NGUYỄN ĐÌNH TỪ LAM - Bến Thanh Bôi, đêm xuân diễn tuồng

30 Tháng Giêng 201910:07 SA(Xem: 8227)
NGUYỄN ĐÌNH TỪ LAM - Bến Thanh Bôi, đêm xuân diễn tuồng

                  

Nhớ nước Thanh Bôi gờn gợn sóng
Con đò năm củ một chiều sương           
                                      N. Ph.                              

 

Thuở ấy quê tôi chưa có những đoàn hát cải lương hay tân nhạc, kịch nghệ đến trình diễn như sau nầy.  Mà họa hoằn lắm, bà con mới có dịp đi xem hát bội.

Năm đó sau tết Nguyên Đán độ chừng chín mười ngày, có gánh hát bội Bình Định đi ghe bầu ngược dòng sông Tranh về huyện nhà với ý định hát ba đêm liền vở tuồng lịch sử Phạm Nghi Đình mà bà con thường gọi tuồng Lữ Bố-Điêu Thuyền. Rất ư lạ thường, đêm đầu đoàn diễn trên mặt nước bến sông Thanh Bôi*, còn đêm hai và ba thì trên bờ hữu và bờ tả bến nầy.

Ngay buổi sáng bãi sông bên hữu đã được sửa sang bằng phẳng và dọn dẹp sạch sẽ. Gần bờ nước có đặt một dãy ghế dựa, phía sau là mấy hàng ghế thẻ, đó là khán đài danh dự dành riêng cho các quan chức từ lý trưởng đến huyện quan.  Giữa dòng nước bến sông nơi đối mặt với khán đài có những con đò bỏ mui, ghép san sát nhau làm sân khấu nổi.

Thêm một đặc biệt nữa, về xem hát bộ đêm nay, ngoài vợ chồng quan một Tây Đầm và các chánh tổng, lý trưởng trong huyện sở tại Tiên Phước, còn có quan một Tây, người cai quản xứ Trà My đi cùng với bà vợ 'mọi' người Thái trắng, bà ta rất ư là đẹp.

Đến buổi chiều, khi mặt trời tháng Giêng mới vừa chếch bóng, bãi bờ bến Thanh Bôi bên hữu đã dày đặc người là người.  Bao ông già bà cả, nhiều người luống tuổi đứng ngồi chuyện trò rôm rả.  Nam thanh nữ tú, từng nhóm từng cặp cận kề đùa vui, hát hò, tâm sự hay dạo chơi đây đó, ... Họ thong dong chờ đêm đến, tuồng hát khai mạc.  Bên tả, nhiều bà con có phần vội vàng, họ nôn nóng tìm cách sang bên bờ hữu đông vui nhộn nhịp và để chờ xem mặt Tây Đầm, và nhất là để ngắm nghía "con vợ mọi "  của quan Tây Trà My, nghe đồn nổi tiếng là đẹp, đẹp tuyệt trần, hơn cả nàng Tây Thi thời Chiến Quốc.


Chú Đương và cô Phan, thường ngày chuyên nghề đưa đò kiếm tiền gạo độ nhật, nghe nói đêm nay có đoàn hát về bến Thanh Bôi diễn tuồng.  Thế là hai người đưa đón giúp không bà con qua lại đôi bờ, mà chẳng chịu lấy một cắt tơ hào tiền công nào cả.                                                                                                                      


Hai chiếc đò ngang của cô chú lẹ làng tách sóng như hai con thoi, đưa bà con từ bên thôn Ba  bờ tả sang bờ Hữu thôn Hai.  Nhờ biết cách cho đò nương theo luồng gió hoặc xuôi theo dòng nước để đò tự rẽ nước, chênh chếch chạy tới cập bờ. Thế nên lắm khi tay vừa buông lơi được mái chèo, miệng cô chú liền cất tiếng hát hò khoan huê tình, làm nhiều bà con ngồi đò sang sông  hứng khởi, lại có được dịp trổ tài.  Họ nhập cuộc, hùa nhau nổi lên  hò qua đáp lại rân trời dậy đất.  Bến đò Thanh Bôi, ngày thường  vốn quạnh quẽ đìu hiu, nay bỗng dưng đông đúc người là người, vang vang đầy đặc tiếng nói tiếng cười, tiếng chào hỏi, mời gọi, tiếng hát hò... Lòng dạ ai nấy phấn chấn tươi rói, mơ màng như nắng sớm mùa xuân, như đêm trăng chim hót, như mở cờ, mở hội trong bụng...

Trăng đêm mười sáu tháng Giêng tròn vành vạnh đổ ánh sáng vàng, dịu dàng trãi tràn bãi bờ, sông núi, dác vàng dác bạc trên mặt nước;  sương đêm Thanh Bôi lưa thưa nhẹ bay lất phất như tơ trời giăng mắc.  Bầu trời chồng chất những lớp mây xanh, mây trắng trôi dập dềnh chầm chậm.  Ở đỉnh hòn núi Chùm Bìa, đứng sửng mấy cụm mây hồng cam sáng ngời ngời.  Hai bên bờ bến nước  hàng hàng cây đuốc đốt lên cháy bập bùng, tỏ rạng đất trời, lung linh sông nước.

Người người ngồi chật ních trên bải, sắp dài dài trên hai bờ sông, nhớn nhác nhướm người nhướng mắt nhìn ra bến nước, chờ đợi.  Bỗng nhiên tiếng cổ nhạc văng vẳng đâu đó xa xa.  Ai nấy im phăng phắc như tờ, ngơ ngác lắng nghe.  Âm thanh lắng đọng ấy cứ theo từng cơn gió xuân hanh se bay tới, lần hồi càng nghe réo rắc.  Tất cả rảo mắt lắng tai dõi theo.  Từ một góc khuất của khúc quanh con sông Tiên, một bóng người hiện ra, thong thả lướt xuôi  trên dòng nước, tiến dần dần về hướng bà con xem hát.  Tiếng cổ nhạc càng lúc càng tới gần càng rộn rã vui nhộn nghe rõ mồm một.  Liền, bóng người ấy lộ diện hẳn là một vỏ tướng uy nghi, tay cầm cây kích trượng ngàn cân đứng trên mạn thuyền, theo sau là ba con đò dàn hàng ngang chở ban cổ nhạc. Thuyền họ lướt nhanh đến cập bến** giữa dòng sông.  Ban nhạc vẫn cứ tiếp tục hòa tấu:  Nào tiếng kèn, tiếng trống cơm, đờn cò, đờn kiềm, tiếng mõ, phèng la, tiếng sênh, tiếng phách... thi nhau trổi lên inh ỏi một lúc lâu rồi im phăng phắc.  Cả bến nước, bờ bãi lặng câm.  Bỗng nhiên tiếng trống cơm gióng lên một hồi dài, rồi thong thả đánh từng nhịp một.   Người  võ tướng ấy mặt đỏ như son, chững chạc từ mạn thuyền  bước qua sân khấu, đi mấy vòng theo nhịp trống.  Bà con ai nấy xôn xao, mặt mày tươi rói, có nhiều tiếng người đồng loạt la lên:

- Lữ Bố!  Lữ Bố ra rồi.  Bà con ơi!!!

Đúng là Lữ Bố, con nuôi của quan Đổng Trác, họ Đổng đã mấy lần âm mưu cướp ngôi nhà vua, thâu tám thiên hạ về tay mình.  Lữ Bố tướng mạo oai phong lẫm liệt, mình mặc nhung y võ tướng, bên ngoài nai nịt giáp thiết, đầu đội mão sắt trên đỉnh có đính ba viên ngọc quang sáng lấp lánh, tay trái cầm một cây roi ở đầu có gắn một chòm lông đen, đó là con ngựa thần ô, tay phải cầm một cây kích trượng múa vòng vo tít mù.  Miệng đỉnh đạt hát:

- Như ta đa ây.. là.. àà  Lữ Bố quí tử của ngài thái sư lừng danh Đổng Trác.  Ta là thiên tướng triều đình...

Mỗi khi tướng quân ra điệu bộ hát, lúc lên giọng, khi trầm lắng ngâm nga xuống câu, thấy thật điệu đàng hùng dũng, nghe thật khoáng đạt hào hứng...

Liền tiếng trống chầu ở trên khán đài danh dự nổi lên giục giã một hồi.  Từ đám đông bà con xem hát có những thẻ bài bay lên sân khấu để khen ngợi tán thưởng.

Mãi mê hát một lúc, tướng quân ra điệu xuống ngựa, gát kích, nét mặt buồn rười rượi, đưa mắt nhìn trời mây, sông nước, nhẹ nhàng buông lời:

- Hở ởi..  ơ ơi..!  Điêu Thuyền, nàng giờ nầy ở nơi đâu, sao không vội đến để cùng ta tâm sự, ái ân cho thỏa lòng mong đợi bấy lâu...

Tiếng kéo đàn cò, tiếng khảy đàn bầu đàn kiềm vẳng lên tỉ tê sầu đứt ruột, một đỗi rồi bặt im.

Giai nhân Điêu Thuyền diện xiêm y lộng lẫy, mặt hoa, mày ngài, mắt phượng đang trên thuyền, ngược nước sông lướt băng băng đến cập bến**, đứng đợi.  Tướng quân Lữ Bố vội vàng bước xuống thuyền mình.  Cả hai cùng tách bến.  Trăng mười sáu sáng vằng vặc, bầu trời xanh cao vời vợi, bến nước Thanh Bôi trong ngần dịu dàng man mác.  Hai thuyền của gái thuyền quyên và trai anh hùng cận kề bên nhau cùng lướt nhẹ nơi nầy nơi nọ trên mặt nước, lúc ở giữa dòng, lúc cận kề bờ hữu, lúc sang bên kia bờ tả, khi dừng thuyền dìu nhau bước lên hòn cù lao Gềnh Giăng đứng ngồi cận kề dưới bóng cây bạch lan cổ thụ.  Đôi bóng tình nhân in trên bầu trời xanh cao lồng lộng, ẩn mình lung linh xuống lòng sông nước thăm thẳm.  Ở những nơi thuyền họ đến,  Lữ Bố-ĐiêuThuyền  điệu đàng cất tiếng hát thiết tha rót mật, tỏ bày nổi lòng thương yêu nhớ nhung da diết, bao lời thề non hẹn biển, nguyện ước trọn đời trọn kiếp sống thác có nhau...

Mỗi lần Điêu Thuyền- Lữ Bố ra điệu bộ hát hết lời tâm sự, lúc lên giọng vút cao, khi xuống giọng trầm lắng. Ô hay, nghe sao  lúc thì nồng nàn âu yếm  dạt dào, khi thì thiết tha mùi mẫn,...  Lập tức, tiếng trống chầu ở khán đài danh dự nổi lên giục giã liên hồi.  Từ đám bà con ngồi xem hát, từng loạt thẻ bài xẻ gió vùn vụt bay lên rớt xuống mạn thuyền của Điêu Thuyền-Lữ Bố để khen thưởng...

 

- Đến đây, màn một vở tuồng Lữ Bố-Điêu Thuyền chấm dứt, kính xin quí vị và bà con chờ xem màn hai không bao lâu nữa sẽ tiếp tục diễn. 

Đó là lời tuyên bố của ông bầu, trưởng đoàn gánh hát.

Người người vỗ tay vang dậy như pháo tết.

                                                                   

Trong lúc ngồi chờ vở tuồng tiếp diễn,  trong đám bà con xem hát râm ran bao lời bình phẩm, khen ngợi hai vai diễn Điêu Thuyền và Lữ Bố:

- Đẹp quá chừng.

- Một cặp tiên nhân xuống trần. 

-Thật là trai tài gái sắc...

- Đúng là trai anh hùng sánh gái thuyền quyên, mới phải...

Chỗ nhóm nam thanh nữ tú có tiếng chật lưỡi thì thầm:

- Kiếp sau cầu xin cho tui được đi đầu thai thành Lữ Bố, thì thỏa lòng biết mấy.

- Còn tui là nữ tiên nga Điêu Thuyền...

Có lắm tiếng cười rúc rích. Chắc là trong số họ có biết bao cặp trai gáí ao ước sẽ là Lữ Bố-Điêu Thuyền ở đời nay.

 

 

Ban nhạc trống lại nổi lên rộn ràng, giáo đầu báo hiệu màn hai của vở tuồng sắp mở màn.

Mọi người im lặng hướng mắt qua sân khấu nổi giữa sông.  Chờ đợi.

Tại tư dinh của Vương Doãn, một công thần trung tín, tài trí của nhiều đời vua và là cha nuôi của Điêu Thuyền;  hôm ấy hai cha con gặp nhau, ngồi thì thầm nói chuyện một buổi lâu; trong lúc chuyện trò, thỉnh thoảng, Điêu Thuyền nâng khăn lau nước mắt chảy dòng.  Bỗng dưng, ngày hôm sau Điêu Thuyền lên kiệu hoa về làm thiếp cho Đổng Trác, bỏ rơi người yêu thề bồi Lữ Bố, khiến chàng chết điếng, lòng dạ khổ đau bời bời, bầm gan tím ruột căm tức thấu trời.

Một hôm, Lữ Bố hùng hùng hổ hổ, tay cầm lăm lăm cây kích trượng, cởi con thần ô  phóng bay như tên bắn đến biệt phủ của cha nuôi Đổng Trác, quyết hỏi cho ra cớ sự nào.  Đúng lúc, Đổng Trác đi vắng.  Gặp Điêu Thuyền, nàng ẻo lả liếc mắt đưa tình với Lữ Bố, rồi nói:

- Tướng công hãy ra vườn hoa ở mé Đông khuất vắng, chờ, thiếp sẽ đến để cùng chàng tâm sự.

Gặp nhau, Điêu Thuyền khóc sướt mướt, mặt mày ủ ê, than vắn thở dài với Lữ Bố:

-  Ôi! Chàng ơi, Thái sư Đổng Trác dâm ô, ỷ quyền thế, ép uổng thiếp đem về đây cưởng bức đêm ngày.  Khiến thiếp phải lâm cảnh nhục nhã, xấu hổ quá chừng.  Nói xong, Điêu Thuyền rướn người định nhảy xuống ao sen tự vẩn.  Lữ Bố liền ôm chặt Điêu Thuyền giữ lại.  Nhằm lúc ấy, Thái sư Đổng Trác trở về tư dinh, thì Điêu Thuyền vắng nhà, nên đi tìm.  Thấy cảnh Lữ Bố đang ôm ấp Điêu Thuyền, liền nổi máu ghen, điên tiết, bèn cầm gươm đâm Lữ Bố, nhưng trật.  Lữ Bố lên ngựa phóng chạy mất dạng.  Đổng Trác quá tức giận, mặt hầm hầm, miệng cười khanh khách, chỉ mặt Điêu Thuyền rồi quát:

- Nâ ầy nầy!  Con kia giỏi thật, sao mi lại to gan lớn mật dám tư tình với con ta, hả?

Điêu Thuyền tay vân vê tà áo e thẹn, nước mắt dàn dụa, điệu đàn cúi đầu thưa:

- Ô. ôi!  Oan quá, oan quá, vì rằng thiếp đang dạo chơi thưởng ngoạn hoa ở đây, thì Lữ Bố đến, nó muốn dỡ trò ức ép thiếp.  Thiếp định nhảy xuống ao sen tự vận để giữ vẹn nghĩa tình phu thiếp với ngài, nào ngờ nó cứ ôm riết lấy thiếp.  May nhờ ngài tới kịp cứu thiếp.  Ơn trời bể ấy thiếp luôn ghi lòng tạc dạ, suốt đời nguyện nâng khăn sửa túi cung phụng ngài mãi mãi cho đến thác mới cam...

 

Từ đám đông bà con khán giả xem hát, rân ran tiếng xầm xì bàn tán.  Mấy người đứng vụt lên quơ tay múa chân, lớn tiếng mắng nhiếc Điêu Thuyền:

- Con đó là con nặc nô, thay lòng đổi dạ như trở bàn tay, thật là phường điêu ngoa quỷ quyệt.

- Điêu Thuyền là con đĩ điếm, một mặt hai lòng, độc địa tựa loài lang sói...

- Sang mà dệnh nó mấy bạt tai cho bỏ ghét, bà con ơi!   
                                                                   

Có một bà quá căm ghét Điêu Thuyền đến hết biết trời trăng sông nước, chẳng cầm lòng nổi, đứng vụt dậy chạy phăng qua chiếc bè tre làm cầu nối đến sân khấu, cầm quạt mo cau đánh Điêu Thuyền đến tới tấp.  Hiền lành như chú Đương chèo đò, lúc ấy tay cầm chặt mái chèo, cũng đang chạy qua sân khấu định đánh con Điêu Thuyền một trận. Đến nước nầy, chánh tổng Đoan lập tức sai lý trưởng lên can ngăn:

- Hai người kia!  Cớ nào đánh người ta. Sao ngu quá rứa hỉ.  Có biết đây làm đêm hát bộ diễn tuồng, người ta đóng giả Điêu Thuyền chứ đâu phải Điêu Thuyền thật sự ngoài đời.

Noí xong, lý trưởng phát lệnh:

-Mấy anh trùm đâu tới đây bắt hai kẻ nầy cho ta.

Trên khán đài danh dự, có người can ngăn việc bắt tội hai kẻ bày tỏ cử chỉ hành hung với người hát vai Điêu Thuyền, nên cả hai được tha và được ở lại tiếp tục coi hát như thường.

Trong đông đảo bà con coi hát, những người phẫn nộ sực tỉnh.  Tiếng ồn ào lắng xuống. Thì, những hồi chầu nổi lên giục giã vang dậy.  Lúc tiếng trống vừa ngưng, người cầm chầu mặt mày tươi rói vui cười nói oang oang:

- Tuyệt cú mèo.  Diễn vai Điêu Thuyền hay quá độ, tưởng chừng như chính Điêu Thuyền thật ngoài đời ở thời kỳ loạn nước bên Tàu.

Nói xong, ông ta cầm một nắm thẻ bài trên chục cái, thong dong qua cầu nối đến sân khấu trao thưởng đến người nữ nghệ sĩ đóng vai Điêu Thuyền.  Tiếp nối, tiếng tiếng vỗ tay đồng loạt nổi lên rân ran rạng đất, dậy trời tưởng chừng như không ngớt.

Khi tất cả trật tự đâu vào đấy.  Đêm hát bộ Bình Định tiếp tục diễn phần một vở tuồng Lữ Bố-Điêu Thuyền cho đến hết.

Mãn hát, bà con một số ra về, còn nhiều người lên Hội Lâm để tiếp tục vui chơi hội hè đình đám mùa xuân.  Trên đường đi họ chuyện vãn bàn bạc rôm rả về đêm diễn tuồng vừa qua:  Nào Kẻ thương người ghét Điêu Thuyền, người phục tài nghệ hoặc chê bai trí đoản của Lữ Bố, hay thù hằn Đổng Trác phản trắc, ngay cả Vương Doãn cũng bị lôi ra mà khen trí trá hay chê trách bất nhân tàn nhẫn...

Còn hai vợ chồng Quan Một Trà My về lại tư dinh.  Lúc xe họ đang chạy lên dốc đèo Liêu, thấy có mấy tảng đá núi nằm choán cả đường, phải dừng.  Khi quan vừa ra khỏi xe thì từ chỗ sườn núi gần sát hai bên đường, có mấy toán thanh niên người thượng nổi bật lên, đồng loạt giương cung nhắm bắn tới tấp vào ông ta và hai người lính hầu cận. Tất cả đều bị thương.  Một toán thượng tràn xuống đường cầm dao đâm chết quan một người Tây.  Một toán nữa bắt trói hai lính hầu cận bỏ nằm tại chỗ, và dẫn người đàn bà thượng, vợ quan Tây xinh đẹp trở về lại buôn làng, đoàn tụ với bà con, tộc họ người Thái trắng.                                                                                       
                                       

Riêng gánh hát bộ Bình Định ai nấy đều thức gần hết đêm ấy, lo sắm sửa một mâm cổ bàn thịnh soạn, cúng tạ tổ nghiệp và cầu xin tổ sư phò trợ hai đêm diễn tuồng tiếp theo được thành công mỹ mãn.

Nhưng, hai đêm sau tiếp diễn vở tuồng Lữ Bố-Điêu Thuyền trên đôi bờ bến nước Thanh Bôi  bị bãi bỏ vì cái chết vừa rồi của quan một Tây, người cai quản xứ thượng du Trà My.

Và, đêm diễn vở tuồng dang dở ấy cũng là đêm hát bội cuối cùng ở quê tôi.  Bởi từ đó chiến tranh hận thù chết chóc, ly cách, thương đau ập đến với bà con quê nhà.  Sau ba mươi năm,  khi ngưng tiếng súng tiếng bom đạn, thì lớp người mê hát bộ thời buổi ấy hầu như đã quá vãng, còn sót lại những người thuộc lớp trẻ, họ chỉ thích bộ môn giải trí cải lương tân nhạc, kịch nghệ mà thôi.  Nên chi, những gánh hát bộ Bình Định, Châu Ổ... chẳng khi nào thấy léo hánh về quê tôi một lần nữa./. 


NGUYỄN ĐÌNH TỪ LAM

 

* Sông Thanh Bôi chỉ là một khúc của con sông Tiên thuộc huyện Tiên Phước.  Sông Thanh Bôi xưa kia có bến đò Thanh Bôi nổi tiếng đẹp mơ màng.

** Bến giữa dòng sông tức là sân khấu nổi ở trên mặt nước sông.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

                                                      

    

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7841)
Ông Dụng chậm rãi đi chéo qua căn phòng về phía một cái bàn nhỏ. ở đó, có một người ngồi quay lưng lại phía ông. Vai ông ta hẹp, gồ lên một cách căng thẳng trong bộ quân phục sĩ quan đã tầu tầu.
27 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7716)
Chúng tôi bắt đầu xây tòa tháp lúc nửa đêm. Sóng yên ắng. Biển yên ắng không còn một chút rì rào. Lâu đài được xây lên một cách nhanh chóng và như là điều tuyệt diệu nhất mà chúng tôi vừa trải qua
24 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7674)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
19 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6712)
Bây giờ nghĩ lại không dám nghĩ lâu và có khi kỷ niệm về mình lại muốn lặp lại.
17 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8003)
Những buổi chiều vàng trên quê hương, từ miền thôn quê đến chốn kinh kỳ nơi nào cũng ảm đạm, héo hắt một mầu thê lương!
14 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7040)
Thật ra, khi gã đến với ả thì lòng gã rất trong, nghĩa là gã chỉ muốn tìm một chỗ làm, cho ấm cái thân già.
10 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 9138)
Lúc sanh thời. Lão thường ngâm nga câu thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm: ''Lận thế mang dê đi bán chó / Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền''
04 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8789)
Người bệnh Vũ Tuấn, nhân cách đã tan rã, lầm lì phẳng lặng, suốt ngày ưa nằm phơi nắng đen thui, thế mà mỗi lần xin được điếu thuốc dù chỉ vài hơi tàn, đều cám ơn rối rít..
27 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7864)
Khuya lắm rồi. Gió hắt nhẹ từng cơn. Mảnh bán nguyệt mắc chơi vơi giữa trời
24 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7516)
Một nhà văn dắt con gái là sinh viên vừa phát bệnh vào viện. Cô gái trẻ và xinh đẹp vậy mà la hét om sòm, rồi hát… rồi cười…
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17043)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,