VĨNH THÔNG - Nhẹ Nhàng Như Mây

15 Tháng Mười 20189:29 SA(Xem: 5723)
VĨNH THÔNG - Nhẹ Nhàng Như Mây

Vậy là chồng chị Tư chết thiệt rồi. Nghe đâu chết vì ăn nhầm mấy cái nấm độc gì đó. Cũng chưa biết rõ nữa. Nhưng biết chắc là nhà chị không lo nổi đám ma. “Thôi thì hàng xóm người góp một ít, mua cho anh Tư cái hòm coi cho được”. “Ờ… Hay là mình xin tiền mấy ông Hội Chữ thập đỏ hay quyên tiền chỗ mấy doanh nghiệp ngoài chợ giùm chị Tư, coi ra cũng được một mớ à!”… Những người hàng xóm đang ngồi bàn tán ở quán cà phê không xa nhà chị Tư, mắt không rời ngôi nhà. Lúc nầy, thi thể anh Tư vẫn chưa được chở về.

Nửa tiếng sau, chiếc xe cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ đưa anh Tư về nhà trong tiếng hú hú ghê rợn. Anh nằm thanh thản trên băng ca, mặt còn ngước lên nền trời trong vắt. Trên cái mặt xanh tái ấy nổi lên những đốm đỏ đỏ đã nhạt. Mắt anh không nhắm nghiền mà hơi hé ra. Những mụ hàng xóm khẽ bàn tán: “Chết không nhắm mắt!”. “Phải rồi, tự dưng ăn bậy rồi chết, tới chết mà cũng không biết mình chết vì cái gì thì làm sao nhắm mắt được”. Người cãi lại: “Bậy, hi hí ra thôi chứ không nhắm hồi nào”.

Vài ba người đàn ông mặt nhớn nhác vội vã chạy đến khiêng băng ca vào nhà, vội vã đặt xác anh Tư xuống chiếc giường đã được chuẩn bị sẵn. Chị Tư chạy đến ôm ghì lấy chồng, giật giật. Chị khóc rất lớn, vùi mặt vào cái lồng ngực rắn rỏi đang lạnh ngắt kia. Vài người thấy chị cứ ôm xác chồng sợ anh đau đớn nên gỡ tay chị ra, nói mấy lời an ủi: “Để anh ấy yên nghỉ chị à!”. Một lúc khá lâu sau, chỉ khi thật sự bình tâm lại chị mới vội vàng lo việc lau mình, thay đồ cho anh. Tấm mền mỏng được kéo lên, đắp ngang người anh Tư.

Chị mong cho chồng mình đỡ phải chịu cảnh lạnh lùng nơi chốn âm ty chăng?”. “Mà âm ty hay thiên đàng, cũng chưa ai biết được?”. Thôi thì cứ như anh bạn kế bên: “Đừng nói ba xàm nữa cha nội!”. Trong nhà, mọi việc vẫn diễn ra một cách lặng lẽ, u uất.

Hàng xóm không nỡ nhìn vào mặt đứa con còn bé xíu của anh. Ngơ ngác. Sợ hãi. Nó không biết người ta đang làm gì cha nó. Cha nó ngủ và người ta đến chọc cho thức, có lẽ chỉ vậy! Bà Chín mẹ của chị Tư nãy giờ không nói nhưng mắt đã rơm rớm. Cái chết của con rể quá bất ngờ với bà. Tiếng sấm chớp rền vang ở một nơi nào đó xa xôi lắm đang đánh ầm vào đầu bà.

Tiếng sấm ở đâu? Nơi xa xôi nào? Bà cũng không biết. Trời hôm nay rất đẹp, không có mưa giông, nhưng trong đầu bà lại nghe rõ mồn một những thứ thanh âm đổ nhào đó. Bà quỵ xuống giữa đám đông, cái đầu bạc phếch gục xuống chừng như sắp ngất. Nhưng bà không ngất. Hai hàng nước mắt lúc nầy đã chảy dài, đánh độp xuống rồi ngấm vào đất. Cả những giọt già nua ít khi xuất hiện và lần nầy chỉ dành cho anh Tư, nhưng chúng cũng có số phận như anh: âm thầm, bất chợt và lặng lẽ kết thúc. Đến khi chị Tư choàng lên đầu bé Ngọc tấm khăn sô trắng, bà Chín mới đứng dậy, ôm chầm lấy nó, nấc lên nghẹn ngào. Tội nghiệp, con nhỏ mới bốn tuổi.

Cái sân không rộng mấy trước nhà chị Tư ngày càng đông người. Hàng xóm ở gần, ở xa đến viếng anh, tiễn một người quen về chốn lạ. Ông Ba già chuyên tụng kinh cầu siêu cho các đám ma nay đã sắp bước sang tuổi bẩy mươi còn lội bộ hơn cây số xuống đây để tụng kinh cho anh. Ông nói: “Tại tao thương nó, nghèo mà biết chịu khó, cũng tội. Mà, cái số!”. Xung quanh chỉ có tiếng khóc và vài câu rất nhỏ lọt ra từ miệng của những người hàng xóm đến phụ giúp trong đám. Tiếng chuông mõ vẫn đều đều. Phía ngoài xa kia, những con sóng cứ đánh ì ầm vào bờ đất ven sông, chừng như cái bờ đất nhỏ ấy sẽ sụp xuống và trôi theo con sóng bất cứ lúc nào.

Anh chị Tư dọn đến xóm nầy chừng vài năm nay. Sau khi cưới nhau không bao lâu, hai vợ chồng cùng người mẹ vợ rời quê, dắt díu nhau đến xứ nầy làm ăn. Cái xứ mà đến tên nghe cũng lạ: Sóc Chét. Từ trước đến giờ chị Tư chưa bao giờ nghe nói về nó chứ đừng nói là nghĩ đến một ngày nào mình sẽ đến nơi nầy. Nơi đó ra sao? Cả anh chị đều không biết.

Vậy mà cả gia đình đã gắn bó một khoảng thời gian khá dài trên mảnh đất nầy. Để rồi hôm nay, chính mảnh đất nầy lại tiễn anh vào lòng nó. Tám năm cho một cuộc sống chật vật. Tám năm cho cái nhà nhỏ lụp xụp, hay nói đúng hơn là cái chòi lá, và một đứa con. Tám năm cho một chữ nghèo. Dường như, anh chị Tư là gia đình nghèo nhứt xóm Sóc Chét nầy. Mà, nghèo thật! Đến cọng rau, con cá là thứ dễ kiếm ở vùng mênh mông trời nước nầy, vậy mà đối với gia đình anh cũng là chuyện khó. Chồng phụ hồ, vợ cắt cỏ mướn, nhà còn một mẹ già và đứa con nhỏ, không có tài sản gì hết. Đó là tất cả những gì người ta biết về anh.

Ai ai cũng dụi mắt liên tục. Không phải cay vì khói hương tràn ngập khắp căn nhà lá ọp ẹp mà đắng lòng cho chị Tư cùng người mẹ già và đứa con xấu số. Bốn giờ chiều, người ta đưa linh cữu anh về với đất. Cũng lặng lẽ như cái ngày anh đến đây. Sau khi mọi việc xong xuôi, hàng xóm còn nán lại chia buồn với gia đình một lát rồi nhà ai nấy về. Buổi tối đó, căn nhà nhỏ của chị vốn đã ảm đạm nầy nay lại còn ảm đạm hơn. Ánh sáng đỏ le lói phát ra từ cái đèn dầu nhỏ xíu trên bàn thờ anh Tư. Con Ngọc cứ khóc riết. Nó không biết gì, nhưng có lẽ đông người quá, ngột ngạt quá làm nó sợ. Mà không chừng, nó thấy mẹ và bà ngoại nó khóc nên khóc theo cũng nên?

Vậy là lại hết một kiếp người…



Xong chuyện tuần thất cho anh Tư cũng hơn hai tháng. Lúc nầy, gia đình chị Tư càng túng quẫn hơn. Tuy hàng xóm có quyên góp được chút tiền, Hội Chữ thập đỏ cũng cho được một ít, nhưng có thấm vào đâu. Đã mấy ngày rồi cả nhà chỉ húp cháo với nước mắm. Có bữa nào đổi món thì cũng chỉ được ăn cơm với mớ rau bình bát, rau dền, đọt nhãn lồng… hái ngoài sau hè. “Tội nghiệp má, già rồi, cứ ăn vầy hoài sao chịu nổi” chị nghĩ mà thương cho cái thân hèn mọn của mình. Giờ đây, hình như chị nhận ra rằng tim mình còn đập, máu vẫn còn chảy, nhưng lòng mình thì đã chết tự bao giờ rồi.


Bà Chín đang chiên cá ngoài sau. Bữa nay anh Thân bên hàng xóm đem qua cho mấy con cá, cũng đỡ. Nhờ anh Tư lúc còn sống có tình có nghĩa với xóm giếng nên bây giờ họ cũng sẵn tay giúp chị trong lúc khó khăn nầy.

Chị đứng nép bên vách, khẽ nhìn người mẹ già của mình, trong đầu cứ cuộn lên biết bao suy nghĩ. Tóc má bạc nhiều vậy hồi nào vậy trời? Mới ngày nào dọn đến đây, bà chỉ sáu mươi, tóc mới bạc lâm râm vài sợi, vậy mà bây giờ đã trắng phếu. Nhìn trên lưng bà Chín, chị thấy áo của mẹ mình đã thâm kim, những đường chỉ xổ ra nhiều rồi. Chị ngớ người ra. Ừ thì, trước giờ má chỉ có vài bộ bà ba, chị có sắm sửa được gì thêm đâu. Mặt má cũng nhăn nhiều rồi, thỉnh thoảng, gương mặt già nua ấy lại run run lên, thật nhẹ. Thường ngày chị không để ý, mà có thời gian đâu, giờ nhìn lại… Má mình già rồi, má cần cái vui - nhỏ thôi - đủ để bà sống những ngày cuối cùng nầy. Mà, con cái có làm được đâu? Chuyện cơm áo gạo tiền cuốn chị vào cái vòng lẩn quẩn, tự dưng quên bẵng đi những điều giản dị mà bình an nhứt đang ở cạnh mình.

Thì, má chị đó!

Tiếng xèo xèo từ cái chảo dầu vẫn cứ lặp đi lặp lại trong gian nhà trống.

Bên kia, bà mẹ già cũng đang suy nghĩ lung lắm. Tội nghiệp con nhỏ Ngọc, mới mấy tuổi đầu đã mang cái tiếng mồ côi. “Mồ côi tội lắm ai ơi!”. Mà, cũng tội nghiệp má con Ngọc, chồng chết, nó phải oằn lưng lo cho hai miệng ăn. Lo cho con nó thì phải rồi, mà dè lại còn lo cho cái bà già sống bám nầy, rồi tiền đâu nó lo cái bữa ăn, mai mốt tiền đâu cho con nhỏ đi học. Bà Chín nghĩ mình phải giảm phần ăn lại cho đỡ tiền gạo, rồi ít tắm giặt cho đỡ tiền xà bông, rồi phải… À, hay là kiếm việc làm? Làm cỏ mướn, giặt đồ mướn, đổ rác… chuyện gì cũng làm được hết. Nhưng mà, đi làm rồi má con Ngọc cũng đi làm, vậy ai lo cho con nhỏ? Những dự định ấy cứ quẩn quanh trong tâm trí bà.

Nắng chiều chiếu thẳng về phía hai mẹ con bà Chín, cái bóng của hai người càng mờ mờ và dài hơn như một khối đen nặng oằn đang đè lên mái nhà xiêu vẹo ở cái xóm Sóc Chét nầy. Phía trước nhà, thỉnh thoảng có tiếng gió chao mình, lượn lờ, lèn vào mọi ngõ ngách của những lùm cây. Hàng cây trơ trọi thỉnh thoảng lại rơi thêm một vài chiếc lá vàng, xào xạc, nghe khô khốc.

Thật lâu sau, khi nướng xong mấy con khô, bà Chín quay lại mới thấy chị Tư đã đứng nép bên vách tự hồi nào. “Ủa, con đứng đây hồi nào vậy?”. Hai má con nhìn nhau, buồn buồn. Hình như ai cũng muốn khóc mà khóc không được, không ai muốn đè nén bất cứ cảm xúc nào trong lúc nầy mà lòng thì bảo phải đè nén lại. Chi mà khổ vậy trời?

Chị Tư bỏ ra cái chõng chỗ con Ngọc đang nằm ngủ, ý nghĩ phải kiếm một việc gì đó để làm đang dần manh nha trong đầu. “Cứ làm cỏ mướn lay lắt qua ngày vầy sao được? Hay là đi thành phố tìm việc?”. Cái ý định liều lĩnh đó làm lóe sáng lên trong đầu chị một tia hy vọng. “Nhưng mình phải bỏ má, bỏ con Ngọc sao?”. “Mà cứ ở đây như vầy hoài làm sao đủ sống?”. Chị Tư nghe người nóng bừng, tất cả suy nghĩ của chị như cứ chờ dịp vỡ tung ra để khỏi phải phân vân chuyện đi hay ở.

Nơi nầy, tám năm trước cả nhà chị đã khăn gói đến đây, chỉ mong tìm được một chốn náo thân, làm được chút tiền lo cho con nhỏ. Tám năm trời sống ở đây, mỗi ngày mấy lượt đi vòng quanh cái xứ cù lao nầy, đến nỗi gần như nhà nào cũng quen thuộc, bà con lối xóm ai cũng biết anh chị và cũng thương yêu. Vì anh chị nghèo. Mỗi lần nhận được sự đùm bọc, quan tâm từ xóm giềng, chị thường cười, nói nửa đùa nửa thật: “Xem ra, nghèo cũng là cái phước!”.

Vậy mà anh Tư đã đi, đi về một nơi xa xôi nào đó, để lại ba người phụ nữ bơ vơ giữa cái mênh mông hiu quạnh của chữ nghèo. Rồi số phận họ sẽ đi về đâu? “Nghèo” đối với họ giờ đây chỉ là sự căm thù, sự tuyệt vọng tột cùng trước trớ trêu của cuộc đời. Còn gì đâu… Dường như chị nghe đất dưới chân mình đang run lên từng hồi, như cố níu kéo, cố cản ngăn một bóng hình đang dần mờ nhạt. Chị tự dưng thấy nhớ về cái dáng hình của mảnh đất nầy, mặc dù chị không ở đâu xa.

Thôi thì đã lâm vào cảnh nầy, đành bỏ má, bỏ con, tha phương cầu thực, mong có thể kiếm chút tiền, gởi về cho má với con Ngọc. Dù sao trời cũng không phụ lòng người, tận nhân lực mới tri ra thiên mệnh mà”. Tự an ủi mình bằng một câu nói của người xưa, chị nghĩ mình phải đi. Nhưng mà, cũng còn nhiều do dự lắm.



Chị Tư đến vặn cái đèn dầu lớn lên, rồi ngồi xuống chỏng. Sau một đêm suy nghĩ, chị đã quyết định rồi, phải đi thôi. Có lẽ trong thời gian nầy bà Chín và con Ngọc phải chịu cực một chút, nhưng sau một tháng, làm có tiền rồi chị sẽ gửi về lo tiếp gia đình. “Tội nghiệp, không có mình chắc má phải bương chải lắm để lo cho con Ngọc. Ráng nghe má, ráng một thời gian thôi nhà mình sẽ đỡ khổ hơn một chút”, chị lẩm bẩm.

Chị nhìn về phía người mẹ già đang ngồi ngoài sân, nhìn lâu lắm, như muốn tận hưởng tình cảm lan tỏa từ người đã chăm bẵm cho mình từ lúc mình còn là một đứa trẻ đỏ hỏn cho tới khi trở thành một cô gái đôi mươi, và bây giờ là quả phụ. Người đó, chị biết rằng ngày mai mình sắp phải xa. Chị lại đến ôm chặt lấy con Ngọc, thương xót cho thân phận của nó. Chị hôn lên má nó, lên trán nó, cứ ôm mãi không muốn rời.

Lát sau, bà Chín đem đến cho con Ngọc một củ khoai, con nhỏ bụng đói cồn cào, chồm lấy củ khoai thật nhanh. Chị Tư lườm nó:

Ngọc! Để củ khoai cho ngoại ăn đi con!”.

Nó nhìn chị Tư rồi nhìn củ khoai, nói nhỏ:

Con đói bụng!”.

Hai má con nhỏ phụng phịu đòi ăn, tay thì vẫn ôm ghì củ khoai. Chị Tư phải la lớn:

Ngọc! Má nói con để củ khoai cho ngoại ăn sao con lì vậy? Đưa cho ngoại đi!”.

Chị vỗ nhẹ vào mông nó rồi giựt lấy củ khoai đưa cho bà Chín:

Chắc má cũng đói rồi, má ăn đi! Con Ngọc còn nhỏ nó chịu được mà, đói chút đâu có sao”.

Con Ngọc khóc ré lên, như muốn đòi lại củ khoai mà nó cho là của mình, chị Tư tiếp tục đánh vào mông nó, nó lại càng khóc lơn. Bà Chín cầm củ khoai mà mắt rơm rớm nhìn con Ngọc, bà đưa củ khoai cho nó:

Thôi, con ăn đi, ngoại không đói!”.

Bà tự từ lột vỏ củ khoai đút cho cháu mình, không để ý rằng chị Tư đã khóc tự lúc nào.

Ngọc! Con… thương má hông?”.

Dạ thương!”.

Cái miệng nhỏ nhỏ của con Ngọc chầm chậm phát ra cái từ thiêng liêng nhứt, mà có đánh đổi cả đời vì từ nầy, chị cũng chấp nhận. Chị nhìn nó, hai hàng nước mắt càng chảy mạnh hơn.

Trời ơi!”.

Buổi tối gió thốc, căn nhà của chị Tư như cũng run run từng hồi. Chị cảm thấy lòng mình đau quặng. Cứ mỗi giờ qua đi lại thấy dường như buổi tối nầy cứ rộng ra mãi theo. Đôi mắt chị Tư cứ nhìn đăm đăm ra con đường đất cặp bờ sông, con đường ấy vài ba hôm nữa thôi sẽ chỉ còn hai cái bóng một già một trẻ liêu xiêu trơ trọi giữa xóm khổ nầy. Trên kia, trăng vẫn dát vàng vài mảnh mỏng manh trên nền trời.

Sáng hôm sau, trên con đường gió thổi ngược, người ta thấy một người phụ nữ quen quen leo lên chiếc xe khách. Chiếc xe lao đi rất nhanh, để lại một làn khói mờ mờ cứ quần trên mặt đường. Ra đi, nhẹ nhàng như một vệt mây mỏng vừa bay qua.

Đó là một buổi sáng bình yên…



Cù lao Năng Gù, 3/4/2011
VĨNH THÔNG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 234)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 390)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,