VĨNH THÔNG - Chuyện giang hồ của một người trẻ

11 Tháng Bảy 20179:31 SA(Xem: 5768)
VĨNH THÔNG - Chuyện giang hồ của một người trẻ

Tôi thường thích đi, theo kiểu người xưa gọi là giang hồ. Gần đây nhiều người trẻ gọi cho sang là đi phượt, thực ra cũng có thể hiểu nôm na là đi bụi. Nghĩa là bạn làm một chuyến hành trình đầy ngẫu hứng, ở đó không có một phái đoàn nào, không có một lịch trình cố định, không gò bó vào số lượng thành viên hay phương tiện. Đôi lúc cũng chẳng biết mình sẽ đi về đâu. Ngay cả ăn uống và ngủ nghỉ cũng sẽ xảy ra một cách tùy hứng, không cầu kỳ. Một quán nhỏ nào đó e ấp bên đường, coi bộ cũng nên thơ, vậy là tấp vô.

Những chuyến đi đó bạn trở thành một ông hoàng nho nhỏ để có thể điều khiển được một quãng thời gian nho nhỏ trong cuộc đời mình, không phải lệ thuộc vào ai. Đó là lúc bạn thoải mái làm chủ chính mình.

Đi, không phải là tìm đến những khu du lịch nổi tiếng đã được quảng bá dầy đặc trên ti vi. Giang hồ có lẽ không hợp với chốn tấp nập người. Giang hồ phải rừng rú, hoang dã, kỳ bí. Giang hồ cũng không ngần ngại ăn uống, hàng quán sang trọng, vừa làm mất thời gian cho chuyến đi vừa làm mất “chất”, nên một ổ bánh mì cũng xong bữa. Giang hồ “ăn bờ ngủ bụi” nên không sợ tốn tiền ăn ngủ, chỉ sợ tốn tiền… xăng! Nói chung, giang hồ phải chịu chơi và chịu khổ. Để rồi khi chinh phục hết những khó khăn đó, bạn sẽ được thiên nhiên bù đắp xứng đáng, với những điều diệu kỳ mà có lẽ hiếm khi ti vi có dịp giới thiệu đến.

Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung

(thơ Phạm Hữu Quang)

Với riêng tôi, những chuyến lang bạt quê nhà luôn là những ấn tượng khó mờ nhòe dù năm dài tháng rộng cứ vùn vụt lướt qua và mở ra bao chân trời mới lạ. Đó là những ngày nắng cháy da cháy thịt rong ruổi khắp mõm biên giới nằm thoi loi cuối đất cùng trời, bên kia sông là nước bạn. Con sông tên thật đẹp: Bình Di. Bình Di có ý nghĩa gì? Tôi không muốn tìm hiểu, vì bản thân hai chữ Bình Di đọc lên đã đẹp rồi, đẹp và lạ, lãng đãng như sương. Tôi đi, như một loài chim cô độc tìm chân trời của mình. Ở đó có gì? Chẳng có thứ gì cả, chỉ là một xã như bao xã khác. Vậy thì đi làm chi? Đi cho biết, vậy thôi.

Đó là những ngày thang lang trên khắp ngã đường ở vùng núi non chằng chịt Tây Nam. Cho đến nay, năm nào tôi cũng có ít nhứt vài chuyến bụi đời về với xứ núi nầy, nhưng nó vẫn cứ mãi gọi mời, mãi khơi gợi bao cảm giác nôn nao. Tôi ấn tượng với vùng Châu Lăng - Lương Phi - Lê Trì và tự gọi đó là “tam giác vàng” theo cảm nhận của riêng mình. Bởi dù đã đi mòn bao gót giầy, tôi vẫn thấy chốn ấy có gì đó vừa hoang dại, vừa bí ẩn mà khó có thể khám phá hết được. Ôi, những cánh núi ngậm sương!

Hay là khi dong xe về miệt cù lao bờ Đông sông Hậu, ngồi bồng bềnh trên những chuyến đò mà hoài niệm bâng khuâng. Những cung đường hôm nay xe mình lướt qua trên dải cù lao trù phú nầy, nơi nào đã từng ghi lại dấu chân của Lễ Thành Hầu - danh thần mở nước về Nam. Những dòng kinh nào đã chở những người lưu dân từ miền Trung xa xôi về đây khẩn đất lập làng. Vậy là cứ đi, còn bao nơi đang chờ đón bước chân ta, bao nơi mình chưa biết, ngần ngại làm gì những bước đi.

Đi, không phải là hô hào. Người “ngoài cuộc” nhìn vào, ai không thích sẽ chê bai dân phượt làm chuyện bao đồng, ai thích thì thèm muốn được đi giống họ. Nhưng khi có “nhảy vào”, có là người “trong cuộc” mới hiểu rõ nhiều điều hơn. Lời gọi mời của thiên nhiên luôn quyến rũ, nhưng kìa, còn đó cuộc sống mưu sinh lẩn quẩn trong vòng cơm áo. Đâu phải ai cũng có đủ thời gian, sức khỏe, điều kiện… để thênh thang những chuyến du hành.

Không là hô hào, nhưng lại thường khuyên người ta nên đi, có mình đang tự mâu thuẫn với chính bản thân?

Tôi thường nói vui thế nầy. Sáu năm đầu đời, bạn được tự do, nhưng còn quá nhỏ để có thể lưu giữ những kỷ niệm. Mười hai năm tiếp theo, bạn giam mình trong bốn bức tường phòng học. Bốn năm tiếp theo, bạn giam mình trong bốn bức tường giảng đường. Gần bốn mươi năm tiếp theo, bạn giam mình trong bốn bức tường phòng làm việc. Và những năm cuối đời, liệu bạn còn có đủ sức để “vẫy vùng trong bốn bể” (lời Nguyễn Công Trứ).

Vậy nên, hãy đi khi có thể. Đôi khi chỉ cần phóng lên xe gắn máy và khởi hành. Đi? Đi đâu? Không biết. Đi để làm gì? Chơi vậy thôi. Có vẻ “khơi khơi” nhưng bất kỳ chuyến đi nào cũng sẽ mang đến cho bạn nhiều điều lạ. Tôi nghĩ tuổi trẻ cần nên đi, bởi cuộc đời - tự thân nó đã là chặng hành trình đầy ngẫu hứng rồi.

Có một ngọn núi cao 1000 mét, độ cao nầy có thể sẽ gây ngán ngại cho nhiều người. Hễ cứ mười người đến đây thì chỉ có một người lên đỉnh. Chín người kia cho rằng mình không nên bỏ thời gian, công sức để leo lên 1000 mét, nhưng trong lòng vẫn ấm ức: trên đỉnh có gì? Còn người lên đỉnh - đã thấy được điều mà chín người kia không thể thấy, làm được việc chín người kia không thể làm, và quan trọng hơn, khi xuống núi người nầy sẽ không phải mang ấm ức: trên đỉnh có gì?

Vậy đó, cuộc sống cần phải dấn thân!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1845)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1679)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2493)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2555)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2090)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2950)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1791)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3677)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1703)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 3012)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22489)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8511)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11078)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30731)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25525)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21747)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,