VƯƠNG HỒNG ANH - Thời con gái của em tôi

20 Tháng Mười Hai 20179:15 SA(Xem: 5870)
VƯƠNG HỒNG ANH - Thời con gái của em tôi

Cách đây hơn 1 năm, đứa cháu gái nội của em gái tôi qua Hoa Kỳ du học. Tôi đã gặp lại đứa cháu gọi tôi bằng Ông Cậu sau gần 10 cách xa, kể từ khi tôi về thăm Mẹ tôi trước khi bà qua đời.

Nhìn đứa cháu ở tuổi thiếu nữ, tôi lại nhớ đến bà nội của cháu, tức là em gái tôi, khi em tôi cũng bằng tuổi đứa cháu này. Và những dòng chữ trong tự truyện này, tôi muốn biết cho em tôi, bây giờ đã là bà nội của một đàn cháu.

Xin được bắt đầu câu chuyện về em gái tôi, Gia đình có 7 anh em, tôi là con trưởng, ngoài tôi có 3 em trai và 3 em gái. Người em gái trong câu chuyện này là trưởng nữ của gia đình tôi, và theo cách gọi của người Nam là cô Ba, dù rằng cả bên nội, ngoại của tôi đều là người Quảng Trị. Và tôi muốn dùng tên cô Ba để kể chuyện về em tôi.

Trong 3 chị em gái, em Ba của tôi đã một tuổi gian khổ. Khi em tôi lên năm, nhà tôi bị cháy sạch, gia sản dành dụm bao năm của cha mẹ tôi “cháy” theo lửa. Lúc bấy giờ, cha tôi là giáo chức, tiền lương tạm đủ sống, phải vay mượn tiền bạc để xây tạm căn nhà trên đất cũ của ngôi nhà bị cháy, mẹ tôi mở một sạp tạp hóa ngay trước nhà, người phụ cho mẹ tôi chính là cô em gái này.

Vừa giúp mẹ vừa giũ đứa em mới chào đời. Đến tuổi đi học, em tôi không có tuổi ấu thơ hồn nhiên như bao đứa trẻ khác vì phải phụ mẹ tôi nhiều việc, nên không có thời gian vui đùa với đám bạn cùng lứa trong xóm.

Năm em tôi 10 tuổi, đang học tiểu học, thì một sự việc xảy ra, mà sau này nghỉ lại, tôi thương em tôi vô cùng. Mùa hè năm đó, người em trai ruột của mẹ tôi là quan chức cao cấp, từ Sài Gòn về Quảng Trị trong một chuyến công tác, đã ghé nhà tôi, thăm cha mẹ tôi, và trước khi về lại Sài Gòn, ông cậu này nói với mẹ tôi là ông muốn đưa em Ba của tôi vào Sài Gòn để nuôi dạy nên người, phụ cho mẹ tôi vất vả vì con đông. Thế là em Ba tôi chỉ có khoảng nửa giờ để chuẩn bị áo quần, rồi theo ông Cậu tôi về Sài Gòn. Khi em tôi ra đi, thì tôi đang đi học hè, về nhà, khi nghe mẹ tôi kể lại chuyện ông Cậu, tôi nói với Mẹ tôi: “Sao mạ lại để cho cậu đưa em đi”. Mẹ tôi giải thích đại ý nói rằng Em tôi ở với ông Cậu thì rất sướng. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Vào Sài Gòn, ngoài giờ đi học, em tôi phải trông giữ đứa con gái 2 tuổi của ông Cậu. Ở với ông cậu được một năm, em tôi nhớ nhà, và bà ngoại tôi, lúc đó đang sống trong nhà của cậu tôi, đã đưa em tôi về lại Quảng Trị. Ngày vào Nam, em tôi nói đặc giọng Quảng Trị, vào Sài Gòn một năm thì nói pha giọng miền Nam.

Trở lại với gia đình được vài năm thì em Ba của tôi lại phải xa nhà lần nữa. Lúc đó, cha tôi, vì chống đối viên tỉnh trưởng, nên bị thuyên chuyển vào Nam, gia đình tôi ở Quảng Trị bắt đầu ly tán. Em trai kế tôi được gửi lên Đà Lạt học tại một trường tư do người cậu út của tôi làm hiệu trưởng, tôi thì học ở Huế, em Ba và đứa em trai, con thứ Năm trong gia đình thì được cha tôi gửi ra Đông Hà ở với người Dì ruột của tôi lúc đó là giáo viên. Trong nhà chì còn lại 3 đứa em nhỏ ở với mẹ tôi.

Năm em tôi 15 tuổi thì cả gia đình mới đoàn tụ, lúc đó em tôi và đứa em gái kế học trường Đồng Khánh. Nhưng chỉ được một năm, do chống dối với cấp trên, cha tôi lại bị thuyên chuyển vào Quảng Tín, cùng theo ông có em Ba của tôi và đứa em trai thứ năm. Ngoài giờ học, em Ba tôi lo việc nấu ăn cho cả 3 cha con.

Một năm sau, cha tôi được thuyên chuyển về quê nhà, em Ba và đứa em trai thứ Năm lại ra Quảng Trị, trong khi mẹ tôi và các em nhỏ của tôi thì ở Huế, còn tôi và người em trai kế ở Sài Gòn.

Em tôi chỉ có một thời gian ngắn thảnh thơi khi học bậc Đệ nhị cấp ở trường Đồng Khánh, Nhưng rồi do bị bệnh nên phải nghỉ học, sau đó được cha tôi, khi đó đã rời ngành giáo dục, thuyên chuyển về Đà Nẵng, do quen biết với một viên chức cao cấp, đã xin cho em Ba vào làm thư ký ở Tòa Hành Chánh tỉnh Thừa Thiên. Hai năm sau, em tôi lập gia đình ở tuổi 20. Chồng của em tôi là giáo sư Toán Đệ nhị cấp, khi ra trường được thuyên chuyển vào Qui Nhơn, em gái tôi lúc đó đã có đứa con trai đầu, cũng theo chồng và tiếp tục công việc của một công chức nhỏ ở tòa hành chánh. Tháng Tư năm 1975 , tình hình quân sự biến động, khi đó em tôi đã có 3 đứa con trai, cùng chồng chạy vào Sài Gòn.

Sau tháng Tư 1975, chồng của em tôi là giáo chức biệt phái cũng phải đi “học tập cải tạo” hơn một năm. Khi trở về, cuộc sống cả gia đình quá khó khăn, hai vợ chồng và 3 đứa con về Hố Nai sinh sống. Đây là thời gian cùng cực nhất của vợ chồng em gái tôi. Em rễ của tôi có làm đơn xin đi dạy lại nhưng phải 4 năm sau mới được tuyển dụng, Em gái tôi lúc đó phải bán buôn vất vả, về tận miền Tây mua hàng về bán lại các tiểu thương ở Hố Nai. Mỗi lần xe tải chở hàng về, cả ba đưa cháu trai của tôi, đang học tiểu học, phải phụ mẹ tải hàng.

Tôi còn nhớ ngày tôi từ trại cải tạo trở về, lúc đó em tôi vừa sinh đứa con gái, và là con út trong gia đình, tôi đã về thăm gia đình em tôi ở Hố Nai, bây giờ cả gia đình sinh sống trong căn nhà lụp xụp. Cháu gái tôi mới vài tháng tuổi được các anh trai ở tuổi 8-11, thay nhau giữ em, còn em gái tôi tiếp tục buôn hàng từ miền Tây về. Một buổi tối, tôi và ba đứa cháu, ngồi trò chuyện ở trước nhà, Qua lời đứa cháu tôi, tôi biết thêm được những gian khổ mà gia đình em tôi đã trải qua.

22 năm trước, tôi rời Sài Gòn sang định cư ở Mỹ. Chuyến bay cất cánh vào nửa đêm. Trong số những người thân ra phi trường tiễn tôi, có em gái tôi và đứa con trai thứ ba và cô con gái út. Em tôi đã khóc rất nhiều khi chia tay tôi ở cửa vào phòng cách ly.

Khi ngồi trên máy bay trong cuộc hành trình dài vạn dặm, tôi đã khóc khi nghĩ đến mẹ tôi và các em tôi, trong đó có em Ba của tôi, lúc này cuộc sống đã khá hơn so với ngày tôi từ trại tù trở về.

Cách đây hơn 9 năm, tôi về Sài Gòn để thăm Mẹ tôi bị bệnh nặng trước ngày bà qua đời. Đứa con trai thứ ba của em gái tôi đã chở tôi bằng xe gắn máy về thăm gia đình em tôi ở Hố Nai, trên đường đi, tôi nói với đứa cháu rằng “nó có một người Mẹ tuyệt vời, một người mẹ mà thời con gái trải qua nhiều gian khổ, hy sinh rất nhiều cho gia đình. Một người Mẹ không có tuổi thiếu nữ hoa mộng, không có tà áo xanh để hẹn hò, mà chỉ có những chiếc áo vải cũ chất nặng bao khốn khó trong dòng đời xuôi ngược để mưu sinh”.

Đêm nay, một ngày gần cuối tháng 12 dương lịch, nhận được thư người em rễ từ xa xôi, tôi bồi hồi nhớ đến em gái tôi, đứa em gái không có được thời con gái tuổi mộng mơ, và những dòng chữ này ghi lại như một hồi ức về một thời gian khó của gia đình, của em gái tôi, Bây giờ dù em gái tôi đã trở thành bà Nội của một đàn cháu đông đúc, nhưng sáng ngời trong ký ức tôi là hình ảnh cô em đầu của tôi thời con gái xa xôi

Santa Ana 19 tháng 12 năm 2017.
Vương Hồng Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7028)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7504)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6472)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10069)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7167)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5555)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8425)
Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc.
01 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5682)
Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ
30 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 6832)
Mở những cánh cửa sổ cho có chút gió đêm ra vào, tôi ngồi một mình trong bóng loang lổ của ánh đèn hắt từ ngõ nhỏ bên ngoài, tưởng mình có thể chìm xuống
29 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5444)
Mộc Lan Vân Khôi muốn lưu luyến đêm cuối cùng bên nhau của cả nhóm, đề nghị tôi trả phòng cùng về nhà bà con của Mộc Lan.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12043)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8117)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19084)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8691)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30585)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31805)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,