VĨNH QUYỀN - Bài thơ kiếm sắc

15 Tháng Giêng 20199:16 SA(Xem: 6236)
VĨNH QUYỀN - Bài thơ kiếm sắc


Truyện ngắn 600 chữ này sáng tác tháng 5.1989, đăng Tạp chí Sông Hương số 42.1990, Bửu Chỉ minh họa.


Thời tao loạn, sứ quân cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Môn khách của y quả quyết đấy là điềm ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.

Trương cả mừng, mở kho mộ binh, dựng cờ dưới chân núi Ngọ. Văn nhân dưới trướng tra lục điển cố, đặt tên chữ cho núi. Từ đó dân trong vùng phải gọi Ngọ thành Nghĩa.

50434559_164358814532038_2108770651039858688_n
Bửu Chỉ minh họa.


Nghe các sứ quân khác may gặp vũ khí danh trấn giang hồ, Trương ngủ chẳng yên giấc, những mong nếu không hơn thì cũng được bằng người.

Chờ chẳng thấy duyên kỳ ngộ, y đành gọi thợ giỏi, lệnh rèn kiếm.

Hỏi bao lâu thì xong. Thợ rèn đáp kiếm báu phải luyện ba năm.

Trương lắc đầu bảo đến lúc ấy e cục diện đã an bài.

Cánh võ biền thưa: Tướng quân không cần thuật luyện kiếm, việc đánh giết đã có chúng thần.

Cánh văn nhân phản đối: Nhưng xưa nay vẫn cần bảo kiếm trấn quốc.

Thợ rèn lên tiếng: Vậy cần linh hơn quý.

Trương thở dài: Kiếm báu mất ba năm huống hồ kiếm linh.

Thợ rèn: Ngày mai tôi xin dâng kiếm linh, chỉ có điều phải tuân thủ...

Trương vừa mừng vừa lo: Là gì?

Thợ rèn: Chỉ một mình ngài đủ phúc phận, không ai khác được đến gần kiếm.

Mọi người đồng thanh chúc mừng và ca tụng chủ soái.

Hôm sau lễ đón kiếm rầm rộ, uy nghi. Khi còn hai người, Trương nóng lòng xem kiếm. Từ trịnh trọng, hân hoan y chuyển sang thất vọng, giận dữ.

Kiếm gỗ?

Bẩm, linh hà tất gỗ thép!

Nhưng làm sao thuyết phục mọi người tin đây là bảo bối trấn quốc?

Bẩm, đã có các văn thần đang mong lập công.

Hiểu chuyện, Trương đổi giận làm vui, ban thưởng hậu hỉ, lại cho con trai thợ rèn theo hầu dưới trướng.

Thơ phú ca ngợi kiếm linh mấy chốc loan truyền khắp nơi. Kẻ sĩ bốn phương rủ nhau đến núi Nghĩa lập thân.

Mấy năm sau Trương thống nhất thiên hạ, dựng nghiệp đế. Từ đó kiếm được thờ trong võ miếu trang nghiêm.

Lại nói chuyện con của người thợ rèn. Chàng được nuôi dạy cùng các hoàng tử, lớn thành văn nhân tài hoa, giữ chức tế tửu, hết lòng phụng sự đế nghiệp.

Gặp kỳ khánh thọ, tế tửu được giao làm bốn bài thơ liên hoàn tán dương ân đức nhà vua, trong đó dành một bài cho kiếm.

Lúc ấy thợ rèn ốm nặng. Tế tửu vừa chăm cha vừa sửa thơ.

Nghe con trai ngâm ngợi, thợ rèn gọi lại bên, trăn trối trước lúc chết: Trong đời ta khinh nhất đám văn nhân nô bộc. Con chớ làm thơ như họ. Trước khi nhắm mắt ta muốn con biết một sự thật. Rằng thứ gọi kiếm linh trong võ miếu kia chẳng qua là thanh gỗ vô danh vô dụng.

Nhân cớ thọ tang cha, tế tửu xin miễn dự đêm thơ chúc thọ nhà vua.

Từ đó chàng đắm chìm trong men rượu, cố tìm khuây nỗi niềm thất vọng, lại làm thơ ám chỉ thực chất vật trấn quốc chi bảo.

Bài thơ bị tố giác bởi nhóm văn nhân vốn ganh tỵ chàng từ lâu.

Án xử ngay tại sân võ miếu. Nhà vua bảo trẫm đích thân chém ngươi bằng kiếm thờ xem có thực bằng gỗ không nhé. Dứt lời rút kiếm khỏi vỏ.

Ngước trông thép quý chớp sáng trên đầu, thi sĩ cung đình cả sợ rồi lại cả mừng.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 233)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 389)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17923)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,