CAO THỊ HOÀNG - Thương quá, bàn tay đen của Má!

04 Tháng Chín 201711:51 SA(Xem: 8198)
CAO THỊ HOÀNG - Thương quá, bàn tay đen của Má!
 
1.

- ''Hồi ngoại còn sống, những lúc rảnh việc phơi lụa, ngoại thường kể chuyện về má...''.

Khan nói giọng buồn buồn với Khát như vậy. Mỗi lần lên chùa lạy Phật, ''xin keo''; trên đường về, bao giờ hai đứa cũng cùng im lặng trong suy nghĩ giống hệt nhau:Cái tên khởi sự từ ''Kh'', có phải đó là, điềm vận mạng gắn liền với ''khổ'' cuộc đời chăng?''

''Còn cha còn mẹ thì hơn
Mất cha mất mẹ như đờn đứt dây'' (Ca dao) 

Hai đứa ngu ngơ không biết và chẳng ai, giải mã giúp hai đứa biết tường tận, kể cả sư cụ chùa Từ Vân.  

Ánh sáng tù mù khói muội đèn thiếu sức soi tỏ mặt người, nói chi tới cảnh vật xung quanh.

Bóng Khan chập chờn in vách lá. Bằng đôi tay người thợ, Khan đưa kén vào nôi nước đun sôi; tiếng nước réo ùng ục hay tiếng kén đau trở dạ để người thợ kéo mối tơ mắc vào bánh xa quay! Khan lụi hụi, một tay cầm đôi đũa khuấy ''liên tu'' nồi kén, một tay quay đều ''bất tận'' đầu bánh xe. Dừng tay khi, chỉ còn lại xác con tằm và Khan thì, thở hổn hển, mồ hôi ra như tắm. 

Khan ngồi dựa lưng cột nhà. Đêm sắp tàn canh!

*

Hai Hậu mồ côi từ nhỏ. Hàng xóm rủ nhau chuyền tay nuôi gọi là, ''nuôi chuyền'' và bú vú dạo, gọi là, ''bú nhép''. Tới tuổi nhổ giò, Hai Hậu theo những người anh em rời đất Tịnh Biên lên Vồ thuộc núi Cấm, không mần ăn mà mần quốc sự. Cuộc chống Tây bất thành, Thiên Địa hội tan rã nhưng, bọn Tây cũng không thể nào càn và chiếm được Năm Vồ(1), còn gọi năm chỏm cao hoặc năm non trên núi Cấm. Hai Hậu cùng một ít người anh em, nương náu ở miếu Gia Long(2) và lẩn trốn trong khu rừng cây Thiên tuế, tiều phu hay gọi ''vồ Thiên Tuế''. Chịu không thấu''sơn lam chướng khí'' của vùng núi non Thất Sơn huyền bí, đôi lần, Năm Thiệt, Sáu Thà dợm rủ Hai Hậu quay về Tịnh Biên nhưng, ngại lộ tông tích. Bí lối, cả ba đồng lòng trốn xuống miệt Tân Châu sống nghề cơ bắp, kiếm cái ăn đắp đổi qua ngày. 


 
 2.

- Bậu ngó gì, ngó''người ta'' dữ vậy!

Tư Nghĩa liếng thoắng hỏi Hai Hậu, trong lúc đôi tay của Tư tỉ mẫn kéo từng đường tơ, se chỉ thành từng sợi liền lạc và hầu  như, không mắc phải một mối nào bị lỗi.

- Tui ngó bàn tay của''người ta''! Bàn tay đẹp mĩ miều làm nên lụa láng mịn: Ấm những ngày trời se se lạnh và mát, những ngày nắng hầm hập nóng!

Tư nghe tiếng đặng tiếng được bởi, âm thanh khung cửi dệt rầm rập, lấn át lời Hai Hậu.

Chiều bảng lảng trên cánh đồng dâu bát ngát! Chợt, có tiếng chàng trai cất giọng hò ướm mời cô Tư Nghĩa:

''Trai nào hiền bằng trai Hai Huyện
Tháng ngày chuyên dệt lụa trồng dâu'' (Ca dao).

Như thể cầm lòng khôn đậu, Tư mạnh dạn hò đáp trả liền miệng, người Tân Châu gọi đó là ''hò môi'':

''Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Thờ cha kính mẹ quản đâu nhọc nhằn''.

Chàng trai bên kia liếp vườn mặc nưa, nín bặt.

Tự dưng, Hai Hậu cảm thấy lòng mình se thắt lại. Nhỏ lớn, Hai không quen hò, nói thơ, nói truyện...thì, nói chi tới biết nên lòng những bán tín bán nghi. ''Trai Hai Huyện'' là trai gì mà, ''tháng ngày dệt lụa trồng  dâu''? Vậy, trai như mình chả lẽ, không phải trai trồng dâu dệt lụa! Trời khuya lắc khuya lơ, Hai thao thức không sao chợp mắt được. Biết thằng đệ đương sa vào ''tình trường'' vì, đã phải lòng Tư Nghĩa. Năm Thiệt lồm cồm lật mí nóp, bò dậy. Huynh đệ nói chuyện thầm. Ngoài kia, sóng sông Tiền dội bờ lúc nhặt lúc khoan như thông nỗi cảm hoài cùng người xa xứ. Năm Thiệt nói:

- Theo bậc cao niên và giới thương hồ ở Chợ Mới (An Giang) thì, Hai Huyện còn được gọi miệt Chợ Thủ hoặc miệt cù lao Ông Chưởng; cũng có người lầm tưởng Chợ Thủ là chợ ở miệt Thủ Dầu Một. Ông Chưởng chính là, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh(3). Chẳng có chi phải lo, dẫu rằng đệ chưa ở rể:

''Công anh làm rể đốn rào
Tào lao phất ngọn, chớ nào vợ anh'' (Ca dao)
.
Thấy thằng đệ bó gối ngồi cú rũ, Năm Thiệt nhắc câu Tư Nghĩa thường khi hò:

''Giả đò mua khế bán chanh
Giả đi đòi nợ thăm anh đỡ buồn'' (Ca dao).

Trời rựng sáng. Tiếng cười giỡn rộ mé bến sông của ''đàn thôn nữ '' đang xả lụa. Ý chừng có tiếng cô Tư hò, nhờ gió sớm gửi đến cho ai đó:

''Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai''(Ca dao)

*

Mỗi lần má nó vạch vú mớm sữa, con bé giẫy nẩy không bú dù miệng khô, khát sữa… Tư Nghĩa lặng người, nhỏ từng giọt buồn trôi theo dòng nước mắt ướt má con. Con bé năm tháng tuổi, kinh hãi khi nhận ra cái màu đen tuyền phủ đôi bàn tay không thấy móng. Ngoại đặt tên cháu là Khan. Có lẽ, vì thương ba của cháu, ngoại tỏ ý trách cao xanh: Thằng rể không phải kẻ gian, sao nỡ xử nó cái kiểu ''Trời bất dung gian''! Còn bọn gian, nhiều hơn mặc nưa vào mùa trái giữa tháng năm lịch nhà nông thì, trời giả lơ ngoảnh mặt?

Hễ thấy bàn tay đen kịt của má, nó khóc ngất. Từ đó, người mẹ không dám gần con, sợ làm tuổi thơ của con kinh động. 

Ngoại kể rằng, cả xóm Long Hưng hầu như là, ''Ăn cơm đứng'' bởi,''Mần ruộng ăn cơm nằm/ Nuôi tằm ăn cơm đứng''(Tục ngữ). Thời con gái má Tư của nó nổi tiếng giỏi giang. Ngoại đẻ ba đứa con, chết hai...Tuy má Tư thứ tư nhưng, thứ tư đó là một. Ông ngoại mất sớm vì lao lực. Bà ngoại cùng con gái, đùm túm nhau sống; chí thú theo nghề nuôi tằm, dệt lụa trong xóm lụa nức tiếng lãnh Mỹ A.

Ngoại nói:

- Trước ngày''Loan phụng hoa chúc'', ba má con xin phép ngoại sang đình Long Sơn thắp nhang thần bổn xứ. Trên đường về, ba con nắm bàn tay tơ lụa của má con, rồi thề nguyền:''Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói (tui) thương mình bấy nhiêu'' (Ca dao). Vậy mà, trời cao đành đoạn bắt ba con ''đi về núi'' sau một đêm cảm lạnh sơ sài, khiến má con ''đứt gánh giữa đường'' khi ''bụng mang dạ chửa''. Má con ''vượt cạn'' một mình. Rồi, hai năm sau, ngoại chịu cảnh ''tre già khóc măng non''. Và, vĩnh viễn cháu ngoại của ngoại, không còn dịp ngó thấy bàn tay đen kịt của má để kinh sợ!

Khan đã khóc như chưa bao giờ được khóc khi, nghe ngoại kể về má!


 
3.

Ngoại mất vào mùa bông mặc nưa trổ sắc vàng nhạt trên những tầng cây cao trật ót. Bông cái đơn lẻ, bông đực từng chùm. Và, Khan bây giờ cũng đã là thiếu nữ. 

Những tàu lá dừa, những bãi cỏ xanh mượt... cõng những tấm lụa sóng sánh phơi nắng đồng bằng trông lãng mạn, rất đẹp; nhưng, chẳng thể lãng mạn và đẹp hơn lúc tằm chín mọng, đưa tằm lên bủa giăng tơ. Đất trời Long Hưng vàng óng những bủa tơ tằm. Nắng nghiêng màu chiều pha màu lam ngọc trái mặc nưa, một thứ trái'' vừa khó tính vừa chảnh, vừa nắng không ưa vừa mưa không chịu''; một thứ trái lúc xanh dư nhựa, lúc chín tới hết nhựa; và chỉ thích đối xử bạc bẽo, không thích nuông chìu. Nghĩ tới trái mặc nưa, lòng Khan chùng xuống; nhớ má bao nhiêu thì, Khan thương đôi bàn tay đen của má bấy nhiêu. Đôi bàn tay đen đánh đổi miếng ăn trong trắng. Khan đã từ chối bú sữa má và khóc ré kinh hãi khi thấy đôi bàn tay đen đó!

- Lẽ thường tình, nếu những gì cần mất mình cho mất để đạt chuẩn đẹp cuộc đời thì, bàn tay đen tuyền của má đã tạo sự duy mỹ riêng có lụa Tân Châu qua nhựa trái mặc nưa thành nhan sắc!

Khan suy nghĩ như vậy, lúc thẩn thơ một mình dưới những vòm cây mặc nưa thân xù xì cổ thụ.

*

Chẳng hiểu vì sao Khan thích nghề nhuộm lụa. Một nghề cần sức lực cơ bắp cánh đàn ông. Cái nghề mà ngày xưa, má của Khan chấp nhận bỏ đôi bàn tay đẹp nhất xóm Long Hưng để cùng chồng nhuộm lụa. Có người cho đó là, di truyền và cũng có người nòi đó là, truyền thống. Di truyền hay truyền thống, chẳng quan trọng đối với Khan. Theo nghề của má, Khan thương bàn tay đen tuyền của má, thương xóm quê nghèo và làm theo di nguyện của má: Giữ vững thương hiệu lãnh Mỹ A xứ sở!

Khát đứng đầu hồi nhà nói vọng sang, nhắc:

- Khan ơi! Đêm nay, trời có trăng; tụi mình tới phiên nện hàng rồi đó, nhớ nha!

Lãnh muốn có độ bền, bóng loáng phải chịu lực nện từ búa gỗ lên bề mặt sợi vải. Tiếng nện hàng nhịp nhàng trong đêm thanh vắng, tạo cảm giác êm đềm, luyến lái hồn quê. Từng sợi tơ thấm đều, thấm sâu màu đen bóng thì, mười ngón tay người nhuộm cũng đen bóng như sợi tơ kia. Và rồi, đôi bàn tay của Khan giờ đây nào khác chi đôi bàn tay của má ngày trước.

Trong lúc nện hàng, bỗng nghe tiếng chàng trai giã trái mặc nưa hò bóng gió:

''Nện hàng em nện mạnh tay
Phải duyên chồng vợ anh mai mối mình'' (Ca dao)

Khan dư sức biết anh chàng đương hò đó là ai và rõ là ai, từng hò ''thả dê'' qua ruộng dâu hàng xóm:

''Quay tơ phải giữ mối tơ
Dù năm bảy mối  cũng chờ mối anh'' (Ca dao).

Khát cười khúc khích:

''Chịu đèn'' rồi đó, bạn ơi!

Như san sẻ nỗi cô quạnh của đứa bạn thân nhứt xóm.

*

Khan xòe bàn tay soi bóng đêm. Nỗi ám ảnh bàn tay đen của má ùa về. Rồi ngày mai, con của con sẽ như con:''Khóc ré khi thấy bàn tay đen...''  dù bàn tay đen đó, chưa hề dơ và làm nên kỳ tích lừng danh lụa quê nhà!

Bất chợt, đôi bàn tay đen bóng của Khan bám chặt lư hương thờ má
:
- Má ơi...!

CTH.
(Mùa Vu Lan, PL.2561)
__________
 (1) Núi Cấm có nhiều vồ nhưng, trong dân gian và nhất là, người tại chỗ chỉ nhắc năm vồ: Vồ Bồ Hông, vồ Đầu, vồ Bà(Bà Chúa Xứ), vồ Ông Bướm, vồ Thiên Tuế.

(2) Ở Nam bộ có ba nơi lập miếu thờ Gia Long:Mũi Ông Đội(Phú Quốc, Kiên Giang), Nước Xoáy(Lấp Vò, Đồng Tháp), vồ Thiên Tuế(núi Cấm, An Giang). Theo truyền miệng dân gian: Tránh quân Tây Sơn ''truy cùng diệt tận'', Nguyễn Ánh tạm trốn ở núi nầy, chờ thời cơ chạy ra Phú Quốc. Sợ lộ, đoàn tùy tùng Nguyễn Ánh phao tin dữ, cấm dân chúng vào núi. Từ đó, núi có tên núi Cấm(?!)

(3) Hai Huyện:Tân Bình, Phước Long là hai đơn vị đầu tiên được chúa Nguyễn thiết lập nền hành chính ở miền Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8621)
Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Toàn bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
24 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 7637)
Ông nhìn đôi tay dày dặn kinh nghiệm của mình rồi gục đầu bên xác cây. Ông đã giết nó bằng quá nhiều yêu thương.
18 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8373)
Bác Cổn, bác Hòa và các bạn Hoàng Hạc thân quý của tôi, năm 2014 đến hôm nay thì đã là năm cũ rồi và năm mới Âm lịch thì còn hơi xa
13 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9025)
Trong một tháng mà tôi đón nhận ba cái tang của ba người thân. Tôi chỉ muốn khóc. Khóc để tiễn đưa những linh hồn thân thương an nghỉ
03 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9562)
Thơ Nhạc ơi, trái tim đau đớn triền miên của tôi có còn đủ thanh xuân để lại dệt cho mình một giấc mơ Trăng và Đá
01 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 9236)
Hắn cùng Nguyệt ra xe lấy mấy gói quà. Bao giờ hắn xuống xe cũng ào ngay vô nhà. Chừng nào xong chuyện “khẩn cấp” hắn mới cùng Nguyệt đảo ra xe
20 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 9454)
vậy là đã qua hết một năm với quá nhiều biến cố lớn. không hiểu bằng cách nào mà tôi đã đi qua ngần ấy ngày/ tháng của đời mình.
17 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8373)
Ông đừng réo máy giục em. Từ nãy tới giờ, ông nháy dễ đã đến bẩy cuộc. Bẩy cuộc trong vòng một giờ đồng hồ.
10 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 8205)
Duy có một người đứng gần đó chỉ tủm tỉm cười. Khách vốn biết nhiều nên cất giọng suy đoán: - Hẳn là anh rồi!/ - Tôi á? Không! Tôi mà Biết Chết Liền!
29 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 9146)
Nhưng ngay lập tức gã lắp bắp lên tiếng xin lỗi. Vì người đó không phải là người gã muốn tìm. Gã cảm thấy bị hụt hẫng, đau đớn như có ai đâm vào trái tim gã
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19004)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25520)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,