NGUYỄN NHÃ TIÊN - Cổ tích một gánh trầu

10 Tháng Giêng 201810:30 SA(Xem: 5275)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Cổ tích một gánh trầu


Có một đêm giao thừa đã khảm khắc vào ký ức của tôi không phai vì một cái tết sức nực muôn hương nghìn tía đang thời hiện đại, mà là... một gánh trầu! Một gánh trầu từ đôi vai thanh xuân gánh ra phiên chợ mai Gia Cốc (một làng quê cổ có tên trong sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An) vào những thập niên của đầu thế kỷ 20, rồi cứ thế theo con đường thế kỷ dằng dặc, quanh co và gập ghềnh, qua bao lần thiên tai, qua bao cuộc chiến tranh, cho tới ngày mát rượi gió hoà bình, và... kiêu hãnh gánh thẳng vào thế kỷ 21, đườ ng bệ bày ra giữa phố phường mùa xuân. Lại đúng vào cái đêm giao thừa tấp nập trai thanh gái lịch nô nức đầu năm đi hái lộc!

Nhà em có một giàn giầu (trầu).Nhà anh có một hàng cau liên phòng.Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông. Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.Ai đó trong số những cô gái “hái lộc” từ gánh trầu của bà lão phía trước cổng chùa lại ngẫu hứng ngâm nga mấy câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bính.Bà lão đã nặng tai, không hiểu có nghe thấy gì không, chỉ thấy bà cười móm mém hồn hậu và tỏa sáng niềm vui, bàn tay run run liên tục cầm lên những nhánh trầu xanh nõn đưa hết người này, kẻ kia, đến độ có lúc bà quên khuấy nhận lấy tiền.

Trước cổng Bồ Đề Thiền Viện, hay trước nhiều cổng chùa lớn trong thành phố, tết năm nào cũng vậy, đêm giao thừa người đi lễ Phật xong lũ lượt kéo ra trước cổng chùa hái lộc đầu năm. Những gánh trầu lá xanh non mởn bày ra dọc theo hai bên đường vào chùa. Người bán ở trong thành phố cũng có và ở các vùng quê xa gánh trầu về bán cũng có.Gọi là hái lộc nhưng thực chất là mua lộc. Ngày Tết nhứt chẳng mấy ai nề hà gì giá cả, vả lại năm ba ngàn để được vài nhánh trầu tươi xanh, cái lộc đầu của một năm mới thì khách mua cũng phải mở lòng ra đôi chút. Có người hào phóng còn đưa cả tờ hai chục ngàn, năm chục ngàn mới cứng mà không nhận tiền thối lại, lại càng vui vẻ xởi lởi chúc mừng nhau, mong cuộc hạnh ngộ năm mới sẽ mang tới nhiều may mắn cho tất cả. Ăn trầu phải mở trầu ra. Vôi hồng,vôi trắng cũng ba bốn đường. Em têm trầu cánh phượng,chàng thương.Chứ còn... nhược bằng quấy quá... thì cũng chung đường nợ duyên. Ở một chỗ khuất trước cổng chùa, đôi lúc bà lão cao hứng vừa ca hò khoan vừa cầm lấy trầu đưa cho khách .Khác với những gánh trầu chen nhau đặt ngay trước lối ra cổng chùa, bà lão chọn cho mình một chỗ ngồi cách quãng, hơi khuất. Có thể là vì tuổi già,bà không muốn đua chen, cũng có thể bà lão thích một chỗ ngồi như thế,một chỗ ngồi mà khách muốn “hái lộc” từ gánh trầu của bà thì phải bỏ qua năm,mười gánh trầu khác để đi (hoặc chạy) tới, giống như những đứa con chạy về với mẹ. Mà lũ trẻ con theo ba mẹ dạo chơi xuân trong khuôn viên chùa thì lúc nào cũng chạy, chúng ùa tới vây quanh gánh trầu của bà lão, còn kéo theo cả ba mẹ ,anh chị của mình đòi cho bằng được “hái lộc” của bà.Tôi không tin bà lão cất tiếng hò khoan (đôi lúc bà lại hát ru)như là cách ”tiếp thị” hàng hóa, mà nhìn bọn trẻ chung quanh bà cười nói ý ới, khiến bà lão vui thực lòng. Gương mặt, ánh mắt, nụ cười phúc hậu của bà nói với tôi điều đó. Cả việc bà có vẻ ơ thờ với tiền bạc nữa. Nhiều người mua phải nhắc nhở, phải gọi bà đến mấy lần: ”-Cho con gởi tiền” bà mới sực nhớ ra và cầm lấy tiền, rồi móm mém cái nụ cười ấm áp toả sáng ấy, bà nói lời cảm ơn.

Thực lòng, kiểu hái lộc “mua sắm” thế này tôi không quen lắm, mà là vì bà lão hát hò khoan với một chất giọng truyền cảm lạ lùng. Âm không lớn mà nồng nàn ,thanh không cao mà vời vợi xa vắng.Bà hát một cách tuỳ hứng,như bài ca chực chờ từ đâu trong lồng ngực bị dồn nén đến hồi vút ra ngoài bay bổng hồn nhiên giữa đất trời. Chẳng một sự lựa chọn nào cả. Hát như thế là vì yêu,vì say mà hát. Kiểu như bàn tay mẹ chạm vào sợi tao nôi là :” Ầu ... ơ...” bật lên, hoặc là chạm vào cồn bãi dâu xanh là vang vọng khúc hò khoan: Giả đò mang giỏ hái dâu. Ghé vô thăm bạn nhức đầu khá chưa. Chưa khá,băng đồng chi sá. Bẻ một nồi lá đem xông. Phải chi nên đạo vợ chồng. Đổ mồ hôi em quạt, ngọn gió lồng em che... Khoan hợi... hò khoan!

Nhưng rồi không chỉ là giọng ca của bà lão khiến tôi cuồng tín hát hò theo mà là một câu chuyện khác.” -Lộc thì phải hái cả nhành dài thế này, chứ bình thường hái lá trầu đếm thành từng xấp mới bán cháu ạ!”.Vừa đưa cho tôi mấy nhánh trầu,bà lão vừa nói tiếp:”-Nói vậy chứ bây giờ chẳng có cô,có chị nào ăn trầu cả, may ra còn nhờ vào bán lộc giao thừa ngày tết và mùa cưới xin. Người hái lộc đầu năm giờ cũng gọn ơ, chẳng ai dạo xuân mà trèo lên cây hái lộc, họ chỉ cần bỏ tiền ra mua là xong. Quen đường, mấy năm nay từ trong quê, bà gánh trầu ra xin ở lại chùa này, tới giờ giao thừa gánh ra trước cổng ngồi bán. Cốt là nhớ mà đi, vui mà đi, chứ già như bà ăn uống có bao năm nữa mà buôn với bán...”. Chẳng bao lâu, gánh trầu của bà lão hết nhẵn.

Và cũng bằng ngần ấy thời gian ”chẳng bao lâu” ấy, tôi chắp nhặt câu chuyện bà lão kể với mình như thêm... một cái lộc đầu xuân đầy những bất ngờ.

Cô gái làng Yên lấy chồng về làng Gia Cốc vào thời trước cách mạng Tháng Tám.Ngày về nhà chồng, chỉ mang theo đôi mủng và hai mươi đồng bạc (thời đó còn gọi là bạc trâu xanh, bạc Đông Dương) của cha mẹ cho làm vốn.Nối nghiệp mẹ,chợ mai chợ chiều ngày hai buổi bà gánh trầu cau ra chợ bán buôn.Ngày xưa,không những người già mới ăn trầu, mà những cô gái cũng đều răng đen môi thắm, ăn trầu cũng là biết cách làm đẹp,làm mặn mà thêm cái duyên con gái. Mọi lễ lạc đều” miếng trầu là đầu câu chuyện”, đến những cụ ông cũng miệng mồm đỏ quạch cau trầu chứ không riêng gì các bà, các cô. Trầu thì nhiều thứ:trầu hương,trầu dầu,trầu sẻ,trầu nguồn... Những người buôn bán lớn chở hàng ghe nọ thuyền kia Trầu vàng góp bến sông Bung. Chờ cau Đại Mỹ thuyền cùng về xuôi. Cô gái làng Yên thuộc vào hàng”buôn thúng bán mẹt”, vẻn vẹn mươi đồng vốn ấy xoay vòng ngày hai buổi chợ, trĩu nặng đời sống một gia đình ngày mỗi đông đúc dần ra. Thời kháng chiến chín năm, chồng hy sinh ngoài mặt trận, một gánh trầu buôn bán nhỏ nhoi ấy phải nuôi cha mẹ chồng già yếu và các con thơ. Thế rồi các con lớn lên, đứa lấy chồng, đứa cưới vợ sinh con đẻ cháu bầy đàn. Lại chiến tranh và mấy lần thiên tai, cô gái làng Yên bây giờ đã thành thiếu phụ,vẫn một gánh trầu chạy chợ nuôi đến thế hệ thứ ba cho cha chú bọn trẻ lên đường theo kháng chiến. Mà nào chỉ nuôi ông bà, con cái, cháu chắt không đâu, ”bà còn nuôi cả quân nữa đấy con ạ,và đến ngày tết, ngày trung thu bà còn cho được cái bánh, cái kẹo cho lũ trẻ con nghèo hàng xóm. Có đâu như bây giờ, chính phủ bỏ ra tỷ nọ tỷ kia, như cái nhà máy đường ở quê bà, mà toàn là những người ăn học tiến sĩ, kỹ sư nữa kia đấy, nhưng lại dựng nhà máy lên để đấy thành đống sắt rỉ, vốn liếng hết sạch sành sanh, đến nỗi chẳng được như bà mua cho lũ trẻ hàng xóm cái bánh cây kẹo ăn tết”. Kể tới đây bà lão lại độ lượng cười thành tiếng –“Coi bộ làm ăn lớn không ra chi thì về theo bà già này buôn trầu còn có ích cho đời hơn. Thôi,bà về quê ăn tết kẻo cháu chắt ở nhà nó chờ”.

Bà lão xếp hai chiếc mủng vào một đầu gióng,quảy trên vai, lom khom bước ra khỏi con đường dẫn vào chùa. Tôi cầm mấy nhánh trầu lững thững bước theo sau như một đứa trẻ lủn củn theo mẹ, lầm thầm cầu mong giao thừa năm đến bà lão lại tiếp tục gánh lộc lên chùa! Bà bước lên chiếc ô tô buýt khởi hành vào buổi sáng đầu năm về quê. Xe chạy vù qua rồi mà câu hò khoan như lẫn vào ngọn gió xuân loanh quanh nồng nàn làn hơi ấm ở lại cùng tôi: Sông biển cạn lòng không cạn. Núi lở non mòn tình bạn không quên. Đường còn đi xuống, đi lên.Chứ... ơn bạn bằng biển ta đền bằng... non!

N.N.T


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6649)
Tiểu Ngục hỏi: Tại sao con cứ mãi nhớ một người như vậy? Con đã uống nước sông Đoạn Hà. Con đã cùng ta chịu thử thách qua bao nhiêu khoảnh khắc của nước trời
16 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 8153)
Ba mê cờ tướng bỏ cơm. Ba ngồi ở nhà bác Mười từ sáng sớm. Trưa con chạy qua mời cơm, bác Mười bảo: “Ba mày đang đem pháo dẹp xe mã người ta, không về được đâu!”
10 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 10633)
Tôi đứng giữa phố Sét tưởng như từ lâu lắm rồi. Con đường vắng tanh, dài hun hút như một giấc mơ không có đoạn kết
03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7263)
Đi đến đầu chợ Lò Vôi đã nghe tiếng nhốn nháo rồi tiếng chân người chạy rầm rập.
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 8618)
Hai tay Hoàng Anh níu lấy tay tôi và đôi mắt to tròn của nàng long lanh nhìn lại tôi, tôi tưởng chừng như chưa bao giờ thấy nàng đẹp và ngọt ngào đến như thế!
09 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7639)
Bắt đầu từ tuổi đi học đến lúc trưởng thành. Mẹ tôi nhất nhất tuân theo lời giáo huấn của các ngưòi lớn như một sự tùng mệnh
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7452)
Đã gần trưa mà Khệnh vẫn chưa mó mẩn được việc gì, hết đi ra lại đi vào, rồi lại uể oải ngồi phịch xuống cánh phản mố
02 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 8759)
Rời khỏi quán La Pagode, Hưng chạy xe gắn máy ngang qua đường Trương Định, bất ngờ một chiếc xe Honda vọt tới
26 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7359)
Nằm gọn trong thung lũng sông Vàng, sau trận lụt từ trên cao nhìn xuống làng Hạ nham nhở, loang lổ như một bức tranh vẽ dở chưa khô mực.
24 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6791)
Tôi sống ở Sài Gòn 20 năm và xa Sài Gòn đã 30 năm. Mỗi khi nhớ tới quê nhà, Sài Gòn vẫn như một đốm sáng không bao giờ tắt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,