NGUYỄN NHÃ TIÊN - Siêu lý mai hoa

10 Tháng Hai 20189:28 SA(Xem: 5951)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Siêu lý mai hoa

"Với một cành hoa, một chút nước, ta có thể gọi về sự cao rộng của sông núi"!

Ikennobo Sen' o - bậc thầy của Hoa Đạo trên xứ sở của Yasunari Kawabata đã nói như thế. Huống là đối diện tôi bây giờ con đường hoa mai trổ vàng như nắng thơm chạy dọc theo triền sông đã cám dỗ bao bước chân giữa đất trời mùa xuân trong veo thanh khiết. Cũng không cứ gì phải là đường mai trong hội hoa xuân này hay ở công viên kia, với tôi giữa cái bầu không khí mùa xuân tràn trề cảm hứng như lúc này, thì chỉ một cội mai đơm bông khoe sắc trước sân nhà nào đó, hoặc có khi là vạt rừng mai rải rác bên bờ suối trổ mảnh mai từng đóa trong gió rét, bấy nhiêu hoa thôi cũng đủ đánh thức những vọng tưởng trong tôi lên tiếng. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Mãn Giác thiền sư) - Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước nở nhành mai!

LieuMai_W-content

Thú thật, tôi nào có am tường cho lắm cái cách thưởng ngoạn mai hoa như bao người rành rẽ khác. Việc lựa chọn một cây mai có bố cục cành nhánh, hoặc dáng cây để nhận ra thế nào là phượng hoàng, là hạc bay, là thân quỳ với tôi quả là như kẻ đi xem bói. Chỉ có điều là, dường như tôi nghe ra trong tiếng thơ người xưa thường ẩn chứa một thứ ngôn linh như là hàm nghĩa thế giới mật ngữ của mai hoa. Hẳn rằng chẳng phải vì ngẫu nhiên, hay là vì một khoảnh khắc nào đó cao trào của sự cảm xúc mà người xưa đã đặt cái vị thế của giống loài hoa mai vào ngay giữa " trái tim" đất trời: " Sổ điểm mai hoa thiên địa tâm".

Giữa trái tim đất trời hay là chọn hoa mai bầu bạn tri âm với con người, tất cả cũng đều từ hiện thực tình yêu mà ra. Chuyện xưa tương truyền rằng, vào năm Quí Dậu (1813) Nguyễn Du đi sứ sang Tàu. Trong một ngày nhàn du, Tố Như được đưa đến viếng thăm các xưởng chế tác đồ sứ. Biết Nguyễn Du là một thi sĩ thiên tài, nhân lúc các nghệ nhân đang làm những bộ đồ trà kiểu Mai Hạc, người phụ trách xưởng đồ sứ có nhã ý mời quan Chánh sứ An Nam đề một đôi câu thơ lên chiếc đĩa sứ. Đang cao hứng thăng hoa trong niềm hoan lạc thưởng ngoạn, Nguyễn Du đã dùng chữ Nôm của quê nhà như một thứ bản năng của lòng kiêu hãnh, phẩy bàn tay tài hoa hạ bút đề thơ: Nghêu ngao vui thú yên hà/ Mai là bạn cũ, hạc là người quen. Thực ra trước Nguyễn Du đề thơ, người Trung Hoa đã từng vẽ tích Mai Hạc lên đồ sứ, nhằm diễn đạt ý nghĩa rằng: hoa mai tượng trưng cho sự thanh cao cổ kính, còn chim hạc thì biểu thị cho sự trường tồn. Thế nhưng phải từ buổi thơ Tố Như được chạm trổ in lên từng chiếc đĩa sứ ấy, từ bấy, đĩa sứ Mai Hạc mới trở thành huyền thoại danh bất hư truyền mãi cho đến tận bây giờ.

Mà nào với Nguyễn Du chỉ mai hoa là bạn cũ không đâu, cái loài hoa từng được mệnh danh là " Bách hoa khôi" ấy, đã thấp thoáng cái đẹp " anh hoa phát tiết" trong truyện Kiều của Nguyễn Du có đến hơn cả hàng chục lần. Từ Mai cốt cách tuyết tinh thần cho đến Thước tha vóc liễu xuân đầy/ Cành mai xa bẻ ngất ngây ý sầu là cả một ám ảnh về cái đẹp của mai hoa. Rất có thể những năm tháng về quê đóng vai Hồng Sơn Liệp Hộ - làm người thợ săn trên chín mươi chín ngọn Hồng Lĩnh, những cánh mai rừng lang thang trong giá rét trên non cao sương khói kia đã tâm tình chia ngọt sẻ bùi bao lần cùng Tố Như thi sĩ, để từ đó mà ủ thành hương dệt thành thơ: Giấc mai, hồn mai, trướng mai, sân mai, song mai...như lấp lánh cả cánh rừng mai mùa xuân mà thi thố cùng nhan sắc với chị em Thúy Kiều!

Đối với Ức Trai - Nguyễn Trãi thì không như thế. Mùa xuân của Ức Trai, mà cụ thể là ở Côn Sơn là mùa xuân siêu thực, nơi mà ngày ngày Nguyễn Trãi vui cùng Láng giềng một áng mây bạc/ Khách khứa hai ngàn núi xanh, thì ta hiểu tâm hồn Ức Trai thanh sạch đến nhường nào. Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà/ Ái duyên tuyết bạch, mai phương khiết (Yêu mai, yêu tuyết, vì đâu/ Vì tuyết trắng, mai thơm tinh khiết). Có thể nói, đi giữa mùa xuân Côn Sơn bất ngờ gặp một cội mai nào đó đang dốc lòng đơm hoa trổ nụ đẹp như nắng phơi bên bờ suối. Nghe trong gió núi dào dạt hương mai còn dội lại dư ba thì thanh âm đấy đích thị là mật ngữ của mai hoa - nơi còn lưu giữ tinh anh của Ức Trai thuở nào. Hái cúc ương lan hương bén áo/ Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn/ Đàn cầm suối trong tai dội/ Còn một non xanh là cố nhân.

Giữa thời hiện đại ngày nay, hương hoa bát ngát còn gấp vạn lần ngày xưa kia chứ, sá gì chút hương hoa rừng bén áo. Chỉ có điều, mùi hương mai hoa hay là hương lan hương cúc của Côn Sơn "cố nhân" của Ức Trai - Nguyễn Trãi, mới là thứ hương vạn kỷ, thứ hương thanh cao cổ kính như phẩm hạnh của nhà thơ. Quét trúc, bước qua lòng suối/ Thưởng mai, về đạp bóng trăng. Đọc thơ Ức Trai, tưởng như có thể nhìn thấy người xưa bước chân ung dung thoát tục bay lên. Người và hoa và thơ như thế đã hòa nhập thành nhất thể, khắc họa nên bức tranh cổ phương Đông in trên nền trời thăm thẳm mùa xuân Côn Sơn như xiển dương sức sống của cái đẹp vĩnh hằng.

Huyền nhiệm đến là vậy, thế mà cái đẹp của hoa mai buổi đầu tiên biết làm xao xuyến tâm hồn tôi nào phải từ thế giới thi ca của Tố Như hay của Ức Trai, mà là từ cội mai già trước hiên nhà của thầy tôi - một ông giáo làng cuối cùng của thế kỷ trước còn sót lại. Với tôi cho đến tận bây giờ thì những ngày Tết, ngày xuân xưa ấy ở làng vẫn mãi là cái thiên đường tuổi thơ không lấy gì thay vào đấy được. Đẹp nhất trong cái thiên đường ấu thơ đó là cội mai già cứ sáng rực màu hoa trong sân nhà thầy tôi mỗi khi xuân về. Tết xưa ở cái làng nghèo gieo neo một bên núi, một bên sông như ở làng tôi thì làm gì có muôn hương nghìn tía no say như bây giờ. Hầu như mùa xuân nào cũng vậy, để thêm phần hương hoa làm đẹp cho ngày Tết, thầy tôi cắt những cành mai trên cội mai già cho những đứa học trò mang về nhà chưng ba ngày xuân nhựt. Thú vị nhất là thầy tôi xem việc này cũng giống như việc phát phần thưởng vào cuối năm học, nghĩa là bọn trẻ con chúng tôi, đứa nào học giỏi thì được thầy cho cành mai lớn đầy bông, đứa nào học trung bình hay kém thì cứ theo cái vị thứ đó mà nhận cành hoa mai nhỏ dần lại. Cội mai già chừng như cũng biết chiều theo ý người, mùa xuân nào cũng tốt tươi cành nhánh, hoa trổ vàng sáng rực cả sân.

Nhưng cái hình ảnh cho đến bây giờ nhớ lại vẫn khiến lòng tôi rưng rưng, đấy là buổi chiều xuân cả làng tôi tiễn thầy về yên nghỉ trên ngọn đồi của làng. Kỳ lạ sao, mùa xuân năm đó cội mai trước sân nhà thầy tôi cành nhánh guộc gầy những búp non tím tái, hoa trổ thưa thớt. Lạ lùng nhất là từng đóa hoa lưa thưa trên cành kia cánh hoa rũ xuống như cũng biết buồn thương với người. Lẽ gì Aristotle nghìn xưa đã nói về những sinh hồn, giác hồn, dưỡng hồn cỏ cây sinh vật là như thế này chăng? Thảo nào Nguyễn Du cũng đã từng Mơ màng phách quế hồn mai .Vâng,chỉ có những giấc mơ mới hiểu hết mật ngữ và cái đẹp của giống loài mai hoa!

Gác khói bay một ngày gió bấc

N N T

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2821)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 2064)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 2644)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 2132)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 2473)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 3085)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 2005)
Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh.
20 Tháng Mười Hai 20225:34 CH(Xem: 2039)
Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm
20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2748)
Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
13 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 38487)
Tự nghĩ mình có một mối tình đẹp, rất đẹp trong cuộc đời, vậy mà tôi không dám thổ lộ với ai. Nó vẫn thầm kín ở cùng tôi, rất lâu. Nó như mồi lửa diệu kỳ, phỏng rát tuổi hai mươi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,