VĨNH QUYỀN - Vụ Nổ Vũ Trụ

10 Tháng Mười Hai 201810:00 SA(Xem: 6053)
VĨNH QUYỀN - Vụ Nổ Vũ Trụ

"Khác cách nhìn các nhà thiên văn trước đó về một vũ trụ không thay đổi, Edwin Hubble thấy vũ trụ mở rộng theo thời gian, ngày càng tối hơn, lạnh lẽo cô đơn hơn, mỗi hành tinh trở nên xa vắng hơn với những hành tinh khác từng cuốn hút nhau, để cuối cùng là viễn cảnh băng giá toàn trị; nhưng vũ trụ vẫn tiếp tục hành trình mở rộng không ngừng, và đến một giới hạn nào đó, tự xé tan từng mảnh, nhỏ đến đơn vị nguyên tử cuối cùng; cũng có thể không xảy ra vụ nổ như một quả bóng căng nếu vũ trụ mở rộng với tốc độ chậm, ngược lại, khi lực hấp dẫn triệt tiêu, vũ trụ sụp đổ vào chính nó".

Chấm câu. Không buồn đọc lại, Khanh rời mắt khỏi màn hình máy tính, ngả người vào lưng ghế, châm điếu Marlboro. Anh thung dung hút thuốc, lơ đãng nhìn khói xanh thơm bay tuồn qua cửa sổ, nhập vào vòm lá phong vàng thu ngoài kia. Viễn ảnh một vũ trụ mà Uyên vợ anh dự cảm buồn lạnh quá, làm anh kiệt sức, không thể tiếp tục dịch thêm dòng nào dù ngày làm việc chỉ mới bắt đầu.

Sau gần nửa năm sống ở Mỹ, mấy ngày gần đây Khanh mới được nhả khói bình thường như hồi còn ở nhà. Trước đó anh phải ra hiên hút thuốc theo thông lệ không thành văn ở nhà Uyên. Khanh đã lo lắng nghĩ đến cảnh tiết đông sắp tới: anh phải trùm áo da, đội mũ bước ra khỏi ngôi nhà được sưởi ấm với điếu Marlboro chết tiệt. Giải pháp bỗng đến khi anh giúp vợ chuyển những thùng đựng đồ cũ lên tầng gác áp mái. Căn phòng trên đó cao ngang với tán lá những cây phong già trong vườn. Anh đã nán lại ở đó ngắm qua cửa sổ sắc màu mùa thu nước Mỹ và thư thả hút thuốc. Cũng vào thời điểm đó, nhân lúc Uyên nghĩ ra một cách giúp anh đỡ thấy ngày tháng trống trải là dịch sách, anh đã chọn căn gác áp mái làm phòng văn, một nơi không gây phiền ai bởi khói thuốc lá hay những thứ linh tinh khác.

Yêu văn chương nhưng Khanh biết khả năng ngữ văn một giảng viên vật lý như anh khó lòng chuyển tải sáng tác Anh ngữ sang tiếng mẹ. Cuối cùng Khanh nghĩ tốt nhất, và cộng với chút tò mò, là dịch sách của Uyên mới xuất bản, phát triển từ luận án tiến sĩ. Nhưng giờ thì Khanh thấy công việc tưởng có thể giúp anh giết thời gian và lấp khoảng trống vợ vắng nhà dài ngày là không hiệu quả, thậm chí đang làm anh phát ốm.

Ngoài kia vòm lá phong giờ trở nên vàng rộm trong ánh nắng đã mạnh hơn. Thỉnh thoảng có chiếc lá đỏ au buông mình thinh lặng. Tự nhiên Khanh nhớ tựa sách của Paustovsky đọc thời sinh viên, “Một mình với mùa thu”.

Giá như viết được một cuốn tùy bút hay thứ gì đại loại như thế, Khanh sẽ không ngần ngại dùng nguyên cái tựa ấy, vì nó đúng với anh lúc này quá. Một lát, anh ngẫm có thể thêm một chữ cho khỏi phạm quy, “Một mình với mùa thu xa”. Đốt nối điếu thứ hai, chợt nảy ra “Một mình với Marlboro”. Ừ, tựa này có vẻ không rập khuôn mà vẫn đúng với tình với cảnh đây, Khanh nghĩ thế, rồi bật cười vì ý nghĩ quẩn quanh vô bổ của mình. Dụi tắt điếu thuốc hút dở, anh bật dậy, quyết định đi tìm một quán rượu, dù chỉ ngồi một mình và tiện thể ăn trưa, khỏi nấu nướng lỉnh kỉnh.

*

Dự cảm lực hấp dẫn của vũ trụ đang yếu dần trước năng lượng tối khiến các hành tinh bị đẩy xa ra mãi vào vùng tối lạnh cô đơn cứ lởn vởn trong đầu Khanh từ lúc anh lái xe rời thị trấn Rừng Phong để đi tìm quán Đồi Thông, nơi có lần anh được Uyên đưa đến uống rượu vang Pháp mà anh rất ấn tượng. Cảnh báo về thảm họa vũ trụ có thể xảy ra trong hơn năm tỷ năm nữa hẳn sẽ không tác động Khanh đến thế nếu nó không do Uyên viết ra. Cứ như là Uyên viết cho anh. Viết về những ngày này giữa anh và Uyên, về quan hệ vợ chồng ngày mỗi mở rộng, lực hấp dẫn giữa hai người dần mong manh không cưỡng. Con người có thể là vũ trụ thu nhỏ nhưng vẫn là con người. Khác với các hành tinh hoang lạnh khi phân tán, con người có thể yêu thương mãnh liệt qua nghìn trùng xa cách mà cũng có thể lạnh nhạt khi bên nhau dưới một mái nhà, trên một chiếc giường. Con người còn muốn và có khả năng che giấu sự lạnh nhạt đó. Vì nuối tiếc những gì đã có, vì tôn trọng nhau và còn vì mong cải thiện được điều tồi tệ đang xảy ra. Nhưng cũng như vũ trụ mở rộng mãi sẽ đến thời điểm kết thúc, tự xé tan ty tỷ mảnh mà Uyên đã dùng thuật ngữ Big Rip để mô tả trong sách của cô.

47398084_150713555896564_430508318952259584_n

Khanh nhớ đã nôn nóng, đốt cháy mình thế nào trong đêm Uyên đón anh từ sân bay về nhà sau hơn mười năm cách biệt. Trên xe anh cảm nhận được sức nóng từ Uyên ngồi bên, như than vùi dưới tro. Hai người đã nhập vào nhau gấp gáp, toàn tâm toàn lực ngay trên thảm phòng khách rồi sau đó mới dần lai tỉnh để vuốt ve nhau, khóc vùi trong tóc nhau. Phòng ngủ Uyên chăm chút từ hai tuần trước chỉ được sử dụng vào rạng sáng hôm sau. Nồng ấm ấy không nuôi được lâu, nguội dần theo thời gian. Trong hai người, ai cũng hiểu điều đang xảy ra nhưng cố lãng tránh, chờ phép lạ cứu rỗi. Cuối cùng, với tinh thần phương Tây hun đúc bao năm, Uyên là người lên tiếng trước.

Hôm qua, trước khi bay đi Úc dự chương trình nghiên cứu ba tuần tại đài quan sát thiên văn Siding Spring, Uyên bất ngờ phá vỡ bầu khí yên tĩnh giả tạo. Không biết vô tình hay cố ý, Uyên làm điều ấy ngay sau khi hai người gần gũi, một trong những lần thưa thớt trong mấy tháng gần đây. Uyên rời Khanh đến trước gương lớn, ngắm bản thân một lát, hỏi trổng: Anh lên giường với nó rồi phải không?

Nó ở đây được hai người ngầm hiểu là Phượng, em gái Uyên. Khanh nhìn Uyên một lúc cả trước lẫn trong gương trong im lặng, thấy thèm một điếu Marlboro nhưng lúc này không thể rời khỏi giường để leo lên căn gác áp mái, rút vào cõi giới riêng anh. Trong tư thế nửa nằm nửa ngồi gần như bất động và với vẻ nhẫn chịu của người có lỗi anh tiếp tục nhìn Uyên.

Nó như em cách đây mười năm, đúng không? Uyên hỏi, tiếp tục ngắm bản thân, rồi đột ngột chuyển sang một hướng bất ngờ: Không hiểu sao ba má sinh hai chị em cách nhau đến mười năm.

Giọng vô tâm của Uyên khuyến khích Khanh lên tiếng: Ừ, mười năm, em biết rồi đó, mười năm.

Mười năm… Có đáng không chứ?

Khanh không biết Uyên hỏi anh hay tự hỏi, hỏi có đáng tìm cách cư trú ở Mỹ hay có đáng bỏ công bảo lãnh và chờ đợi anh trong chừng ấy năm?

Phượng không có lỗi. Cuối cùng Khanh nói thành lời. Và chính em nhờ Phượng chăm sóc anh. Có những thứ đến tự nhiên khó cưỡng được. Nhưng em phải biết bọn anh đã cố vượt qua tất cả, giữ gìn trong nhiều năm, cho đến khi không còn hy vọng gì, rồi đùng cái, Sở di trú Hoa Kỳ…

Em cũng bị bất ngờ đó thôi. Uyên ngắt lời Khanh bằng một giọng khó hiểu, mở tủ lấy chồng khăn, bước về phía buồng tắm.

Mấy giờ em đi? Khanh hỏi vọng qua cánh cửa kính mờ vừa khép hờ sau lưng Uyên.

Dạ sáu giờ chiều.

Mặc kimono, Khanh bước đến chiếc bàn kê cạnh cửa sổ, rót ly scotch, uống cạn một hơi trước khi tiếp: Anh đưa em ra sân bay.

Hả? Thôi khỏi, ngoài đó xe cộ khiếp lắm. Mà anh vẫn chưa quen đường.

Thì cứ đi cho quen.

Nỗ lực cải thiện tình hình tiểu vũ trụ của Khanh chỉ được đáp lại bởi tiếng rào rào vòi sen. Nước nhanh chóng bắn ướt tấm kính cửa mờ khiến những đường cong của Uyên hiện rõ nét hơn. Nó làm anh nhớ Phượng và nhớ cả thói quen luôn cài then cửa buồng tắm của Phượng, kể cả sau cái ngày hai anh em phá rào. Khanh nghiệm ra số mình luôn mắc kẹt giữa hai người đàn bà này, giữa hai nỗi nhớ nghìn trùng. Ngày ở nhà nhìn Phượng nhớ Uyên, giờ ngược lại. Nhưng vẫn có cái khác khắc nghiệt, ở nhà anh thường nói với Phượng về nỗi nhớ Uyên và nhận được nơi Phượng lời lẽ cử chỉ an ủi. Còn ở đây nỗi nhớ Phượng trở thành bí mật khao khát trong anh. Ngọt ngào, cay đắng và câm lặng.

Uyên vừa quấn khăn vừa bước ra khỏi buồng tắm. Khanh rót ly scotch trao cho Uyên và trở lại chuyện đi sân bay.

Anh tiễn em ở đây được rồi, em đi chung xe với Ted cho tiện. Uyên đáp sau khi nhấp ngụm rượu.

Ai?

Ted, giáo sư Edwards, người biên tập sách cho em mà anh gặp rồi đó.

À…

Không có Ted bảo trợ, em sẽ không có chuyến đi quan trọng này.

Vậy hả.

Anh dịch đến đâu rồi?

Sắp xong chương ba, Big Rip.

Khanh đáp mà đầu nghĩ đến người đàn ông Mỹ có gương mặt và bộ ria phong trần giống nhà văn Hemingway thời trung niên. Anh tự nhủ vì sao giờ mới nhận ra ánh mắt Ted và Uyên là lạ khi họ nhìn nhau giữa đám đông dự lễ ký tặng sách của Uyên được tổ chức tại trường đại học, nơi Uyên nghiên cứu và giảng dạy.

Khi nào xong chương đó thì email cho em.

Khanh gật đầu nói tất nhiên, rồi băn khoăn: Ở nhà một mình, linh tinh các thứ, chắc thời gian dịch sách chậm hơn dự kiến.

Uyên cười khẽ, nhìn Khanh bằng cái nhìn dành cho đứa trẻ to xác, thì cô vẫn thường nói đùa anh là gã đàn ông luôn cần người khác chăm sóc mà.

Cứ thong thả, lúc nào xong chả được. Uyên nói khi đi dọc hành lang về phía cầu thang.

*

Lên tới đỉnh một dốc cao, Khanh thắng gấp, hiểu mình đã lạc đường, có lẽ bắt đầu ở ngã sáu lối ra thị trấn Rừng Phong. Chìm đắm trong dự cảm về một vũ trụ buồn lạnh, về tình cảnh khó xử giữa hai người đàn bà, anh đã quên bẵng theo dõi các biển chỉ dẫn, cũng như thời gian trôi qua. Trước mặt anh, dưới xa kia là một bờ biển vắng chưa từng gặp kể từ ngày đến vùng này. Sương mù trắng xám ngưng tụ trên mặt biển nhưng có thể thấy đàn hải âu bay lòng vòng nghiêng ngó kiếm mồi, vài ba con thả mình nổi bềnh bồng trên đỉnh sóng rạt rào bất tận. Lúc đó Khanh muốn tin chúng là loài chim di trú.

Cũng chẳng sao, đồi thông hay mênh mông biển khơi thì khác gì nhau? Khanh nghĩ khi anh bước xuống xe, vừa tản bộ về phía biển vừa đốt thuốc hút.

Chưa bao giờ anh biết ơn một điếu Marlboro đến vậy.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7515)
Và tôi, tôi mơ màng những cọng gió đang kết thành những sợi tơ lót ổ cho tôi thêm một mùa xuân nữa trong dòng thời gian.
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7905)
Bây giờ là tháng Năm. Mùa xuân đã trở lại sân đại học nơi anh làm việc. Cây xanh lá trong nắng vàng mềm mại và sân cỏ non mịn màng
11 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8884)
Những ngày thong thả mùa đông thay vì cuộn mình trong chăn, tôi thích ra đường thả mình cho ngọn gió bấc tha hồ cuốn đi
08 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8445)
Chuyện anh y tá có tên là Tá ở nhà tôi cũng có nhiều chuyện vui. Anh Tá ở đâu ngoài Câu Lâu. Lúc đó tôi thấy ngoài cái xã Kỳ Mỹ của tôi, còn những ai ở xa đều xa tít tắp
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9010)
Nhưng vì quá ngu xuẩn nên Nếp Nhăn không biết rằng Thời Gian cũng đồng thời mang đến chúng Cái Chết.
02 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8479)
tôi trở thành người phụ nữ không chồng, không con, không ngực… nếu may mắn, tôi có đứa con của riêng mình thì bé-con ấy sẽ ko bao giờ được thấy bầu ngực của Mẹ nó,
26 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 10214)
Hằng ngày cứ vào giờ cao điểm, khoảng tầm 8 giờ sáng , 12 giờ trưa, hoặc 6 giờ chiều nghĩa là giờ bắt đầu làm việc,
25 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9154)
Hàng năm cứ vào ngày thứ Hai tuần thứ Ba của tháng Tư, cư dân Bang Massachusetts được nghỉ lễ Patriots’ Day (Ngày của người yêu nước)
19 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9416)
Theo làn sóng tị nạn gia đình tôi lưu lạc sang Montréal mà sau này mỗi khi viết về quê hương thứ nhì của mình thì tôi quen gọi là thành phố tuyết.
09 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 8756)
chiều nay, cô Trâm gọi điện thoại kể rằng: thằng-nhóc nó bảo tiền của chị Trang cho rất quý, bắt Mẹ đưa đi mua một đôi giày.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12043)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9020)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8116)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 815)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19083)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8691)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30582)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31803)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,