TRẦN THÚC HÀ - Ngọn nồm ban mai.

23 Tháng Mười Hai 20179:36 SA(Xem: 5810)
TRẦN THÚC HÀ - Ngọn nồm ban mai.

Chị suy sụp tinh thần. Bác sĩ bảo chị làm việc căng thẳng trong một môi trường không được tốt. Bác sĩ khuyên chị lên Đà Lạt hay đến Vũng Tàu tĩnh dưỡng một thời gian là trạng thái tinh thần sẽ ổn định, Chị từ chối, bởi điều đó chẳng ích gì khi chị bị tổn thương, buồn, tủi dày vò đã đẩy chị rơi vào một trạng thái bế tắc như con chim trong lồng, như con cá trong lưới vùng vẫy mà chưa có cách gì thoát ra được.

Cách đây mười sáu năm chị xa nhà để vào trường đại học, lúc ấy chị mười tám tuổi. Chị gặp anh sau ngày tốt nghiệp đại học Khoa kinh tế. Bấy giờ anh là một nhà môi giới trẻ mới ba mươi tuổi mà tiếng tăm lừng lẫy nhờ biết đi con đường khôn khéo mà anh không giữ một chức danh nào cả nhưng có một vị thế để người cần tiền tìm đến anh, người cần dự án cũng tìm đến anh, kẻ mua quan bán tước cũng mỉm cười với anh. Anh khỏe mạnh, sôi nổi, có khiếu nói chuyện hấp dẫn, anh lại có một đam mê làm giàu. Theo anh, giàu sẽ có tất cả, bất chấp đường thẳng hay đường vòng, miễn sao đạt được mục đích.

Chị háo hức trước những viễn cảnh ấy. Chị chọn anh, vì anh đáp ứng được mong muốn giàu sang thay đổi cuộc đời chật hẹp nơi miền quê của chị. Chị cũng nhận ra rằng nghèo thường khốn khó, chẳng làm được việc gì. Anh thấy chị xinh gái, dịu dàng, non tơ, trong trắng và nghĩ có người vợ đẹp sẽ được nhiều việc nên hai người thành vợ chồng. Mười năm sau ước mơ của chị đã thành sự thật. Chị ở biệt thự, đi xe loại sang nhất, có kẻ hầu người hạ, đi thăm thú đó đây như bà hoàng. Thế rồi chị nhận ra mình chỉ là một phương tiện trên con đường làm giàu của anh. Ban đầu hồi ức cứ mờ mờ như làn sương, lại như người lạc lối đứng ngả ba đường không biết đi đâu về đâu làm cho tâm trí rối tung lên. Nhưng rồi chị xua tan mây mù, đẩy lùi bóng đêm để nhìn lại chặng đường đã đi.

Chồng chị. Trong quan hệ, anh chỉ có một phương châm là không ngần ngại áp dụng bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Chị làm trợ lý cho anh.

Thực ra, chị chẳng làm gì cả. Nhan sắc tuyệt đẹp, nét quyến rũ của chị theo anh như cái bóng trong các cuộc tiếp xúc. Ban đầu sống với anh chị khâm phục anh, thấy ở anh một con người phóng khoáng, một lối sống mới mà chị háo hức. Đó là anh luôn hối thúc chị làm đẹp dáng, ăn mặc thời trang hiện đại phô bày thân thể tuyệt vời của chị và trang điểm như những ca sĩ nổi tiếng; đó là bất kỳ công việc lớn bé giao du ở đâu anh cũng đưa chị đi theo. Anh đưa chị đến các vũ trường nơi những người có máu mặt đến giải trí, và không quên nhắc chị làm sao cho nổi bật giữa mọi người. Trong các cuộc nhảy bao giờ anh cũng nhường chị cho các đối tác quan trọng Lắm lúc họ không có nhu cầu, anh hối chị, em nhảy xã giao với ông A, ông B. Quả thực, trong làn hương thơm nồng nàn của da thịt trắng ngần, bộ ngực đầy căng cứng, đôi mắt bồ câu đắm đuối với lời mời ngọt ngào, nụ cười nở trên vành môi tươi rói không vị nam nhi nào làm ngơ trước dáng điệu gợi tình mời nhảy của chị. Chị phấn chấn vì được hồ hỡi đón nhận. Chị cảm ơn anh đã thấu hiểu tâm lý đàn bà con gái lúc nào cũng muốn người khác chú ý đến mình. Nhưng chị không biết tâm địa của anh. Dù có bốn năm đại học nhưng chân chất gái quê vẫn in đậm trong chị. Anh phải quàng lên đấy một chiếc áo thị thành để chị trở nên quý cô quý bà trong giới thượng lưu cho anh có giá hơn. Và làm dịu đi những căng thẳng của đối phương trong những cuộc mặc cả thương thảo bằng những cái nhìn vuốt ve gợi cảm của chị. Ban đầu chị chiều anh, nhưng về sau chị cảm thấy khó chịu bởi nhiều khi có vị khách quá đà. Anh nhận ra, anh thuyết phục chị để ý gì đến chuyện vặt ấy. Chị không đủ sức phản bác, ấm ức trong lòng. Anh bảo chị không được từ chối những yêu cầu của anh, công việc làm ăn sẽ hỏng. Quyền uy của anh ngày một tăng lên đối với chị sau một vụ anh làm ăn thành công. Cũng từ đó, cái bóng độc diễn của anh bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của chị, nhất cử nhất động của chị đều phải lệ thuộc vào anh. ngay cả tình cảm chị cũng không tự quyết định, chị không được tự do, chị chỉ là một công cụ, một vật trang sức cho anh không hơn không kém. Rồi tháng ngày đi qua, vì đồng tiền chị cũng quen dần với lối sống áp đặt đó, và tự bằng lòng với mình thân phận phái yếu nên chấp nhận hơn là phản ứng.

Dù đã bị ép vào một cái khuôn, và cố tạo thành nếp đến đâu đi nữa nó cũng chỉ trói buộc con người ta một lúc nào đó, nhưng không kìm hãm được lẽ tự nhiên của tạo hóa ban cho con người. Con người không phải một cổ máy. Con người có trái tim biết rung cảm, biết yêu thương, khát khao hạnh phúc. Một hôm chị đến phòng anh. Đôi mắt đẹp đắm đuối dịu dàng nhìn anh. Chị biết phá lệ mà anh quy định. Chị muốn một lời âu yếm, một chút vuốt ve và cả ham muốn nữa mà thường ngày chị chỉ nhận được ở anh là chị phải làm thế này, phải thực hiện việc kia với một giọng đều đều vô cảm. Anh nhìn chị lạnh lùng: đang bận việc. Chị lầm lủi trở ra. Ban đầu chị nghĩ vợ chồng làm sao chẳng có lúc lạnh nhạt bất nhã. Nhưng ít nhất chị cũng nhận được một lời dịu ngọt an ủi. Đêm đó chị cảm thấy tủi hổ như có gì cay nghẹn ở cổ. Chị không ngủ. chị đi bách bộ quanh vườn trong ngôi biệt thự. Bóng cây xanh mát rượi với những khóm hoa đêm tỏa hương thơm nhè nhẹ cũng không xua tan được phiền muộn buồn tủi trong lòng chị. Những chiếc lá khô vỡ vụn dưới chân như chính trái tim của chị bị dẫm đạp tan nát. Phải chăng nhu cầu của chị hôm nay là quá đáng, bất thường? Cứ cho là vậy. Thế chị không có quyền mỗi khi tình cảm đòi hỏi? Tình cảm, quan hệ vợ chồng là hết mình dâng hiến, hết mình vì nhau, bên nhau. Chị đã hết mình với anh cái trời đất ban cho con người khi anh cần đến. Chị đã dịu dàng vâng lời anh khi anh có một yêu cầu gì đó. Vậy còn anh? Anh có đặc quyền ban phát! Chị rùng mình. Chị nhớ lại, chỉ trừ ngày đầu mới cưới anh bạo liệt và ngấu nghiến, sau đó anh bảo làm gì cũng phải có lịch. Đột xuất chỉ có ở người đàn ông. Mười mấy năm trời chị vâng lời chiều anh. Bây giờ hành xử của anh vừa rồi như là một bàn tay siết chặt vào tim chị làm cho chị cảm nhận một cái gì đó không bình thường mà lâu nay chị không chú ý. Lý trí mách bảo như thế. Nhưng lòng độ lượng, sự yếu đuối của đàn bà chị đành cam phận.! Sự thật mà nói chị được hưởng thụ nhiều, không còn cảnh tù túng ở miền quê lam lủ nhọc nhằn. Cũng vì cảnh miền quê tù túng ấy mà ra chốn thị thành chị ngợp, chị háo hức chạy theo những điều mới lạ, không nhận ra đâu là hư đâu là thực chị đã vồ vập lấy anh. Bây giờ chị đã tường tận đồng tiền bẩn, chị đã chui qua cái lớp vỏ bọc bên ngoài của anh để hiểu tâm địa của anh, anh là một con người ích kỷ hưởng thụ, khéo phỉnh phờ che đậy dối trá, xem chị chỉ là một phương tiện, biến chị thành thói quen của một con người chỉ biết phục tùng mà không nhận ra trong vòng cương tỏa của anh, của đồng tiền. Xót xa thay, đau đớn lắm!

Mệt quá, chị vào phòng, nhưng không sao ngủ được. Đêm dài, ý nghĩ cứ chập chờn ngoằn nghèo như lũ rắn xoắn tít vào nhau không biết đâu là đầu đâu là đuôi. Lắm lúc trong óc chị như có đám lục bình nó loãng ra khi ai đó ném một tảng đá lớn rồi nó chụm lại, xoắn chặt hơn làm cho đầu óc chị đau buốt. Chị vò đầu, cố xoa dịu cơn đau mà nghĩ tiếp. Giàu có ai cũng ước mơ, cũng cố vươn tới bằng chính đáng, chứ không phải như con đường chồng chị và chị đã đi để chị trở thành lệ thuộc, không tự do, tình cảm không được xuất phát từ trái tim. Không thể cứ mãi hoài như thế được, phải khác đi, phải thoát khỏi vùng tăm tối đó.

Khi chưa tìm ra lối thoát nào để thay đổi cho cuộc sống thì chị thiếp đi lúc rạng sáng, nhưng chỉ được vài mươi phút chị đã tỉnh giấc. Chị vào buồng tắm. Đứng trước gương, chị thấy khuôn mặt mình bơ phờ đến mức chị nghĩ rằng ai đó đã lẻn vào phòng chị. Chị dụi mắt. Không ai cả. Khuôn mặt của chị đấy. Đôi chân mày thanh thanh như một cánh hoa mỏng vẫn sắc nét nhưng ở khóe mắt hằn lên vết thâm mờ mờ, trong ánh mắt trong veo đã pha chút màu trắng nhờ nhờ, vừng trán rạng rỡ giờ trông u buồn không làm cho chị thản thốt bởi đó là một đêm không ngủ. Và bộ mặt ấy nhắc nhở với chị rằng, chị đã ngoài ba mươi lăm tuổi, cái tuổi đủ cho con người ta tỉnh táo nhìn lại phía sau và con đường phía trước, không cam chịu những gì chị đã sống trong những ngày qua.

Chị ghé qua phòng trang điểm. Chị trang điểm để không hé lộ tâm trạng buồn chán. Son phấn giúp cho chị che giấu bộ mặt thực, làn da đã hồng hào trở lại. Đến giờ đi làm, chị tiễn chồng ra xe, ghé môi hôn anh như thường lệ. Nụ hôn tỏ ra thắm thiết, nhưng môi chị nhạt thếch, có vị đắng. Lần đầu tiên chị đóng kịch. Chị cười nửa miệng, chua chát, nhìn theo anh, chấm dứt những ngày u mê.

Những ngày sau đó chị ở nhà. Không phải chị mệt mỏi thể xác mà tinh thần suy sụp. Một người bạn gái khuyên chị đến gala cười. Chị lắc đầu, chẳng ích gì. Chị đã thấm thía nhiều nụ cười. Ban đầu chị cười với thiên hạ, sau đấy thiên hạ cười với chị. Cười xin xỏ, cười khêu gợi, cười mỉa mai, cười tâng bốc xu nịnh… Tất cả các nụ cười ấy đều xuất phát thói ích kỷ hèn hạ, Chị không tìm ra nụ cười đích thực tự đáy lòng người. Nói đâu xa, chị nhớ lại, đến như chồng chị, anh ấy chỉ cười khi anh ấy cần đến chị một công việc gì, hoặc khi anh ép chị vào chăn gối. Khi tặng quà cho chị, anh cười của nụ cười ban ơn. Thì ra nỗi buồn vu vơ hẫng hụt mung lung cho chị chán chường, cho chị mệt mỏi dằn vật có nhiều nguyên nhân, trong đó có nụ cười. Phải. Chị khao khát nụ cười chân thành tự nhiên như ngọn gió mát lành, như tia nắng mùa xuân làm cho cây cỏ nảy mầm đơn nụ, cho lòng người ấm áp, cho vạn vật giao hòa tồn sinh trong trời đất.

Phải khác đi, tìm đâu? Chị không biết khi mà xung quanh chị đã tiếp xúc là một cuộc ganh đua bằng mọi giá không kể đến một thuần chuẩn đạo đức nào để đạt được thỏa mãn vật chất. Chị loay hoay tìm lối thoát cho cuộc sống của chị mà mãi chưa thấy lối ra. Chị chợt thấy luyến tiếc cái thời trẻ thơ. Ôi, con trẻ sao mà hồn nhiên đáng yêu thế. Chỉ biết vui là cười. Cười cho chóng lớn, cười cho mẹ yêu và nụ cười âu yếm của mẹ. Nghĩ đến thế chị bỗng nhớ đến mẹ. Đã năm năm nay chị chưa về thăm mẹ. Chị phải về để được mẹ ôm vào lòng, để được mẹ dịu dàng xoa đầu, chải tóc, được nhìn thấy nụ cười của mẹ, tìm được chút yên tĩnh làm dịu nỗi bế tắc thương tổn trỉu nặng trong lòng chị.

Chị về quê. Khí băng qua đồng ruộng chị bảo anh tài xế dừng xe để chị thả bộ hít thở không khí trong lành. Lúa mới lên đòng tỏa ra một mùi hương nhè nhẹ chị thấy sảng khoái trong lòng. Chị nhớ ngày theo mẹ ra đồng gặt lúa, chị nhớ mùi cốm nếp vào thu, chị nhớ mẹ cho áo quần mới ngày tết tung tăng cùng chúng bạn… Chị vào làng. Làng đã thay đổi nhiều so với năm năm trước. Đường sá đã rải nhựa, không còn vết chân trâu lấm bùn trên các lối đi. Ngôi quán đầu làng có cây nhãn tỏa bóng trước là của một bà già, mái lợp tranh, vẻn vẹn chiếc chõng tre, vài chiếc lọ đựng kẹo với bát nước chè xanh cho khách qua đường. Đôi khi bọn trẻ con tám chín tuổi như chị có được đồng lẻ nào cũng ghé vào quán mua mấy chiếc kẹo lạc, kẹo vừng. Lâu lâu không thấy bọn trẻ vào quán mua kẹo, biết chúng không có tiền bà cho mỗi đứa một cái kẹo bột bằng ngón tay. Lúc ấy, cầm cái kẹo trên tay chị cảm thấy sung sướng. Bây giờ quán lợp ngói xây tường. có đến năm sáu bàn tiếp khách, đủ loại bia rượu, thức nhấm. Chị ghé thăm và mừng cho bà cụ. Nhưng chủ quán là một người đàn bà còn trẻ, khuôn mặt đầy đặn, có nét xinh xắn của gái quê, kém chị vài tuổi. Nếu vùng quê thì chủ quán là người từng trải, mau miệng, với thành phố chị là người thật thà chân chất. Chị cho biết bà già đã mất cách đây vài năm, chị là cháu thay thế bà, xây quán mới. Bây giờ trong quán đang thưa khách. Ở phía kia cách mấy bàn sau một bồn cây cảnh, có ba ông khách đặc biệt cở sáu bảy mươi tuổi ngồi hướng ra phía cánh đồng cười nói điệu bộ khác người làm cho chị lắng nghe nhưng vẫn không hiểu họ nói gì, mà chỉ nghe vang lên những tràng cười sản khoái đến cây cỏ cũng nghiêng ngã. Chị chủ quán cho biết họ là những ông già trong lối xóm người lãng tai, người nhìn kém, người nói ngọng con cháu cho vài mươi nghìn tiền lẻ rồi kéo nhau ra quán uống rượu và nói chuyện tiếu lâm. Nghe họ cười chị chợt chạnh lòng. Đã lâu lắm chị không được nghe tiếng cười như thế, Chao ôi chị thèm khát chị có được tiếng cười hồn nhiên không chút gợn đục như những ông già có dăm ba chục đồng tiền lẽ nhưng sao họ hạnh phúc vậy!

Chị ngang qua một nhà trẻ lúc tan tầm. Những đứa bé bụ bẫm, những vòng tay âu yếm đón con và những nụ hôn rối rít của những bà mẹ. Một người đàn bà tay bế một cháu lên ba hồ hỡi chào chị: Cô quên tôi rồi ư? Tôi là Lựu đây. Ngày cô còn bé tôi học cùng cô cho đến cấp hai thì bỏ học. Tôi xấu gái nên không lấy được chồng – rồi chị ta nâng đứa bé lên ngang mặt khoe với chị - nhưng tôi có được đứa con trai bụ bẫm xinh nhất trần đời, suốt ngày đi làm thì thôi chứ về tôi nhìn con không biết chán. Tôi táo tợn liều lĩnh lắm mới mới kiếm được cục vàng này đây. Chị nhìn mẹ con chị Lựu mỉm cười, và đặt lên má đứa bé một nụ hôn.

Chị về nhà. Thấy mẹ đang quét lá trong vườn, chị đỡ cái chỗi trên tay mẹ rồi ôm mẹ vào lòng. Mẹ cười rạng rỡ sung sướng. Mẹ bảo mẹ nhớ chị quá chừng, nhiều khi cũng muốn lên thành phố thăm con nhưng tuổi tác không chịu nổi xe tàu, cứ nghĩ bước chân lên xe là chóng mặt. Xem hình ảnh của con gửi về sao bằng được nhìn thấy con, được sờ vào da vào thịt của con. Chị rưng rưng nước mắt khi thấy mẹ sờ lên mặt mình như thuở còn thơ. Hồi lâu, chị nói với mẹ chị gặp mẹ con chị Lựu nơi nhà trẻ. Chị không hiểu sao sinh con lại phải táo tợn và liều lĩnh hay chị ta giành giật con với ai? Mẹ chị cười. Con nó đấy. Không thế thì nó không có con. Mẹ chị kể nó biết thân phận nó không kiếm được chồng. Nhưng nó tha thiết có con. Đàn bà mà! Nó lang thang hè phố, bến xe, gầm cầu kiếm đứa con. Mấy tháng sau nó quay về làng mặt mày hớn hở. Nó oang oang như anh thông tin đi loan tin việc làng thời trước: Bố cái lũ đàn ông! Bà cho không mà nó còn õng ẹo. Chúng nghi bà là gái mại dâm bị si-da, thù đời đi đổ bệnh. Bà nói bà còn trinh, đi kiếm đứa con. Không tin thì cứ thử. Rồi bà cũng tìm cách dụ được một thằng công nhân trẻ. Có bao nhiêu tiền bà cung phụng cho nó, nó cũng trả công cho bà. Thế là bà vù. Những tháng ngày mang thai nó hãnh diện vác cái bụng đi khoe khắp làng, không ai chê cười mà người ta mừng cho nó. Đến ngày sinh nó đẻ được một đứa con trai, nó nâng niu yêu quý hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Người làng mang quà đến mừng cho nó và giúp đỡ chăm sóc em bé. Ngừng một lát mẹ nhìn chị, nói dù sung sướng giàu sang đến đâu đi nữa mà không có con khi về già sẽ sống trong cảnh cô đơn, buồn lắm. Nghe nói khoa học bây giờ giúp cho vợ chồng dễ thụ thai. Chị im lặng. Như một nhát cứa nữa vào lòng chị. Chị không phải khó thụ thai. Đã một lần. Bấy giờ chị hai mươi bốn tuổi. Khi cái thai được vài tháng tuổi, chị mừng quýnh, nhưng chồng chị kiên quyết phá bỏ. Anh bảo hãy tận hưởng tuổi thanh xuân. Với lại có con sẽ cản trở công việc. Chị không cưỡng được. Và cũng từ đó anh dùng biện pháp tránh thai triệt để, Thời gian gần đây thì chị đã nhận ra anh không muốn chị sinh con, chẳng qua chị là một phương tiện, một công cụ mà anh sợ nó xuống cấp làm mất đi một lợi thế trên con đường tranh giành tiền bạc.

Dù bao biến cố dằn vật trong lòng nhưng đêm đó được nằm bên lưng mẹ, nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện ngày xưa chị đi vào ngủ một giấc yên lành lúc nào không hay. Sáng ra mẹ đi chợ sớm, chị dậy hơi muộn, chị trang điểm qua loa rồi đi pha cà phê. Chị nhấm nháp những giọt cà phê sóng sánh một màu nâu sẫm cùng ngọn nồm ban mai mát rượi, chị mở tung cửa sổ ra mọi hướng đón những làn gió mới càng làm đầu óc tỉnh táo để cho chị suy nghĩ tiếp. Chị biết thời gian và những gì đã qua là không bao giờ trở lại. Nhưng không hẳn thế. Chị nhầm lẫn khi bước vào đời, chị đã hiểu không thấu đáo con đường làm nên giàu có. Nhiều tiền của không phải là sung sướng, mà cách làm ra đồng tiền đích thực mới là hạnh phúc trọn vẹn, Điều đó bây giờ chị có thể bắt đầu làm lại, khi mà cái giá quá đắt chị phải trả cho những ngày ngây thơ đã đem lại cho chị nhận biết chín chắn hơn. Làm lại có nghĩa là không theo vết cũ. Nhất thiết phải khác đi. Thay đổi thói quen đã thành nếp là vô cùng khó, càng khó hơn khi có một áp lực luôn đè nặng, có khi còn mang lại điều tôi tệ.

Nhưng không làm một người hèn, an phận và cam chịu! Cả trăm lần chị nói không khi chị cảm nhận được nỗi u uất hèn hạ lâu nay đeo đẳng bào mòn cuộc sống của chị; khi mà niềm vui của những người mẹ bên con, tiếng cười hồn nhiên của những ông già khiếm khuyết đã đem đến cho chị một khao khát đích thực. Chị phải có tiếng cười từ đáy lòng chị. Chị phải dành lại cuộc sống, sống cho ra sống, cho đích thực mình là mình, cái mà tạo hóa đã ban cho, dù phải làm một cuộc lột xác, phải uống thuốc có vị đắng chát, phải nghiến răng xẻ thịt ra mà mà cắt bỏ ung nhọt…

Nghĩ được như vậy thì mẹ đi chợ về. Chị đón mẹ ngay từ ngoài cổng, xách làn cho mẹ. Thấy chị hớn hở rạng ngời nét mặt mẹ chị nói, sáng nay con tươi tỉnh hơn hôm qua. Chị nói, vì con được ôm lưng mẹ nên con ngủ đầy giấc đấy. Rồi chị vừa làm bếp giúp mẹ vừa hỏi mẹ, sinh đẻ có đau lắm không mẹ? Mẹ chị đáp, rứt ruột ra không có cái đau nào bằng. Nhưng nghe đứa con cất tiếng khóc oe oe thì không có niềm vui sướng nào hơn. Rồi đến lúc con biết cười, nhìn con cười có ai đòi đánh đổi cả thế gian này cũng không thèm. Có làm mẹ mới được cái phúc ấy con à. Chị mỉm cười trìu mến nhìn mẹ: Con sẽ sinh em bé.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 8579)
Chỉ khi phát giác ra không thứ máy móc nào trong căn hộ hoạt động Chu mới té ngửa té sấp.
05 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 8093)
Mưa, cứ mưa mãi như thế này thì tưởng như bao nhiêu quần áo phơi không khô đều mốc hết.
25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7028)
Bẵng đi một thời gian. Một hôm có người bạn cùng môn phái đến chơi, sau một lúc hàn huyên, anh nhìn tôi nhận xét:
22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7038)
Hải Vân đã quyến rũ tôi nhiều. Mỗi tháng tôi về thăm quê một lần, có khi hai trong những ngày cuối tuần, Hải Vân trở thành nơi tôi thèm đến và ngồi chơi.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8861)
Đã từ lâu rồi, từ ngày Sen bỏ đi, Kiên rơi vào trạng thái bấp bênh, hoảng hốt trước mỗi cơn mưa bất chợt đến.
10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6318)
Anh biết hôm nay Trọng Ni có lẽ về nhà rồi nên có ý gặp sư huynh để xin phép về.
07 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9803)
"Một cuộc đua" của nhà giáo Quế Hương đã đoạt giải nhất cuộc thi “Viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh, sinh viên” do Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp với Hội Nhà văn VN tổ chức.
06 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6273)
Quê hương và tuổi ấu thơ tôi ở đó như một giải lục hồng êm mát, bây giờ đã xa ngút mắt
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8917)
Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2012 – 2013 do Hội Nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7217)
Ngoài món tiền gửi ngân hàng ở ba bốn dạng trương mục khác nhau, tôi còn một ít tiền mặt nhét trong một băng video cất trong va-li trống gác trên đầu tủ quần áo.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,