VĨNH QUYỀN - Xuân chờ

21 Tháng Năm 20192:47 CH(Xem: 5035)
VĨNH QUYỀN - Xuân chờ

Vừa đi vừa ngước nhìn vòm xanh hai hàng cây long não được trồng từ những năm bốn mươi thế kỷ trước, lá nhỏ li ti khoe bày vẻ sù sì gân guốc của thân, cành uốn lượn và đôi khi tạo gấp khúc đẹp bất ngờ, anh dừng chân giở đồ nghề vẽ.

Sẩm tối anh đến trước một kiến trúc cổng mái vòm xưa trên đường mang tên chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nhìn ra sông Hương. Bạn anh, cháu họ của chủ nhân biệt thự, muốn anh lưu trú ở đây trong thời gian vẽ cảnh cố đô. Nhìn quanh, anh thừa nhận anh ta miêu tả rất đúng: Mày sẽ biết thế nào là rêu phong cổ kính. Hồi nhỏ về Huế sống với bác Gia Viễn hết một mùa đông, có những khuya thức giấc, tao bật khóc…

Đọc xong thư giới thiệu, ông Bá, người quản gia lặng lẽ đưa khách thăm các phòng. Anh chọn phòng có cửa sổ lớn nhìn ra sân, nơi có hòn non bộ trông thật tự nhiên, hài hòa giữa hồ nước và cây cảnh hoa lá chung quanh.

Ông Bá gián tiếp khen sự chọn lựa của anh: Thời sinh tiền, ông chủ cũng thường ở đây.

Đột ngột ông chuyển đề tài như tránh rơi vào chuyện quá khứ: Khi nào muốn dùng cơm, cứ báo trước, tôi ở nhà dưới, ông biết rồi đó.

Cám ơn, không dám làm phiền bác, tôi đi vẽ suốt ngày, tối mới về. Anh đáp.

Ông già không nói gì, quay đi. Còn lại một mình, anh bâng khuâng nhìn quanh căn phòng, thầm phục trình độ thẩm mỹ của chủ nhân rồi dừng lại trước chân dung màu nước một thiếu phụ quý phái có đôi mắt đa tình u ẩn.

60317246_196317988002787_3201712645300289536_n
Tranh Dương Bích Liên



Những ngày ở Huế thật thú vị, anh vẽ được nhiều hơn anh nghĩ. Sáng sớm trước khi đi anh ngồi uống trà ngắm hòn non bộ còn đẫm hơi sương. Tối trở về phòng anh nằm gối tay ngắm bức chân dung. Đôi mắt thiếu phụ ẩn chứa nhiều điều anh không hiểu hết. Đêm nay cũng vậy.

Đúng lúc có tiếng gõ. Anh choàng dậy, mở cửa.

Ông Bá bưng khay nhỏ bằng đồng, trên đó là bát cháo gà bốc khói trắng: Cho ấm người, nhà tôi nấu đó...

Chỉ nói vậy rồi ông ngồi xuống, châm thuốc hút, nhìn anh húp từng muỗng cháo ngon lành.

Cám ơn hai bác, anh nói chân thành.

Ông Bá hắng giọng trước khi dặn: Chiều mai ông về sớm nghe. Ngày kỵ ông chủ...

Anh không thể từ chối. Hơn thế, tự dưng anh muốn biết thêm về ông Gia Viễn.

Bên ngoài có tiếng nhiều người cười nói. Anh ngạc nhiên. Trong biệt thự anh không thấy ai khác ngoài vợ chồng quản gia.

Ông Bá hiểu ý: Người thân các nơi về dự lễ kỵ đó. Chiều nay mọi người có ý chờ ông cùng dùng bữa, nhưng ông về trễ quá.

Ăn xong, anh châm thuốc hút, gợi chuyện: Tôi được biết ông Gia Viễn là kiến trúc sư nổi tiếng một thời…

Ông Bá vờ không nghe thấy, che miệng ngáp: Nhớ nghe, đi mô thì đi nhưng về sớm dùng cơm với gia đình. Rồi bưng dọn khay cháo trở ra.

Sáng hôm sau, anh không uống trà một mình mà với ông Gia Tịnh, em trai út ông Gia Viễn. Ông này vui vẻ và cởi mở, có lẽ do cảm tình với những bức tranh của anh mà ông vừa xem.

Kiến trúc sư nhưng anh Gia Viễn vẽ cũng đẹp. Ông Gia Tịnh nói.

Anh bắt chuyện: Bức chân dung trong phòng kia cũng là của ông ấy?

Gật đầu, rồi ông chỉ tay ra sân: Non bộ và chân dung chung một tên đó anh…

Qua chuyện kể của ông Gia Tịnh, anh hiểu vì sao chúng có cái tên lạ lùng như thế, Xuân Chờ.

Năm 40 tuổi, ông Gia Viễn đích thân làm hòn non bộ. Ai đến nhà chơi cũng chê. Họ chờ đợi một tác phẩm của nhà kiến trúc. Nhưng nhìn vào non bộ của ông cứ thấy thiếu thiếu cái gì... Nghe phê bình ông chỉ mỉm cười. Cuộc sống độc thân của ông cũng kín đáo như nụ cười của ông.

Mười năm sau ông Gia Viễn bệnh nặng, các bác sĩ cho biết khó lòng qua khỏi. Một thiếu phụ có đôi mắt u ẩn dẫn một bé gái lên mười đến khóc bên giường bệnh và dạy cô bé gọi ông bằng ba.

Như được truyền sinh khí, ông Gia Viễn sai người giúp việc mở kho lộ thiên cuối vườn, nơi giấu khối đá khổng lồ đã xanh rêu mấy mùa mưa nắng, chuyển đến hòn non bộ. Ông yêu cầu cáng ra sân chỉ huy việc lắp đặt, tự hoàn thiện tác phẩm của mình. Lúc ấy hòn non bộ không còn gây cảm giác trống trải, thiếu sót như trước.

Cầm tay con gái, ông Gia Viễn thì thầm: Con ơi, ba đã làm hòn non bộ dở dang để mỗi sáng, mỗi chiều nhìn vào nó mà nhớ nghĩ về má Xuân của con và chờ đợi... Ba thầm nhủ chỉ khi nào má con trở lại, chỉ khi nào má con tha thứ cho ba thì nó mới được hoàn thành...

Ông Gia Viễn qua đời sau đó. Lễ tang xong, thiếu phụ và con gái quay về Paris.

Sau tuần trà sáng, anh rời biệt thự Gia Viễn, lang thang trong nội thành nhưng không vẽ được gì. Dường như anh bị ám ảnh bởi chuyện tình buồn của ông Gia Viễn và nàng Xuân có đôi mắt u ẩn trong bức chân dung.

Anh về muộn hơn đã hứa với ông Bá. Mọi người đi đâu cả. Ngôi biệt thự yên ả dưới bóng cây lưu niên. Nhưng anh kịp dừng lại ở ngưỡng cửa phòng. Bên trong, một cô gái đứng ngắm tranh của anh đặt trên giá.

Nghe động, cô quay lại, như thể bước ra từ bức chân dung với đôi mắt khác, tươi sáng. Anh chợt hiểu mình đang nhìn vào kết quả của mối tình dang dở giữa ông Gia Viễn và nàng Xuân.

Cô gái khẽ chào, lên tiếng trước khá tự nhiên với giọng Việt không thuần thục: Tranh phong cảnh của ông rất đẹp. Ông có vẽ chân dung không?

Anh gật đầu, cô nói như reo: Thích quá, ông vẽ em nhé?

Anh lại gật đầu, mỉm cười.

Lát sau, nhìn cô gái chải tóc trước gương chuẩn bị làm “mẫu”, anh nhủ thầm: Mình sẽ gọi chân dung này là Xuân Đến…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 935)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1449)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1226)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1505)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1200)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1443)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1474)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 978)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1073)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1623)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22915)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,