SÂM THƯƠNG - Tình yêu đầu tiên.

24 Tháng Năm 20179:39 SA(Xem: 6729)
SÂM THƯƠNG - Tình yêu đầu tiên.



Ánh nắng của buổi chiều hắt lên ngọn cây cau. Đến trước cỗng nhà, Sinh ngừng xe lại, đưa tay đẩy cánh cửa, dẫn xe đạp vào bên trong.. Bất ngờ, từ vườn sau vẵng lại tiếng đập cánh gọi đàn của chim bìm bịp(1) vang lên, tự nhiên Sinh khựng lại, cảm giác như có điều gì đó sắp xảy ra đối với mình. Sinh không biết đó là điều gì, nhưng hình như Sinh bị dị ứng với tiếng kêu của loài chim chuyên môn bắt rắn này.

Hạnh Lan, Hạnh Vân và có luôn cả Mai Vy, em gái Trân đang hái măng cụt trong vườn cùng ngừng tay, quay lại nhìn Sinh. Mai Vy nhìn thấy thái độ của Sinh, ngạc nhiên hỏi:

-Có chuyện gì vậy anh Sinh?

Sinh nhìn Mai Vy chậm rãi trả lời:

-Anh vừa nghe tiếng chim bìm bịp đập cánh gọi đàn, tự nhiên anh cảm giác như có một điều gì đó sắp xảy ra. Nhưng anh thắc mắc không biết đó là điều gì, nên có phần hơi bối rối hay nói đúng hơn là hụt hẫng một chút?

Mai Vy mỉm cười:

-Có lẽ anh Sinh tập trung học nhiều quá, nên bị ám ảnh. Anh Trân em mỗi khi nghe tiếng chim bìm bịp gọi đàn, cũng có trạng thái tâm lý như vậy. Nhưng không có chuyện gì đâu. Mỗi khi gặp tình huống như vậy, em đề nghị anh Sinh ngưng lại ít phút, tưởng tựơng đang vui đùa với con chim khuyên hay con vật nào mà anh yêu thích, thì anh sẽ ổn định tâm lý lại ngay.

Hạnh Lan ngước nhìn Mai Vy;

-Ai chỉ cách ổn định tâm lý đó cho Mai Vy vậy? Không ngờ Mai Vy có thể trờ thành một nhà tâm lý học trị liệu?

Mai Vy hơi chút ngượng ngùng:

-Hình như Hạnh Lan hơi đề cao Mai Vy chứ có chi mà tâm lý học trị liệu, chỉ là chút kinh nghiệm bản thân của Mai Vy thôi!
Hạnh Lan nhìn Mai Vy với ánh mắt ngạc nhiên:

-Kinh nghiệm bản thân của Mai Vy à?

Sinh nhìn Mai Vy gật đầu:

-Để lần sau anh Sinh sẽ làm như cách Mai Vy hướng dẫn thử xem có ứng nghiệm không nghe!

Rồi Sinh quay nhìn Hạnh Vân, âu yếm hỏi em:

-Hôm nay có Mai Vy đến, hái được nhiều măng cụt không?

Mai Vy nhìn Sinh gật đầu:

-Anh Sinh có ăn măng cụt không?

Hạnh Vân nhí nhảnh:

-Anh Sinh không ăn thì trời sập sao?

Sinh làm ra vẻ cự nự:

-Không đủ nhét vào bụng em thì làm sao còn đủ cho anh được chứ!

Hạnh Vân giẫy nẫy:

-Anh Sinh nói xấu em hả?

Hạnh Lan mỉm cười chêm vào.

-Hạnh Vân đâu có xấu, chỉ lo giải quyết bụng mình thôi mà?

Hạnh Vân phụng phịu:

-Có Mai Vy đây mà anh Sinh và chị Hạnh Lan ăn hiếp em hả?

Thế rồi cả ba cô gái và Sinh cùng cất tiếng cười ngặt nghẽo.

Sinh quay lại;

-Đợi anh rữa tay, chúng ta chuẩn bị làm bài tập toán. Anh sẽ hướng dẫn Hạnh Lan và Mai Vy giải theo phương pháp anh mới phát hiện..
Hạnh Lan thắc mắc:

-Phương pháp anh mới phát hiện là phương pháp chi vậy anh Sinh?

Sinh nhìn vào mắt Hạnh Lan trìu mến mỉm cười:

-Em không đủ kiên nhẫn đợi vào phòng rồi anh hướng dẫn cho sao?

Hạnh Lan bẽn lẽn, dấu dịu:

-Xin lỗi anh Sinh! Em đãng trí vì câu chuyện chim bìm bịám ảnh anh Sinh lúc nảy!

Sinh kéo ghế ngồi xuống;

-Thật ra, những phát hiện của anh không thể gọi là mới, mà chỉ là những đúc kết những thành quả có được từ những kết luận đã làm cho cách giải thích trở nên đơn giản hơn thôi.

Hạnh Vân nhìn Sinh:

-Còn bài tập cho em nữa?

Sinh gật đầu:

-Anh Sinh không quên phần con gái cưng của ba mẹ đâu, bởi anh không muốn bị tống cổ ra khỏi nhà.

Hạnh Vân cắn môi nhìn Sinh

-Anh Sinh trêu em hay ganh với em vậy há?

Sinh cười;

-Có lẽ anh Sinh ganh với em, vì em vừa xinh đẹp, vừa được ba mẹ cưng chìu nhất nhà, làm sao anh chịu nỗi?
Hạnh Vân cong môi nhìn Sinh:

-Thế mà em cứ tưởng Sinh cưng em nhất nhà chớ!

Hoàng hôn đang tắt dần. Ba cô gái nhìn nhau cười rồi cùng bước vào phòng học.

Từ ngoài cỗng, xuyên qua hàng rào một đôi mắt đang chăm chú nhìn Hạnh Lan trong khi cô vẫn vô tình nhìn lên bảng theo dõi bài tập với sự hướng dẫn của Sinh.

*

Vở kịch Les Justes(2) của Albert Camus(3) mà Trân đang đọc dở đặt trước bàn học, đôi mắt Trân vẫn nhìn thẳng vào trang sách, nhưng đầu óc Trân hoàn toàn trống rỗng… Hình ảnh Hạ Vy vẫn quay cuồng trong ý nghĩ, làm Trân quên mất nhân vật Kaleayev, lẫn Stepan và những nhân vật này đang biểu lộ điều gì, Trân không có một chút khái niệm về điều mà tác giả muốn trình bày. Câu nói của Hạ Vy trên bến sông nhà cô vẫn còn văng vẳng bên tai Trân:
-Anh Trân, sao anh không coi Hạ Vy như một đứa em gái, như Mai Vy của anh vậy?

Đó nào khác chi lời từ chối tình yêu mà Trân đeo đuổi bao nhiêu năm qua… Trân cảm thấy đau đớn và ray rứt…Nghĩ cho cùng, Trân hiểu được rằng tình cảm của mình dành cho Hạ Vy đã đặt sai chỗ, nên giờ này Trân đã mang đến nỗi thất vọng ê chề. Nhưng một sức mạnh vô hình trổi dậy, Trân không cho phép mình tuyệt vọng. Trân không cho phép Trân gục xuống, mà gục xuống coi như cuộc đời chẳng còn gì nữa trong khi bao nhiêu biết bao nhiêu người đặt hy vọng nơi Trân, tin yêu Trân. Trân phải đứng dậy và bước tới, xứng đáng với tình yêu thương của ba mẹ, với nhữn đứa em của Trân, những đứa bạn như Sinh nó đâu có chịu để cho Trân thua cuộc, đầu hàng,,,

Bất ngờ có tiếng bước chân và tiếng Sinh vang lên:

-Mi làm gì mà ũ rủ như thất tình vậy?

Trân quay lại nhìn Sinh cố giấu nụ cười hơi có phần tái đi vì đau khổ. Im lặng không nói. Sinh hỏi tiếp:

-Mi đi đâu mới về hả?

-Tao mới ghé nhà sách Tân Hoa tìm mấy cuốn sách.

Bỗng Trân buột miệng kêu lên:

-Tao nhớ ra rồi!

Sinh kéo ghế ngồi xuống bên cạnh Trân, mở tròn đôi mắt ngạc nhiên nhìn Trân:

-Chuyện gì vậy?

Trân chậm rãi:

-Tao định đề nghị với mi một chuyện quan trọng, hy vọng mi không từ chối.

Đôi mắt Sinh nhíu lại:

-Chuyện gì nói ra đi còn úp úp mở mở đến lúc nào nữa đây?

Trân gật gù giải thích:

-Tao đã hỏi kỹ trước khi nói với mi.

-Thì mi nói đại đi, làm tao hồi hộp.

- Tao muốn hai đứa mình học băng, cuối năm nay mình nộp đơn thi Tú tài 1.'

Sinh trố mắt nhìn Trân:

-Mi nói giởn hay nói chơi vậy?

Trân lắc đầu:

-Tao nói nghiêm túc, không nói giỡn mà cũng không nói chơi.

Sinh băn khoăn;

-Ai chứng nhận cho mình để nộp đơn thi?

Trân lắc đầu:

-Tụi mình nộp đơn xin thi với tư cách Thí sinh Tự do.

Sinh gật gù:

-Có thể..

Trân cãi lại:

-Được, chắc chắn được , chứ có thể gì! Vấn đề là mình ôn bài vở như thế nào mới được!

Sinh gật đầu nhìn Trân:

-Đề nghị của mi hấp dẫn đó…bớt đi một năm cũng là một vấn đề quan trọng.
Trân giải thích:

-Mi biết, tạm coi như tao là giỏi Việt văn và Sinh ngữ, hai môn này tao sẽ hướng dẫn mi còn Toán Lý hóa mi dạy tao. Được không?
Sinh lên tiếng:

-Có kịp không?

-Từ đây đến hè còn năm tháng nữa, dư sức nếu mình chuyên cần.

-Phải chuẩn bị sách vở.

-Tao đã chuẩn bị mọi chuyện cả rồi, sách giáo khoa cũng có rồi. Chỉ còn chuyện của hai đứa mình phải chuyên cần học hành.
Trân đưa hai tay ra:

-Còn một điều nữa…

-Điều gì?

-Không nói cho bất cứ ai về việc tụi mình thi băng.

Sinh hỏi quặt lại:

-Mi sợ không đậu thì quê phải không?

Trân lắc đầu:

-Tao không sợ chuyện đó, chỉ sợ người ta hiểu lầm mình ngông nghênh, tự cao, tự đại thôi, nhất là mấy đứa bạn cùng lớp. Tuyệt đối giữ bí mật. Cứ âm thầm chuẩn bị, chờ kết quả thông báo cũng không muộn.

Sinh nheo mắt:

-Bao giờ thì bắt đầu.

Trân mỉm cười:

-Ngay tối nay! Mi không nhớ trên bảng lớp nào cũng có ghi thành ngữ tiếng Anh: What to do today not tomorrow(4). Đúng không?

- Có gấp quá không? Nhưng tao muốn biết lý do sâu xa thúc đẩy mi làm việc nầy.

-Tao muốn có công việc để sớm phụ giúp mẹ tao một tay. Nói thật với mi, nhà tao ngó vậy chứ cũng gặp rất nhiều khó khăn, nào tiền gạo cơm, tiền học phí của mấy đứa em tao, tiền tiêu pha hằng tháng …mọi chuyện một mình mẹ tao gánh vác, tao đâu nỡ. Hơn nữa, mấy đứa em gái tao cũng đã lớn, cần sắm sửa, lại học Jeanne D’Arc, trường tư nên có phần tốn kém hơn tụi mình. Tao định thi vào Đại học Sư phạm nếu đậu Tú tài 2.

-Sao mầy không thi vào Cao Đẳng Mỹ Thuật? Mi vẽ đẹp lắm mà hơn nữa, mi cũng rất nghệ sĩ.

-Không, tao muốn học sư phạm để lo chuyện cơm áo gạo tiền trước đã…Chuyện học Hội họa có thể học dự thính cũng được. Hơn nữa, tao cũng không có ý định giấu mi, tao muốn học đêm học ngày …để quên. -Tại sao phải quên? Trân ôm lấy vai của Sinh kéo về phía mình.

-Mi biết tao đang đau khổ mà, tao muốn được khóc đây Sinh ơi!

Sinh ngơ ngác;

-Vì chuyện gì?

-Hạ Vy từ chối tình yêu của tao, hình như nàng đã có tình yêu với một anh chàng nào đó đang học Quốc gia Hành chánh.

Sinh giữ Trân trong vòng tay mình.

-Tao hiểu rồi!

*
Dì Hiếu, mẹ của Hạ Vy đang ngồi bên khung cửa chải đầu cho Hạ Vy.

Dì vừa chải tóc vừa nhìn lọn tóc của Hạ Vy trong tay của mình.

-Con có biết con có mái tóc đẹp không?

Hạ Vy nhõen nụ cười thật tươi

-Thì con là con của má mà lại.

-Con gái mạ cũng biết nịnh nữa há?

Dì Hiếu im lặng một lúc, rồi nhìn thẳng vào mắt Hạ Vy,

-Mạ muốn nói với con điều này

Hạ Vy ngước lên:

-Má nói đi. Sao má lại ngập ngừng!

Dì Hiếu nói chậm rãi:

-Phải chi con thương Trân thì má yên tâm hơn.

Hạ Vy ngước lên nhìn di Hiếu vẻ thắc mắc

-Con thương Trân để trả ơn, hả má?

Dì Hiếu lắc đầu nhìn thẳng vào mắt Hạ Vy

-Không phải chuyện Trân cứu má con mình, nhưng theo má, Trân là một người có tư cách , có trách nhiệm, theo cách nhìn của mạ. Với con người đó con có thể có được hạnh phúc hay ít ra cuộc sống cũng ổn định, má cũng cảm thấy an tâm hơn..

Hạ Vy gật đầu:

-Anh Trân là một người tốt, con hiểu điều đó. Con rất cảm động bởi tình cảm anh dành cho con. Nhưng…

Dì Hiếu, ngạc nhiên nhìn Hạ Vy:

-Nhưng điều gì hả con?

Hạ Vy giọng thấp xuống, tâm tình:

- Con nói thật với má, để hiểu được con người anh Trân không đơn giản đâu. Anh thương yêu con , nhưng con có cảm giác không phải anh yêu chính con người của con, mà yêu một hình bóng nào đó, một ý tưởng nào đó qua hình ảnh của con . Một hình bóng trong tâm tường không có thật, một hình bóng mà con không thể với tới được. Con thú nhận là con không thể hiểu được anh, luôn cảm tưởng như mình thuộc về một thế giới khác, mong manh và dễ vỡ hơn. Có những phút giây, anh ngổi trước mặt con mà tưởng như con không có mặt ở đó. Anh bị hút vào trong thế giới suy tưởng của anh và quên mất con đã và đang hiện hữu bên cạnh anh.

Hạ Vy nắm chặt lấy tay bà Hiếu như cầu cứu:

-Má ạ, con muốn được yêu thương bởi một người đơn giản hơn trong tình cảm cũng như trong suy nghĩ. Nói thật với má, con kính trọng anh Trân hơn là yêu thương .
Bà Hiếu nhìn Hạ Vy với ánh mắt thương yêu, chen lẫn chút chua xót , giọng bà trầm xuống :
-Má cũng có cảm giác thằng Tín nó cũng thương con , nhưng má sợ đôi mắt của nó. Trong đôi mắt của nó có cái gì đó rất là bí ẩn, hình như chứa giấu vẻ thù hận hơn là yêu thương.
Hạ Vy mỉm cười lắc đầu:
-Không có chuyện anh Tín thương con đâu. Anh ấy chỉ muốn giúp đỡ con, luôn coi con như một người em gái. Mạ đừng tưởng tượng như vậy mà tội nghiệp cho anh.
Dì Hiếu :
-Má không biết nói thế nào để giải thích cho con hiểu về ý nghĩ chợt dến trong đầu má, mỗi khi má tình cờ bắt gặp cái nhìn của nó hướng về phía con, cái nhìn chứa giấu vẻ thù hận, lòng căm tức không phát tiết ra được…Má không biết phải diễn tả như thế nào. Nhưng ấn tượng về cái nhìn của nó làm má sợ hãi.
Hạ Vy vòng ôm đầu bà Hiếu trong vòng tay của mình.
-Má là thần hộ mệnh của đời con.
Dì Hiếu lắc đầu :
- Thần hộ mệnh có khi cũng bất lực khoanh tay nhìn sự việc xãy ra thôi con ạ !
- Con không tin. Đã có má con không phải lo sợ trước hiễm nguy nào nữa.đâu.
Bà Hiếu ngước đầu lên, đưa hai tay vuốt lại mái tóc của Hạ Vy :
-Con nhỏ nầy cũng biết nịnh má nữa há?
Hạ Nghi cười lên như nắc nẽ:
-Con gái của má không nịnh má thì nịnh ai?
Bà Hiếu khẻ tát nhẹ vào má Hạ Vy.
-Cái con này !.
Bất ngờ ông Miên, ba của Hạ Vy từ ngoài bước vào
-Hai má con đã chuẩn bị cơm nước xong chưa mà ngồi đó đùa giỡn vậy?
Dì Hiếu và Hạ Vy tròn mắt quay nhìn ông Miên, trên khuôn mặt nở nụ cười :
-Ông ghen với tôi há ?
Ông Hiếu nhìn vợ cười :
-Bà dành hết tình cảm của con gái tôi, lấy chi tôi sống đây ?
Bà Hiếu làm mặt giận :
-Vậy thôi, tôi nhường con cho ông đó, ông muốn làm chi thì làm.
Hạ Vy nước lên nhìn ba mẹ nhăn nhó ;
-Kìa ba, má…Con không chịu đâu !
*
Buổi chiều, Trân và Sinh cùng đến rạp Ciné Châu Tinh mua vé xem phim, Trước đó, Trân đã được giới thiệu về bộ phim Ladri Di Biciclette(4),Trân đã rũ Sinh từ tuần rồi, nhưng Sinh bận phải chờ đến tuần nầy. Bộ phim Kẻ Cắp Xe Đạp do đạo diễn Vittorio de Sica thực hiện vào năm 1948, kịch bản Cesare Zavattini, dựa theo tiểu thuyết của Luigi Bartolini, quay phim Carlo Montuori, âm nhạc Alessandro Cicognini, gồm các diễn viên Lamberto Maggiorani, Lianella Carrela, Enzo Staiola và Vittorio Antonucci.
Vào rạp, đang giới thiệu những phim sẽ chiếu trong tuần tới trước khi vào phim. Như một thói quen Trân đưa mắt nhìn khắp rạp, khách đông, không còn chỗ trống, một vài người lục tục tìm chỗ ngồi. Phim bắt đầu chiếu, Cả Trân và Sinh đều hướng lên màn ảnh.
Những năm sau ngày thế chiến thứ hai chấm dứt , cảnh cùng khốn nghèo đói đang dẫy đầy đất nước Italia. Trong đó có số phận của gia đình Ricci . Đã gần mấy tháng không có việc làm, không có một đồng xu dính túi, Ricci (Lamberto Maggiorani), chủ một gia đình cùng vợ anh, Maria ( Lianella Carrell), và Brune ( Enzo Staiola ) con trai lên 7 tuổi, hằng ngày chịu đói tới ngồi lây lất giữa đám đông những người thất nghiệp khác trước cổng Tổng công đoàn chờ đợi, may ra có một công việc gì đó nuôi vợ con đắp đổi qua ngày. Rồi một hôm, anh được gọi tên, một niềm hy vọng nhen nhúm trong lòng anh. Người ta trao cho anh tờ giới thiệu việc làm: công việc của anh là đi dán những tờ quảng cáo trên tường khắp các đường phố cùng với toán người thất nghiệp khác.
Do tính chất của công việc, người ta yêu cầu Ricci phải có một chiếc xe đạp làm phương tiện di chuyển. Anh về nhà bàn tính với vợ. Hai người quyết định tháo tấm ga trải giường, để có tiền chuộc lại chiếc xe gán đã lâu trong tiệm cầm đồ. Chiếc xe đạp cũ rích, nhưng cũng có đủ hai bánh xe lăn và chiếc yên để ngồi.
Ngày bắt đầu công việc với biết bao tin tưởng trong lòng vợ chồng Ricci. Anh đặt đứa con trai trên xe, rồi hai cha con hứng khởi đạp xe qua các ngả đường giữa lúc thành phố còn tinh mơ.. Anh dẫn con tới bến xe cho nó làm những việc vặt vãnh, rồi đến thẳng cơ quan. Anh hiên ngang vác chiếc thang và bọc giấy quảng cáo, đạp xe đi làm nhiệm vụ. Đến một bức tường, anh dựng xe đạp lên vỉa hè, bắc thang trèo lên, quét hồ rồi dán tờ quảng cáo lên tường . Giữa lúc anh đang làm nhiệm vụ, một người chắc cũng cần có công việc như anh, thừa lúc bất ngờ lấy đi chiếc xe đạp của anh. Anh giật mình quay lại, nhìn thấy kẻ cắp ( Vittorio Antonucci) , anh phóng người đuổi theo, nhưng không kịp, tên trộm xe đã biến mất với chiếc xe cà tàng của anh.
Cả ngày ròng rã tìm kiếm hết từ khu chợ này sang khu chợ khác, gặp được cả tên trộm . Anh đã tới đồn cảnh sát, trình bày nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình, mong nhờ cơ quan điều tra giúp mình tìm lại chiếc xe . Nhưng cảnh sát còn bận đi hộ tống một nhân vật cao cấp nào đó. Anh đành lủi thủi ra về. Anh lại nhờ đến một người bạn, nhưng bạn anh đang họp bàn chính trị. Những người có mặt ở đó không những không quan tâm đến nỗi ưu tư của anh, mà thậm chí họ còn bực mình vì bị anh quấy rầy.
Hôm sau, hai cha con lại tiếp tục lê bước khắp nơi đi tìm manh mối tên ăn cắp. Tình cờ anh chợt nhận ra tên ăn trộm , hắn đang nói chuyện với một lão già. Ricci đuổi theo, nhưng tên trộm chạy mất. Anh quay lại tra hỏi lão già, nhưng lão không chịu nói, lão bỏ chạy vào nhà thờ. Hôm đó là ngày từ thiện, các bà các cô ăn mặc sang trọng đang ra tay bố thí cho những kẻ nghèo. Anh lại đuổi theo lão già vào bên trong. Khi anh nắm được lão liền lên tiếng tra hỏi. Nhưng tiếng Ricci quá lớn khiến mọi người bực dọc, họ tống anh ra khỏi nhà thờ. Lão thừa cơ trốn thoát.
Hai cha con Ricci lại lang thang, thất thểu trên hè phố, lòng nặng trĩu âu lo về một tương lai mờ mịt, không có lối thoá trước sự dửng dưng của cả kinh thành Roma hoa lệ, với những cơ quan hành chánh, luật pháp, những tổ chức chính trị tôn giáo… Tất cả đều hờ hững trước nỗi tuyệt vọng của một con người trong cộng đồng đó.
Chiều đến, hai cha con Ricci thật sự mệt mỏi, chán nản. Ricci thất thểu bước đi giữa phố thị đông đúc như một người mất hồn, dừng chân bên cổng một sân bóng. Hôm đó là Đại hội Thể thao, người xem rất đông, xe đạp, xe máy dựng chật ních cả vỉa hè. Trong tâm trạng tuyệt vọng, Ricci chợt lóe lên ý nghĩ, giá như mình có một chiếc xe đạp khác , anh sẽ có việc làm và vợ con anh sẽ không bị chết đói. Ricci bảo con: “ Thôi con về trước đi, ba sẽ về sau”.
Thằng bé đi một quãng. Anh đến bên chiếc chiếc xe dựng sát bờ tường. Nhìn quanh, không thấy ai cả. Thoắt một cái, anh vác xe ra, phóng xe đi. Nhưng không may, người chủ xe đã nhìn thấy , chạy ra tri hô lên và đuổi theo . Đám đông túm lấy anh, đánh đập, sỉ nhục. Anh ngước lên, con anh vẫn chưa về, nó ở đâu đó, chạy đến ôm lấy cha, khóc lóc. Cảnh sát đến, họ túm tên trộm giải về bót. Đứa bé kêu khóc. Thấy tình cảnh ấy, người chủ xe xin cảnh sát tha cho anh.
Hai cha con Ricci đi giữa phố chiều. Trên nét mặt Ricci nỗi thống khổ câm lặng hiện ra dưới đôi mắt đẫm lệ và cái miệng méo xệch. Bây giờ ngoài nỗi lo cái đói còn có nỗi cay đắng , tủi nhục của một người cha ăn cắp bị bắt quả tang và bị đánh đập sỉ nhục trước mắt con trai mình.
Phim đến đó chấm dứt. Đèn bật sáng.
Vừa bước ra khỏi rạp, xuống đến lề đường, giữa đám người đông đúc, Trân nhận ra Hạ Vy đang đi với một người bạn gái. Trân nhanh chân bước đến trước mặt cô:
-Hạ Vy cũng đi xem phim?
Hạ Vy lúng túng gật đầu:
-Em định đi từ tuần trước, nhưng bạn em bận phải đợi đến hôm nay mới đi được.
Hạ Vy chỉ vào Nhã Chi giới thiệu ;
-Em xin giới thiệu với anh Trân ,đây là Nhã Nhi, bạn em. Còn đây là anh Trân , bạn Vy
Trân mỉm cười chào Nhã Chi, rồi quay sang Sinh.
-Còn đây là Sinh , bạn anh.
Ánh mắt Nhã Chi long lanh:
-Rất vui được gặp anh Sinh, như vậy chỉ còn anh Dũng là em chưa được gặp.
Sinh lắc đầu:
-Dũng đã di chuyển đi nơi khác, không còn ở gần với tụi anh nữa.
Trân nhìn Hạ Vy và Nhã Chi
-Hạ Vy và Nhã Chi có thích bộ phim này không?
Hạ Vy gật đầu cười:
-Việc phê bình phim thì Vy để cho anh Trân, Vy nhận thấy trường đoạn thể hiện rõ nhất tư tưởng bộ phim là trường đoạn Ricci đánh cắp chiếc xe của người khác. Đó cũng là trường đoạn gây ấn tượng nhất, một trường đoạn rất hay, tạo cảm xúc mạnh đối với em.
Trân nhìn Hạ Vy tán đồng:
-Anh cũng nghĩ như Hạ Vy , từ một người nghèo vô tội, Ricci mong muốn có một công việc, anh bỗng trở thành nạn nhận đáng thương của vụ đánh cắp xe và bây giờ, hoàn cảnh lại đẩy đưa anh vào con đường tội lỗi, trở thành kẻ phạm tội, kẻ ăn cắp. Ricci không thể hành động một cách bình thản, vô tư được. Bởi vì, trong anh có sự đấu tranh tư tưởng, sự giằng xé lương tâm. Không cần những lời nói thừa thãi, đạo diễn chỉ cần để Ricci đi qua đi lại, đủ để người xem đoán biết, hiểu ra được tâm lý nhân vật. Để người xem tự suy nghĩ, tự suy đoán, người xem bị cuốn hút vào bộ phim, như đang sống trong hoàn cảnh của nhân vật. Dường như sự trăn trở của Ricci cũng chính là sự trăn trở của khán giả. Nếu Ricci may mắn lấy được chiếc xe đạp kia, gia đình anh có thể sẽ lại vui vẻ trở lại, anh sẽ có việc làm, sẽ không phải lo túng thiếu nữa. Rồi cứ mỗi cuối tuần, anh sẽ lại đưa gia đình đi chơi trên chiếc xe đạp ấy. Chiếc xe như phép mầu nhiệm mang đến nụ cười cho vợ anh, con anh và chính bản thân anh nữa
Sinh cũng chen vào:
-Nhưng theo tôi, do Ricci đã từng là nạn nhân của việc ăn cắp xe, anh hiểu nỗi khổ, cái cảm giác của nạn nhân mà anh đã gặp phải khi anh lấy đi chiếc xe của người kia. Anh tự vấn lương tâm, rằng người ta có hoàn cảnh nghiệt ngã như anh không? Chiếc xe quan trọng thế nào đối với gia đình người đó? Nó có đẩy gia đình người đó tới cuộc sống bi đát như gia đình anh không? Trân xua tay: -Nhưng không lẽ mình đứng trao đổi giữa đường, tôi đề nghị mình kiếm chỗ uống nước trao đổi . Hạ Vy nhìn Trân lắc đầu: -Xin lỗi anh Trân và anh Sinh, Vy có hẹn sẽ vào bệnh viện thăm bà ngoại. Xin hẹn lần khác. Hạ Vy nhìn thấy sự thất vọng và buồn bã trong mắt Trân trong lòng Hạ Vy cảm thấy bất nhẩn và có lỗi với Trân, nhưng Hạ Vy vẫn cố làm ra vẻ lạnh lùng, kéo tay Nhã Chi bước đi làm như thực sự có việc gấp. -Xin phép anh Trân và anh Sinh, tụi em phải đi cho kịp. Nhã Chi kéo tay Hạ Vy nói nhỏ: -Sao mi không nói trước với tao là mi bận đi thăm ngoại? Hạ Vy nhìn Nhã Chi: -Bộ mi mết anh Sinh thật rồi à? Để lần sau tao làm mai cho. Nhã Chi ngang ngạnh: -Tao đâu cần mi làm mai nữa. Tao tự mình làm quen cũng được mà. Khi đến chỗ giữ xe, Sinh quay lại hỏi Trân: -Hình như Hạ Vy không muốn ngồi chung với tụi mình! Trân cười buồn: -Tao cũng chả giấu mi, Hạ Vy không thích tao, hình như em đã có người yêu khác rồi.
Sinh im lặng nhìn đám mây đang lững lơ phía chân trời. Sinh cảm giác như cái gì chận ngang cổ họng, đó phải chăng là nỗi đau đớn của Trân đang lây lan qua người Sinh, làm Sinh cũng cảm thấy mặn đắng .
*
Trân bước tới trước cửa, Hạ Vy ở bên trong mở cửa.
Trân nhìn vào ánh mắt Hạ Vy.
-May mà hôm nay gặp được Hạ Vy.
Hạ Vy ngước lên, thoáng vẻ ngạc nhiên:
-Có chuyện gì vậy anh Trân?
Trân ngập ngừng ngồi xuống ghế:
-Anh đến để giã từ Hạ Vy đây?
Hạ Vy sững sốt:
-Anh đi đâu mà giã từ? Sao đột ngột quá vậy?
-Anh đã tốt nghiệp Sư Phạm, và anh định chọn Nha Trang hoặc Quy Nhơn làm nhiệm sở.
Hạ Vy cau mày:
-Em nghe nói , ai đậu cao sẽ ưu tiên được chọn nhiệm sở. Theo em ,anh nên chọn những trường như Quốc Học, Đồng Khánh..để được gần gia đình mà
-Nhưng anh thật sự không thích dạy ở Huế, cái mà anh ghét nhất là luôn có cảm gíác thời gian ở Huế như chậm lại . Với lại, em cũng biết rồi đó, anh có nguyện vọng được sống với nghề làm báo, viết văn, anh hy vọng một thời gian anh xin chuyển về Sàion, ở đó, thích hợp với công việc của anh hơn.
Hạ Vy nhìn Trân với cái nhìn bối rối:
-Có phải anh muốn rời bỏ Huế vì không muốn ặp em, phải không?
Trân lắc đầu:
-Tình yêu không phải là một sự trả ơn,cũng không phải là một sự thương hại. Dù Hạ Vy không yêu thương anh, nhưng điều đó đối với anh là hợp lý, hợp lý với chính em , hợp lý với chính anh.
-Nhưng em vẫn cảm thấy ray rứt vì chuyện nầy.
-Em cứ sống theo cách của em, đừng thay đổi. Anh đã cố coi em như một đứa em gái như với Mai Vy vậy đó. Hơn nữa, cho đến lúc nầy anh cảm thấy yêu thương em bởi vì em vẫn luôn là em, không phải em sống vì người khác, theo cách sống của người khác.
Hạ Vy đưa tay lau vội nước mắt.
-Em thành thật xin lỗi anh Trân, anh luôn là người em kính trọng. Thay vì trả ơn anh, em lại làm anh đau khổ.
-Em không nên tự trách mình như vậy. Chưa bao giờ anh nghĩ là em đã làm anh đau khổ. Anh cầu chúc em ở lại bình yên, dù không được em yêu thương, anh vẫn luôn giữ hình bóng em trong tim. Vì em là người con gái đầu tiên anh yêu thương.
Nói xong, Trân đứng dậy:
-Anh xin phép Hạ Vy anh về. Mai anh đi chuyến bay 10giờ
-Nhưng nghe nói đến cả tháng nữa anh mới chọn nhiệm sở mà.
-Cũng vậy thôi ! Anh định đi Saigon để xem Sinh, bạn anh, học hành như thế nào hơn nữa tụi anh đã lâu không gặp lại nhau, nói vậy chớ cũng nhớ.
Hạ Vy nhìn Trân
-Nếu anh Trân cho phép, ngày mai em muốn tiển anh ra phi trương.
Trân lắc đầu:
-Cám ơn Hạ Vy, Anh rất sợ những cuộc chia tay. Cho phép anh gửi lời chào Ba và mẹ, Uyên và anh Bách em
-Anh Trân, trước khi ra đi xin anh hãy tha thứ cho em.
Trân mỉm cười nhìn Hạ Vy.
-Một lần nữa anh không cho phép em nói vậy. Em không có lỗi gì với anh hết
Nói xong, Trân đẩy xe nhanh ra cửa, phóng ra đường không quay đầu nhìn lại,
*
Một ngày cuối tháng 8.1962, ở phòng đợi của phi trường Phú Bài cả gia đình Sinh có ông bà Quỳnh, hai cô em gái là Hạnh Lan, Hạnh Vân, ngoài ra còn có Trân và Mai Vy cùng tiễn Sinh đi Sàigon
Hai bàn tay bà Quỳnh nắm chặt lấy bàn tay Sinh, giọng nói trong nước mắt:
-Mẹ thật không an tâm chút nào, khi con ra đi.
Sinh mỉm cười an ủi mẹ:
-Con lớn rồi mà mẹ, con có thể tự lo cho mình được. Hơn nữa, con ở chung với cô dượng Mai, em ruột của ba, chứ đâu phải ra chiến trường đối mặt với đầu tên mũi đạn đâu mà mẹ lo.
Ông Quỳnh nhìn thẳng vào ánh mắt Sinh dặn dò, -Ba muốn con phải nhớ điều nầy, ba mẹ không thường xuyên ở bên con để nhắc nhở con từng chút như khi con còn ở nhà. Bên ngoài tình hình xã hội rất phức tạp, con không được nghe theo lời quyến rũ của bạn bè tham gia vào những tổ chức chính trị, biểu tình, bãi khóa…Con phải hiểu trách nhiệm của con là học như con đã hứa, ngoài ra con không quan tâm đến chuyện gÌ hết. Con hiểu không?
Sinh lắc đầu:
-Ba không phải lo điều đó, con thực sự không muốn tham gia bất cứ một tổ chức chính trị nào, không phải con không đủ dũng khí, hay muốn lẫn tránh mà vì con không tin tưởng sự trong sáng, cũng như lòng trung thành đối với tổ quốc của những tổ chức , những con người đó. Con không có tham vọng lấp biển, vá trời mà chỉ muốn đóng góp bằng chính sức lực của con, bằng khả năng thực sự của con, góp phần cứu giúp những đồng bào nghèo khổ và bị tai ách chiến tranh trong khả năng của con. Con muốn nghiên cứu sâu về một căn bệnh hay một loại thuốc nào đó có khả năng chữa trị một căn bệnh nào đó cho nhiều người và được thế giới công nhận. Con chưa dám nói đó là tham vọng , mà chỉ dám coi như một mơ ước, nhưng con sẽ nổ lực bằng bất cứ giá nào để đạt cho được ước mơ.
Mai Vy, em gái Trân nhìn Sinh mỉm cười;
-Hai bác khỏi lo, anh Sinh của con sẽ trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, chứ không thèm làm một chính trị gia hoạt đầu đâu.
Trân cũng chen vào:
-Em Mai Vy của con nói phải đó, con chơi thân với Sinh, con biết Sinh chỉ mơ ước trở thành một nhà khoa học để cụ thể giúp đồng bào mình thôi.
Sinh gật đầu:
-Anh cám ơn Mai Vy và Trân đã hiểu được tâm can của anh.
Mặt Mai Vy đỏ lên, ấp úng:
-Anh Sinh không cần phải cám ơn em đâu. Em tin anh Sinh thực hiện được những gì anh mơ ước để em hãnh diện lây khi có ai nhắc đến anh. Nhưng mỗi lần về thăm nhà đừng quên mua quà về cho tụi con gái nầy nghe.
Trân nhìn Mai Vy làm mặt nghiêm lên tiếng cự nự:
-Chưa gì mà chỉ thấy em đòi ăn.
Mai Vy lúng túng nhìn Trân :
-Em không đòi ăn thì đòi gì bây giờ đây, hả anh ?
Rồi Mai Vy quay qua nhìn Hạnh Vân, Hạnh Lan cầu cứu ;
- Anh hỏi Hạnh Lan và Hạnh Vân coi có đồng ý với em không ?
Hạnh Vân cười :
-Em cũng nhất trí với ý kiến của chị Mai Vy. . Mỗi lần về thăm nhà, anh Sinh đừng quên mua quà về cho tụi con gái nầy là được rồi, chứ những thứ khác tốn kém dữ lắm, anh Sinh không chịu nổi đâu.Còn anh Trân nữa, chớ có trốn quà của tụi em, anh đậu Sư Phạm mà không thấy đãi tụi em gì hết. Bộ anh Trân định đánh bài chuồn hả ?
Trân nhìn Hạnh Lan, Hạnh Vân mĩm cười thân mật :
-Anh đâu có định đánh bài chuồn, Hạnh Vân nói vậy không sợ tội cho anh sao ?
Hạnh Lan nhìn Mai Vy và Hạnh Văn :
- Mai Vy và Hạnh Vân vốn có tâm hồn ăn uống mà không chuẩn bị trước để anh Trân, anh Sinh cùng tổ chức một lần luôn có phải tiện và vui hơn không ? Bây giờ thì đã trễ rồi, đành hẹn kỳ hè năm tới.
Sinh mỉm cười nhìn vẻ vui nhộn của ba cô gái, rồi quay qua nói với ông Quỳnh:
-Con không biết trong mấy năm nay có làm ba mẹ buồn điều gì không? Con chỉ trách tại sao con không được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử khác. Thời đại mà con sống đầy dẫy những phức tạp, thế hệ của chúng con bị khũng hoảng niềm tin. Trắng đen thật giả, lý tưởng và sự ngụy tạo gần như không có ranh giới. Con đang cố gắng vùng vẩy để thoát ra khỏi vũng lầy, nhưng để bơi đến bến bờ nào thì con chưa thấy được.
Bất ngờ, trên máy phóng thanh, một giọng nữ vang lên.(…) Xin nhắc lại lần cuối. Những hành khách đáp chuyến máy bay Hàng Không Việt Nam BA 518 Huế đi Tân Sơn Nhất ra cổng số 3 để kịp khởi hành.
Sinh ôm lấy ba mẹ, Hạnh Lan, Hạnh Vân và Mai Vy từng người một, rồi bước đến trước mặt Trân. Trân ôm chặt Sinh vào người :
-Tao đặt tin tưởng nơi mầy. Mi nhất định phải trở thành một nhà khoa học xuất chúng. Tao cũng mong muốn vào Saigon để vừa đi học thêm vừa viết văn, vừa làm báo… Nhưng ba mẹ tao chưa cho phép, nên tao đành phải chấp nhận ở lại học Sư phạm.
Sinh gật đầu xúc động:
-Trân à, tao vẫn hy vọng tụi mình có thể làm được một cái gì đó cho dân tộc, cho đồng bào mình. Không để uổng phí…
Trân nắm chặt tay Sinh như muốn níu lấy cả một phần của quá khứ tưởng như vừa tuột mất. Nước mắt như không kiềm chế được.
-Mong gặp lại mầy.
-Tao cũng rất mong gặp lại mầy.
Nói dứt câu, Sinh hấp tấp kéo cái xách tay nhỏ trên vai bước thẳng vào cửa. Sinh không dám quay lại nhìn mọi người lần chót, nước mắt ứa ra trên mi, Sinh hiểu được rằng, Sinh đã để vuột mất một phần đời quý báu của mình ra khỏi tầm tay không níu giữ lại được.
*
-Con đi học về đó hả Sinh?
-Dạ, con đây thưa cô.
Bà Lan, cô của Sinh bước ra với bức thư trên tay, khi Sinh vừa mở cửa bước vào.
-Con có thư của bạn gửi.
Sinh mừng rỡ đưa tay cầm thư, mắt nhìn lên bao thư, nở một nụ cười.
-Cám ơn cô, đúng là thư của Trân, bạn con. Xin phép cô.
Trân đưa mắt nhìn quanh nhà:
-Hạnh Nhi đi học chưa về hả cô?
Bà Lan nhìn vào bên trong
-Nó cũng mới về, chắc ở trong phòng.
Bà Mai vừa nói dứt thì Hạnh Nhi đã từ trong bước phòng bước ra, mặt hí hững;
-Anh Sinh phải trả công nhận thư cho em đó. Không biết thư của cô nào mà trông anh có vẻ mừng rỡ quá vậy?
Sinh hướng mắt về phía Hạnh Nhi mỉm cười:
-Để mai mốt tác giả cái thư này vào chơi anh sẽ làm mai cho em. Hắn đang thất tình đó.
Hạnh Nhi làm vẻ mặt giận dỗi, nũng nịu
-Mẹ, coi anh Sinh kìa, con vậy mà anh dám làm mai cho một kẻ thất tình.
Sinh cải lại:
-Nhưng hắn là kẻ chung tình.
-Em không muốn làm kẻ đến sau đâu đó.
-Nếu vậy thì anh sẽ kiếm người khác, đám bạn trong trường anh thiếu gì thằng chưa có người yêu, mà Hạnh Nhi lại cũng xinh đẹp, nhan sắc đâu có thua kém mấy cô hoa hậu chút nào.
Hạnh Nhi làm ra vẻ hí hững.
-Anh Sinh nói vậy còn nghe được, phải không mẹ?
Bà Lan nhìn con gái trách :
-Cái con nầy, ăn nói không ý tứ gì hết.
Hạnh Nhi bướng bĩnh:
Sinh chào bà Mai:
-Ý tứ là sao hả mẹ ?Là ai nói gì cũng chịu cho người ta đè đầu cỡi cổ hả mẹ ?
Bà Lan nhìn Hạnh Nhi :
-Nói chuyện với con này mệt quá !
Sinh thưa nan với bà Mai :
-Con xin phép cô.
Nói dứt câu, Sinh đi thẳng vào phòng mình, khép cửa lại.
Sinh ngồi phịch xuống ghế, mở thơ ra đọc.
Huế, ngày 7.5.1966
Sinh thân,
Việc học hành Y khoa của mi tới đâu rồi? Tao nhớ mi, nhớ thằng Dũng không chịu nổi. Việc học hành của tao không có gì hứng thú lắm, nhưng cũng như mầy, tao lấy chuyện viết lách làm vui, tao sáng tác được mấy truyện ngắn mới sẽ gửi cho mi đọc. Tao đang chờ chọn nhiệm sở, mầy biết rồi đó, tao sẽ không chọn ở lại Huế, muốn đi Sàigon vừa dạy học vừa viết báo, nhưng sinh viên Huế Đại học Huế không được chọn Sàigon, có thể tao sẽ chọn một trường nào đó ở Nha Trang. Trong khi chờ đợi, tao định vào Sàigon chơi với mi, xem mi sống như thế nào..
Tao mới gặp Hạnh Lan và Hạnh Vân hôm kia, hai đứa nhỏ không ngờ càng lớn càng xinh đẹp, có mà chết thiên hạ.
Mi chuẩn bị tinh thần đón tao thì vừa.
Thân ái,
Trân
Sinh xếp cái thư của Trân bỏ vào hộc bàn, nói một mình.
-Mi cứ tưởng chỉ một mình mi độc quyền nhớ thương bạn thôi há? Đừng có mơ, tao không chịu thua mi đâu.
*
Nắng chiều hắt lên những dãy tường cao, Trân và Sinh đang ngồi bên ly càfe ở quán La Pagode(5) nhìn ra phía đường Lê Thánh Tôn xe cộ vẫn tấp nập nối đuôi nhau, thỉnh thoảng một vài người đi bộ trên lề đường.
-Mới đó, mà mi vào đây được cả tuần lễ rồi. Thời gian đi nhanh quá há?
Trân lắc đầu:
-Ngược lại thời gian ở Huế tưởng chừng như chậm lại. Đó là một trong những lý do tao sẽ không chọn nhiệm sở ở Huế. Tao muốn vào Sàigon, nhưng không thể, Đại học Huế chỉ được chọn từ Nha Trang trở ra.
Sinh cười nhìn Trân:
-Chứ không phải mi không muốn ở Huế vì Hạ Vy sao?
-Nỗi đau đó cũng đã mấy năm rồi, tao cũng muốn quên. Bây giờ tao coi Hạ Vy như em gái tao.
-Còn mi, cũng phải yêu ai đi chứ, không lẽ cứ ở vậy. Tao biết bà già mầy cũng muốn mầy có người yêu.
-Một mình nhiều khi cũng cảm thấy cô đơn, nhưng nghĩ đến trường hợp có tình yêu sẽ cản trở việc học hành. Mầy không biết chứ học y khoa cực lắm. Hãy cứ để năm cuối rồi tính.
-Cái thằng này, yêu mà cũng hẹn. Với tao, nếu như có một người con gái thực sự hiểu tao và biết yêu thương tao, coi tao là một cái gì cần thiết trong cuộc đời, thì tao sẵn sàng mở trái tim ra đón nhận không đắn đo,
Bất ngờ, bên ngoài có tiếng xe thắng rít lại, tiếp theo là tiếng va chạm thật lớn vang lên, chiếc xe hơi đụng phải một xe gắn máy, người đi xe gắn máy ngã xuống giữa lòng đường. Và lập tức một đám đông bu quanh.
Trong khi Trân chưa kịp phản ứng, thì Sinh nhanh như một con sóc, chộp lấy chiếc cặp đựng vật dụng cứu thương tông cửa ra ngoài, bước đến chỗ tai nạn, lách qua khỏi đám đông ngồi xuống bên người bị nạn. Trước mặt Sinh. nạn nhân trong tình trạnh bất tỉnh, máu chảy ra ở bụng dưới. Sinh ra dấu nhờ 2,3 người phụ nhấc bệnh nhân lên đưa vào lề đường an toàn và bắt tay vào việc sơ cứu nạn nhân, cấp tốc lấy băng garo băng phía trên vết thương để hạn chế lượng máu chảy ra..kiểm soát đường hô hấp, và làm hô hấp nhân tạo, đặt bệnh nằm đầu cao và kêu xe taxi chuyển gấp đến bệnh viện .
Khi xe taxi chở bệnh nhân và thân nhân di chuyển đến bệnh viện, thì Sinh quay vào bên trong, vào phòng mở robinet rữa tay và trở lại góc bàn của mình bên cạnh Trân.
Trân tủm tĩm nhìn Sinh:
-Mi sắp trở thành bác sĩ có khác, phản ứng cấp cứu nhanh, đến tao cũng không ngờ.
Sinh không trả lời Trân, cầm ly café lên tay uống một ngụm:
-Trân ạ, La vie ne vaut rien, mais riên ne vaut une vie :Cuộc đời không đáng giá gì, nhưng không có gì đáng giá bằng cuộc đời.
Giọng Trân hờ hững:
-Tao không vì tình yêu mà đánh mất cuộc đời này đâu, tao vẫn háo hức muốn làm một cái gì đó, mà thật sự chưa biết sẽ làm gì.
Như nhớ ra điều gì, Sinh nói:
-À quên , nhờ mi, mà tao dọc sách y khoa hay nghe mấy ông thầy giảng bằng tiếng Pháp dễ dàng.
Trân nhìn Sinh cười:
-Sao mi nhắc chuyện đó hoài, thật ra là nhờ mi chịu khó học, chịu khó đọc ,chứ không phải do tao đâu.
-Được, tao không nói chuyện này nữa.
-Sinh à, nghe lời mi , tao sẽ ghi tên học cao học văn chương Pháp tại Đại học Văn Khoa Sàigon.
Sinh nắm chặt tay Trân:
-Tao nghĩ chuyện đó đối với mi dễ dàng mà.
-Học thì tao cứ học, nhưng tao chưa thật sự biết mình phải làm gì trong hoàn cảnh đất nước như thế này. Mầy có suy nghĩ gì về hai trung đoàn Thủy Quân Lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẳng cách đây gần nửa năm ( ngày 8.3.1965) mở đầu cho sự can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam không?
Sinh lắc đầu:
-Chuyện lính Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng khó thể nói là không ám ảnh suy nghĩ của mình được, nhưng tao chưa thể nói mình phải làm gì, tao nghĩ là phải học cho xong đã.
Hai đứa bỗng khựng lại không nói được với nhau câu nào trước ly cà phê cho đến khi đứng dậy ra về.
*
Sinh ngồi vào bàn ăn như thường lệ, trong bàn gồm có vợ chồng bà Lan, và Hạnh Nhi. Sinh thấy có người ở dưới bếp mang cơm lên, tưởng là chị Sáu hóa ra không phải. Cô Lan nói:
-Đây là Như ở ngoài làng mới vô.
Chị Như có giọng nói reo vui. Người chị đầy đặn săn chắc, cơ thể tràn đầy nhựa sống. Cái nắng của nông thôn phảng phất trên má chị. Chị có tật vừa làm việc vừa hát nho nhỏ, tiếng ngâm nga lần lên phòng ngủ của vợ chồng cô Lan , phòng ngủ của Hạnh Nhi, rồi từ trên tầng lầu 2, đến khi chị hết hát là chị bắt đầu dọn dẹp phòng Sinh. Sinh thường chăm chú học hoặc làm việc của mình, không chú ý đến chi Như, chị vẫn lặng lẽ làm việc. Có khi nhớ lại là hình như mình có phần thiếu lịch sự, Sinh bắt chuyện với chị vài câu. Chị Như chỉ chờ có thế là ngưng tay bắt chuyện, hết chuyện nầy đến chuyện khác, cho đến khi cô Sinh gọi chị từ nhà dưới vọng lên, thì chị mới ngưng.
Chị Như ưa thích kể chuyện đời sống của chị dưới quê. Chị Như là một người vui tính , nhưng cuộc đời chị thật là một bi kịch. Cha chị bị Việt Minh kết án và bị giết trong một phiên tòa công khai, với tội danh giao dịch buôn bán với giặc. Anh cả chị gia nhập vệ quốc đoàn thì bị Tây đi càn, bắt được đem ra chém bêu đầu giữa chợ. Chị lấy chồng do bị ép nợ, chồng say xỉn, hành hạ chị suốt ngày, chị sinh con chưa được tuần lễ, con chết, đau khổ chị tìm cách trốn chồng, có người quen giới thiệu, chị vào Sàigon giúp việc cho vợ chồng cô Lan,
Chị Như thường mượn sách truyện của Sinh hoặc của Hạnh Nhi để đọc và thỉnh thoảng đưa ra những nhận xét làm Sinh bất ngờ. Sinh nói với cô Lan có ý dạy cho chị học. Nhưng chị Như một mực từ chối, với lý do ngày còn nhỏ, lúc đi học bị cô giáo đánh đòn roi đau quắn mông, nên bây giờ sợ Sinh khẻ tay lắm, không quét nhà, không lau dọn được.
Sinh bẻ cây thước thề:
-Tôi thề với chị là tôi kông bao giờ la mắng chị.
Chị Như cau mày, tức tưỡi:
-Cậu không la mắng tôi, nhưng chỉ ngồi yên lặng hàng giờ, giấu mặt sau cuốn sách, thà rằng cứ quất cho tôi nát mông còn hơn.
Đúng là Sinh không mấy quan tâm đến chị, nhất là những ngày thi gần đến. Cô Lan biết Sinh học thi, nhắc nhở chị Như tránh dọn dẹp trong phòng Sinh, làm trở ngại việc học hành của Sinh.
Một hôm chị Như hỏi đùa Sinh:
-Khi nào tốt nghiệp bác sĩ xong , cậu làm gì nữa?
Sinh nói:
-Về Huế thăm gia đình,
Chị cười khúc khích:
-Rồi làm gì nữa?
- Tôi mơ ước sẽ trở thành một nhà khoa học, có thể giúp đỡ được những người đang gặp khó khăn, tật bệnh.
Chị Như nhìn thẳng vào mắt Sinh:
-Sao cậu không giúp đỡ tôi, tôi cũng là người cần được giúp đỡ.
Sinh lung túng chưa kịp trả lời thì chi Như cầm quạt vừa phe phẩy cho Sinh vừa trêu chọc:
-Hay cậu thưa với cô cho tôi về ở với cậu, tôi ở không lấy tiền công.
Nói xong câu đó, chị chạy ra khỏi phòng. Sinh nhìn theo, thấy chị đứng giữa cầu thang lấy tay áo lau mước mắt.
Một tuần sau đó, Sinh không thấy chi Như vào phòng.Có thể chị đã dọn dẹp phòng Sinh trong những lúc Sinh đi học. Mỗi ngày sau giờ học, hay trực bệnh viện trở về, Sinh nhìn thấy căn phòng được quét dọn sạch sẽ, sách vở tươm tất, và hoa tươi được cắm vào lọ mỹ thuật.
Vài ngày sau, chị lên phòng Sinh vào buổi tối, ngón tay trỏ của chị bị thương, phải băng bó. Sinh cầm tay chị, hỏi thăm ngón tay chị bị thương thế nào để chữa trị cho chị. Chị rút tay ra không nói, chỉ xin một tờ giấy trắng.Chị cầm bút đưa cho Sinh:
-Nhờ cậu viết cho tôi một bức thư, vì tay tôi đau không tự viết được. Thế rồi, chị đọc, Sinh viết:
Kính thưa mạ,
Con vừa nhận được thư của mạ nhắn con nên tiếp tục sống và phụ giúp nhà vợ chồng cô Lan, vì ra Huế cũng khó kiếm được công ăn việc làm. Nhưng con ở đây buồn lắm, tủi phận, người ta cao sang danh giá, mình là phận tôi đòi. Ban ngày hầu hạ người ta, buổi tối nằm một mình khóc hết nước mắt…”
Sinh ném bút, hỏi:
-Tại sao lại viết lách điên khùng như vậy?
Chị cúi mặt nói nhỏ:
-Tôi buồn…Nếu cậu bảo tôi tự tử, tôi sẽ tự tử ngay trước mặt cậu
Rồi chị cầm cây dao gọt cam trên bàn dí vào cổ. Sinh tái mặt giả đò bông đùa tìm cách lấy lại con dao.
-Nào để tôi giúp chị tự tử.
Một giây bất cẩn của chị, Sinh giật lấy cây dao, đặt vào cổ chị hỏi:
-Chị muốn tôi đâm vào chỗ nào?
Chị Như ngữa cổ ra, mở một hột nút áo:
-Chỗ này!
Rồi chị mở thêm một hột nút áo nữa:
-Chỗ này
Tay Sinh run rẩy khi nhìn thấy bầu ngực trắng nỏn và hấp dẫn của chị Như lồ lộ trước mắt. Sinh như bị hút vào đó, tưởng như không kiềm chế được. Sinh ôm chặt chị trong vòng tay, bàn tay buông lỏng, con dao vô tình rơi xuống nền gạch vang lên tiếng động làm Sinh giật mình chợt tỉnh. Sinh buông chị Như ra, lắp bắp:
-Chị Như, không phải tôi khinh chị, không biết coi trọng chị. Nhưng tôi không thể …con đường tôi đã chọn lựa, tôi không thể dứt bỏ nữa chừng vì chuyện nầy được.
Từ dưới nhà có tiếng Hạnh Nhi gọi với lên:
-Anh Sinh ơi!
Chị Như giật mình đứng thẳng dậy, Sinh hào hển vùng chạy ra khỏi phòng, hỏi :
-Chuyện gì vậy hả Hạnh Nhi?
Tiếng Hạnh Nhi la lớn:
-Thư của anh Trân, có thư của anh Trân gửi.
-Ừ, để đó anh sẽ xuống lấy.
Rồi Sinh lẫm bẫm một mình:
-Cái thằng nầy hay thật, hắn luôn có mặt đúng lúc.
Thế rồi, hôm sau, Sinh thưa với dì dượng cho phép Sinh ở hẳn trong Cư Xá Sinh viên cho tiện việc đi lại và học hành. Đó là cách thế duy nhất để không bị ảnh hưởng đến sự chọn lựa con đường tương lai của mình .
*
Khoảng cuối tháng 6. 1969 sau khi tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Saigon biên chế y sĩ trừ bị với cấp bậc Trung Úy bổ sung về một Tiểu Đoàn mới thành lập chưa được bao lâu, thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh lúc đó đang đồn trú tại quận Đức-Hòa.
Tiểu Đoàn này trước đó mấy năm, được đặt dưới quyền chỉ-huy của một vị Thiếu Tá rất nổi tiếng bên Biệt-Động-Quân mới chuyển qua. Vì công-sự phòng-thủ chưa hoàn tất, Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn phải tạm thời đóng trong một ngôi biệt thự của một nhà máy xay lúa. Lợi dụng cơ hội này, VC đã bất ngờ dùng đặc-công và nội-tuyến, trong một đêm không trăng, không sao, chúng đã tràn ngập vào được Ban Chỉ Huy Tiểu Đoàn ngay từ những phút đầu, gây thiệt hại rất nặng . Có người thầm thắc mắc: Có phải ông đã quá khinh địch? Hay ông có điều gì bất mãn khi đang trong một binh chủng nổi tiếng, nay phải chuyển về một đơn vị bộ binh khiến ông lơ là thiếu cảnh giác?
Sau trận thảm bại này, các anh em binh sĩ trong Tiểu Đoàn xuống tinh thần một cách trầm trọng! Tiểu-đoàn phải chờ bổ xung thêm quân số và Ban Chỉ Huy đang cố làm sao trang bị tinh thần cho toàn thể binh sĩ phục hồi. Sinh cũng được chuyển về đây cũng trong dịp này, Đại Đội Trưởng của Sinh là một sĩ quan tốt nghiệp Thủ khoa trường Võ bị Đà Lạt.
Được nương nhẹ rất nhiều, nhiệm vụ chính của Tiểu Đoàn lúc đó hầu như chỉ là hành quân mở đường và làm an ninh vòng ngoài cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh tại Đức-Hoà. Lâu lâu cũng có hành quân, nhưng chỉ là những cuộc hành quân lục xoát quanh vùng, sáng đi chiều về, như công chức!
Trong khoảng thời gian coi như nhàn hạ này, Sinh đã quen biết một đứa bé gái tên là Uyên, lúc đó khoảng 8, 9 tuổi, là cháu gọi bằng dì của cô Mân, chủ ngôi nhà mà Sinh. Đại Đội Trưởng chọn nhà cô Mân vì không những nhà có một sân lớn, mà còn có cả một cái nhà cầu đàng hoàng! Cô Mân, một phụ nữ khoảng trên dưới ba mươi, nhan sắc trung bình, có giọng nói nhỏ nhẹ, truyền cảm. Ở đây một thời gian, nhưng Sinh không thấy chồng cô đâu và dù cô nghỉ dạy học đã lâu để trông coi mọi hoạt động của gia đình, nhưng bà con lối xóm vẫn quen gọi cô là Cô Giáo.
Còn nhớ ngày đầu tiên gặp và nói chuyện với cô ở ngoài sân, về việc Sinh xin tạm dùng căn nhà phía Tây làm trạm xá để chữa bệnh và phát thuốc cho dân chúng, Sinh nhìn thấy có một đứa bé gái, có đôi mắt rất đẹp đứng dựa lưng một gốc cau gần đó, đang nheo mắt nhìn Sinh rất chăm chú. Thấy bé dễ thương, Sinh quì một chân xuống ngang tầm nó và ngoắc nó lại. Nó phụng phịu lắc đầu không chịu. Cô Mân nói như hơi gắt:
- Uyên không được hỗn, lại cúi đầu chào Bác sĩ đi con!
Vẫn còn phụng phịu, nó tiến lại gần Sinh và lí nhí nói mấy câu gì Sinh cũng không nghe rõ!
Cô Mân thì còn bận rộn với ruộng vườn, công thợ... chứ bé Uyên thì ngoài giờ đi học, nó đụng độ với đám Sinh suốt ngày! Mấy ngày đầu, bé có vẻ còn dè dặt, nhưng rồi sau đó, quen hầu hết các anh em binh sĩ trong Đại Đội. Bé Uyên trở nên vui vẻ và hòa đồng rất nhanh với cái không khí ồn ào nhưng kỷ-luật của đời lính của đám Sinh. Đặc biệt, Uyên quí Sinh hơn cả, vì có mấy lần Sinh đã giúp em giải một vài bài toán khó trong lớp. Nó quấn quít bên Sinh suốt ngày, chuyện trò líu lo không ngừng nghỉ. Sinh cũng thấy được bé Uyên sự thâm trầm, tinh tế nơi vẻ ngoài hồn nhiên quậy phá. Mới 8, 9 tuổi, mà bé Uyên đã biết dành dụm tiền để mua đường, nấu đãi đám Sinh những bát chè thật ngọt ngào ấm bụng! Bù lại, những lần đi phép, không lần nào Sinh quên mua cho em, khi thì đồ chơi, khi khác là sách, tập...
Uyên mồ côi cả cha lẫn mẹ. Quê em ở mãi đâu huyện Vĩnh Thanh, Cần Thơ. Em đã tâm sự, kể lễ với Sinh bằng hai hàng nước mát ướt đẫm trên má: Cha em một hôm đi làm ruộng, đạp nhằm phải mìn, chết không kịp trăn trối! Hơn năm sau, người mẹ của em cũng mất vì nhớ thương chồng! Thế là em phải về núp bóng dì em, là cô giáo Mân.
Sinh lúc đó còn quá trẻ, thực tình, Sinh rất thương Uyên như thương Hạnh Vân, em út của Sinh, nó còn kém Hạnh Vân đến ba, bốn tuổi!
Tuy ở với dì ruột, Sinh biết Uyên đang thiếu một tình thương phụ mẫu. Và..., Sinh không thể biết nổi: ở tuổi nào sớm nhất, một đứa con gái có thể biết yêu? Vì có một lần, mấy cô bạn gái của tôi từ Sàigòn lên thăm. Khi họ ra về, bé Uyên đã đối xử với tôi một cách rất khác thường! Nó lảng tránh và ít nói hẳn, không hồn nhiên như trước nữa! Hình như nó cũng biết hờn, ghen? Tôi nghĩ dù sao, nó chỉ là một đứa con nít! Mà đúng thế, chỉ được hai hôm là cô nàng đã quên hết ! Lại dở trò nghịch ngợm, chọc phá như cũ...
Hồi đó cứ như thế, tôi lấy tình thương yêu của anh em binh sĩ dưới quyền và luôn của bé Uyên như một hơi ấm gia đình. Đang ở cái tuổi tràn đầy nhựa sống, mấy anh chàng sỹ-quan lóc chóc như tụi tôi, có thì giờ là la cà tán tỉnh mấy em cỡ tuổi đôi tám, chợt nở rộ như những bông hoa đầy hương sắc miền thôn dã, chẳng hạn như em Lan con một ông chủ nhà máy xay, hoặc Lan Trinh, hoa khôi tỉnh Hậu-Nghĩa!
Bất ngờ, một hôm đang ở phòng khám.
*
Nghe tiếng ồn ào, vị Sinh bước ra.  Vừa thấy bóng ông, người thiếu phụ trẻ bế con chạy lại, nói:
- Bác sĩ, xin bác sĩ cứu con tôi.
Bác sĩ Sinh đón đứa bé từ tay bà:
-   .  Ô! …  Cháu thế nào? Mời bà vào bên trong để tôi khám bệnh cho cháu. 
- Thưa Bác sĩ Sinh!  Xin bác sĩ giúp con gái tôi,
-Bà ngồi nghỉ, để cháu tôi lo.
Người đàn bà mang đứa con bốn tuổi đến gặp Bác sĩ Sinh. Cháu bé chỉ còn da bọc xương, thở ì ạch, bụng chướng căng.
Người phụ nữ nhìn bác sĩ Sinh nói trong nước mắt :
-Bác sĩ, tôi đã cháu đi khắp mọi nơi có thể, những loại thuốc tây y tốt nhất trên thế giới tôi đều đã mua cho cháu, những bài thuốc đông y nổi tiếng dù phải đến những nơi hang cùng ngõ hẻm mới tìm thấy, tôi cũng đã mang về.
Người phụ nữ ngước ánh mắt còn đầy nước mắt nhìn bác sĩ:
-Nhưng thú thật với bác sĩ, tôi thật sự thất vọng hay nói dúng là hoàn toàn tuyệt vọng, bệnh tình của cháu không hề biến chuyển…
Nhìn tập hồ sơ dày cộp với chẩn đoán viêm gan mãn diễn biến xơ gan giai đoạn cuối, Sinh hiểu đó là một bản án tử hình.
Tuy nhiên bác sĩ Sinh đã nói với mẹ của cháu bé rằng:
-Ở đây phương tiện cứu chữa cháu rất hạn chế,Nhưng tôi có thể cố gắng làm được điều gì đó cho cháu! Mong bà cố nhẫn nại…
Suốt đêm hôm đó Sinh đã mất ngủ. Sinh ý thức được rằng mình đã gieo vào đầu bà mẹ một niềm tin mà ông biết ông đang nói dối và trong lòng ông tràn ngập sự hối hận ray rứt. Mặc dù, quả thật, ông muốn làm một điều gì đó tích cực hơn là những suy nghĩ bế tắc
Sáng hôm sau, khi những ánh nắng yếu ớt của buổi sớm mai, còn vương vất trên những bức tường cao. Bác sĩ Sinh đến Trạm xá sớm hơn thường lệ và đọc kĩ lại toàn bộ bệnh án, khai thác từng chi tiết người mẹ kể trên con đường dài chị đưa con đi chữa bệnh.
Sau đó ông đề nghị được trao đổi, hội chẩn với bác sĩ đang điều trị trực tiếp tại bệnh viện tỉnh cho cháu bé, suốt cả buổi sáng mà vẫn không có dấu hiệu gì có thể tìm ra nguyên nhân căn bệnh của cháu bé.
Nhưng Sinh không chịu đầu hàng, ông tìm mọi cách đưa bệnh trạng của cháu bé ra, hội chẩn liên viện, với nhiều bác sĩ chuyên khoa sâu, có cả bác sĩ ngoại khoa một phần nhờ Sinh liên hệ với các thầy của mình ở trường Đại Học Y Khoa.
Tất cả đều hăng hái ũng hộ sự nỗ lực và nhiệt tâm của Sinh, cuộc trao đổi thật sôi nổi và gay cấn, những lý giải được đưa ra, những luận chứng đáp trả tưởng có thể soi thẳng vào thực trạng của căn bệnh,.. Nhưng cuối cùng vẫn không tìm ra được một giải pháp nào khả dĩ có thể cứu được cháu bé. Sinh vừa ray rứt vừa đau đớn trước sự bất lực của ngành Y khoa, và của chính mình.
Sinh cố gắng tìm hiểu qua các sách vở liên quan đến các căn bệnh, cũng như tìm đến các giáo sư có kinh nghiệm để được hướng dẫn
Đọc kỹ lại bệnh án, Sinh thấy một chi tiết đáng quan tâm. Đó là chẩn đoán 2 năm về trước bằng sinh thiết gan kết luận cháu bé bị viêm gan mãn, xơ gan; nhưng chỉ 3 tháng sau, siêu âm chẩn đoán đường mật trong gan bị giãn.
Cháu bé đã được làm sinh thiết gan 3 lần, kết quả đều ở bệnh viện Nhi Đồng trả lời. Siêu âm đã làm rất nhiều lần, ở chính những nơi cháu nằm điều trị.
Sinh băn khoăn về mối quan hệ bệnh chứng giữa viêm gan mãn có xơ gan, với tình trạng giãn đường mật sau đó. Rõ ràng, nếu cháu bé bị giãn đường mật trong gan,theo sự hiểu biết mà bác sĩ Sinh nhận định, cháu bé không thể sống được 2 năm trời. Nhưng thực tế là cháu vẫn sống đến giờ này dù thoi thóp.
Đây là điều không bình thường mà Sinh phải bằng mọi cách trả lời cho bằng được.
Trong lòng Sinh nẫy sinh: Liệu có thể có sự nhầm lẫn hay không?
Cả ngày thứ Bảy và chủ Nhật, Sinh và bác sĩ điều trị của cháu bé liên tục trao đổi về tình trạng cháu bé. Ông cũng tìm đọc các tài liệu, từ mô phôi, giải phẫu, giải phẫu bệnh, sinh lí bệnh, triệu chứng, bệnh học, chẩn đoán hình ảnh… có liên quan đến bệnh lí gan mật.
Sau tất cả, ông phát hiện rằng trong gan có cấu trúc hình ống (gồm đường mật, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan, động mạch gan), nó phụ thuộc vào đường kính và tỉ lệ thành phần collagen cấu tạo nên thành, điều đó cho ra những hình ảnh siêu âm khác nhau.
Và Sinh đã nghi ngờ, có thể đồng nghiệp của ông lúc làm siêu âm, đã nhầm lẫn khi phân biệt 4 thành phần là đường mật, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan, động mạch gan.
Lúc đó là 3 giờ đêm, Sinh không thể ngủ. Và Sinh nhận thấy, thời gian chờ trời sáng thật là dài…
Đúng 7h sáng thứ 2, Sinh đã có mặt ở bệnh viện và hẹn bác sĩ điều trị xem lại bệnh nhân.
Trên khuôn mặt người mẹ trẻ, nước mắt của nỗi buồn nhanh chóng biến thành những tiếng nức nở của sự sợ hãi.
Bàn tay yếu ớt của đứa con gái bé nhỏ vẫn nắm chặt những ngón tay của mẹ.
Sinh siêu âm lại cho cháu bé và thấy rằng đó không phải là đường mật bị giãn, mà là những tĩnh mạch gan. Vếch đầu dò lên chỗ tĩnh mạch chủ đổ về tim, thấy một đám vôi hóa chít hẹp lòng mạch, làm máu bị ứ lại.
Sáng tháng 2, trời còn se lạnh, vậy mà mồ hôi lại vã đầy trên trán, cả người nóng ran khi Sinh phát hiện ra điều mà anh không thể ngờ tới.
Nguyên căn gây nên tình trạng suy gan, chính là hội chứng Pick, nghĩa là màng tim bị viêm co thắt, nó ép tim lại làm cho máu đen không thể trở về. Lâu ngày, những chỗ viêm ấy vôi hóa, tạo thành những mảng như vỏ trứng bó chặt lấy quả tim bé nhỏ của cháu bé…
Ê kíp phẫu thuật tim mạch do bác sĩ Trần Xuân Ninh, một bác sĩ đàn anh của Sinh đứng đầu ngay lập tức sang hội chẩn.
Bệnh nhân được chuyển sang chế độ hồi sức đặc biệt, nâng cao thể trạng tối đa có thể.
Ca mổ diễn ra vào ngày thứ 5.
Người đàn bà kiên nhẫn chờ đợi đứa con bên ngoài hành lang bệnh viện.
Sau vài giờ, bác sĩ thông báo những mảng vôi cứng như đá đã được bóc hết, quả tim được tự do, máu đen đã trở về buồng nhĩ và thất phải, biến thành dòng máu đỏ để hòa vào dòng tuần hoàn cơ thể.
Người mẹ òa khóc, nỗi sợ hãi làm tê liệt mọi giác quan đã biến mất, đứa con gái bé nhỏ mang bệnh trọng đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần!
Người phụ nữ trở lại khám sau 3 tháng, nhìn cháu bé thay da đổi thịt, vui vẻ cười đùa đi lại, như một đứa trẻ trước đấy chưa hề bị bệnh hiểm nghèo, bà không sao tả hết những cảm xúc trào dâng trong tâm hồn.
*
Mấy tháng nhàn hạ qua nhanh, khi Tiểu Đoàn vừa có một sinh khí mới, Tiểu Đoàn phải hành quân liên miên, ngày nào cũng có hành quân, ngày nào cũng có đụng độ,
Qua hai đợt, Sinh sống sót và được thăng Đại Úy, nghĩa là sớm hơn quy định khoảng gần nửa năm, nhưng đến cuối năm 1969 Sinh bị thương nặng, miểng mìn văng đầy người. Tệ nhất, có một miểng chém vào động mạch bên nách phải, máu ra rất nhiều và nếu không nhờ trực thăng tản thương về bệnh viện dã chiến của SĐ25 Hoa-Kỳ, chắc chắn là tôi đã theo mấy thằng bạn vui vẻ về miền quá cố rồi!
Khi cơn thập tử nhất sinh đã qua, tôi được chuyển về nhà thương Cộng-Hòa.
Một hôm tôi đang nằm cho y tá rửa vết thương và thay băng thì có mấy anh em Ban 5 Trung và Tiểu Đoàn lên thăm. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy có cả bé Uyên trong đó. Nó chạy ngay lại ôm lấy tôi, nước mắt đầm đìa... Ông Thượng-sĩ thường-vụ của tôi sau khi thăm hỏi xong, nói nhỏ vào tai tôi:
- Ngày nào nó cũng lên Tiểu Đoàn, xin bằng được nếu khi nào Tiểu Đoàn lên thăm thương bịnh binh, nhớ cho phép nó đi theo!
Sinh nhìn xuống con bé đang rúc cái đầu bé nhỏ vào bụng Sinh, tấm thân mảnh mai của em thì rung rung theo tiếng nấc. Sinh cúi xuống hôn trên mái tóc mềm mại của nó và cứ để như vậy một lúc lâu, bởi vì chính trong lòng Sinh cũng đang ngẹn ngào, xúc động!
Lúc sau, Sinh nâng cầm nó lên, trấn an nó:
- Chú không sao đâu. Chỉ một thời gian ngắn nữa là chú sẽ lành vết thương và sẽ được xuất viện.
- Bác sĩ có thăm Đại đội không? Nó ngước mặt e ngại hỏi Sinh điều mà nó quan tâm nhất.
- Chú cũng không biết nữa, chắc là phải ra một hội-đồng quân-y để họ giám định. Sau đó, chú mới biết.
- Vậy khi nào xuất viện, chú xuống thăm Uyên nha? Tôi mỉm cười nhìn nó:
- Chắc chắn là chú sẽ đến thăm Uyên và các anh em trong đại-đội, ngay khi nào chú có thể đi được.
Lúc này mới thấy nó nở một nụ cười, rồi cúi xuống nhấc lên một túi nhỏ và lấy từ trong đó ra một ít trái cây để trên chiếc bàn nhỏ đầu giường. Thì ra nó cũng biết đem qùa cho thương binh!
Phái đoàn thăm viếng lúc này đã xin phép tôi để qua thăm các anh em thương binh khác. Trước khi ra khỏi phòng, ông thượng-sỹ thường vụ cúi sát tai Uyên dặn dò:
- Khoảng nửa tiếng nữa con ra chỗ đậu xe để về nha. Về sớm cho an toàn.
Nó ngoan ngoãn gật đầu, rồi bắt đầu bi bô:
- Tháng trước ai trong đại đội cũng tin là chú đã chết rồi. Tiểu-đoàn không có tin tức gì vì chú nằm ở bệnh viện Mỹ. Mãi sau, khi họ chuyển về Cộng-Hòa mới biết chú còn sống. Dì Mân có dắt Uyên đi cầu nguyện trên chùa hoài. Dì con nói gởi lời thăm chú.
Đến đây, nó bắt đầu quay qua nhìn mấy vị sỹ-quan thương binh khác nằm cùng phòng. Chợt thấy chiếc nhẫn của tôi để trên mặt bàn lúc tháo ra cho y tá rửa vết máu trong các ngón tay, nó cầm lên ngắm nghía rồi hỏi:
- Nhẫn này của chú? Sao bự và đẹp quá vậy?
- Ừa, nhẫn của chú. Đây là chiếc nhẫn mẹ chú tặng cho chú khi chú vào học Y Khoa- Chú qúi nó lắm?
- Chú rất qúi nó, và chú đã đeo nó để luôn luôn nhớ đến mẹ chú.
Uyên ngước lên nhìn Sinh nói thật nhỏ:
-Chú có biết là Uyên yêu thương chú chừng nào không? Nếu như chú chết đi, chắc là Uyên chết theo chú, chứ sống một mình thì Uyên sống làm gì?
Nó nhẹ nhàng để lại chiếc nhẫn vào chỗ cũ, rồi quay ra ôm lấy tôi, như thể không muốn xa rời. Nó kể đủ thứ chuyện ở Đức-Hòa, đâu là đại đội đã có Đại Đội Trưởng mới, nhưng không còn đóng ở nhà nó nữa, các chú trong Ban Chỉ Huy Đại Đội vẫn thường ghé thăm luôn...
Nửa giờ sau, ông thường-vụ đã xuất hiện ở cửa phòng, nói với vào:
- Chào Bác sĩ đi Uyên, đến giờ về rồi.
Uyên bắt đầu lúng túng, vòng tay bé nhỏ, nó cố ôm lấy tôi. Mấy phút sau, Sinh phải nhẹ nhẹ gỡ nó ra:
- Thôi Uyên về đi không anh em chờ.
Nó nhìn Sinh như muốn khóc:
- Chú hứa nha! Đừng quên đến thăm Uyên nha, Uyên chờ đấy!
Nói rồi nó buông tôi, từ từ bước ra cửa, hình như nó đã khóc. Đến cửa phòng, nó quay lại nhìn tôi, bàn tay bé nhỏ của nó đang cố chùi những giọt lệ... Không cầm lòng được, Sinh gọi nó:
- Uyên lại đây với chú.
Sinh cầm chiếc nhẫn của mẹ nhẹ nhàng để vào lòng bàn tay của Uyên:
- Uyên giữ cho chú chiếc nhẫn này. Giữ thật kỹ và đừng cho ai biết. Uyên biết là chú qúi nó như thế nào rồi. Khi nào xuất viện chú sẽ đến thăm Uyên và Uyên đưa lại cho chú, Thế có được không?
Thật không ngờ, cái ý-kiến bất chợt đến với tôi lúc đó lại có tác dụng ngay. Uyên vui mừng ra mặt, ít nhất nó đã có một vật làm tin kèm theo lời hứa. Lau hết nước mắt nó thủ thỉ:
- Dạ, con sẽ giữ thật kỹ, chờ khi nào Bác sĩ đến con giao lại.
Sinh xoa đầu nó rồi đẩy nhẹ nó về phía cửa. Lần này, nó quay lại mỉm cười nhìn Sinh và rồi bóng nó từ từ lẫn vào với dòng người thăm viếng bên hành lang bịnh-viện...
Sinh xuất viện sau đó chừng một tháng, và phục hồi mau lẹ. Tuy vậy, phải chờ đến tháng ba năm 1973 tôi mới nhận được giấy tờ giải ngũ chính thức. Nhìn ngó bên ngoài, tôi may mắn không mất mát gì cả, nhưng những ngón tay bên mặt, nhất là ngón chỏ, không co duỗi bình thường được. Cầm tờ chứng-chỉ giải-ngũ trong tay, tôi ngậm ngùi: thế là vĩnh viễn giã từ vũ khí!
Trong khoảng thời gian chờ quyết-định của Hội-Đồng Quân-Y, Sinh đã đi Đức-Hòa thăm lại chốn xưa. Đại Đội cũ gần như hoàn toàn mới, chỉ trừ một vài anh em trong Ban Chỉ Huy Đại Đội nhận ra Sinh, còn lính tráng hầu hết là lính mới, nhìn tôi như nhìn một người xa lạ! Chiến tranh đã làm thay đổi nhanh không thể ngờ được!
Sinh lần mò đến nhà cô giáo Mân để thăm cô và bé Uyên nhưng thật không may, người nhà cho biết hai dì cháu cô đã đi ăn đám giỗ bên Bình Thủy, có lẽ đến chiều mới về.
Sinh buồn rầu về lại Sàigòn, tự hứa sẽ trở lại vào một dịp khác.
Chiến tranh vẫn còn đó, chiến trận gia tăng khắp mọi nơi, nhưng Sàigòn vẫn còn là một mảnh đất khá bình yên! Nó như một hải đảo nằm giữa một biển lửa. Và tôi đã phải cố gắng để thích ứng với cuộc sống hoàn toàn thay đổi. Dù sao, Sinh vẫn còn trẻ.
Khoảng đầu năm 1974, nhân một chuyến đi Trảng Bàng, tôi ghé vào Đức-Hòa và gặp lại Uyên. Căn nhà vắng vẻ, khu xóm cũng thiếu bóng những người lính, có lẽ họ đang bận rộn trong một cuộc hành-quân nào đó. Khi Sinh đến, chỉ có mình Uyên ở nhà, cô Mân có lẽ đang đi coi ruộng vườn.
Uyên lúc này không còn bé nữa, em đang là một thiếu-nữ tràn đầy nhựa sống với một vẻ đẹp tự nhiên và tuyệt mỹ mà Thượng-Đế chỉ dành cho những người con gái đương độ thanh xuân. Em mừng đến rơi cả nước mắt khi thấy Sinh. Rót nước mời, em vẫn thân mật nhưng tỏ ra hơi e thẹn, cái e thẹn dễ yêu của các cô gái đang dậy thì Uyên cho biết em đã trông mong tôi từng ngày, và rất ân hận vì lần trước Sinh đến, mà em không được gặp. Lấy chiếc nhẫn dấu kín trong hộc tủ, Uyên đưa nó sát mặt Sinh, rồi nắm vội nó trong bàn tay và ấp lên ngực:
- Uyên biết đây là chiếc nhẫn của mẹ chú tặn chú; nhưng bây giờ, nó cũng đã trở thành một vật lưu-niệm của Uyên. Nó đã lưu lại những kỷ-niệm giữa Uyên và chú. Uyên muốn được giữ nó lâu hơn nữa, như vậy có được không?
Sinh cảm động trước những lý lẽ phát ra tự con tim của em:
- Uyên cứ giữ nó đi, như vậy khi nào chú đến với Uyên, chú sẽ được gặp cả hai.
Quá vui mừng, quên cả e thẹn, Uyên chạy lại ôm Sinh, và nói trong cảm động:
- Thực ra, khi có chiếc nhẫn bên mình, Uyên có linh cảm là chú sẽ luôn luôn quay về tìm Uyên, và như vậy Uyên sẽ không bao giờ mất chú.
Sinh ôm chặt Uyên, và hôn nhẹ trên trán em như vài năm trước, khi em còn rất nhỏ.
Hình như Uyên muốn nhiều hơn thế, em từ từ ngước mặt lên để mong hai làn môi chạm nhau, Sinh xúc động, không ngăn được, Sinh cúi xuống trên đôi môi tring nguyên và ngọt ngào của Uyên và hôn em say đắm, Uyên cũng không dừng lại , em cuốn vào người Sinh, không còn phân biệt giữa Uyên, một đứa bé và Uyên, một cô gái đang độ xuân thì.
Sinh nói trong hơi thở:
-Uyên, Anh sẽ thưa với ba mẹ xin phép hỏi cưới em làm vợ, em có chịu không?
Uyên bĩu môi nhìn Sinh:
-Em có điên không mà không nhận lời làm vợ anh Sinh. Anh Sinh có biết không, em đã yêu anh Sinh từ hồi em còn bé khi lần đầu tiên em gặp anh Sinh, em đã yêu anh Sinh ngay từ ngày đó và em tự hứa với lòng mình sẽ làm vợ anh Sinh chứ không ai khác dù quả đất có đào điên hay xoay ngược em cũng không bao giờ thay đổi lời nguyền của em./.
17.4.2017
1.

1.Chim bìm bịp: Bìm bịp có tên khoa học: Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm thấy rõ.

2..Les Justes cùa nhà văn Albert Camus (1913-1960) là một nhà văn, triết gia, thủ môn bóng đá, viết kịch, lí luận người Pháp nổi tiếng. Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh (Existentialisme). Ông là tác giả của các tiểu thuyết nổi tiếng La Peste( Dịch Hạch), L'Étranger (Người xa
lạ), Les Justes( Người Công chính)…
3.Albert Camus được trao giải Nobel Văn chương năm 1957 vì các sáng tác văn học “soi sáng
những vấn đề của lương tâm nhân loại trong thời đại chúng ta ...
4..What to do today not to morrow: Chuyện gỉ làm được hôm nay, chớ để ngày mai
5.Ladri Di Biciclette (Kẻ Cắp Xe Đạp),. Bộ phim Kẻ Cắp Xe Đạp do đạo diễn Vittorio de Sica thực hiện vào năm 1948, kịch bản Cesare Zavattini, dựa theo tiểu thuyết của Luigi Bartolini, quay phim Carlo Montuori, âm nhạc Alessandro Cicognini, gồm các diễn viên Lamberto Maggiorani, Lianella Carrela, Enzo Staiola và Vittorio Antonucci.
6. Trích trong bài thơ: Il pleure dans mon Coeur của Paul Verlaine (1844
- 1896)- Nhà thơ Pháp tên thật Paul-Marie Verlaine
Il pleure edans mom Coeur, Trời mưa trong tim tôi
Il pleure sur la ville… Trời mưa trong thành phố
7.La Pestes ( Dịch Hạch) của Albet Camus, tác phẩm đoạt giải Văn Chương Nobel 1957
8.La Condition Humaine ( Thân phận con người ) của nhà văn Andre Malraux (1901-1076). 11.André Malraux sau này trở thành một trong những nhà văn lớn nhất và có ảnh
hưởng nhất của nền văn học Pháp thế kỷ 20.
9.La vie ne vaut rien, mais rien ne vaut une vie: Cuộc đời không đán giá gì hết, nhưng không gì đáng gíá bằng cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 265)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 332)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 334)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 540)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 531)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 386)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 810)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 669)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 804)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 718)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,