TRẦN BẢO ĐỊNH - Tản mạn… “chim quyên...

03 Tháng Tư 201712:42 CH(Xem: 7942)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Tản mạn… “chim quyên...
“Chim quyên xuống đất ăn trùn
Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than
Đốt than thì phải sàng than
Mần sao đừng để lấm gan anh hùng” (Ca dao)
 
1.

Ở Nam bộ, trời mưa nắng rõ rành rạnh hai mùa. Mùa nắng có khi nóng tới đổ sao con mắt, và cũng có người gọi đó là mùa khô đồng bằng. Thường thì mùa khô đồng bằng khiến ruộng gò đất nứt nẻ chỉ có ruộng nỗng, đất còn giữ được chút gì ẩm ướt nồng nàn, và cũng chính cái nồng nàn ẩm ướt đó tạo nên những ngày hội trùn đất.

Miệt Tịnh Hà giáp nước, dân gian gọi trùn đất là địa long và coi nó như “Đại sâm sống” được thổ thần bổn địa dành đãi dân hạng cùng đinh sau cơn bịnh gặp hoạn nạn, nấu ăn cho lại sức.

*

Tháng nắng, mây trắng đùn quanh bầu trời cao vời vợi, rộng thênh thang. Tiếng ve sầu, tiếng cuốc cuốc, tiếng chim quyên... tạo nên bản“giao hưởng gọi hè” trên vùng đất phù sa đông ken vườn tược nằm im lìm soi bóng bên dòng sông Bảo Định. Nói chữ văn chương cho nghĩa sáng đẹp ở đời, cũng nhằm che giấu cái u tối, cái xấu xí thân manh lệ, phận thảo dân. Phương Nam mần chi có mùa hè theo kiểu tranh tứ thời: Xuân-Hạ-Thu-Đông. Vì, gọi hè” chính là “gọi nắng”; câu nói thường ngày quen miệng của người miệt ruộng vườn.

Nắng đồng bằng có thể nở hoa nên người gọi “hoa nắng”. Hoa nắng treo gió lùa cành làm “hoa mắt”, thấy chim quyên tưởng con quốc hệt như “nhìn gà hóa cuốc”. Đất Thục xứ Tàu mới đủ tư cách sản sinh Đỗ Vũ tức vua Vọng đế nước Thục thời Chiến quốc để mất nước. Truyền thuyết kể, lúc chết nơi đất khách quê người, Đỗ Vũ hóa thân chim đỗ quyên, nhớ quê hương đất nước quá chừng chừng nên bật tiếng kêu “quốc quốc...”. Tích lâu ngày thành điển, Nguyễn Du viết: “Khúc đâu êm ái xuân tình/ Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ quyên” (Truyện Kiều). Còn ở đây là đất Nam Bộ chớ đâu phải đất Thục mà có chim đỗ quyên. Người sở tại gọi nó là con quốc bởi suốt ngày ra rả kêu tiếng kêu  “quốc… quốc…” (hay “cuốc... cuốc...”).

Chim quyên quên cái muốn quên. Nhưng đỗ quyên chẳng thể quên cái đã không quên. Thành ra, một đàng kêu “tu hú...tu hú!”, một đàng kêu “quốc... quốc!”.



2.

“Hoạch... hoạch”, “tu hú, tu hú... tu hú...”.

Sớm mai rộn ràng tiếng chim quyên kêu “xuống đất ăn trùn” trong ngày nắng tươi tắn.

Chim quyên lúc non trẻ còn “ăn nhờ ở đậu với người” và chập chửng sắp vào đời, còn kêu “hoạch...hoạch”; đến khi trưởng thành vào chốn phong trần, từng lang bạt kỳ hồ thì tiếng kêu “tu hú... tu hú...” rất riêng, không thể lẫn lộn hay lầm tưởng. Cho nên, quyên hay tu hú cũng chính nó, tùy duyên mà gọi. Tên cúng cơm tu hú, tên chữ là quyên1. Ở đây, quyên không có có nghĩa xinh đẹp (quyên tú) hoặc giả dung mạo xinh đẹp (tư trí quyên quyên); cũng chẳng là “dòng suối nhỏ” hay đám hoạn quan (trung quyên)...

Cũng chẳng là “quyên khiết”, bởi tu hú tự thân chẳng thể thanh khiết; tu hú cũng chẳng thể “biết lấy gì báo đáp ơn vua được mảy may” 2. 

Dẫu rằng tu hu bị thiên hạ đóng đinh kẻ ác; nhưng, xét cho cùng, căn tính ác là cái Trời cho, nó không thể nghịch lại. Ví như, cùng thể loài chim ác là tức chim bồ các, trong ca dao dân ca Việt coi ác là tượng trưng kẻ ác độc, thì ở văn hóa Trung Hoa ác là có tên hỉ thước, tượng trưng điềm lành! “Trong ác có thiện”; bởi, ác nơi nầy biết đâu chỗ khác lại là thiện! Lưu dân phương Nam có lẽ thấu hiểu để thấu cảm vượt rào “đinh đóng” và gọi tu hú là chim quyên. Một khi đã là chim quyên thì nó có thể “quyên từ nhất thiết” (nhất thiết từ bỏ hết). Biết đâu ngày kia, quyên ngộ ra nắm bắt '”Vì Phật pháp nên bỏ ngôi vua'” (Vị ư pháp cố, quyên xả quốc vị) 3

*

Hai đầu vàm sông Bảo Định nối sông Mỹ Tho và sông Vàm Cỏ Tây, mỗi vàm sông mọc lên cái chợ, gọi là chợ Tân An và chợ Mỹ Tho. Chợ Tân An xế về phía vàm. Lê Phát Sĩ dựa thế lực thực dân Pháp đoạt cứ chiếm vàm xây biệt dinh, và rồi Sĩ không bỏ qua việc “quyên quan”dùng tiền mua chức quan hàm Tri huyện, thiên hạ kêu rằng huyện Sĩ. Chợ Mỹ Tho chếch về vàm Bảo Định có ga xe lửa Mỹ Tho-Sài Gòn, có vườn hoa (Lạc Hồng) nơi Âu Dương Lân bị giặc hành hình, có bến tàu lục tỉnh làm sinh sôi nghề “gái bán vàm” một thời vang bóng. Chim quyên bay nối hai vàm sông thành nỗi nhớ. Chim quyên Nam bộ không quen thói gọi bầy như tu hú miền trung du đất Quảng. Ở đó, mùa tu hú gọi bầy cũng là mùa mít non nên mới có chuyện tình tứ đậm đà: “Ai về nhắn với nẫu nguồn/ Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên”.

Chim quyên châu thổ Cửu Long giang chỉ cất tiếng kêu chớ không hót. Tiếng kêu của nó nửa như dồn dập, nửa như hối  thúc một cách kiên nhẫn và phát ra âm lượng rõ rất rõ, cao rất cao vút tầng mây bằng thứ thanh âm nhịp đôi. Tên gọi cúng cơm tu hú xuất phát từ tiếng kêu của nó. Nó ghét khoe hình bóng, một kiểu “bẹo hình bẹo dạng” lòe thiên hạ và bịp chính mình. Nó không ưng đậu nơi cành thấp, thích giấu mình trên những ngọn cây cao vót rừng xanh. Nó thích độc hành làm khách lữ trong gió mưa, từ chối đám đông dù đám đông chốn kinh kỳ. Thân lông màu than với đôi cánh khỏe và cái đuôi dài, nó thừa sức vượt qua vòng đời nghiệt ngã. Nó lạnh lùng, vô tích sự khi vô sự nhưng lúc hữu sự, nó xả thân cứu đồng loại bất kể tánh mạng của mình. Tiếng kêu phát âm: “Tu hú, tu hú...tu hú”, chính là khẳng định rằng nó đương có mặt ở chốn nầy!

Đỗ quyên Trung Hoa có trống có mái. Chim quyên Nam bộ hình như lưỡng tính, vì mấy ai ngó thấy đôi bạn chim quyên trống mái bao giờ. Nó không có tổ ấm, tự nó không thể xây; dù rằng “chim có tổ, người có tông”. Nó có khả năng đẻ trứng, không có khả năng ấp trứng, nuôi dạy con. Và, sau khi đẻ trứng xong, mái chuyển giới thành trống. Thượng đế tước đoạt quyền làm mẹ của chim quyên. Nó giữ được nòi giống nhờ từ kẻ khác nên tuc ngữ có câu: “Tu hú sẵn tổ mà đẻ”. Nhưng rồi, cũng có nơi như Trại Lòn, kinh Bích, kinh Tè, kinh Bằng Lăng thuộc vùng tư (Kiến Tường cũ), dân gian truyền miệng, rằng “Chim quạ vay nợ tu hú, lãi mẹ đẻ lãi con nợ ngập lút đầu đành lột bộ da cấn trừ bớt nợ và cuối cùng, phải ngầm ký giao kèo đời đời kiếp kiếp ấp trứng, nuôi dưỡng con của con tu hú cho tới khi trưởng thành!”.  Vì vậy mà tu hú, tức chim quyên, không biết ai là cha mẹ của mình. 

Không có tổ ấm, đồng nghĩa nó “vô gia đình”. Nó không có tương phùng vì nó chưa từng gặp cảnh ngộ chia ly. Muôn loài lên án nó là kẻ ác và sống trái quy luật trời đất, nhưng mấy ai hiểu rằng Biết đâu là Thiện-Ác! Nó tồn tại, đương nhiên nó sống đúng quy luật mà trời đất đặt để riêng cho nó. Chim quên lữ thứ thì có, nhớ cố hương thì không. Bởi nó không có bản quán, quê hương; cõi đi về cũng chỉ là quán trọ... Chim quyên mùa trùn đất hội dễ “bỏ-xả”, người đời gọi “quyên quán”, bỏ nơi ăn chốn ở.

Ngoài ngã tư Tịnh Hà trời đổ nắng hung!



3.

Theo dân gian lưu truyền và kinh nghiệm bậc “lão nông tri điền” thì đất nào trùn đất ở và tới mùa nắng mở hội, đất đó thuộc loại đất tốt thượng hạng. Vườn cây nào mỗi năm tới mùa gió nồm Nam thổi, chim quyên bay về ẩn mình kêu “tu hú, tu hú... tu hú...” từng tràng dài, vườn cây đó phát tiết hương hoa thơm lừng làng xóm, cành trái trĩu quằn, tán lá sum suê, chủ nhân gia đình sẽ khá giả và nhứt định sinh quý tử. Nếu, sự lưu truyền dân gian linh ứng thì, sự linh ứng đó đã ứng vào gia đình của cụ Cẩm 4

Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân cắt rốn chôn nhau nơi dải đất vườn nhà cụ, một dải đất nổi từ giáp nước chạy thẳng tắp tới phía Tây cánh đồng Hòa Tịnh, ngút tầm mắt. Tuổi thơ của Thủ khoa Huân gắn liền với tiếng chim, đặc biệt tiếng chim quyên; gắn liền với đất, đặc biệt đất có trùn mở hội vào mùa nắng phương Nam. Trong làng, bạn trang lứa tôn ông “thủ lãnh” do tánh khí ông hồn hậu, khảng khái can trường, nổi tiếng sáng dạ và học cực kỳ giỏi. Kẻ sĩ Gia Định trầm trồ khen ngợi ông người “hữu nhẫn” chớ không “bất nhẫn” như nhân vật Bất Nhẫn trong chuyện cổ tích tu hú để đến đỗi Phật Quán Thế Âm Bồ-tát phán rằng “Chưa nhẫn vội đòi tu. Tu gì, chỉ là tu hú!”.

Ông từ bỏ chức Giáo thọ huyện Kiến Hưng4, từ biệt gia đình và tạm xa khu vườn nhà đầy ắp tiếng chim để dấn thân vào cuộc “đánh quân Pháp xâm lược cứu nước”. Hôm đó, tháng tư lịch nhà nông trời chuyển nắng, “Chim quyên xuống đất ăn trùn...”. Câu hò của ai đó loáng thoáng lan mặt nước sông. Với ông, đời ông không hề lỡ vận dù thành hay bại.

*

Trong những trận đánh ác liệt với quân thù, như trận Bình Cách, trận Thuộc Nhiêu... hay lúc thất thế lui về ẩn náu ở Thất Sơn, An Giang, ông thường cho quân giả tiếng chim quyên phát ra tiếng kêu “tu hú, tu hú... hú...” làm mật khẩu liên lạc và nhận ra nhau; có khi đó là khẩu lịnh tấn công vào đồn giặc.

Mười lăm năm chống quân cướp nước, ba lần khởi nghĩa, ba lần giặc bắt... Dù chốn sa trường, nơi tù ngục hay lúc bị quản thúc tại gia của Tổng đốc Phương, thậm chí bị lưu đày biệt xứ đến Cayenne, một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ... giặc Pháp cùng bọn vong nô Trần Bá Lộc, Tôn Thọ Tường cũng không thể chiêu hàng và khuất phục được tấm lòng son của ông đối với dân với nước. Sinh thời ông thích chim quyên, có lẽ vì bản chất của nó có “cái gan anh hùng”. Tịnh Hà xứ của trùn đất, của mùa “chim quyên xuống đất ăn trùn...”. Tuyệt nhiên, không có chuyện “... lỡ vận lên rừng đốt than”. Với ông, đó là kịp vận nắm bắt “vận hội mới” thổi bùng ngọn lửa yêu nước chống quân xâm lược Pháp ở Nam kỳ.  

Người làng ông, thường cảnh giác nhắc nhở nhau “Đốt than thì phải sàng than...”, bởi sàng  không kỹ than dễ lầm “cái gan anh hùng”.Huỳnh Công Tấn buổi đầu theo Trương Định đánh Tây, cả xứ Gò Công ai ai cũng tấm tắc khen Tấn hành động anh hùng, nhưng vì không có “cái gan anh hùng”, Tấn trở quẻ phản phúc hàng Tây, dẫn giặc về '' “thịt” chủ tướng của mình nơi “đám lá tối trời” làng Kiểng Phước5. Mới hay, “Đốt than thì phải sàng than”  là vậy! Dù rằng, bụi than có thể làm cay mắt.

Chim quyên giấu mình trên ngọn cây cao ngất tầng mây và độc hành nhưng, với ông không thể. Bởi, ông luôn nghĩ đến sự an nguy của đồng bào ở xứ sở ông, còn sống chết riêng mình chẳng đáng kể. 



4.

Nắng đứng bóng ở quê nhà6, giặc giết ông ngay sân vườn nơi má của ông ngày trước đã chôn nhau cắt rún ông!

Buổi trưa hôm đó, tại pháp trường nơi ông chuẩn bị thọ tử, muôn ngàn tiếng chim kêu và trong muôn ngàn tiếng chim kêu ấy, có tiếng chim quyên trỗi tiếng kêu “tu hú, tu hú... hú...” bùi ngùi khiên ai nấy nghe cũng chạnh lòng! Rồi, những mùa trùn hội về sau, người ta không còn thấy bóng dáng tăm hơi chim quyên trên sông nước Tịnh Hà. 

Và, năm mươi hai năm sau (1927), kể từ ngày ông đền nợ nước, con cháu ông cùng dân làng Tịnh Hà xây lại mộ phần ông, gồm núm mộ và bia mộ. Trong lúc xây mộ, một số kỳ lão trong làng còn nhắc lại chuyện bà Lê Thị Lộc hiền thê của ông, lúc tiễn chồng vào chiến trường, bà bịn rịn nhưng không khóc. Bồng con nhỏ băng đồng, đi với chồng một đoạn đường qua mấy dây ruộng bắp lá ẩm ướt sương chiều. Lúc chia tay, bà níu vạt áo dài the của chồng:

- Mình mần gì thì mần, đừng mần thua con chim quyên đối với đồng loại mỗi khi nó cất tiếng kêu “tu hú, tu hú... tu hú”./

TBĐ.
 
(1) Theo Đào Duy Anh (Từ điển Truyện Kiều, Hà Nội 1974, tr. 322).

(2) Quyên ai hà dĩ đáp quân ân (Nguyễn Trãi).

(3) Pháp Hoa kinh: ''Vị ư pháp cố, quyên xả quốc vị'' (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị).

(4) Nguyễn Hữu Cẩm thân sinh Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, người làng Tịnh Hà, tổng Thanh Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).

(5) Trương Định tuẫn tiết tại Ao Dinh rạng sáng ngày 20.8.1864 (Theo Phạm Văn Sơn, “Việt sử tân biên” (quyển 5, tập thượng, tr.195).

(6) 12 giờ trưa ngày 19.5.1875 (tức ngày 15 tháng 4 năm Ất Hợi.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5956)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6737)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6760)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7817)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7088)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7594)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7300)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 5978)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
17 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6385)
Giật mình thức dậy sau giấc mơ rồi không tài nào ngủ lại được, tôi pha cà phê ngồi nhìn tuyết phủ lác đác sân nhà
12 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7699)
Thằng Hai lội bì bõm trên cánh đồng năng lấp sấp nước mưa./ - Hai, phụ tui bắt cá Bãi Chầu, quá tí nè! (1)/ Tiếng con Năm gọi giựt ngược. Thằng Hai nói như phân công
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9161)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8314)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11048)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19243)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,