Những chặng đường đời tưởng đã qua đi.

28 Tháng Hai 201812:08 CH(Xem: 6573)
Những chặng đường đời tưởng đã qua đi.

Câu chuyện của Ninh Chữ và Tùng tôi đã đặt Tùng trong hai phạm trù để tìm hiểu tâm ý của chàng ta: "Tùng đang đứng giữa hai miền tôn giáo hay hai miền tình yêu". Người Công giáo Việt Nam ngoan đạo họ không xem thường tín ngưỡng của họ. Mình ít khi thấy người Công giáo bỏ đạo theo đạo của vợ hoặc chồng. Tùng vẫn thương Ninh Chữ nhưng vẫn ở trong tình trạng khó khăn nên mới "nhờ" đến tôi giúp ý kiến. Nếu đừng đặt vấn đề tôn giáo khác biệt thì làm gì có khó khăn.

Ninh Chữ cũng cảm nhận như tôi từ lâu, sự hiện diện của tôi chỉ là để gặp Tùng cho biết nhau, không có sắp xếp gì vì tôi gặp Ninh Chữ cũng tình cờ. "Chuyện của em khi xưa mẹ cấm em không buồn nhiều, bây giờ em lo". Trên đường về tôi nói như nói một mình "Sóng gió cho lắm rồi hai anh chị cũng lấy nhau, quên mất thằng em". 

Sáng Chủ nhật tôi dậy thật sớm xuống nhà đã thấy cậu đang ngồi nói chuyện với Ninh Chữ. Tôi vào ngồi bên cậu chờ ăn sáng. "Hôm nay con xin phép cậu mợ cho đi thăm bạn bè, mai con về lại rồi". Tôi muốn đến toà soạn báo Sài Gòn Mới may ra được gặp chú Tư. Chưa hề gặp nhưng tôi cũng được tờ báo biết tên mình. Báo chí hồi đó Chủ nhật vẫn làm việc để giúp cho những người làm báo là nghề tay trái (nghề phụ), trong tuần họ đi làm việc chính. Ninh Chữ muốn đi nhưng tôi đề nghị ở nhà "Đi gặp những người nói chuyện khô khan sợ Ninh Chữ ngồi một mình chán. Đi lông nhông ngoài đường thì được". 

Tôi sẽ ghé Thanh Thiên để cùng đi đến Nam Trân sau khi ở toà soạn báo Mới về. May mắn cho tôi gặp ngay chú Trọng Phát trong văn phòng đang ngồi nói chuyện với một người đàn ông dong dõng cao, nước da ngâm đen của người miệt vườn miền Nam tôi thường gặp khi còn làm ở Rạch Giá. Bộ ria và vẻ mặt hơi khắc khổ cho tôi cảm nghĩ một người từng trải. Cặp mắt sáng và nằm dưới vầng trán thông minh. Vẽ bình dân của bộ đồ bà ba đen, có lẽ như ông ta ở đây chứ không phải khách của chú Trọng Phát. Trọng Phát nhìn thấy tôi bước vào hơi ngợ một chút và nhận ra Ngay "Chú về  bao giờ". Đứng dậy bắt tay xuề xoà giới thiệu người đàn ông với tôi: "Chú Tư". Tôi cúi đầu chào. Chú Tư bắt tay tôi trong khi Trọng Phát giới thiệu " Vòng Sân Cát". Chú à lên một tiếng thật to "Bắn được con nhạn rồi". Tôi còn nhớ câu nói này. Tôi nắm tay chú " Em cũng sờ được lông con hổ". Hai anh em cười thật tươi. Nhanh như chớp chú kéo tay tôi nhìn qua bên kia đường "Cà phê cái đã". Rồi cũng bộ bà ba chú cùng Trọng Phát kéo nhau qua quán cà phê có đề chữ "Bánh Bao Bà Năm". Tôi nhận thấy Tú Duyên có nét giống ba nhiều hơn mẹ, nhất là vừng trán và miệng khi cười. Trong tôi đã có hai hình ảnh Lệ Hằng và chú Tư như cây xương rồng và hoa xương rồng. Cây xương rồng thô kệch gai góc nhưng hoa nó mềm mại, màu nhẹ nhàng, thắm tươi. Nhưng cả hai đứng chung trông vẫn đẹp. Chưa nói chuyện với chú tôi chưa biết tâm hồn, nhưng Chú Tư quả là con người dày dạng, ngóc lên từ bùn đen Đồng Tháp tâm hồn chú vẫn ướt át.

Quán Bà Năm khách thật đông sáng chủ nhật. Ngày không làm việc tôi vẫn thấy người ta đang bưng húp những mãng cà phê trong đĩa. Tôi đã có lần nói đến văn hoá cà phê đĩa này. Dân lao động đâu có thì giờ ngồi nhâm nhi cà phê từ giờ này qua giờ khác, họ phải chế cà phê nóng từ cái ly ra cái đĩa đễ mau nguội, chỉ cần tợp vài húp là xong, đứng dậy trả tiền đi. Nhưng coi chừng chủ quán bưng cà phê ra mà không nóng hôi hổi thì bị xì nẹc ngay. Cái nghịch lý của cà phê đĩa là vậy; cái nghịch lý của biện chứng pháp. Thật tình cà phê đĩa đã là tình tự của người dân miền Nam. Tự nhiên tôi thấy mến nét đẹp cà phê đĩa. Những chiếc bánh bao bốc khói trong những khạp đan bằng tre. Tiếng nói rì rào trong quán đầy khói bánh và khói thuốc lá. Thấy chú Tư bước vào tiếng nói có lắng xuống và một giọng nói to "Chào chú Tư. Đây còn chổ". Chị chủ quán hình như quen thuộc từng khuôn mặt thực khách (tôi đoán như vậy) vồn vã cho người làm dọn cái bàn trong góc phòng còn bừa bãi chén đĩa dơ. Cà phê được rót ra từ cái ấm lớn bằng nhôm vào ba cái ly chai đặt trên đĩa trắng. Tôi cảm thấy cái đĩa có vẽ được săn sóc hơn cái ly. Chú Tư và Trọng Phát như đã có thói quen chế cà phê trong ly ra đĩa rồi bưng lên tợp một hơi dài, sau đó mới lấy đường bỏ vào ly cà phê còn lại và bắt đầu nhâm nhi nói chuyện. Chú mời thuốc lá, tôi không biết hút "Chú em ở Rạch Giá cũng lâu có thích cà phê đĩa không?" Tôi cười không trả lời cũng bắt chước đổ ra đĩa của mình một ít cà phê và bắt chước hai người tợp một miếng. Cả ba cười thật vui. Chú nghiêm nét mặt nói với tôi "Hồn dân tộc đó chú em. Mình biết quý hồn dân tộc thì dân tộc mới tồn tại". Chú mời bánh bao bằng cách đẫy cái đĩa đựng bánh đang bốc khói tới trước mặt tôi "Chú em biết bánh bao Bà Năm Sa Đéc chớ? đặc biệt. Quán này không phải của bả nhưng bánh của lò bả đem về đây hấp". Rồi Chú vừa ăn bánh vừa giãi thích "Bánh phải ngon từ trong ra ngoài, từ bột đến nhân. Hấp cho mềm mà không bị hơi nước rớt thấm vào bánh. Cái lá dông dưới đáy cũng phải chọn đừng già đừng non. Nghệ thuật của bánh Bà Năm là chổ đó. Khách sành ghiền bánh mới thưởng thức được". Mới nói chuyện về cái bánh bao Bà Năm mà tôi đã thấy con người chú Tư, văn và người là một. Óc quan sát và tả chân sắc bén, sinh động. Văn phải có hơi thở của nó. Văn là sinh vật biết thở, thở hơi thở của người viết thì văn mới mang được cá tính của tác giả. Thơ cũng vậy và thơ càng giản dị nhưng sâu sắc hơn, vì thơ dùng ít chữ, có vần điệu nhưng mang đầy đủ tinh thần và nội dung của nó.

Trọng Phát hỏi tôi "Sau Chiều Thu Đi Nhặt Lá Bàng đã có truyện nào chưa gởi tiếp cho đi". Chú Tư nghe nhắc đến thì thêm vào "Chú em tiếp tục sáng tác đừng ngắt đoạn. Người ta nói văn ôn võ luyện là vậy". Từ đó buổi sáng trong quán Bánh Bao Bà Năm câu chuyện xoay quanh về văn học. Con người ngồi trước mặt tôi bề ngoài bình dị, chất phát nhưng tâm hồn thật lãng mạng, cái lãng mạng tình tự dân tộc. Con người từng trãi miệt "hương tràm Cà Mau". Tâm hồn nghe như có tiếng sóng nước sông Đồng Nai vỗ vào mạn thuyền như đập nhịp theo câu hò Nam bộ. Suốt thời gian chuyện trò tôi không đề cập gì đến Bà Hội Đồng, Tú Duyên nhưng tôi biết chắc Trọng Phát có kể chuyện bữa cơm chiều tại nhà Lệ Hằng có Sơn Nam, Tú Duyên và bạn bè.

Chú Tư kéo tôi lên lầu của toà soạn. Ông sống một mình và làm việc ở đây. Trong phòng khách tôi đã thấy bức hình Lệ Hằng treo trên vách. Bàn làm việc có hình một cô bé mà tôi đoán là Tú Duyên có lẽ khoảng mười tuổi. Hình Lệ Hằng còn trẻ và đẹp nhưng đôi mắt vẫn buồn như bây giờ. Mái tóc dài vấn quanh trên đầu để lộ chiếc cổ cao. Chú chỉ tấm hình cô bé trên bàn "Tú Duyên đó". Giới thiệu với tôi như vậy có nghĩa tôi đã biết Tú Duyên rồi. Tôi nói với ông "Tú Duyên bây giờ cũng còn nhiều nét trong tấm hình này". Hình vợ và con lúc còn trẻ, có lẽ ông muốn giữ kỷ niệm khi còn sống chung với nhau. Ngồi nói chuyện trong tôi cứ muốn kể chuyện thời gian mình sống trong nhà bà Hội Đồng tức nhà bà gia của ông. Chú Tư hình như cũng muốn tôi lưu lại trong phòng của ông lâu hơn. Ông nói hết chuyện này đến chuyện khác từ chuyện hoạt động kháng chiến chống Pháp , đời sống trong bưng...đến hoàn cảnh. Ông kể chuyện rất hay, hấp dẫn tôi ghê lắm vì cái giọng miền Nam và những chuyện kể đều thực. Đã đến giờ tôi phải đi kẽo Nam Trân, Thanh Thiên chờ, vậy mà ông cũng chưa muốn dứt. Hết kể đến hỏi hết hỏi đến khuyến khích. Những câu hỏi không có câu nào dính dáng đến thời gian tôi sống và làm việc ở Rạch Giá. Rõ ràng ông tránh né. Đến khi tôi muốn chào để đi, vừa đứng dậy vừa vô tình lấy tay xoay tấm hình Tú Duyên trên bàn để nhìn, chú lên tiếng: "Thấy Tú Duyên bây giờ vẫn giống lúc trẻ? giống ba không?". Chú không gọi tôi bằng "chú em" nữa mà gọi tên. "Tú Duyên thỉnh thoảng cũng có lên thăm chú". 

Và cứ thế chú kể chuyện Tú Duyên, vẫn không nhắc đến bà Hội Đồng, mẹ Hằng. Biết ông ta muốn tôi khơi mào trước. Tôi đoán không sai nên mạnh dạng "Mẹ Hằng con người của nội tâm và chịu đựng". Tôi đã đánh động đến những gì chôn kín tận thâm sâu của tâm hồn con người nỗi tiếng một thời. Cho hay tình cảm của một con người ai cũng giống nhau, đôi khi muốn chạy trốn đôi khi muốn nhắc đến nhưng không dám tự nhắc đến, phải nhờ bất cứ một ai hiểu mình nhắc đến giùm. 

Và Chủ nhật đó tôi chỉ gặp được Nam Trân vài tiếng tại nhà. Cứ tưởng tượng Nam Trân giận tôi đến cở nào. 


Vòng Sân Cát

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5862)
Miệng tôi cố nhẩm đi nhẩm lại, như học bài thuộc lòng hồi nhỏ: anh em như thể tay chân!
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6172)
Lâm cầm tờ vé số trên tay, mắt dán vào khung hình của máy laptop, hồi hộp dò từng con số của kỳ sổ xố Mega tối hôm qua
15 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8380)
Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn
14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6645)
Tôi không phải là Chữ Đồng Tử nên không thể trồi cát lên gặp nàng công chúa Tiên Dong
10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6593)
dự cảm về sự thay đổi của cuộc đời trong tôi có một mối liên hệ rất rõ nét với tóc.
07 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7900)
Nếu anh chấp nhận được, tha thứ được thì mình sẽ vô cùng hạnh phúc được sống cùng anh
03 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6919)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7522)
Bây giờ, thật chẳng còn gì để ngạc nhiên nữa. Quỳnh hôm qua là Hương hôm nay
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7087)
Tôi nói với bà: mẹ, nếu con và chồng con không sống nổi với nhau, con sẽ về ở với mẹ đẻ
19 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8050)
Quá quen no đủ sẽ thiếu vắng cám cảnh cùng người đói khát. Mải mê ấm áp làm sao thấu hiểu những thân phận cơ hàn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,