TRẦN YÊN HÒA - Thời thượng

27 Tháng Giêng 20189:19 SA(Xem: 6858)
TRẦN YÊN HÒA - Thời thượng

 
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy.

Anh nói với chị:

- Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè.

Nàng có vẻ do dự:

- Em lo quá, nếu về, mình chỉ về dưới một tháng thôi, anh đi trên một tháng rất phiền phứt về chuyện tiền hưu.

Anh trấn an nàng:

- Thì đi dưới một tháng là được rồi, thế cũng đủ để bù đắp cho vơi đi nổi nhớ quê.

Nàng nói:

- Vậy thì em duyệt. Nhưng nhớ là anh về lúc nào em cũng kèm theo anh nghe, không rời xa nửa bước. Ai cũng nói, để đàn ông đi về Việt Nam là hư hết, hư ngay. Bên đó mấy cô có mắt xanh mỏ đỏ,  năm đầu sáu tay, bu lại hút máu mấy ông liền.

Chàng trấn an:

- Em làm bộ như anh còn trẻ trung lắm, trả bài cho em còn chưa thuộc, một tuần một lần, nay lại khất hẹn em mười ngày, em không thấy sao?
Nàng:

- Thì ai cũng biết vậy, nhưng anh không biết câu người ta thường nói sao?

- Câu gì?

- Câu có bốn chữ thôi.

- Bốn chữ gì?

- 4 L.

Chàng cười xòa:

- Thì thiên hạ nói cũng đúng, nhưng anh thì khác.

- Anh cũng đàn ông mà.

- Anh hết xí quách rồi.

- Thiệt hông đó?

- Thiệt mà.

- Vậy thì cấm đừng nguậy ngọ chèo kéo em nữa nghe.

- Thôi mà, với em thì khác. Con mèo cưng của anh.

Chàng và nàng cười vui.

Chàng chém gió, quyết định:

- Vậy mai anh ra chỗ bán vé máy bay hỏi thử xem sao. Nghe nói mùa này vé đang xeo mà.

- Ừ mai anh đi đi.

 
Trong giấc ngủ, cả hai đều nhắm mắt mà không ngủ. Chàng có nhiều mộng tưởng và nàng cũng có nhiều mộng tưởng tương tự.

Chàng nghĩ đến Tầm ngay. Thế là anh dù hứa với Tầm là anh sẽ vể thăm em một ngày gần nhưng anh chưa chắc chắn lắm. Quyết định về Việt Nam không phải ở anh mà ở vợ. Người vợ nào cũng sợ chồng về Việt Nam quậy. Quậy ở đây có nghĩa là gái gú. Ở Việt Nam có hàng  ngàn, hàng triệu cô gái hơ hớ tươi non mơn mởn, làm ở các quán bia ôm, quán nhậu, quán hớt tóc cạo mặt, quán hớt tóc máy lạnh không dao kéo, không tông đơ. Mà lời truyền miệng này là sự thật, qua những tấm gương tày líp trên báo chí, hay ngoài đời nói với nhau nhan nhản.

Mà cũng đúng thôi, Sài Gòn với gần mười triệu dân, con người chen chúc sống như con kiến, tiền ở đâu cung cấp nổi cho các cô gái mơn mơn vừa mới dậy thì. Thì các quán bar, bia ôm, quán nhậu...đủ mọi nơi mọi chốn, chỗ nào cũng được sắp sẳn để các cô làm việc. Các đại gia mới, các quan chức...nhất là các Việt kiều hồi hộp là miếng mồi ngon cho các cô nhắm đến, cho nên mấy bà vợ lo lắng là phải.

Nhưng nàng lo lắng trật lất, trật đường rầy. Chàng đâu có mơ màng đến những cô nàng mắt xanh mõ đỏ đó, mà chàng mơ màng đến  em Tầm, em Linh và em Mận thôi. Đó là những trang tình sử mà chàng cất dấu tận đáy lòng, quyết không hở môi cho ai biết. Vì chàng biết và kinh nghiệm đầy mình rồi, chuyện có kín đến đâu, có người thứ hai biết thì trước sau gì cũng lộ tẩy ngay.

Em Tầm là tầm ngắm thứ nhất.

 
Đó là những ngày anh lê thê lếch thếch đi kinh tế mới bởi vì chàng mới đi tù về vì tôi sĩ quan chế độ cũ. Vợ chàng bị ép đi kinh tế mới để chồng được thả ra, nhưng đó là lời đường mật của bọn công an dụ dỗ vợ chàng  cùng với những người đàn bà nhẹ dạ. Nhưng phải đợi năm năm sau, chàng mới trở về bằng thân xác ma trơi. Chàng trở về ngày hôm trước, ngày hôm sau là chun vô rẩy ngay. Chàng trở thành người nông dân chính hiệu thật sự từ đấy.

Thời gian này, Tầm khoảng mười một, mười hai.

Lúc đó, gặp nhau, Tẩm lúc nào cũng nhìn chàng lấm la lấm lét, một điều chú, hai điều chú.

Cho đến khi Tẩm hăm mốt hăm hai, chàng vẫn còn ở kinh tế mới, vẫn chun vào rẩy sáng sớm, đến tối mịt mới về.

Tầm cũng bắt đầu đi làm rẫy từ tuổi mười lăm, mười sáu. Cha mẹ Tầm không có tiền của để cho Tầm tiếp tục học, mà con gái ở kinh tế mới học cao làm gì. Lớn lên cố kiếm một tấm chồng làm rẫy để nương tựa là được rồi. Sáng chun vô rẫy, tối mịt ra về. Cuộc đời có thể nói đó là trôi chảy, xuôi chèo mát mái.

Năm Tầm trên hai mươi, nàng đã qua tuổi dậy thì. Tuổi con gái lúc này là đẹp nhất. Tâm hồn phơi phới, thân thể nở nang. Với nước da rám nắng màu nâu xẩm, bầu ngực vun cao đầy sức sống, mái tóc dài, nàng mơ ước đến những chàng trai trẻ, nhưng ở kinh tế mới này nàng tìm đâu ra.
Một buổi trưa, Tầm ở trong rẩy, thì gặp chàng.

Chàng lúc này trên bốn mươi. Chàng vẫn còn những nét đẹp của chàng phi công thuở nào, dù bộ đồ bay màu cam ngày xưa bây giờ được thay bằng bộ đồ xám lao động. Hai người gặp nhau dưới tàng cây dăng bóng mát trong rẫy.

Chàng nói:

- Con Tầm vào rẩy làm việc một mình hả?

Tầm trả lời.

- Dạ, ba con chạy xe ôm suốt ngày. Mẹ đi chợ Tây Ninh bán nấm rơm. Con cũng thường vô rẩy một mình mà.

- Vậy hả? Con ăn cơn trưa chưa? Chưa ăn đem qua đây ăn luôn cho vui. Chú ăn một mình cũng buồn.

- Dạ.

Buổi trưa rẫy bái vắng hoe. Chỉ có tiếng chim hót trên những cành cao, chim trày trãy, chào mào, chắc quạch, chìa vôi, nghe vui tai lạ. Rẫy với rừng cây bạt ngàn, muốn tìm chỗ nào ngồi nghỉ mát, ăn cơm cũng  được cả.

Chàng nói:

- Lại đây cháu, vào lùm cây này là mát nhứt.

Hai công đất rẫy của hai người gần sát nhau, chàng vẫn nghĩ, Tầm là đứa con nít, nên chàng chẳng để ý.

Sống chung trên kinh tế mới đã mười mấy năm, Tầm từ một đứa trẻ lần hồi lớn lên theo thời gian. Thời gian cũng làm cô bé trổ mã, cô bé lọ lem trở thành thiếu nữ lúc nào không hay.

Bây giờ ngồi đối diện ăn cơm với Tầm ở một nơi vắng vẻ, riêng biệt trong khu rừng bạt ngàn, chàng thấy lòng mình hơi xao động. Với lại khi Tầm cởi bỏ chiếc áo nhà binh dài tay màu cứt ngựa bạc màu, ra khỏi người, nàng chỉ còn bên trong cái áo cánh bằng vải phin đen, trông nàng hấp dẫn lắm. Chàng tự nhiên hồi hộp và rung động.

- Chú ăn canh mướp không, con đem theo nhiều lắm, canh mướp ăn mát lắm chú.

Con Tầm choàng tay qua người chàng lấy cái tô của chàng đang ăn, dằng lấy và múc canh cho chàng. Cái choàng người qua như vậy, khiến làm chàng nghẹn thở. Hai thân thể sít rịt nhau, mùi mồ hôi, mùi da thịt của Tầm phả vào mũi chàng. Chàng để im cho Tầm múc canh.

Tầm đặt cái tô lên tay chàng, rồi nói:

- Chú ăn đi chứ, làm gì nhìn sững con vậy?

Chàng lính quýnh:

- Thì chú ăn đây.

Vừa húp tô canh của Tầm vừa múc vào tô cho chàng, chàng thấy tim mình đập loạn nhịp. Tầm ngồi bên chàng hơi thở nàng có vẻ nặng hơn, chàng cũng cảm thấy vậy. Chàng nhìn chung quanh, ở đây chỉ có cây rừng dăng bóng mát, những con chim hót trên cao, không có ai, đúng là buổi trưa quá vắng vẻ, chỉ có hai người, đàn ông và đàn bà. Máu đàn ông nổi lên trong người chàng, sôi sục. Chàng nghĩ nhanh, dịp may đã tới, trong đời chắc chỉ có một lần. Tầm đã ăn xong, rót nước cho chàng uống, chàng thấy khô ở cồ.

Khi Tầm cầm chén nước đưa chàng với đôi mắt lúng liếng, mời gọi, giọng nói nũng nịu hơn:

- Chú uống nước đi chú, gì mà thừ người ra thế.

Chàng liền cầm tay nàng giật mạnh, kéo về phía mình, khiến chén nước sắp đổ, chàng giằng lấy chén nước để xuống đất và kéo nàng ngã vào người chàng. Chàng chỉ kêu được một tiếng:

- Tầm ơi!

Và chảng cúi xuống khuôn mặt nàng, hôn tới tấp vào môi, vào mắt.

Cô gái trên hai mươi tuổi trong cơn háo hức đầu đời đã không giữ nổi mình và đã cho chàng trưa hôm ấy.

 
Cuộc tình kéo dài lén lút nhiều năm, trước mặt mọi người họ vẫn chú chú, cháu cháu, nhưng khi thì họ gặp ở Đồng Nai, Thủ Đức hay Sài Gòn, không ai biết chuyện này đến khi chàng xuất cảnh.

Với Tầm, chàng là người xuất hiện đầu đời trong trí óc non tơ của nàng, nhưng nàng vẫn biết rằng, chàng đã có vợ con, những đứa con chàng là bạn của nàng, nên chuyện hai người đến với nhau là chuyện không thể, chỉ phía sau thôi, lén lút. Lén lút cũng có cái hấp dẫn, thú vị  riêng của nó.

Chàng đi Mỹ, Tầm ở nhà quen với một chàng thanh niên cùng xóm, hai người cưới nhau. Rồi có hai con, một gia đình nhìn bên ngoài rất hạnh phúc.

Nhưng nàng vẫn nhớ chàng, nhớ trong tâm tưởng, trong giấc mơ.

Chàng đi biền biệt, mười năm. Chàng nghĩ sẽ quên, hãy quên, nhưng một hôm chàng nghe điện thoại reo, chàng bắt máy, tiếng bên kia là của Tầm:

- Anh đó phải không, em Tầm đây.

Chàng lặng người. Cũng may là người vợ đi làm, mấy đứa con không có ở nhà. Nhưng chàng vẫn ngó quanh quất, không có ai cả.

Chàng trả lời:

- Anh đây.

Tiếng bên kia:

- Em đây, anh khỏe không? Em nhớ anh quá.

Họ bây giờ không còn xưng là chú cháu nữa, mà là anh em, rất ngọt ngào như những cặp tình nhân khác.

- Anh khỏe, anh vẫn nhớ em, em khỏe không?

- Em khỏe. Cảm ơn anh.

- Sao em biết số phone của anh vậy?

- Thì em tìm mà, em hỏi cô Ngọc, em gái anh đó.

- Thế à.

Rồi họ ríu rít như chim, nàng kể lễ nhưng ngày xa chàng, sống với chồng, cũng hạnh phúc, người chồng tuổi bằng nàng, rất cưng chìu nàng, nhưng sao nàng vẫn đau đáu nghĩ về mối tình xưa, nàng quay quắt, nên tìm mọi cách để liên lạc với chàng.

Chàng cũng kể những ngày anh xa em. Anh đang ở một nơi sáu tháng mưa sáu tháng nắng, vào hãng làm việc như con bò kéo xe, sống bên vợ nhưng anh vẫn nhớ em, đó là sự thật, em tin không?

Họ nói chuyện qua điện thoại gần hai tiếng đồng hố. Thời điểm này, các điện thoại thông minh có những chương trình gọi viễn liên không tốn tiền, thế là khi người vợ lái xe đi làm, các con cũng đi làm, vì tụi nó đã lớn ngồng, có đứa có gia đình riêng, sống riêng, chàng và nàng tự do đấu hót.

Và đến hôm này, nàng, người vợ, duyệt chuyện về thăm Việt Nam, chàng mừng rơn trong bụng. Mình sẽ có những giờ phút tuyệt với bên em. Em bốn mươi hai, còn sung độ chán.

 
Chuyện bình thường như bao chuyện bình thường khác.

Về VN, chàng nói với vợ:

- Em muốn đi Nha Trang nghỉ mát hả. Cho anh tháp tùng theo với nhe. Ngoài đó tắm biển, ăn cua luộc, uống bia là nhất.

Vợ chàng hơi bối rối:

- Em ra thăm con Trang, bạn cũ học ở Võ Tánh đấy mà, cũng lâu quá tụi em không gặp nhau, tụi nó nói em về, sẽ tụ họp lớp em lại, điểm danh coi thử đứa nào còn đứa nào mất. Anh đòi theo làm chi. Bọn em mấy bà già quá đát hết rồi.

Chàng mừng thầm trong bụng vì kế hoạch sắp thành tựu. Chàng nói với vợ:

- Em không cho anh tháp tùng thì anh solo ở Sài Gòn, anh sẽ kêu thằng Nhu đi nhậu bia ôm đó.

Nàng:

- Cho anh tự do.

Nàng làm bộ nũng nịu:

- Nhưng em biết ông xã của em mà, trung thành với tổ quốc số một mà.

Chàng cười cầu tài:

- Anh trung thành số một, có giấy chứng nhận hẳn hoi.

Nàng:

- Em về sẽ khám điền thổ anh, mất dấu là chết với em đó nghe.

Chàng cũng vui mà nàng cũng vui. Nàng cũng sẽ đi gặp Hùng, người tình của nàng thuở mới lớn. Lần nào về hai người cũng gặp nhau ở Nha Trang hay Đà Lạt, chuyện tình kín bưng chả ai biết.

Người vợ lên máy bay đi Nha Trang, chàng bắt đầu chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Tầm.

Hai người lại gặp nhau qua điện thoại thông minh. Trước khi đi Tầm thỏ thẻ với chồng:

- Anh cho em đi thành phố mấy ngày nhe. Em đi đến bịnh viện Hòa Hảo để siêu âm, sẳn dịp xuống Thanh Đa thăm chị Hoa, chị Bình. Hai chị này trước cũng ở đây. Lâu quá, từ ngày hai chỉ về Sài Gòn đến nay em chưa gặp lại.

Người chồng gật đầu đồng ý. Nàng nhảy cữn lên, hôn đánh chụt lên má chồng, nhõng nhẽo:

- Chỉ có anh yêu em nhất thôi, chồng yêu quý của em.

Tầm xuống thành phố  trên chiếc xe 7 chỗ ngồi, có máy lạnh. Trước tiên nàng đến thăm mấy người quen đã nói với người chồng như một thủ tục, để rủi người chồng có điện thoại hỏi, như  chị Hoa ở Thanh Đa. Tầm có xuống nhà chị không? Chị Hoa sẽ trả lời, Ờ cô ấy mới ở đây ra. Hoặc hỏi chị Bình ở Phú Nhuận, chị cũng trả lời tương tự, còn nói thêm, tui cố nài cô Tầm ở lại chơi với tôi mấy bữa, chị em bạn bè lâu ngày mới gặp nhau, mà chị nói có chuyện gấp phải đi, rồi chiều sẽ trở lại. Nếu chiều cô Tầm trở lại, anh cho cô Tầm ở lại chơi với tôi vài hôm nghe.

Người chồng yên chí, nói Dạ. Chị Bình còn kể lễ thêm, anh không biết chứ, hồi ở kinh tế mới tui với Tầm là đôi bạn thân nhứt, cũng mười mấy năm rồi, mỗi người một nơi.

Thế là Tầm yên tâm, mọi chuyện nàng đã chuẩn bị xong xuôi, trót lọt. Nàng kêu xe taxi chở nàng lên con đường ở quận Bình Tân, ở đây nàng nghĩ sẽ không gặp người quen. Nàng cũng biết "thủ" cho mình.

Và giờ sau thì chàng cũng đi taxi đến, nàng đã gọi chàng, cho biết địa chỉ khách sạn, số phòng, chàng ung dung đi lên phòng số...và gõ cửa.

Sau ba ngày với em Tầm, cô nàng vẫn quấn quít bên anh, nhưng chàng thì đã chán. Người đàn bà bốn mươi hai tuổi, đã có những vết nhăn dưới đuôi mắt, vòng bụng thì đầy mỡ, nhủ hoa thâm, dĩ nhiên chàng chỉ nghĩ trong bụng như vậy thôi, chứ trước mặt nàng, chàng vẫn suýt soa, em đẹp lắm.
Đến ngày thứ ba thì người chồng gọi điện thoại:

- Em về ngay nhe. Tiệm đông khách quá anh lo không xuể.

Nàng cũng nóng lòng về chuyện làm ăn, nên nói với anh.

- Mai mình về nhe anh.

Anh trố mắt:

- Mai sao?

- Dạ mai, em phải về để lo cửa hàng. Ông xã mới gọi cho em.

Chàng mở cờ trong bụng, thế cũng đủ rồi. Nhưng chàng cũng cố vớt vát:

- Em về anh sẽ nhớ em lắm. Em luôn nhớ anh nghe.

- Dạ, nhớ anh nhiều nhất.

- Vậy thi mình mai trả phòng.

Ngày mai hai người chia tay. Nang kêu taxi chở về bến xe Tây Ninh, chàng kêu taxi vê hướng Gò Vấp.

Trên đường về, chàng thở phào và nghĩ tiếp:

- Phải gấp rút gặp em Linh, rồi đến em Mận.

Mỗi cô gái này đều có một chuyện "tình sử" với chàng. Với chàng tất cả các cô gái qua đời, đều là một mối tình có nguồn có ngọn. Chàng đem những nguồn ngọn đó ra kể với mỗi em, làm cô nào cũng cảm động run rẩy quả tim.

Bà xã chàng nói, mười ngày nữa mới về. Thôi mình chia thời khóa biểu cho hai em này mỗi em năm ngày. Thế thì cũng OK.
 
*
 
Chàng về Mỹ, viết ngay một bản tường trình về xã hội VN. Chàng quảng cáo về bản tường trình sống của mình, vì chàng nói rằng, chàng đã đi thực tế, đã xâm nhập vào giới ăn chơi ở VN, nào nhà hàng, khách sạn, khiêu vũ trường. Những ngóc ngách riêng của đời sống con người dưới góc độ nhà biên khảo.

Chàng kết luận:

- Việt Nam hiện thời là một ổ điếm khổng lồ, bằng chứng tôi quen năm cô, mà khi nào "xong" tôi đều phải trả tiền và còn "bo" thêm nữa. Đó không phải là xã hội điếm sao?

Chàng dự định sẽ lên TV nữa. Giọng chàng nói cũng hay, vẫn còn sang sảng. Và gương mặt chàng vẫn còn hồng hào mà.

Chàng mới bảy mươi ba.

 
Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 9021)
Có thứ tình nào không đẹp, không đào sâu hơn vào bề mặt hiện tại dễ bơ vơ lẻ loi này. Chắc tình là đạo, là giải thoát, và chỉ có con người mới có sức mạnh mang hạnh phúc lớn nhất đến với con người.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6379)
Đang ngồi lừng khừng trên băng ghế gần cổng số 20 chờ giờ lên tàu bỗng một giọng nữ cao the thé qua máy phóng thanh xướng tên hành khách nghe quen quen, hóa ra là mình.
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7197)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7775)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6635)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10221)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7381)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5799)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8816)
Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc.
01 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6037)
Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9178)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 984)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11068)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,