CAO THỊ HOÀNG - Cưỡng Bức

14 Tháng Tám 20188:56 SA(Xem: 7677)
CAO THỊ HOÀNG - Cưỡng Bức


1.

Thường lệ, hằng năm cứ đến ngày lễ Phật Đản, trời đổ mưa và vạn vật tươi mát. Năm nay, rất khác - phải nói là rất khác - nóng bức một cách lạ thường: Nắng cháy da người, đồng ruộng khô khốc, giông gió bất chợt gây thiệt hại nặng nề cây trồng và vật nuôi cho nhà nông. Hình như cơ trời có một cái gì đó biến đổi. Hân ngồi bờ ruộng, nhìn năm công dưa hấu tan hoang sau cơn giông buổi chiều hôm trước, buồn thúi ruột. Trúng mùa bông, thất mùa dưa. Rủi may, may rủi, người lương thiện chẳng biết đâu mà lường.

- Giờ nầy, sao chưa về Út Hân?

- Ừ! trời sắp sụp tối rồi!

Út Hân giật mình. Chị Ba Tuyết hỏi là hỏi vậy, chớ giờ nầy chị đã về đâu.

Nắng dịu dần và mặt trời lết qua rặng trâm bầu cuối xóm. Trời đứng gió. Chị Ba Tuyết bỏ thúng xuống, ngồi bên Út Hân.

Chị Ba Tuyết lớn hơn Út Hân gần con giáp. Chị có đôi mắt buồn buồn như khói bếp. Có lẽ, đôi mắt ấy đã hãm đời chị? Nhiều lần Út Hân thắc mắc hỏi chị:

- Mấy ông cán bộ trên huyện dạm hỏi chị, sao chị không đi lấy chồng?

Mỗi lần hỏi như vậy, chị Ba Tuyết cú đầu Út Hân.

- Sao em không đi lấy chồng!

- Có ma nào dạm hỏi mà em đi lấy chồng?

Hai chị em cười rung rinh nắng chiều.

*
Chị Ba Tuyết con gái đầu lòng của bác Bảy Bộ. Hồi ấy, chị là cô gái đẹp nhất xóm, nhà nào gả con cũng mượn chị đi phù dâu. Lần đi phù dâu chị Hai Sánh về miệt Hòn Chồng, chị quen anh Năm Khoa đi phù rễ. 

Theo lời chị kể, anh năm Khoa sinh viên Đại học Cần Thơ, thuộc hàng điển trai, thêm cái miệng có duyên và lời thủ thỉ thì thầm ngọt ngào, nói như hát tình ca. Một thời, chị chết mê, chết mệt!

Má chị biết chuyện, nhiều lần rầy rà, can ngăn. Má nói: ''Chỗ đó, không xứng đâu con, tốt mả rã đám''!

Suốt bốn năm dài, tuần nào anh Khoa cũng về thăm và hẹn nhau ra chòi giữ rẫy. Anh đi, chị thương nhớ anh không chịu nổi đứng cũng nhớ, ngồi cũng nhớ, ăn cũng nhớ và ngủ càng nhớ... Nhớ đến cháy lòng! Chị quyến luyến hơi thở của anh, chị thèm được vuốt ve, mơn trớn, thèm nghe tiếng thầm thì của anh như tiếng nước róc rách chảy len lỏi qua từng khe đá. Có điều, mỗi khi anh chạm và úp mặt vào chốn ấy... thì phản xạ tự nhiên của chị ngăn lại, mặc anh hờn giận, chị nhất định không cho.

Hân tò mò, hỏi:

- Sao kỳ vậy chị? Chị không thích?

- Tau chưa thấy đứa nào ngu như mầy. Thích chớ, sao không thích. 

Thật lòng thì, chị phải nói thèm thuồng trong bụng mới đúng. Cổ họng chị khô chị nuốt nước bọt liên hồi... Chị cố kềm chế và quyết liệt ngăn chặn sự xâm lấn của anh, vì má từng dặn dò: chốn ấy... chứa cái '' áng giá ngàn vàng'', con phải giữ như giữ nhân cách, phẩm giá của mình . Duy nhất, chỉ dâng hiến cho người cùng con thành gia thất.

Im lặng giây lát, chị Ba Tuyết nói:

- Ở đời, cần có cái để mình ngăn, sợ chẳng có gì để ngăn mới đáng xấu hổ.



2.

Anh Năm Khoa thất nghiệp sau khi ra trường. 

Chị nghe người ta nhỏ to: phải chạy, họa hoằng mới xin được việc. Chạy bao nhiêu thì chị không biết, chỉ biết phải có tiền. Lén má, chị gom 5 chỉ vàng dành dụm bảy năm làm của riêng, bán lấy tiền giúp anh chạy.

Một hôm, Năm Khoa hẹn chị ra chòi rẫy có chuyện gấp.

- Chiều mai, chú Mười Mén mời hai đứa mình dự tiệc mừng anh tốt nghiệp đại học.

Năm Khoa chưa dứt câu, chị cắt ngang và ngạc nhiên:

- Anh tốt nghiệp ra trường hơn một năm rồi, đãi với đằng gì nữa? Mắc mớ gì lão Mười bỏ tiền để tiệc với tùng mừng anh?

Năm Khoa ngọng nghịu, biện giải:

- Thì người ta quý mình.

Chị cãi lại:

- Thân phận hai đứa mình có ra chi mà quý?

Chị nghiêm giọng:

- Anh giấu em điều gì?

Năm Khoa gãi đầu, xẻn lẽn:

- Không giấu gì em, anh đưa số tiền của em cho chú Mười để lo bữa tiệc và phong bì cúng bề trên vào tối mai Bề trên hứa: xong xuôi sẽ giúp anh có công ăn, việc làm...

Năm Khoa ngừng lại, dò xét thái độ của chị, nói tiếp:

- Trước sau gì rồi, mình cũng sẽ là của nhau. Em dự tiệc, anh sung sướng và hãnh diện với mọi người về sắc đẹp của em. Và, biết đâu nhờ vậy, anh được bề trên quan tâm đặc biệt.

Năm Khoa bồi thêm lời nịnh nọt:

- Tuyết ơi! tụi mình là một cặp đôi hoàn hảo!

Một ý nghĩ hạnh phúc thoáng qua: từ lâu anh hứa, có việc làm ổn định sẽ cưới em. Chị mừng rơn trong bụng, nhưng vẫn hỏi gặn để khẳng định điều xác tín:

- Anh nói thiệt chớ?

- Thì thiệt chớ, sao lại không thiệt!

Năm Khoa ôm hôn chị ngấu nghiến. 

Nhột quá, chị đẩy anh ra.

- Hôm nay, anh sao hung vậy?

- Thì... mừng chớ sao!

- Anh ơi, em cũng vậy!

Chị hôn anh như mưa bấc, mù trời!

Trước khi rời khỏi chòi rẫy, anh đưa chị chai nước hoa hảo hạng, dặn chị tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới, xịt nước hoa... Chị cảm nhận trong lời anh có điều gì bất thường, khác lạ. Nhưng niềm vui anh có việc làm, sự háo hức dâng tặng anh cái ''đáng giá ngàn vàng'' sau ngày cưới, làm chị không mấy quan tâm.

Chị như cá đã cắn câu...


Lần đầu chị uống rượu - uống rượu vì anh. Bề trên trạc tuổi 50, thân hình vạm vỡ, hộ pháp, râu ria tua tủa trên khuôn mặt dữ dằn, hắn chìu chị vượt mức xã giao, anh năn nỉ chị uống cho hắn vui lòng, hắn thúc ép chị uống ''tình thương, mến thương'' thì mới nhận lời giúp đỡ anh. Hắn dõng dạc tuyên bố: em uống mà anh coi được, tuần lễ sau thằng Khoa có việc làm.

Vì yêu anh, chị cố hết sức đưa rượu vào bụng mình. Mọi giác quan và cảm giác của chị cơ hồ đã tê liệt bởi rượu và cơn buồn ngủ chập chờn... Và, hình như... môi hắn tách rời đôi môi mím chặt của chị. Chị cố ngăn, nhưng không thể cưỡng; nước mắt chị chợt trào ra cùng thân thể không còn mảnh vải che thân, chị giãy giụa chơi vơi...

Giờ thì, chị không có ý thức phản kháng hoặc đồng tình rõ ràng, dứt khoát. Chị mơ hồ, và bồng bềnh... Chị phát run bần bật, cố kềm, và cố hãm bớt cái cảm giác đột biến rất lạ đang lăm le bùng nổ! Chị hoàn toàn thuộc về hắn!



3.

Sau nầy, chị mới hiểu ra mọi lẽ.

Mười Mén uống nửa ly rượu, nửa ly còn lại đẩy qua Năm Khoa.

- Mầy có chắc con Ba Tuyết còn… không? Lỡ nó đã ‘’tuột cà bắp’’ rồi, tau với mầy sẽ thúi hẻo và khó sống với bề trên. Chết chớ không giỡn chơi nha con! Thời buổi, đàn bà, con gái, hãnh diện tranh nhau trần truồng cho tụi Chệt, tụi Hàn, lựa mua như mua gà vịt... Không dễ dàng gì giữ!

Năm Khoa nói cứng:

- Chuyện gì, chớ chuyện đó con đảm bảo với chú: một trăm phần trăm!

- Mầy lấy cái gì đảm bảo: một trăm phần trăm?

Mười Mén rót thêm rượu, vừa cười, vừa nheo con mắt lé:

- Ê, chú em. Đừng ''một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm'' mà ca sĩ Mai Lệ Huyền hát với Hùng Cường nha mậy!
Năm Khoa ngà ngà say, giọng nhừa nhựa.

- Cháu và Ba Tuyết yêu nhau đến nay đã bốn, năm năm. Yêu cái thời em nó bước qua tuổi 16. Cháu làm gì cũng được, thậm chí ở truồng nằm với nhau . Nhưng khi chạm vào chốn ấy... không thể được. Tuyết nói mẹ dặn: cái ''đáng giá ngàn vàng'' chỉ dành cho chồng sau khi đã cùng uống rượu giao bôi. 

Nhiều lúc cháu… Tuyết nói không là không.

Thật ra, Năm Khoa rất lo ngại, bao lần chưa dám táo bạo thực hiện mưu kế do Mười Mén vạch ra. Năm Khoa thuộc lòng câu truyền miệng của mấy đứa bạn hồi học Cần Thơ: ''liều ăn nhiều''. Phải biết nhẫn tâm, vô đạo, mới mong đạt được quyền lực, giàu sang. Mười Mén thường nói khi uống rượu: ‘’ Sống theo đạo, không gạo mà nấu’’. Ngẫm nghĩ thực tế cũng đúng thiệt: nhà mình với nhà em Tuyết sống theo đạo, lương thiện, đàng hoàng với mọi người, nghèo vẫn nghèo, mạt vẫn mạt!Mười Mén lõi đời , đọc được tâm trạng của Năm Khoa.

- Mầy sợ à! Có gì mầy sợ? Chuyện chỉ có mầy và tau biết. Sếp làm xong là quên. Kỳ nầy chú mầy gặp may. Sếp cần xả xui lấy số hên mong thoát nạn.

Tụi Chệt Chợ Lớn bày: giải hạn thì phải… Sếp bí mật nhờ tau. Nói vậy chớ bí mật cái con mẹ gì, mấy chả chơi rần trời đất. Quyền lực, tiền bạc là trên hết. Thương chú mầy nghèo khó, lo học hành, tau giúp vậy thôi! Chần chừ thì đứa khác nhảy vô! Thiếu mẹ gì chú em!

Năm Khoa ngồi im, rịn mồ hôi trán. Mười Mén vừa thuyết phục, vừa tấn công:

- Mầy đưa tau số tiền đủ mua 5 chỉ vàng nữ trang thiếu tuổi, chỉ là tiệc nhậu chào sân và một ít tiền lộ phí cho sếp. Tau làm sao ''sái đậu thành âm binh? 

Năm Khoa nói lơ mơ:

- Nhưng mà... cháu thấy tội nghiệp em nó quá! Tuyết giữ là dành cho… Thiệt tội lỗi!

Mười Mén quắc mắt:

- Thì tau có ép mầy đâu? Tau được cái gì nào? Thằng bề trên nó ăn, tau chưa chắc được đổ vỏ...!

Mười Mén dịu giọng:

- Cháu à, người ta sòng phẳng với mình. Cháu muốn có việc làm, người ta cần giải hạn. Trao qua, đổi lại vậy thôi! Con Tuyết giữ... cho cháu thì cháu có quyền ‘’tùy nghi xử dụng’’, chỉ là lúc biến phải… vậy thôi! Về sau nếu cần, cháu sẽ xài cái khác ngon hơn, bổ béo hơn. Chú chẳng tin cháu sợ ''tội lỗi ''. Thằng có chữ hay không có chữ, ở thời buổi nầy, đa phần'' mặt dày, tim đen''. Cháu thuộc thằng có chữ, mà sợ tội lỗi chú chết liền!

Năm Khoa gục gặc, đuối hơi.

Mười Mén trở giọng bồi tiếp:

- Mầy muốn có việc làm, đúng không? Mầy không đủ tiền chạy, đúng không? Mầy xuất thân dân đen, thuộc thành phần cùi bắp, đúng không? Mầy ... mầy không có gì hết, chỉ có cái bằng Cử Nhân với 4 năm đeo bám, cộng 12 năm mài đít quần ở Trung Học và Tiểu Học. Tưởng như vậy là có thể làm tôi tớ được sao con?

Mười Mén cười khanh khách:

- Xưa rồi Diễm!

Như để thuyết phục thằng cháu ''gà mờ '', Mười Mén chỉ ra cho Năm Khoa thức tỉnh.

- Có lắm thằng cha ghi lý lịch lớp 2 (lớp tư) từ hồi còn mồ ma của Pháp. Vài năm sau, ghi nhảy cóc tốt nghiệp Phổ thông Trung học (hệ tại chức - năm , 3 lớp). Lụi hụi năm rồi, Sếp học 6 tháng đỗ Tiến sĩ (Trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương) của Mỹ. Lạ một điều, một chữ tiếng Anh để lận lưng lòe thiên hạ cũng chẳng biết!?. Vậy thì, cái mảnh bằng Cử Nhân quèn của chú mầy có nhằm nhò gì trong cái chợ trời chữ nghĩa bát nháo nầy.
Mười Mén dừng lại lấy hơi và uống tiếp Năm Khoa nửa ly còn lại.

- Nhân viên, công chức ngày nay đủ đồ chơi về bằng cấp. Muốn bằng gì, có bằng đó. Bằng giả, hay bằng thật - kiến thức giả - đầy nhóc trong các cơ quan công quyền. Suy cho cùng, chỉ có cơ quan công quyền mới liều mạng xài và chứa các thứ bằng mắc dịch đó. Ngoài xã hội dân sự, đố thằng cha nào dám xài, dám chứa!

Mười Mén kết thúc:

- Mầy phải biết sống tùy thời. Trong cái thời ''đa kim ngân phá luật lệ '' và cái chuẩn mực quái thai đặt ra bất thành văn:’’nhứt hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...’’ thì chú mầy đương nhiên bị loại ra khỏi vòng '' ơn mưa móc'', dù '' cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm''.

Năm Khoa lo lắng:

- Tuyết chống cự, la làng thì sao? Hoặc, gia đình Tuyết thưa kiện tùm lum... thì chết cả đám!

Mười Mén đứng dậy, bỏ ra nhà sau.

Trời trưa oi bức, nóng hừng hực. Năm Khoa đổ mồ hôi nhễ nhại, bứt rứt.

Mười Mén từ nhà dưới bước lên cười bí hiểm. Thực ra, chẳng phải Mười Mén thương yêu, giúp đỡ gì cho Năm Khoa. Số là, biết Năm Khoa đang chạy đôn , chạy đáo tìm việc làm để cưới con Ba Tuyết. Mười Mén kẹt lô hàng buôn lậu gần tỷ bạc ở cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên). Nhờ Sếp giải tỏa, Sếp bảo: muốn giải tỏa lô hàng , phải có ‘’ ái cho Sếp phá giải hạn’’. Việc tùng việc, Mười Mén tranh thủ chớp thời cơ viết kịch bản, sử dụng diễn viên có sẵn, bằng tay nghề của kẻ ''đầu trộm, đuôi cướp'', Mười Mén thừa sức dàn dựng và đạo diễn. Khi con Tuyết bị cưỡng bức thì cùng lúc đó, thằng Năm Khoa cũng lõa lồ ôm con Út tật nguyền - con của lão - trong phòng, kiểu phóng tác theo tuồng tích Lan và Điệp mà, lão mê từ hồi mới lớn. Rượu và thuốc kích dục (mua ở Miên), một ít thuốc gây mê sẽ giúp Mười Mén thực hiện hoàn hảo kịch bản. Vừa giải tỏa được lô hàng, vừa được thằng rể điển trai và tốt nghiệp Đại Học - cái dòng họ lão không có. Lão tính toán chi li thời gian cho Sếp, cho Năm Khoa. Lão tính từng động tác diễn của hai diễn viên chính: Năm Khoa và Ba Tuyết, cùng khởi tiệc và rã hàng nhau khi tiệc tàn.

Mười Mén chia liều lượng và sắp đặt: Sếp mần xong cái mần giải hạn, thì sẽ tức tốc lên xe hơi... vọt! Nửa tiếng sau, thuốc kích dục trong người của con Tuyết sẽ không còn tác dụng. Ba Tuyết tỉnh hẳn, xấu hổ, nhục nhã, sự dơ bẩn tâm hồn, thể xác sẽ làm Ba Tuyết trốn chạy ngay khỏi hiện trường. Và, chắc chắn cắn răng, im lặng không dám hé môi. Lúc đó, Năm Khoa còn trần truồng như nhộng, rượu và thuốc mê làm cho Năm Khoa phải gần sáng mới tỉnh. Dấu vết Sếp cưỡng hiếp Ba Tuyết, biến thành dấu vết Năm Khoa cưỡng hiếp cô gái Út tật nguyền của lão. Lúc ấy, lão và người nhà ra tay bắt Năm Khoa tại trận. 

Đương nhiên, Năm Khoa sẽ là rể nhà lão.

Mười Mén ngồi gần Năm Khoa.

- Mầy sợ con Tuyết chống cự à! Sức đâu chống cự? Dù có chống cự đi chăng nữa, cũng chỉ chống cự giây phút đầu tiên thôi - khi mà lý trí còn hoạt động - Nhưng, đến lúc bản năng trỗi dậy, chú mầy yên tâm, con Tuyết sẽ thống cảm và thống khoái, rồi hợp xướng cùng Sếp thành bản giao hưởng tình yêu tuyệt vời...!

Mười Mén cười, nụ cười bí hiểm.
- Và, nó sẽ cảm ơn mầy, đồng thời, sau cuộc mây mưa - dù là cuộc mây mưa cưỡng bức - nó sẽ chợt ngộ ra: Mầy là thằng đàn ông ngu, rất ngu!. 

Trấn an Năm Khoa, Mười Mén lên giọng:

- Thưa kiện? Thưa ai, kiện ai? Nó trải qua tuổi 20 rồi, con ơi! Nhục làm sao dám kiện thưa? Im lặng là thượng sách!

Mười Mén hớp một hớp rượu:

- ''Con kiến mà đi kiện củ khoai'', Sếp bỏ tù rục xương!

Mười Mén nói chắc cứng

- Yên tâm đi, thằng con rể... của tía!



4.

Đời chị chẳng khác gì người ra biển khơi vào mùa gió chướng. Tay lái phải vững và nhịp nhàng với lật buồm nương gió: khi lật buồm phải ,lúc lật buồm trái và phải biết xả gió khi buồm đã no Mùa gió chướng ở quê nhà mà thiên hạ thường gọi gió mùa đông bắc , nó dâng mặn tràn vào vùng ven biển phá hoại mùa màng, nhưng không có nó thì cũng không được. Vạn vật dường như cần có nhau, tương tác nhau, lợi hại đều quyện vào nhau, thúc đẩy nhau.

Sau khi bị cưỡng bức chị lê bước về nhà lúc nửa đêm về sáng. Chị không dám gọi má mở cửa, nằm một mình ngoài cây rơm với đôi trâu bạn cày của chị . Sương khuya làm chị tỉnh táo, chị không oán hận ai - kể cả anh Khoa - người mà chị yêu hơn mạng sống của mình.

Chị lầm lũi sống, chấp nhận trả cái ''đáng giá ngàn vàng'' cho một mối tình vụng dại, bị tình nhân vô cảm bán đứng khi trái tình yêu đã vào độ chín mùi.
Mấy chục năm qua, hình ảnh anh Khoa mờ nhạt dần và chị quên mất. Chỉ có hắn, chị không thể quên. Hắn đi theo cuộc đời chị, dường như chị ở đâu, hắn ở đó, chẳng khác bóng với hình. Chị cố quên hắn, càng tăng nỗi nhớ. Nhiều đêm thao thức một mình, chị rạo rực bởi mường tượng ra những động tác biểu diễn rất điệu nghệ của hắn, trên thân thể chị với bao cảm xúc bồng bềnh, mơ hồ... Từ chống cự quyết liệt, không hiểu vì sao chị chuyển sang hợp tác với hắn. Hợp tác một cách nhiệt tình? Càng tuổi về chiều, chị càng mong được gặp lại hắn - dù chỉ gặp một lần - Chị mâu thuẫn với chính mình chăng? Chị không thể lấy chồng, bởi hắn đã vào tận chốn ấy... cướp phá cái ''đáng giá ngàn vàng'' của chị. Dù hắn cướp hay chị tự nguyện dâng hiến, chị vẫn coi hắn là chồng! Cái chỗ tối tăm nhất của cuộc đời chị lại chính là cái chỗ sáng nhất của vô thức! Có lẽ vì thế mà triết học Freud đã không ngần ngại lặn sâu vào cõi vô thức của nhân gian và gọi nó bằng thuật ngữ “libido” như là một động lực dẫn dắt đời sống của con người từ cõi thẳm sâu…

Hân thương chị, biết chị ở vậy chờ hắn, ở vậy nuôi mẹ già và đàn em nhỏ nên thường an ủi chị những đêm buồn canh rẫy.

- Chị ơi! mất trinh còn nết, vẫn hơn lắm kẻ mất nết lê lết theo tiền dơ bẩn!

Nghe Hân nói, chị thường cằn nhằn: 

- Mình cần có cái nhìn giảm khinh. Bởi, có gì chắc rằng họ tự đánh mất nết của họ?

Chị chậm rãi lý giải:

- Đời người rồi ai cũng nếm cái mùi đó... một lần. Và, cũng chỉ một lần... đầu đời thôi! Hiến dâng hay cưỡng bức, dẫu có khác nhau về hành vi, nhưng chị tin sự thống khoái nhất định tuyệt cùng... rồi thì cũng giống nhau!

Chị Tuyết kéo Hân đứng dậy, nói bâng quơ:

- Cảm xúc bị cưỡng bức, có khi nhớ muốn chết…, nhớ dai dẳng và có lẽ, nỗi nhớ hơn hẳn cả tự nguyện hiến dâng!

Trên đường về nhà, dưới ánh trăng mười chin, hai chị em sánh vai nhau. Hân tặc lưỡi: 

- Dù sao thì chị cũng đã trải qua... Trải qua rất người! Chị may mắn hơn em!.

CTH.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 559)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 542)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 420)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 505)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 623)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 546)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 936)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 616)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1073)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1009)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,