PHẠM HẢI ANH - Người Không Mặt

13 Tháng Tám 20192:33 CH(Xem: 4627)
PHẠM HẢI ANH - Người Không Mặt


Góc thành cổ ấy vắng người qua lại. Bức tượng rêu xanh xám, ẩm mốc ngay cả trong những ngày nắng to. Nép vào bóng râm ẩm tối của nó là một quán sách đìu hiu, dăm kệ sách ố cũ, như để trang trí hơn là bán. Toàn sách cổ. Mỗi lần một quyển sách rời khỏi kệ theo tay người khác, ánh mắt đã bạc của ông gìa chủ quán trầm xuống như thể nuối tiếc. Nắng chẳng bao giờ rọi đến bóng tối trong quán sách, nơi thảng hoặc vẳng ra tiếng ho khúc khắc. Nhưng ngay cả âm thanh ấy cũng thường tắt nghẹn, như thể ông già hoảng hốt vì tiếng ho của chính mình.

Năm ấy trời mưa rả rích. Những tiếng ho từ quán sách vẳng ra dòn hơn, thảng thốt trong bóng tối và cái lạnh căm căm của tháng Chạp. Cho đến một buổi sáng, trời vẫn sầm sì mưa nhưng góc thành cổ như được nhuộm trong ánh sáng lung linh tỏa ra từ quán sách. Rêu phong trên tường thành đổi màu xanh nõn, mềm mướt tựa nhung gấm. Trước quán sách, mưa đan thành tấm rèm bạc lóng lánh, và trên kệ, những gáy sách cũ kỹ vụt tươi màu. Người đứng bán sách hôm ấy không phải ông già mà là cô con gái.

Chỉ trong một ngày, số sách bán được bằng cả năm. Nhưng ông già lại hoảng hốt. Ông gọi con gái đến bên giường, nhìn đăm đăm vào gương mặt cô.

Giọng ông khàn đi, khó nhọc:


"Con bán được nhiều sách lắm phải không ?"

"Thưa cha vâng ạ."

"Cha không mừng mà lo lắm... Con có biết vì sao không ?"

"Con không biết, thưa cha ... ?"

"Con có biết vì sao bấy lâu nay cha giấu con, không để người ngoài thấy mặt không?"

Cô gái run rẩy. Từ trong bóng tối, cặp mắt ông già vẫn căng thẳng không rời cô. Một nỗi khiếp sợ mơ hồ dâng lên. Ông già thở dài, chỉ tay vào góc phòng: 

"Con hãy mở cái rương kia và lấy tấm gương ra cho cha... Được rồi, bây giờ cha cho phép con soi mặt vào đó."


Cô gái thận trọng nâng tấm gương lên..., và không kìm được tiếng kêu. Từ trong gương nhìn cô là một gương mặt thiên thần! Giữa hình phản chiếu của những đồ đạc cũ kỹ, nghèo nàn, gương mặt ấy như tỏ sáng thanh khiết. Vẻ đẹp huyền hoăc, mong manh của nụ quỳnh trắng tuyết đang run rẩy tách cánh đầu tiên... Giọng nói âu lo của ông già làm cô bừng tỉnh:


"Con ơi, gương mặt con là gia bảo của nhà ta. Nếu khéo giữ giá thì đời cha con mình có thể trông cậy vào đấy. Nhưng cha già yếu bệnh tật, lại nghèo, không sức gì gìn giữ nổi. Thôi từ mai, con lại ở nhà, việc hàng quán để cha lo."


Nhưng ông già không gượng dậy nổi. Ông lại bàn với con gái:


"Quán sách cần người trông nom, con đi làm cũng được, nhưng phải để mặt ở nhà cha giữ. Khi nào thật cần hãy lấy ra dùng. Như thế lỡ con có sơ xẩy cũng không sợ mất mặt, vừa an toàn, mà mặt đẹp lại không bị bụi bậm làm vấy bẩn đị"


Hôm sau, cô gái buồn rầu để cha tháo mặt cất vào rương. Ông già cẩn thận lót đáy rương bằng vải thật mềm, lại mua chiếc khoá đồng lớn, khóa chắc.


Cô gái đứng bán sách. Quầy sách vốn đã vắng lại càng vắng hơn xưạ. Cô gái giấu mình đứng chỗ ông già vẫn thường ngồi Khuôn mặt cô giờ là một khoảng trống trần trụi. Không còn những ánh mắt khát khao ngưỡng mộ. Người ta đi lướt qua cô thờ ơ. Quầy sách bốn mùa âm u tối. Nhưng trong bóng tối, người ta không cần dùng tới mặt... Đêm đến, ông già ngủ ngon hơn vì không phải lo giữ mặt cho con gái. Nhưng cô gái không tài nào ngủ ngay được. Cô rón rén lấy chìa khóa mở rương, soi đèn say sưa ngắm gương mặt ngủ yên trong đó. Những buồn tủi trong ngày tan đi khi cô tận mắt thấy gương mặt chính mình, trong trắng không vương chút bụi trần, đẹp không gì sánh nổi!

...Một lần, run rẩy trước sắc đẹp của chính mình, cô gái sơ ý để rớt tàn lửa xuống đáy rương. Chiếc rương bùng cháy. Gương mặt đẹp trong phút chốc bị thiêu thành tro tàn.

Cô gái thành người không mặt thật sự. Những mụ đàn bà mặt rỗ chằng chịt, mắt lé, mũi tẹt... đi ngang cô nhổ nước bọt khinh bỉ: "Khiếp! Đồ mặt rỗng!".

Những bà già có con trai lớn nhìn cô thương hại: "Đã nghèo, có cái mặt cũng không giữ nổi!" Ông già đau đớn an ủi con gái:


"Thôi con ạ. Không có mặt còn hơn có cái mặt bẩn thỉu, bất thành nhân dạng." Cô gái im lặng. Trùm lên hai bố con là nỗi hối tiếc đau đớn. Giá cô đã có đủ can đảm để mang gương mặt mình trong đời!

Cô gái đan một chiếc khăn quàng đen rộng, che khuôn mặt rỗng. Cô vẫn đi làm chăm chỉ, ít nói, không ai biết cô nghĩ gì. Đêm, cô thức khuya hơn. Chỉ ông già biết rằng trong bóng tối, bao lần cô tuyệt vọng lấy bút tô lại khuôn mặt mình. Nhưng hoài công. Nước mắt làm trôi những nấc mầu nhòe nhoẹt.

Những cái mặt giả chỉ làm cô vướng víu, thất vọng thêm. Giờ thì cô khao khát có một bộ mặt của riêng mình, xấu xí cũng được nhưng đừng rỗng không như thế!

Cô gái không biết rằng có một người chẳng câu nệ cô có mặt hay không. Đó là một hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung. Một tay anh đã vẽ không biết bao nhiêu mặt người đủ loại. Tiền bán tranh cũng đủ sống, và anh cũng có chút tiếng tăm. Nhưng họa sĩ thường bị ám ảnh bởi một cơn ác mộng. Trong mơ, những mặt người đủ kiểu vây lấy anh. Chúng nhảy nhót trên các giá gỗ cứng đờ rồi bất chợt đưa tay gỗ lên vuốt mặt. Từng cái mặt rơi lả tả, chỉ còn lại khung rỗng với hai hốc mắt trắng toát nhìn anh. Họa sĩ cuống quít tô đi vẽ lại, nhưng nét bút cứ trượt đi, nhòe nhoẹt. Anh quăng bút, ứa nước mắt. Chẳng thể làm gì được với đám mặt nạ này. Phải đi tìm thôi, một khuôn mặt mới, thật sự có hồn người!

Rồi bỗng nhiên, họa sĩ gặp cô gái. Cô có gương mặt giống như trong cơn ác mộng của anh: trần trụi đến rỗng không. Chỉ khác là cô không đeo mặt nạ để che nó đi. Điều đó làm họa sĩ ngạc nhiên, để ý. Dần dà, anh phát hiện ở cô-gái-không-mặt bao vẻ đẹp mà những người-có-mặt không có. Họa sĩ lại nằm mơ. Những giấc mơ về khuôn mặt rỗng trơ trụi, nhưng ẩn sau đó mơ hồ có một cái gì. Anh muốn đến gặp cô gái nhiều hơn. Nhưng khổ thay, mỗi lần thử nói chuyện, những lời nói của anh cứ trượt đi trên khuôn mặt rỗng, chẳng thu được chút biểu cảm nào. Họa sĩ bỏ đi...

Để tìm cho cô gái một khuôn mặt xứng hợp! Họa sĩ lang thang khắp nơi, tìm ra bao nhiêu là khuôn mặt. Này là bộ mặt phì nộn, cười toe toét treo ở hàng ăn. Này là bộ mặt đã được tỉa tót cho đẹp, có cặp mắt đa tình và nụ cười lơi lả bán sẵn ở cửa hàng mặt lớn nhất trong thành phố. Trên một đỉnh núi cao hoang sơ, anh bắt gặp một bộ mặt hồn nhiên như đóa hoa rừng đang khúc khích cười. Nó rất dễ thương, nhưng vẫn chưa hợp với cô gái của anh. Và những bộ mặt dầy đóng dấu chất lượng, mặt rỗ giảm giá, mặt trái xoan hợp mốt, mặt điềm đạm tóc xoăn, mặt trán hói uyên bác... Cả những bộ mặt chuột kẹp với hai mắt lạc hết tinh thần bị vứt ở hàng đồng nát... Nhưng chưa hề thấy khuôn mặt mà anh cố công tìm kiếm.

Một đêm trăng ló, họa sĩ lấy bút vẽ gương mặt anh hằng khao khát. Nét mộng mơ, nét đắng cay, nét đợi chờ rồi nét yêu thương... Khi nhát bút cuối cùng dừng lại, họa sĩ bỗng sững sờ. Trước mắt anh là một khuôn mặt cực kỳ sống động, đẹp lạ lùng. Anh quyết định đem mặt về tặng lại cho cô gái.

Cô gái đeo thử khuôn mặt mới được làm từ những bền bỉ đợi chờ lâu đến thế của cô và từ tấm lòng tha thiết đến thế của họa sĩ. Nó vừa khít. Cô biết rằng mình sẽ không bao giờ đánh mất nó nữa. Đôi mắt nhung của cô làm anh ngây ngất. Bây giờ thì anh có thể nhìn sâu vào mắt cô và nói một điều...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6921)
Đứa trẻ đã bớt, nhưng phải hai tuần sau hắn mới tạm bình phục. Người đàn bà khởi sự chuyến buôn đầu tiên kể từ ngày đứa trẻ nhuốm bện
13 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 7924)
Con thuyền giấy của em tôi/đã từ bỏ dòng sông/ra biển/Tội nghiệp cánh diều đứng gió/rớt dài theo/
11 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 7535)
Nó lần lượt bỏ từng ngày qua vào nằm trong một cái lu, lâu ngày nó lên men ẩm mốc sau vườn nhà
09 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6133)
Đêm nay quả thực là một đêm sáng vô cùng, trời đất và lòng người
06 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 7591)
Nguyễn Lương Nhựt đến với thi ca trong cơn điên của mình, sau cơn điên và sẽ đến hoà
02 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 8270)
Cuối cùng, liệu chúng ta còn nên chúc nhau câu "Bách niên giai lão" mỗi khi xuân về nữa không?
27 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 8107)
Tâm lý người già sợ nhất cảnh cô đơn nên nếu các con đã hiểu thì hãy thương cho tròn. Tình thương ấy không đánh đổi bằng tấm ngân phiếu kếch xù hay quà bánh đắt tiền mà chính là... thời gian.
24 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7588)
Bản tin chiều ngày 5 tháng 12 vừa qua của đài truyền hình CBC có chiếu cảnh một nhóm khoảng hai chục sinh viên đang hát caroling ngoài đường phố Montreal.
15 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7902)
Nàng chạy ào ra phía sau ảng nước, ngồi chum hum xuống và dội, vuốt vuốt mái tóc dài của mình. Hình như nó ngắn hơn hôm qua.
10 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 9013)
Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16818)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18834)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9030)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 824)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1022)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13905)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19090)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7782)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8395)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30591)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16017)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31812)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,