đồng gần nhà thì súng bỗng nổ vang, đạn bay “chíu chíu” trên đầu, đạn cối nổ ngay trước mặt, chớp lửa nhoáng nhoàng. Phía bên này và phía bên kia từ trong các khu vườn nhà dân thi nhau nã đạn về phía nhau. Chị em gã nháo nhào chạy dưới hai làn đạn, chạy cả xuống ruộng bùn, vừa chạy vừa la khóc. May mà cũng về được đến nhà không sao cả.

Trong thời gian gã học lớp Ba tại Trường Tiểu học Võ Cạnh, chiến tranh vẫn diễn ra ở tứ thôn Đại Điền và ở nhiều nơi khác.

Sau gần một năm thì “chính quyền cách mạng” ở tứ thôn Đại Điền giải tán. Phía “quốc gia” tấn công ác liệt để giành lại vùng tứ thôn Đại Điền. Phong trào “ly sơn” tan rã, cán bộ, du kích rút hết lên núi.

Hết năm học, tình hình tạm yên. Cha gã đưa chị em gã về quê. Gã giã từ chú thím và các em, giã từ thầy cô và các bạn học trường Võ Cạnh trong tiếc nuối bùi ngùi.

Gã về lại Trường Tiểu học Đại Điền Đông, học lên lớp Nhì.

Đó là vào khoảng tháng 9 năm 1966, năm Bính Ngọ.

Năm sau và những năm sau nữa, khói lửa chiến tranh lại tiếp tục bùng lên dữ dội.



5.

Trời đã về chiều nhưng nắng vẫn còn gay gắt.

Từ nhà ngoại, gã chạy xe dọc theo xóm thôn bên bờ bắc sông Cái. Nhà cửa khang trang, ruộng đồng tươi tốt. Đi mãi một lúc thì đến Cầu Voi. Chiếc cầu tre năm nào được thay bằng chiếc cầu bê tông kiên cố.

Bến đò Cầu Voi năm nào đâu rồi?

Gã hỏi một chị bán hàng gần cầu:

- Xin lỗi chị, chị có biết bến đò Cầu Voi chỗ nào không?

- Em không biết bến đò nào cả, chỉ biết Cầu Voi này thôi. À, có khi anh hỏi bà bác kia kìa, bác ấy lớn tuổi chắc là biết.

Gã tiến tới người phụ nữ lớn tuổi, chắc cũng xấp xỉ tám mươi, trông còn khá khỏe mạnh, lễ phép hỏi:

- Thím cho cháu hỏi, thím có biết bến đò Cầu Voi hồi xưa bây giờ ở đâu không ạ?

Thím nhìn gã từ đầu đến chân rồi hỏi lại:

- Cháu người vùng này hay ở đâu? Muốn tìm nhà bà con ở đây à?

- Dạ, quê cháu bên Đại Điền. Hồi nhỏ, cháu trọ học bên Phú Ân Nam, hàng tuần hay đi về thăm nhà, qua bến đò Cầu Voi này. Cũng đã lâu lắm rồi, chắc cũng gần năm mươi năm. Cháu chỉ muốn thăm lại bến đò ngày xưa thôi ạ.

Thím cười giòn giã:

- Bến đò Cầu Voi đã bỏ lâu rồi cháu ạ. Nó nằm ở chỗ kia kìa.

Theo tay bà thím chỉ, gã thấy mấy ngôi nhà cây cối um tùm, không có lối nào dẫn xuống bến sông.

Nhìn sang bên kia sông, gã cũng không thấy dấu vết gì ngoài hàng tre xanh mướt.

Bến đò xưa, từ lâu đã không còn nữa.

Gã cám ơn chị bán hàng và người thím, rồi thẫn thờ nhìn ra dòng sông.

Chiều đã xuống. Nắng tắt dần.

Trong lòng gã là một khoảng trống mênh mang.

                                                                  

Tháng 10/2016

                                                                         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 517)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 768)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 624)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 830)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 769)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 648)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 801)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 1000)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 837)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1326)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20820)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22915)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,