TRẦN BẢO ĐỊNH - Trăng Lũy Pháo Đài

01 Tháng Tám 20179:58 SA(Xem: 7853)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Trăng Lũy Pháo Đài
Một.

- Người ta có thể sống với nước mặn, nhưng không thể uống nước mặn để sống!

. Huỳnh Tấn chiêu ngụm rượu nếp Long Thuận và nói với những người anh em bạn chài như vậy. Gió biển chiều thổi mát, mát tới độ lạnh mặt; và men rượu không đủ sưởi ấm môi. Sáu Chóp Chài buông đũa, đứng dậy dạng hai chưn, miệng cười khanh khách: 

- Hễ có mặn, tất có ngọt. Ta đi tầm ngọt trong mặn, hà cớ sợ quái gì!. 

Buổi đó, triều đình Huế đã ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho thực dân Pháp; đã có không ít người bùi ngùi bỏ xứ qua đất khác sinh sống vì họ cự tuyệt chung sống với kẻ cướp nước. Song, những người vốn gốc gác Thuận Tắc(1) thì không; họ bám đất giữ nước, hết lòng giúp đỡ và sẵn sàng, trực tiếp tham gia hàng ngũ nghĩa binh Trương Định. Nghe Sáu Chóp Chài nói, những người anh em bạn chài hứng khởi vỗ vế nhau đen đét. 

- Hay! Hay nha! Thưởng Sáu Chóp Chài một cái… Rớp nào!. 

Sáu Chóp Chài một tay hào sảng, còn chơi hết thôi với anh em, chẳng nói chẳng rằng, kê miệng ực cạn chén rượu sông hồ: 

- Thưởng cả những người anh em mình nữa chớ!. 

Tiếng cười tự tin xua tan cái lạnh đầu đông. 



Sáu sinh ra ở đâu thì chẳng ai biết, chỉ biết anh ta lớn lên ở cù lao Tấu thuộc Chợ Gạo, chuyên sống nghề buông chài thả chóp trên sông cửa Tiểu, một phần hạ lưu sông Mỹ Tho. Và những người anh em sống cùng nghề, lấy cái nghề đặt cho Sáu cái tên: Sáu Chóp Chài. Có người cắc cớ hỏi Sáu rằng sao gọi là Tấu mà lại cù lao? Sáu gãi gãi đầu, đáp gọn hơ: Tấu ở cù lao có nghĩa đánh nhạc trên doi đất nổi giữa sông. Chẳng là, chuyện dân gian kể rằng một lần Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng chạy trốn quân Tây Sơn ở cái doi đất giữa con sông nầy nhưng còn để lại dấu chưn trên mặt rạch cạn nước. Thấy vậy, bầy rái cá la hét om sòm như trổi nhạc và hè nhau xóa dấu. Quân Tây Sơn trờ tới, thấy dấu chưn rái cá không thấy dấu chưn người nên bỏ đi. Từ đó, doi đất nầy mang tên cù lao Tấu (!). Bất biết Sáu nói đúng sai, nhưng người ta tin rằng vậy! 

''Hò hơ… ơi hò… 

Thân em như cá rô thìa 
Ra sông mắc lưới, vô đìa mắc câu'' (Ca dao). 

Đêm thanh vắng, sóng nhấp nhô êm đềm; tiếng hò có vẻ than thân trách phận theo gió chao vao khiến người nghe mủi lòng. Sáu đang cắm sào chờ con nước sớm để buông chài, nghe tiếng hò cầm chẳng đặng lòng, liền hò đáp: 

''Hò hơ… ơi hò 
Buông chài bủa lưới sông Tiền 
Cá không thấy cá, lỡ duyên ông chài'' (Ca dao). 

Nhưng rồi ông chài chẳng những không lỡ duyên, mà còn thành nhơn ngãi vợ chồng. Nghe chuyện Sáu kể, Huỳnh Tấn dạ bời bời. Tấn vốn người thôn An Long, Tân Hòa, trong gia đình thuần nông trọng tín nghĩa. Vào năm liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định, Tấn bước vào tuổi hai hai tràn đầy nhiệt huyết. Có điều, Tấn thích ăn sung mặc sướng, ngại gian khổ nhưng tệ hại nhứt là mê gái bất chấp xấu hổ kể cả đạo lý. Đã có vợ, Tấn còn đèo bồng tập thói nòi tình; những người anh em bạn chài cho Tấn cái hỗn danh Trư Bát Giới! Khi Trương Định lui binh về Vàm Láng, đám lá tối trời trở thành căn cứ kháng chiến chống Pháp; Huỳnh Tấn rời gia đình cùng anh em bạn chài tham gia nghĩa binh.


 
Hai.

- Bẩm tướng quân! Trong số những người anh em bạn chài, không ai thông thạo địa hình địa vật ở cù lao Đại Tiểu (2) bì kịp Sáu Chóp Chài. 

Đội Tấn mách nước cho Bình Tây Đại Nguyên Soái về việc chọn người. Trương tướng quân mừng ra mặt; bởi mấy tháng nay ông lo quân Pháp bất thần dùng tàu chiến đổ bộ quân từ cửa Tiểu tấn công hậu cứ của nghĩa quân. Sáu Chóp Chài được Trương tướng quân tin dùng và giao nhiệm vụ cùng Đội Tấn xây chiến lũy thành pháo đài nằm vắt ngang mõm Trấn Hải Châu, từ vàm Cửa Tiểu kéo sang Cửa Trung. 

- Mình cẩn trọng trên đường về, sóng gió từ thiên nhiên, tai họa từ con người. Ánh mắt Sáu Chóp Chài lo lắng nhìn người bạn đời trước lúc cô ấy trở lại cù lao Tấu sau chuyến tiếp tế cho chồng và những người anh em bạn chài trấn giữ trên chiến lũy. 

Đội Tấn, người chỉ huy cao nhứt ở pháo đài, lăng xăng hối thúc anh em trút nhanh cá cơm xuống khoang xuồng để vợ Sáu Chớp Chài chèo xuồng thuận con nước gió chướng. 

- Bọn lính đồn Pháp nếu xét hỏi, mình nhớ tỉnh rụi rồi cứ nói xuống đáy Đèn Đỏ mua cá cơm chở về mần nước mắm.

Sáu Chóp Chài dặn đi dặn lại Hai Ràng. 

Đường quay về quê nhà xa ngái, hơn bốn mươi cây số trên con sông Cửa Tiểu nhiều bất trắc thuộc Pháp, mần sao bụng dạ Sáu yên tâm. Đoán được tâm trạng của chồng, Hai Ràng nén buồn giả bộ làm vui, liến thoắng ôm eo ếch Sáu Chóp Chài: 

- Bộ mình không sợ lây buồn cho em sao?

Nói xong, Hai Ràng tựa đầu lên vai chồng. Gió biển Tân Thành thổi tung búi tóc đàn bà và từng sợi tóc lướt thướt quấn quýt tóc chinh phu. 

- Em từng đến thăm mình và cùng bà con chèo xuồng tiếp tế nghĩa binh ở chiến lũy pháo đài hàng chục lần rồi, nào phải một lần… Sao hôm nay, tự dưng mình lo sợ thái quá!. 

Sáu Chóp Chài xoay lưng hôn trán vợ và im lặng. Cái im lặng trong không gian chia tay không thể giải thích vì sao. 



Tháng nay, giặc Pháp không ruồng bố và gần như án binh bất động. Một sự án binh bất động rất đáng ngờ. Trương tướng quân di hành thực địa, xem xét và lượng giá tình hình. 

- Lũy Pháo Đài vững như lá chắn, ta yên tâm mặt Cửa Tiểu và kể cả phía biển Tân Thành. 

Kiểm tra lũy Pháo Đài, Trương tướng quân rất tin tưởng Đội Tấn và có lời động viên chiến binh trên chiến lũy. Nhiều lần, Sáu Chóp Chài nhắc Đội Tấn đừng chủ quan khinh giặc. Sự im ắng có thể chuẩn bị bão giông. Đội Tấn miễn cưỡng ậm ừ cho qua chuyện chớ thiệt tâm, 

Đội Tấn nghĩ rằng quân Pháp chiếm đóng Gò Công chưa quen phong thủy, lạ nước lạ cái nên rút đầu không dám nống ra đánh nghĩa quân. Vả lại, Đội Tấn hoàn toàn tin mình có thực tài cầm binh; không thực tài cầm binh thì sao lại được một người từng từ chối chức Lãnh binh của triều đình như Trương tướng quân ngợi khen. Tuy giấu nhẹm tận đáy lòng nhưng, không có nghĩa Đội Tấn quên nhan sắc vợ Sáu Chóp Chài kể từ lần đầu y chạm mặt. Hình như Đội Tấn thầm thương trộm nhớ và cũng hình như cái mê diệu thú tính chảy khắp thân. Y lảm nhảm trách tía má, cưới vợ cho y chẳng bằng vợ người ta! 

Đêm chiến lũy Pháo Đài sáng trăng, Sáu Chóp Chài canh thức quân thù và nhớ ơi, muôn ngàn nhớ Hai Ràng, người hiền thê đang mang trong mình giọt máu của anh. Sáu nhìn trăng, nhìn về hướng quê nhà, lòng bồi hồi nhớ lúc xuồng sắp tách bến, Hai Ràng đột nhiên kề miệng sát tai chồng, nói nhỏ:

- Mình! Em cấn bầu rồi, nha!.

- Em! Em nói gì?. 

Chẳng rõ tiếng sóng gió biển át tiếng vợ hay vì tin mừng quá bất ngờ vượt tầm hạnh phúc, khiến người cha tương lai ù tai!? Hai Ràng tháo buộc ràng giữ ý giữ tứ, la lớn: 

- Con mình trong bụng em!. 

Sáu cúi xuống hôn bụng vợ, xốc nách vác vợ qua vai. Hai Ràng nhột nhạt như có ai thọc lét, cười phá lên:

- Mình! Buông em xuống, kẻo anh em trên Pháo Đài nhìn thấy, mắc cỡ chết!


 
Ba.

Trăng tứa máu! 

Tàu chiến Pháp từ ngoài cửa biển bắn pháo cấp tập vào lũy Pháo Đài. Dứt pháo, chúng thúc kèn xung trận và bộ binh tràn lên. Chiến binh lũy Pháo Đài đánh cận chiến với quân thù. Trăng khóc trên từng sớ đất chiến lũy; và những đứa con xứ sở Gò Công dù hồn bất phụ thể vẫn nắm chắc chuôi gươm thề chết giữ Pháo Đài. 

Sáu Chóp Chài thở hắt hơi và thoi thóp, bị những vết lê gắn đầu súng đâm nát thân thể, Sáu nằm bất động. Bầu trời treo trăng tàn soi bãi tha ma giữa chiến trường. 

Lũy Pháo Đài vỡ trận trong đêm. Sáng hôm sau (3), Pháp dồn lực lượng đánh cường tập vào căn cứ nghĩa quân, cuộc chiến tuy không cân sức nhưng đã diễn ra ác liệt và nghĩa quân tạm thời rút khỏi trận địa. Một bộ phận lính lê dương Pháp quay lộn lại lũy Pháo Đài lục soát và bắn giết tất cả những người bị thương còn sống sót; chúng ném toàn bộ xác nghĩa quân xuống biển. 

*

- Lạy Trương tướng quân! Nhờ hồng phúc của tướng quân, cái mạng của Tấn nầy còn lết được về đất cũ. 

Đội Tấn khóc rống thảm thiết. 

- Tấn nầy không giữ nổi lũy Pháo Đài, mặt mũi nào nhìn thấy tướng quân. 

Rồi, Tấn sụt sùi theo câu nói “thành tan tướng mất”. Đội Tấn thuật lại rất mạch lạc trận cận chiến giữa nghĩa binh với quân Pháp ở lũy Pháo Đài và tình huống bị giặc bắt tra tấn cùng sự kiện vượt thoát nanh vuốt kẻ thù. 

Lòng tràn đầy thương cảm, Trương Định đỡ người nghĩa sĩ dưới trướng đứng dậy. Thời gian nằm trị thương, Đội Tấn (4) thầm hả hê vì y diễn tuồng khổ nhục kế quá xuất sắc do tên Trần Bá Lộc đạo diễn và đúng với bản chất của kẻ từng tâm niệm, rằng “không thể uống nước mặn để sống” đành bán đứng chủ tướng của mình cho kẻ thù, hòng được uống nước ngọt dù nước ngọt cặn bã. 

Điều Đội Tấn chẳng nghĩ tới, vỏ quýt dày móng tay nhọn. Thầy thuốc Ba Hòa, người làng Đồng Sơn trị thương cho Đội Tấn đã nghi ngờ có gì khuất tất bất minh ở những vết thương; và quả thật những vết thương đã nói lên tất cả sự gian dối. Bị giặc tra tấn mười chết một sống, sao không bị nội thương? Mấy lần thầy thuốc Ba Hòa dợm báo Trương tướng quân toàn bộ sự việc, nhưng chưa tiện. Hơn nữa, lúc nầy Đội Tấn thành tâm phúc của tướng quân và chiến sự mỗi ngày một ác liệt, không ai còn để tâm trí nghĩ đến việc khác.


Bốn.

Hai Ràng đội khăn tang quỳ lạy bờ đất chiến lũy Pháo Đài, nơi chồng cùng những người bạn chài ngã xuống và thân xác chìm vào lòng biển mẹ. Đời sau có người trách cứ Hai Ràng, sao chẳng nghĩ đến hòn máu nghĩa sĩ Sáu Chóp Chài mà nỡ mang theo cùng quyên sinh!

Có lẽ Hai Ràng không muốn con mình chung sống với kẻ thù xâm lược chăng? 

Trăng lũy Pháo Đài loang loáng nước mắt mặn hơn nước biển Gò Công! 

TBĐ. 

__________
Chú thích: 
1. Trước 1862, Gò Công nguyên là thôn Thuận Tắc, tổng Hòa Lạc (về sau là tổng Hòa Lạc Hạ) thuộc huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. 

2. Gọi Đại Tiểu hải châu (tức là cù lao Đại Tiểu), còn có tên gọi khác trấn Hải Châu. Thời Tự Đức, trạm thu thuế đặt tại cù lao nên gọi Lợi Quan (Sách “Gia Định thành thông chí”). Năm 1871, cù lao Lợi Quan thuộc địa phận hành chánh tỉnh Gò Công. 

3. Ngày 26.2.1863, Pháp tấn công tổng lực vào đại bản doanh Trương Định, buộc Trương Định rút quân sang căn cứ dự phòng ở Lý Nhơn rừng Sác và đưa một bộ phận nghĩa binh lui về Thủ Dầu Một, Tây Ninh để bảo toàn lực lượng và tiếp tục chiến đấu. RiêngTrương Định vẫn ở lại Tân Hòa để cùng đồng bào Gò Công chống quân xâm lược Pháp. 

4. Huỳnh Tấn (Huỳnh Văn Tấn, Huỳnh Công Tấn) đã cung khai đầy đủ việc quân thư của Trương Định. Chấp nhận làm việc cho Pháp (Tài liệu do Vial, Giám đốc Nội vụ ghi chép trong tập hồ sơ “Lãnh binh Tấn, ngày 31.7.1869”; căn cứ “Hồ sơ Huỳnh Tấn số SL 2751” lưu trữ Văn khố Quốc gia).


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5976)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6758)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6781)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7823)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7102)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7605)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7313)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 5989)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
17 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6408)
Giật mình thức dậy sau giấc mơ rồi không tài nào ngủ lại được, tôi pha cà phê ngồi nhìn tuyết phủ lác đác sân nhà
12 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7715)
Thằng Hai lội bì bõm trên cánh đồng năng lấp sấp nước mưa./ - Hai, phụ tui bắt cá Bãi Chầu, quá tí nè! (1)/ Tiếng con Năm gọi giựt ngược. Thằng Hai nói như phân công
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,