TRẦN YÊN HÒA - Chạy Làng

29 Tháng Sáu 20199:29 SA(Xem: 5622)
TRẦN YÊN HÒA - Chạy Làng


Ông hiệu trưởng đâu khoảng bốn mươi tuổi, dáng người nhỏ thó. Ông từng nhảy núi hồi còn chiến tranh. Dù chỉ mới tốt nghiệp lớp 9 nhưng ông đã trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nên khi về thành ông được đề bạt làm hiệu trưởng. Tánh ông nông dân ít học, nhưng đã trải qua môi trường sống, ông hòa nhập được với cuộc sống mới khi cầm cương ngôi trường trung học Hồng Gấm này. Và ông ghét thói lang bang, trăng hoa của những giáo viên ở trường "con gái" này, nhất là những tin đồn không tốt, về các giáo viên dưới tay ông. Nhân danh giáo viên, tán hết cô học trò này đến cô học trò khác. Có những "vụ án" khiến ông điên đầu không ít. Nhân danh là giáo viên, là thần tượng của các cô học trò mới lớn. Các giáo viên đa tình như Bổn, như Nhâm, như Minh...đã làm các cô học trò có bầu rồi bỏ chạy...Ông phải giải quyết rốt ráo khi gia đình cô gái đến trường thưa kiện. Có hai giáo viên phải rời khỏi trường, còn những người khác phải làm kiểm điểm và phải cưới cô gái học trò làm vợ...

Bây giờ ông tiếp bà già tu hành này vào văn phòng, không biết có chuyện gì đây. Trong đầu óc ông nghĩ, cũng chỉ là chuyện các thầy giáo lăng nhăng với học trò thôi, chứ chẳng có gì khác lạ hơn.

Bà Nguyện bước vào văn phòng, bà chắp hai tay trước ngực rồi lễ phép thưa:

- Kính chào thầy hiệu trường, tôi là bà Nguyện, mẹ con Len, học trò lớp 9 trường này đó thầy.

Ông hiệu trưởng nhẹ nhàng nói:

- Chào bà, mời bà ngồi. Hôm nay bà có chuyện gì mà đến trường chúng tôi vậy?

Bà Nguyện bắt đầu kể lễ:

- Thưa thầy, con gái tôi học lớp 9, nó mới mười tám tuổi. Tháng nay, nó về nó kể thầy Căn dạy lớp nó, yêu nó và nó cũng có cảm tình với thầy Căn. Nó kể nó bị thầy Căn nói ngon nói ngọt, hứa là sẽ cưới nó làm vợ nên nó đã trao thân cho thầy Căn, và nay nó đã có bầu gần hai tháng rồi. Tuần trước tôi có tới trường gặp thầy Căn, thầy nói sẽ chịu trách nhiệm. Thế mà nay, tôi hay tin là thầy Căn đã đi nghỉ phép ở Sài Gòn, tôi lo cho con gái tôi quá nên đến đây, nhờ thầy trong cương vị lãnh đạo, xin thầy giải quyết dùm.

Bà Nguyện nói một hơi dài, bà nói ra như trút đi mọi uất ức trong lòng, vì thương con, vì lo cho con, bà muốn xả hết mọi áp lực trong đầu bà từ mấy tuần nay. Và bà nghĩ đến ông Phạm, chồng bà, cũng vì tính lăng nhăng của đàn ông mà làm bà khổ, bà hận mấy năm trời.

Ông hiệu trưởng nghe bà Nguyện bộc bạch lòng mình và thấy những tiên đoán của mình không sai.

Trường này là trường nữ trung học tỉnh, với những cô học trò mới lớn xinh như mộng, đẹp như tiên nga và cũng đa tình như Thúy Kiều, thì những thầy mang danh giáo viên nhân dân ở trường, cầm lòng sao cho đậu. Nhất là dưới chế độ mới không quan niệm chữ Quân Sư Phụ quan trọng trong lễ nghĩa nữa. Thầy giáo chỉ là người cán bộ dạy những điều mình biết cho đám học trò (như học viên thôi). Còn chuyện tình nghĩa chỉ là trong sách giáo khoa thư của thời phong kiến hay thời ngụy trước kia.

Tuy nhiên trong phong cách làm việc hiện nay, thì các giáo viên mà dụ dỗ học viên vào đường tình ái lăng nhăng, để đưa đến việc mang bầu thì phải chịu trách nhiệm. Cho nên ông nói với bà Nguyện:

- Thưa bà! Nghe bà bộc bạch sự việc, hôm nay tôi mới biết chuyện đã xảy ra cho cháu nhỏ, con gái bà. Thực sự, tôi quản cái trường này cũng đã lâu, nên biết chuyện này xảy ra ở đây cũng nhiều. Đó cũng là một điều tệ hại có lẽ là do tàn dư của chế độ Mỹ Ngụy để lại thôi, chứ người giáo viên nhân dân của chế độ mới đâu có làm như vậy được. Tôi biết thầy Căn cũng là con của một liệt sĩ anh hùng cách mạng, nên chuyện này cũng sẽ giải quyết êm đẹp thôi. Thầy Căn đã một lần vi phạm, cũng đã làm một thiếu nữ mang bầu, nhà trường biết được nhưng người thiếu nữ ấy tự động mang con đi, không khiếu nại gì cho nên ban giám hiệu cho qua. Bây giờ y lại tái phạm. Hèn chi vừa rồi thầy Căn xin phép nghỉ một tháng, nói đi chữa bịnh ở Sài Gòn, tôi cũng thấy nghi nghi, chắc là y cũng định trốn cho qua truông hay sao đây. Nếu sự việc xảy ra tái phạm như vậy, tôi và ban giám hiệu sẽ có biện pháp với thầy. Thôi bà ra về đi, dù gì cũng phải đợi thầy Căn về rồi mới giải quyết được, chứ bây giờ không có thầy ở đây, thì làm sao.

Bà Nguyên ngồi nghe thầy hiệu trưởng nói, bà mới chưng hửng ra, là Căn trước đây cũng đã từng hái hoa, hút nhụy một người, rồi bỏ chạy. Thế thì lần này chắc chắn hắn ta cũng nghĩ cách xa chạy cao bay đây. Nếu chàng ta không trở về nữa thì sao? Nếu chàng ta bỏ nhiệm sở thì làm sao?

Cái gì cũng phải chờ đợi. Chờ đợi ba tuần nữa thật là quá dài. Nhưng như bất kỳ một vụ án nào đối với nghi can, khi ra tòa thì phải có mặt của nghi can, để nghe các lời điều tra của cảnh sát có đúng không chớ? Nếu không đúng thì có quyền cải lại, thế mới công bình. Ông hiệu trưởng nghĩ vậy và bà Nguyện cũng nghĩ vậy.

Bà Nguyện đứng dậy nói:

- Thôi thế thì tôi đợi. Mà thầy hứa với tôi là thầy phải giúp tôi làm ra lẽ nghe. Con gái tôi còn nhỏ quá, nó đang nằm khóc cả ngày ở nhà đó.

Ông hiệu trưởng cũng đứng dậy:

- Tôi hứa mà. Tôi nói chắc với bà, nếu thầy Căn là tác giả cái thai trong bụng của con bà, thì tôi bắt y phải chịu trách nhiệm, lấy con gái bà làm vợ. Còn nếu y không bằng lòng, chỉ một việc là đuổi y ra khỏi trường, bắt y phải nghỉ dạy thôi. Đây là lần vi phạm thứ hai của thầy Căn rồi. Bà yên tâm đi.
Bà Nguyện chào thầy hiệu trưởng một lần nữa, rồi ra về.

Bà vừa đi vừa nghĩ, thôi cũng được. Đợi, phải đợi thôi. Thầy hiệu trưởng đã hứa chắc là không sao đâu.


*

Bà Nguyện về rồi, thầy hiệu trưởng ngồi thừ người ra suy nghĩ. Cái thằng thầy giáo Căn này làm thế này là nguy to rồi. Chết toi uy tín của cả đám giáo viên trong trường này mất, mà người đứng cầm càng là mình chứ ai. Ông nghĩ đến bà già tu Phật tại gia này, nhìn dáng bà và giọng nói bà đã thấy quyết liệt rồi, chắc là bà không bỏ cuộc đâu. Nếu mình không giải quyết, hay giải quyết không rốt ráo, bà có thể lên tận Ủy Ban Nhân Dân hay Văn Phòng Tỉnh Ủy khiếu nại cũng nên. Bà già này có thể là bà già gân, giống như đồng chí gái nào đó ở Bến Tre đã nói, đánh đến lai quần cũng đánh. Mình không giải quyết, để chạm tai đến phòng giáo dục tỉnh, thì chết mẹ mình. Trường gì mà trong một năm đã xảy ra ba, bốn vụ, giáo viên dụ học trò gái đến mang bầu rồi bỏ chạy làng. Đã có 2 giáo viên xách gói về quê đuổi gà rồi, hay thất nghiệp phải buôn bán chợ trời, hay chạy xe ôm...

Ông nghĩ vậy nên thấy mình run lên bần bật, mấy thằng quỷ giáo viên này có dâm dê, cũng dâm dê vừa thôi, biết "đồ nào ăn thì ăn, đồ nào cúng thì cúng" chớ. Đây là trường nữ trung học của một tỉnh, một thị xã, chứ đâu phải là lò hay xưởng chứa gái nào cho cam, đâu phải là trung tâm thi hoa hậu sắc đẹp nào cho cam...mà giáo viên thi nhau tìm cách dụ dỗ, ăn ngủ với học sinh. Thật là không ra thể thống gì hết, không đâu vào đâu hết, mất uy tín quá, mình phải mạnh tay mới được...

Ông nghĩ đến những vụ án tình vừa qua ông đã giải quyết, cũng tương tự như vụ này, còn mới rợi đây chứ có đâu xa, là chuyện thầy Minh tằng tịu với học trò gái Quý, đưa đến Quý có bầu, ông cũng mạnh dạn bắt ép thầy Minh cưới Quý, chứ không thì thầy Minh sẽ bị đuổi việc. Cuối cùng mọi chuyện êm xuôi. Lần này phải giải quyết như vậy với thầy Căn, chứ không thể nương tay hơn được. Nếu giải quyết mà chậm trễ, bà già tu Phật tại gia này có thể nóng ruột, rồi lên Ủy Ban kiện nữa thì chết cha! Phải giải quyết nội bộ. Đừng cho trên biết một chút gì hết.

Ông hiệu trưởng liền thảo ngay một bức thư gởi thầy Căn ở Sài Gòn, theo địa chỉ nghỉ phép của Căn ghi trong đơn. Ông nói hết ra sự việc Căn bị bà già gân đưa ra khiếu nại, là Căn làm có bầu cô gái cưng của bà và yêu cầu Căn phải về lại trường ngay để giải quyết. Nếu không, thì Căn sẽ bị đuổi việc như mấy bạn đồng nghiệp của Căn trước đây.

Lần này ông viết cho Căn với giọng thật cứng rắn.

Bà ngày sau, Căn nhận được thư. Chàng ngây người như không còn chút hơi thở. Nghề dạy học, giáo chức tuy là nghề "dứt cháo", nhưng chàng mất nghề này như là mất cả sự nghiệp. Chàng vội vã thu xếp hành trang quay về.


Căn lên xe Honda, chạy thẳng một mạch từ Sài Gòn về thị xã Mỹ Tho. Buổi sáng Sài Gòn ồn ào quá đổi. Đường phố đầy đặc xe cộ, phần đông là xe đạp, xe xích lô, xe ba gát, xe xích lô máy. Xe gắn máy chỉ lưa thưa. Một thành phố mang tên một xác người đang ngoi ngóp, sống, thở, và hít bụi. Vì bụi từ các xe cần cẩu, xe vận tải, xe đò chở hàng...nhả ra cuồn cuộn. Người đi đường, nay gọi là người tham gia giao thông, chỉ có một việc là trang bị khẩu trang để chống lại. Đoạn đường Sài Gòn - Mỹ Tho khoảng sáu mươi cây số mà chàng thấy xa vời vợi, chàng phải lấy tay xoay tay ga, nhấn gần lút cán.

Chàng nhớ lại cái thư của hiệu trưởng Quân, ngoài một lá thư như là bức điện văn hay chỉ thị, kêu chàng phải về trình diện gấp, để giải quyết vấn đề cá nhân. Trong bì thư, còn có thêm một tờ giấy như là "thư riêng" của hiệu trưởng, coi như đó là những lời dặn dò và tâm tình, trong tình cảm "sếp với nhân viên" hay "chú cháu" thì đúng hơn. Ông viết với tính xởi lởi có vẻ đùa cợt của người miền Nam, viết thẳng thừng, không rào đón, như đám lính trong bưng hồi còn chiến tranh.

"Căn, chú mày muốn đụ con người ta xong rồi chạy làng sao mày, mày ăn mà không biết chùi mép cho sạch. Mày hãy nghĩ kỷ mày chạy làng thoát không?. Chỉ một nước là mày bỏ nghề như mấy thằng đồng nghiệp của mày trước đây thôi. Còn không thì mày về gặp tau gấp, để giải quyết vụ con Yến Oanh. Tau đã nói cho chúng mày biết trong nhiều cuộc họp, là đờn ông, con trai chơi được thì cứ chơi. Ai cũng được, miễn là con gái, đàn bà chịu cởi quần ra cho. Nhưng cũng phải biết đề phòng chứ. Mày với con Yến Oanh là trai tơ, gái tơ phơi phới thế, thì đụ đéo nhau làm sao mà không dính bầu cho được.
Sao mày không tính toán gì hết. Sao mày không mua bao cao su mà tròng vô, hay khi sắp "ra" thì rút cặc bỏ ra ngoài. Tau đây này, vô bưng hồi hai mươi tuổi cũng còn con trai mơn mởn. Vào bưng gặp mấy em giao liên, du kích hơ hớ ra đó, sao cầm lòng cho đậu. Em nào cũng chìa lồn cho đụ chùa, chơi cho các em sướng thì em nào mà không cho. Tau cũng qua mười mấy em, mà tau có để "dính" đâu, nghĩa là mình biết cách phòng ngừa, như những phương pháp tau nói trên. Tính ra mày dở ẹt, chơi cho đã để gái mang bầu, đâu có xứng dân chơi, xứng mặt đàn ông. Thôi bây giờ cũng kẹt rồi. Mầy về tự thú đi, cứ làm theo thủ tục, rồi từ từ tau tính. Tau nói như vậy để mày đừng trốn đi nhe. Cứ về, có gì tau "chống lưng" cho."

Căn nghĩ đến bức thư của hiệu trưởng Quân chịu chống lưng cho mình nên cũng đở lo. Chàng thấy hiệu trưởng cũng một "duộc" với mình, nhưng ăn mà biết liếm mép thì tốt thôi. Ra đứng trước ban giám hiệu, trước đám giáo viên, trong những buổi họp giáo viên hay họp chi bộ đảng trường, hiệu trưởng Quân lúc nào cũng đóng vai lãnh đạo, nói chuyện rất căn cơ, có lý, có lẽ, đầy tính khí cách mạng. Một điều là ba dòng thác cách mạng, cùng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, lên chủ nghĩa xã hội. Cũng may là phòng họp nhỏ chứ không thì hiệu trưởng đã leo lên sân khấu hội trường hô khẩu hiệu, không có gì quý hơn độc lập tự do, đảng cộng sản việt nam quang vinh rồi chắc.

Chàng chạnh nhớ đến người cha du kích đã hy sinh, vì bị địch hành quân diều hâu bắn chết. Sau khi chôn cất cha, có hai người đàn bà lần lượt, mỗi người dắt đứa con gái, tìm đến xin được lạy bàn thờ cha và thú thật với mẹ chàng, bà Cảnh, là khi đi làm giao liên trong bưng, họ đã ăn nằm với ông Cảnh và sinh con. Nay nghe ông Cảnh chết, nên đến xin được để tang ông và cho đứa con gái nhận tổ, nhận tông. Nhưng bà Cảnh đã đuổi hai người đàn bà đó đi... Thì ra trong bưng, chuyện tình ái lăng nhăng nghe cũng rậm đám ghê. Con người duy vật chủ nghĩa thì đâu cần chuyện tình cảm, máu mủ, ruột thịt gì. Hồi đó Căn còn nhỏ quá, nghe đó, biết đó rồi thôi. Bây giờ chàng chợt nhớ lại là mình còn có hai đứa em gái, con của hai người đàn bà mà mà trước đây cha chàng đã dan díu. Không biết bây giờ, hòa bình lặp lại đã bao năm rồi, mấy đứa em gái chàng bây giờ thất tán ở đâu? Chàng nghe bâng khuâng trong dạ...

Thôi, thì lần này chàng sẽ theo lời ông hiệu trưởng hướng dẫn, miễn là mình giữ được cái ghế giáo viên, đã học hai năm sư phạm ở Sài Gòn, làm sao bỏ đi được.

Rồi chuyện gì sau đó sẽ tính.

Căn vừa chạy xe, vừa suy nghĩ, có lúc đăm chiêu, có lúc mĩm cười. Nhất là nghĩ đến những bậc cha chú mình như cha chàng, hay ông hiệu trưởng, cũng là những tay chơi có hạng, thật xuất sắc. Cha có kết quả là thêm hai bà, có hai đứa con gái, còn ông hiệu trưởng khi vô bưng cũng đã qua mười mấy người nữ du kích hay nữ giao liên, hưởng lạc trong bụi bờ, mương rẫy.

Căn chạy xe đến Trung Lương là chàng biết sắp đến trường Hồng Gấm. Chàng như một tội phạm sắp bị lôi ra tòa xử án. Nhưng bản án chàng cũng biết được kết quả một phần, là sẽ thế nào rồi. Chàng lái xe qua vòng bùng binh vào thành phố. Xe chạy băng băng trên đường Ấp Bắc, qua cầu Mạch Nha, chàng ngó vào đường Đống Đa, căn nhà của Yến Oanh nằm sát bên đường, trên con kinh đầy bùn đen xông mùi hôi thối. Chàng có mang khẩu trang mà còn nghe mùi hôi thối bốc lên từ con kinh nước đen này nồng nặc...Chàng chợt ngó lướt qua số nhà 24...là số nhà Yến Oanh. Mai đây, chàng phải đến đấy, gọi ba Yến Oanh là ba, gọi mẹ Yến Oanh là mẹ...và những ông anh, bà chị, chàng lắc đầu ngao ngán.

Để không nghĩ gì thêm, chàng lái xe nhấn ga chạy vùn vụt.

 *                         
Thầy hiệu trưởng ngồi trầm tư trên bàn làm việc. Ông đang nghĩ đến sinh hoạt trường trong thời gian gần đây. Một trường nữ trung học thật ra có nhiều điều phiền phứt của nó. Mang danh là trường nữ trung học của một thị xã, sắp được nâng lên cấp thành phố, ông chắc chắc chắn phải bảo vệ nó, đừng bao giờ để tiếng xấu bay ra ngoài.

Nhưng ông càng giữ, càng bịt lại bao nhiêu, thì mấy thằng giáo viên dâm dê luôn luôn phá đám, cùng đám nữ sinh lớn sộ này, tìm yêu trai đâu không tìm mà cứ nhè đám giáo viên mà yêu, mà cho, mà hiến dâng. Đúng là tàn dư mỹ ngụy còn để lại đầy rẫy. Ông phải lên tiếng và có hành động làm cho mọi chuyện phải xẹp xuống.

Thật tình, ông mong sao ông ghi được điểm tốt, biết đâu bên Phòng Giáo Dục tỉnh sẽ đưa ông lên làm hiệu trưởng một trường lớn hơn như trường Lê Ngọc Hân hay Nguyễn Đình Chiểu chẳng hạn. Lúc đó, bước đường công danh của ông sẽ lên như diều gặp gió, nếu phấn đấu thêm, có thể vào Ban Thường Vụ Thị Ủy cũng nên, rồi tiến lên nắm giữ chức vụ trong chính quyền...

Ông đang mơ màng nghĩ đến tương lai đầy sáng lạn của mình, thì cánh cửa phòng bật mở. Căn chun đầu vào.

Trước tiên, Căn cúi đầu thật thấp chào hiệu trưởng Quân và lấy trong cạc táp ra một mớ phong kẹo đậu phụng, mấy hộp trà Bắc Thái và một túp thuốc có cán Jet, để lên bàn.

Ông trừng mắt ngó Căn, nói:

- Thầy về rồi đó à?

Căn lắp bắp thưa:

- Thưa thầy hiệu trưởng, đang nghỉ phép được thư thầy gọi, em liền về ngay, sẳn dịp em biếu thầy mấy món quà mọn,  mong thầy nhận lấy thảo.

Những món quà này là những món ruột mà hiệu trưởng Quân rất thích. Giáo viên, nhân viên văn phòng, hay các phụ huynh thân cận đều biết "gu" thích này của hiệu trưởng.

Hiệu trưởng ngó những món quà của Căn để trên bàn, rồi quay qua Căn:

- Thầy cứ để đó, bây giờ thầy ngồi ghế đi, tôi nói chuyện với thầy.

Căn khúm núm, ngồi xuống ghế, nói nhỏ trong miệng:

- Dạ.

Hiệu trưởng nghiêm mặt nói:

- Tôi kêu thầy về đây, chắc thầy đã biết chuyện gì rồi. Thầy có ý nghĩ gì chưa? Có quyết định gì chưa? Nói cho tôi biết thử nghe coi có thuận tai không?

- Thưa thầy! Em đã lỡ rồi thầy ơi. Trăm sự nhờ thầy cứu em chứ không thì em chết. Trong thư thầy viết riêng cho em, em cũng biết rồi. Em nhận khuyết điểm. Đã ăn chơi, dê học trò mà em không biết cách đề phòng, hay không kiềm chế được, cứ để nguyên, không ngừa gì cả, cho nên nay mới ra cớ sự. Thầy mắng chữi em thế nào thì mắng chữi, nhưng cho em con đường sống, tiếp tục dạy học, nghe thầy.

Hiệu trưởng Quân nghĩ, ít ra mình cũng nên hù thằng nhỏ này một chút, phải nắn gân nó, chứ để nó quậy quá thể như thế này, thì không được. Không nắn gân nó để nó cua hết con học trò này đến con học trò khác thì chết mình. Học trò nữ trường này cũng gần năm trăm đứa, các cô đều lớn sộ làm sao quản nổi. Cô nào cũng dậy thì, thân hình phây phây ra đó, ông nhìn còn nuốt nước miếng nữa là, huống chi mấy thằng nhóc giáo viên chỉ từ hăm mấy đến ba mấy tuổi.

Nhưng đứng cương vị ông, ông thấy cũng khó, với lại nữ sinh thì thường yêu, mê, thần tượng, thầy giáo của họ. Vì thầy giáo đứng lớp giảng bài, dễ dàng gần gũi cảm tình với nữ sinh hơn. Với lại, ông thì còn có thêm cô Hồng, cô giáo Pháp văn, ba mươi tuổi, ế chồng, hai người lén lút qua lại với nhau cũng gần năm năm. Nhưng ông biết chùi mép sạch, kỷ càng, không lộ ra ngoài một chút nào. Mà cô Hồng lại hay ghen, thấy ông nhìn đứa nữ sinh nào thì cô về phòng riêng lồng lộn lên. Với lại Hồng làm tình thật tuyệt chiêu, đã hút hết tinh lực của ông. Một hiệu trưởng trên bốn mươi như ông, mỗi tuần phải phục vụ cho người vợ ở nhà hai "quả", cho cô giáo Hồng hai "quả" hay hơn, thì còn tinh lực đâu mà nghĩ đến các nữ sinh ngồn ngộn kia. Dù nhiều lúc, trong âm thầm, ông tưởng tượng đến các thân thể của mấy cô trắng phau phau ngồn ngộn, ông chỉ biết âm thầm nuốt nước miếng. Trước mắt là ông phải phấn đấu, để ít ra, sang năm cố "chạy" về làm hiệu trưởng trường Lê Ngọc Hân, thì ngon hơn nhiều.

Hiệu trưởng Quân gườm gườm nhìn thầy Căn, như con mèo nhẩn nha vờn con chuột, chờ cho con chuột sợ quá sụp xuống, lúc đó mới nhe răng ra cấu xé.
Ông từ từ nói:

- Bây giờ chuyện của thầy đã dĩ lỡ rồi. Con Yến Oanh đã dính bầu gần hai tháng rồi. Bà mẹ nó đã vào đây khiếu nại chuyện thầy dụ con nhỏ mang bầu. Rồi thầy định chạy làng. Tôi đi guốc trong bụng của thầy rồi. Nhưng mà tôi thấy bà già đó không dễ qua mặt đâu, nhìn bà tôi biết bà tu Phật, ăn chay, hiền lành, đạo đức, nhưng rất cứng rắn, quyết tâm lắm. Chắc chắc nếu mà không giải quyết chuyện này, thì thầy chỉ có việc ôm cặp về vườn, làm gì tùy thầy, chớ trường không thể để yên cho thầy như lần trước đâu. Có hai điều kiện cho thầy lựa chọn, một là thầy phải cưới Yến Oanh làm vợ, hai là thầy xách gói ra đi. Vậy thì trước mặt tôi đây, thầy hãy chọn điều nào, để tôi còn quyết.

- Thưa thầy...

- Không thưa gởi gì hết, đứng cương vị của tôi thì thầy cũng giải quyết vậy thôi, huống hồ gì thầy là thầy giáo của chế độ mới...
Ông định giảng một loạt về người thầy giáo nhân dân trong xã hội chủ nghĩa, nhưng ông thấy có nói, cũng chỉ là lặp lại những câu nói sáo rỗng ông đã từng nói trước đây, trong các kỳ hội nghị giáo viên toàn tỉnh, toàn thị xã, hay những đợt họp phụ huynh học sinh toàn thị xã. Với lại, những giáo viên như Căn, chắc cũng đầy một bụng những lý thuyết này, nên ông dừng lại... để thở.

Căn thấy ông im lặng, nên nói chen vào:

- Thưa thầy, thầy quyết sao thì em nghe vậy, xin thầy cứu em.

Hiệu trưởng Quân phất tay và xuống giọng, cũng như đổi hẳn cách xưng hô:

- Tau nói cho mày biết, mày chơi mà không biết chùi mép, cứ đụng đâu xâu đó thì chết không kịp nhắm mắt nghe con. Lần này thì mày gặp ổ kiến lửa rồi đó mày nghe. Mày không lui một bước để tiến ba bước thì mày nguy to, mất ghế như chơi. Mày phải biết tiến, lui thế nào cho phải, mới là người có trí.

Tau dù sao cũng quen với gia đình mày, cha mày mất sớm vì cách mạng, nên tau đỡ cho mày lần này thôi nghe.

Rồi ông xuống giọng:

- Bây giờ tau tính thế này, thứ nhất cho yên chuyện của mày, và cho nhà trường được tiếng là có uy tín với gia đình phụ huynh học sinh, thì mày nên về thưa với bà già mày, đi nói con Yến Oanh cho mày. Mày yêu, thích nó hay không yêu, thích cũng chẳng sao. Cứ giải quyết cho ổn việc gia đình người ta đã, nghĩa là mày cứ nhận cái thai đó là của mày, mày cưới nó để hợp thức hóa. Cái này có hai cái lợi cho mày, là mày được tiếng thầy giáo có trách nhiệm, thứ hai là con Oanh bây giờ mới chửa hai tháng, mày có đồ chơi, để mày khỏi khi hứng lên đi xả rác bừa bải nữa. Coi như mày thuê đồ chơi cũng được. Tau thấy con Yến Oanh cũng ngọt nước, tươi mát lắm, tau nhìn còn thèm nữa là. Rồi sau đó tùy mày, cứ hợp thức hóa, hôn thú hôn thê đàng hoàng. Một, hai năm mày thấy không hợp, có quyền bỏ, li dị. Chính quyền ta không khó chuyện li dị khi hai bên không hợp, cho nên lúc đó mày rút ra cũng không muộn. Coi như lợi cho mày cả đôi bề, mà cũng tốt cho nhà trường nữa. Chứ mày không khứng chịu vậy, thì tau cũng hết cách giải quyết, cũng phải cho mày về vườn thôi.

Căn thấy hiệu trưởng Quân nói nghe cũng có lý. Chàng vừa mất uy tín về chuyện với Nhung, nay thêm chuyện này nữa chắc cả thành phố Đẹp Thơ sẽ cười vào mặt chàng. Thầy giáo dụ nữ sinh chơi có bầu rồi chuồn, đã hai lần rồi. Như vậy thì xấu hổ quá. Xấu hổ thì chàng chịu được, nhưng cái mà hiệu trưởng Quân nói là cho chàng về vườn, thì không được. Chàng vẫn mê những lúc lên bục giảng, bình thơ của mấy nhà chí sĩ quê nhà, như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân. Những lúc đó chàng nói dóc tổ bao nhiêu cũng được, đứng trên bục giảng nhìn xuống đám nữ sinh đang chăm chú ngó chàng bằng đôi mắt cảm phục, chàng thấy như mê đi...

Nghĩ vậy, nên Căn thưa nhỏ:

- Dạ, thầy tính như vậy cũng ổn, em cảm ơn thầy.

Hiệu trưởng Quân thấy nhẹ trong lòng, thế là mọi việc chiêu dụ thằng nhỏ này đã thành công, nó theo lời mình khuyên bảo, tiện lợi đôi đàng.

Ông cho thêm thầy Căn vài lời hiệu triệu:

- Vây thì ổn rồi. Đây cũng là bài học cho mày, dù ở đâu, lúc nào, thời đại nào, thì câu châm ngôn, "ăn xong thì phải biết chùi mép cho sạch" vẫn đúng. Mày thấy chưa, tau ở trường này, trách nhiệm cả mấy trăm con học trò mới lớn, thấy mấy ông thầy thì chớp chớp mắt, rượn đực. Còn mấy ông thầy thì dâm dê kiểu như cở mày, thì sao trường không loạn lên cho được. Mày tưởng tau không có mắt sao mày. Trường có mấy mươi thầy giáo, thầy nào thế nào tau biết hết. Thầy nào vẻ mặt đạo mạo nhưng bên trong thì dê chúa, chuyên dụ học trò đi phòng ngủ. Nếu không có tau cầm cương thì trường này biến thành ổ mãi dâm rồi. À, mà mấy đứa học trò gái cho chơi không, không lấy tiền, thì mãi dâm sao được. Loạn, loạn hết rồi. Chính mày rù quến con Yến Oanh đi ngủ hàng tuần, mỗi tuần mấy lần, ở đâu, tau đều biết cả. Nhưng tau nghĩ, mày khi ăn xong phải biết quệt mỏ. Nhưng mày ngu quá, đời này ăn xong quệt mỏ, chùi miệng cho sạch ai mà không có, kể cả cấp lãnh đạo trong chế độ ta cũng vậy thôi. Mày biết vậy nhé. Thôi, giải quyết xong rồi, mày về mà tự lo liệu. Nếu mày để bà già đó mà tới đây một lần nữa, thì tau phải cho mày đi đong thôi. Xong rồi, mày về lo liệu đi. Tuần sau đi dạy lại, nhe.

Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1821)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1659)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2470)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2530)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2066)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2934)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1773)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3654)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1677)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2987)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18999)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19189)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,