NGUYỄN HỒNG - Thừa ra một người

22 Tháng Sáu 20199:36 SA(Xem: 6143)
NGUYỄN HỒNG - Thừa ra một người

Ông Vũ mất. Vườn nhà chia đôi. Bếp lửa chia đôi. Bà Vũ sống một mình ở ngôi nhà ba gian được cất từ hồi ông bà lấy nhau. Đồ rằng một số vật liệu để xây dựng ngôi nhà do ông bà cụ kỵ để lại.

Bà nghe ông Vũ kể thế. Các con trong nhà cũng được nghe kể thế. Nên trước khi ngăn vách, anh con trai liếc xéo sang bà hậm hực. Nhà bà đang ở là nhà ông bà cụ kỵ để lại cho ông bà nội, ông bà nội để lại cho ông bà, ông bà đi thì để lại cho con cháu. Chả của nả chi nhà bà đâu mà tinh tướng.

80 tuổi rồi, bà còn có gì mà tinh tướng. Lại còn tinh tướng với đứa con trai bà rách ruột đẻ ra. Bà lủi thủi một mình. Ông bỏ đi rồi, vườn nhà rộng rãi quá. Bà loay hoay xoay xở mãi cũng hết được một ngày. Đêm đến, bà úp mặt vô ảnh ông thủ thỉ bao chuyện, đợi cơn ngủ đến kéo bà sang một ngày khác.

Nếu còn có ông, chắc chắn bà chả phải lủi thủi như thế. Anh con trai còn nể nả ông chút đỉnh, miễn cưỡng đôi ba câu chào bâng quơ, ánh mắt lạnh tanh ngọt lạt những câu không ăn nhập. Bà già rồi nhưng còn tỏ lắm. Không dám nhìn lâu vào ánh mắt trắng dã của con trai hỏi thăm mình vì sợ rát ruột. Bà đờ đẫn lần từng tràng hạt.

Bao năm rồi, mẹ con không chung tiếng nói. Gã bảo bà dở điên dở khùng không thèm chấp. Nhà này không có bà cũng chả sao.

Lúc trẻ đã chẳng làm nên trò trống gì thì già rồi còn cơm cháo chi được nữa. Trời ơi. Tội lỗi. Gã còn nợ mẹ gã cuộc người này. Nhưng gã không thấu. Vợ gã cũng không thấu. Các con gã cũng không thấu. Gã phủi tay sau đám tang ông Vũ. Nhà thừa ra một bà già ngẩn ngơ không biết để vào đâu.

Bà già ngẩn ngơ ấy có lương hưu. Tự chăm sóc được bản thân mình. Chẳng lụy phiền con cái cơm bưng nước rót. Nhưng gã vẫn thấy ngứa mắt. Gã chỉ muốn phủi tay. Cái tình không còn thì mẹ con nỗi gì. Gã lập tức chia đôi vườn nhà theo di chúc của ông Vũ.

Là ông thương bà, lúc còn tỉnh táo ông đã tính hết. Ông còn sống chúng đã không coi bà ra gì, ông đi rồi thì ai sẽ đảm bảo cho bà một cuộc sống yên ổn. Không chừng chưa tàn hương ông chúng đã bán tống vườn nhà đi nơi khác.

Thân già không chấp nhận phụ thuộc vào con thì ra đường mà ở. Đau lắm. Nhưng ông phải chia đôi khúc ruột này. Cứ tạm bợ vậy nha bà. Ít ra những tháng ngày còn lại bà còn có chỗ dung thân.

Cũng vì bản di chúc, gã thêm căm thù bà. Gã hầm hầm ném bản di chúc trước di ảnh ông còn nghi ngút khói. Sớm muộn chi cũng chết, còn ham hố. Bà nhắm mắt niệm câu nam mô rất nhỏ.

Ba cô con gái bà lấy chồng cả rồi. Quãng đường từ nhà mình đến nhà chồng vừa đủ để mỗi lần cha mẹ hắt hơi, sổ mũi là chạy về. Bà chả chịu theo đứa nào. Có nhà có cửa đi ở đợ nhà con cái làm chi. Bọn bây thương thì thi thoảng đảo qua đảo lại cho vui cửa vui nhà.

Một tuần bà được gặp lũ con gái vô tích sự như lời gã vẫn chửi đổng một lần. Căn nhà có thêm tiếng người. Bà vui lắm. Đêm bà thôi ôm ảnh ông. Bà ríu rít với bầy cháu ngoại. Mả cha tụi bây, chả họ hàng chi mà bu phát khiếp. Bà vuốt tóc từng đứa một rồi cười lỏn lẻn. Làn da chín hương trầu cứ thơm nồng lên như chưa từng xa xót nỗi gì.

Con gái nhìn bà bỏm bẻm cười mà lòng đau thắt thẻo. Phận gái lấy chồng rồi là sa chân vô chồng con hết. Mẹ già như chuối chín biết gió lay khi nào mà đỡ.

Nên đợi ngày giờ hợp lý, lũ con gái có lời với gã về việc chăm nom mẹ già. Gã gạt phắt. Các cô ngon về đó mà ôm. Lũ con gái vô tích sự. Công buổi đâu đổ đầu đây hết. Thì cũng biết thế. Nhưng anh là con trai. Có chi bọn em hỗ trợ thêm.

Hỗ trợ thêm là hỗ trợ về tài chính. Gã tuyên bố. Bà chưa chết thì giỗ lạt là phần bà. Mấy cô con gái lăng xăng phụ làm mâm cúng. Năm có bốn lần làm giỗ.

Bốn lần chừng ấy con người lầm lì vào ra. Cũng chừng ấy món ăn, chừng ấy que hương tàn, chừng ấy câu mời mọc, chừng ấy lần chén bát nâng lên đặt xuống. Hết giỗ thì ai về nhà nấy. Khối rubik được ráp lại đúng chỗ. Chỗ của bà là ở đây. Khu vườn dẫu có ngăn đôi cũng rộng thênh thang.

Đùng một cái anh con trai chết. Tai nạn thì chẳng bao giờ báo trước. Bà chết lặng nhìn di ảnh gã. Lần đầu tiên sau những tháng ngày còn bế ẵm, bà nhìn vào mắt gã lâu như thế. Đôi mắt không còn mỗi lòng trắng. Đôi mắt hiền từ nhìn bà. Bà trìu mến nhìn lại. Âu yếm như chưa hề đổ vỡ. Đôi bàn tay khô héo run run sờ vào di ảnh. Là nó, một núm ruột của bà.

Bà nhớ ngày đẻ nó ra. Đỏ hỏn. Yếu ớt. Bà nhớ ngày nó lên năm lên ba. Hồn nhiên. Vô hại. Bà nhớ ngày nó hết học trường làng, bà gửi con về nhà nội.

Ngày ngày mẹ chồng bà rót vào đầu nó những lời hằn học, mấy đứa em chồng miệng vừa dỗ ngon dỗ ngọt nó vừa chì chiết đay nghiến bà. Bà ức lắm. Lòng non như giấy mỏng. Bà biết bà đã mất con. Nhưng bù lại, ở nhà nội nó còn có miếng cơm mà ăn. Ông bà chật vật nuôi mấy đứa em gã qua ngày.

Bây giờ thì gã không còn lườm nguýt hay buông câu hờn mát với bà được nữa. Gã cười ngoan lành trên di ảnh. Bà bật khóc. Nếu cái chết có thể hóa giải được mọi hận thù sao ông trời không để mẹ chết trước đi. Biết đâu khi nhìn di ảnh mẹ, con sẽ biết tha thứ và yêu thương như mẹ đang tha thứ cho con bây giờ?

NGUYỄN HỒNG
(TTO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 1287)
Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l
09 Tháng Chín 202310:34 SA(Xem: 1327)
Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa.
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 1501)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 1526)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 1395)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1554)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 1433)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
16 Tháng Tám 20236:00 CH(Xem: 1530)
Cây mọc bờ sông vách núi, là thiên nhiên; cây trong chậu là một tác phẩm nghệ thuật.
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1563)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1879)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17056)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12265)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9177)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19184)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22913)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,