VĨNH QUYỀN - Tuyết vĩnh cửu trên đỉnh rặng Pyrénées

28 Tháng Chín 20199:32 SA(Xem: 5488)
VĨNH QUYỀN - Tuyết vĩnh cửu trên đỉnh rặng Pyrénées


Năm 1906 ông tôi tuyên bố từ bỏ cha tôi vì có vợ vẫn quan hệ phụ nữ Pháp, vợ góa viên sĩ quan thuộc binh đoàn Lê Dương. Cha tôi rời vương phủ lúc hai lăm tuổi, tuổi tôi bây giờ, và chỉ với bộ cánh trên người, vừa đi ra cổng vừa huýt sáo như đã không chuyện gì xảy ra sau lưng. Đó là hình ảnh cuối mà người nhà nhìn thấy và nhớ về ông. Cuối năm ấy mẹ tôi mất vì băng huyết khi sinh tôi.


Đến tuổi nhận thức, tôi dần biết ông tôi luôn nhớ tưởng đứa con bị trừng phạt, cũng là đứa ông yêu quý và kỳ vọng nhất trong các con, nhưng cố giấu trong lòng. Thương kính ông, tôi vờ như không hay biết và không chia sẻ ai. Buồn cười là về sau tôi mới biết trong nhà ai cũng nhận ra điều đó.

Năm cuối đời, ông tôi râu tóc bạc phơ, đi lại khó khăn vẫn sáng chiều hai cữ lặng lẽ ngồi hóng ra cổng. Ông cũng lệnh cho người nhà không đóng cổng ban đêm. Chẳng cần giải thích mọi người đều biết ông phòng khi cậu út bất đồ quay về.

Cha tôi không về nhưng đã có thư về sau mười lăm năm bặt tin. Tên người nhận thư là bà tôi. Trong thư ông gián tiếp muốn biết sức khỏe cha. Hóa ra ông sống bên Pháp và chưa biết mẹ tôi đã mất cũng như có tôi trên đời.

Bà tôi mang thư cho ông tôi, gặp cái xua tay lặng lẽ. Không nói gì, bà đặt thư con vào tủ kính ở thư phòng, để ông tiện đọc khi chỉ một mình.

Tôi làm thư ký giúp bà viết thư. Bà muốn biết đời sống của cha tôi bên đó và dành nhiều lời kể chuyện học hành của tôi, không nhắc gì đến ông tôi.

Rồi kết thúc bằng một câu vắn tắt: Còn cha con giờ như ngọn đèn trước gió…

Không nghe bà khuyên nhủ gì cha tôi trở về, tôi nhắc.

Bà tôi cười buồn: Làm dâu từ hồi mười sáu tuổi, bà biết đàn ông nhà này cứ như cây bách lẻ giữa rừng, dẫu có lúc ủy mị cũng không để lộ, càng không muốn ai chạm đến điểm yếu đó của mình.

Vì vậy, trong thư riêng gửi kèm, tôi đã không viết câu cháy bỏng khao khát như đã nhủ lòng: Cha ơi về với con.

Từ đó hàng tháng chúng tôi nhận thư cha tôi và khoản tiền khiêm tốn gọi là góp phần cho tôi đi học. Cũng từ đó cả nhà nhẹ nhõm và vui hơn khi thấy ông tôi không phải sáng chiều ngóng đợi trong âm thầm.

Vài dòng thông tin và những tấm ảnh ấn tượng gửi về từ Pháp khiến ông tôi không nén được niềm tự hào về cậu út.

Ảnh họa sĩ Tôn Thất Cẩm Thi và bạn bè người Pháp giữa phòng triển lãm tranh tại trung tâm phố cảng Marseille, ảnh họa sĩ Tôn Thất Cẩm Thi ngồi tựa lưng phu nhân Charmé de Leroy xinh đẹp, váy xòe như diềm sóng trên đồi cỏ non, phía sau là lâu đài đá xám dòng họ quý tộc de Leroy xứ Andorra được ông tôi cho lồng kính đặt tại thư phòng.

Có thể nói ông tôi đã ra đi trong thanh thản, thậm chí với nụ cười mãn nguyện. Còn nhớ trước đó mấy hôm ông thì thào một câu nói lạ. Rằng con trai có hiếu, không nhất thiết ở cạnh cha, chỉ cần làm được điều cha hằng muốn.

Đầu danh mục các việc chuẩn bị tang lễ là đánh giây thép báo tin buồn cho cha tôi. Bất ngờ không có hồi âm. Những lá thư tiếp theo của tôi như gửi vào hư vô. Rồi một lá quay lại với dấu đỏ hình chữ nhật kèm dòng tiếng Pháp: Hộp thư này đã đóng bởi người sử dụng.

Từ đó, chỉ hai bà cháu ngóng tin cha tôi trong im lặng. Chẳng bao lâu còn mỗi mình tôi. Bà tôi không được nhẹ nhàng như ông tôi, phút lâm chung còn nắm tay tôi dặn dò: Lúc nào có tin cha, cháu nhớ đốt nén hương cáo bà.

Sau vụ đột nhập Tòa Khâm thất bại, tôi vào Sài Gòn lánh mặt, rồi đầu quân hãng BGI danh tiếng. Cách ngụy trang hiệu quả là lẩn vào thế giới kẻ địch.

Vừa làm vừa dốc sức học tiếng Pháp, tiến thân từ lao công đến thông ngôn. Nhưng đó không phải là mục đích. Tôi đã nhận ra bản thân không thể hoàn thiện nếu chưa gặp cha tôi, chưa biết vì sao ông mất hút sau thời gian kết nối, kể cả trường hợp ông không còn nữa trên cõi đời.

Tích cóp đồng lương, tôi lên đường sang Pháp với vỏn vẹn hai tấm ảnh thay cho những chỉ dẫn cần thiết.

Qua tấm thứ nhất, không quá khó để tôi tìm được nhà trưng bày Nghệ sĩ của tháng trên đường Saint Menet. Viên quản lý xem ảnh nhưng không nhận ra cha tôi và quả quyết chưa họa sĩ châu Á nào triển lãm ở đây.

Tấm ảnh thứ hai dẫn dắt gần hai ngày đường, tôi gõ cửa lâu đài thuộc dòng họ de Leroy dưới chân rặng Pyrénées xứ Andorra thuộc Pháp. Những người cai quản ở đây không biết cha tôi đã đành, mà còn không biết người phụ nữ trong ảnh. Nhưng họ vui lòng tra cứu phả hệ giúp tôi. Quả có tồn tại hai công nương Charmé nhưng đều đã mất, một từ giữa thế kỷ 18 và một vào năm 1880, mấy mươi năm trước khi có tấm ảnh.

Chờ chuyến tàu lửa trở về Marseille, tôi vào quán rượu đối diện nhà ga.

Nhìn hai tấm ảnh đặt trên bàn, tôi vừa trầm ngâm tự hỏi đâu là sự thật vừa nhấm nháp loại vang được quảng cáo có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, khi người La Mã thống trị miền nam nước Pháp, du nhập nghề trồng nho và sản xuất rượu.

Sao cậu có ảnh này?

Nghe hỏi, tôi ngoảnh lại, là ông chủ quán đầu hói nhưng bộ râu bạc rậm dài ấn tượng.

Tôi chưa biết trả lời thế nào, ông tiếp: Việt Nam?

Tôi gật đầu hoang mang.

Xin lỗi, cậu là gì của Thi?

Tôi bật dậy, sửng sốt.

Chủ quán đặt tay lên vai tôi, ái ngại: Bình tĩnh, hãy ngồi xuống.

Tôi chỉ vào tấm ảnh: Đây là cha tôi.

Chủ quán ngồi đối diện, chăm chú nhìn tôi một lúc: Tôi cũng đoán thế, Thi từng là khách thường xuyên của quán này.

Đã từng, ý ông là sao? Tôi lo lắng.

Thi rời thị trấn này hơn hai năm rồi.

Ông biết cha tôi hiện ở đâu không?

Chủ quán lắc đầu: Không, không ai biết, không thể biết. Trong bữa rượu chia tay Thi còn chưa biết sẽ dừng chân nơi nào.

Nhìn vẻ tuyệt vọng của tôi, ông chợt nghĩ ra: Ta hãy chờ Pauline, biết đâu có thông tin.

Xin lỗi, ai?

Chủ quán chỉ vào người phụ nữ trong ảnh: Là cô ca sĩ, bắt đầu hát ở đây lúc 8 giờ tối.

Charmé de Leroy?

Chủ quán lắc đầu cười: Tôi cũng không biết thật ra cô ta tên gì.

Nhưng tàu đi Marseille lúc 7 giờ. Tôi nói.

Bỏ đi, hãy ở lại đây đêm nay, tôi cho người lấy vé chuyến sớm nhất vào sáng mai cho cậu.

Cám ơn, ông tốt bụng quá.

Không có gì, cậu có thể xem tôi là bạn của Thi.

Tôi được giới thiệu với Pauline ngay khi cô vừa đặt chân vào quán. Ngạc nhiên và xúc động nhưng cô cho biết sẽ gặp tôi sau bài hát. Và cô mang nguyên vẻ xúc động lên sân khấu: Hôm nay, bài hát đầu tiên tôi muốn dành tặng con trai Thi vừa đến từ Việt Nam.

Khách trong quán nhìn về phía tôi vỗ tay.

Tôi đứng lên cúi đầu đáp lễ.

Đó là bài hát về xứ Đông Dương xa xôi, miền đất hứa, cũng là miền tử địa đối với đoàn quân viễn chinh.

Khi Pauline hát tôi có dịp nhìn kỹ. Trông cô lớn tuổi hơn, cũng không sang trọng bằng trong ảnh nhưng thật dịu dàng và có giọng hát trầm buồn quyến rũ.

Chủ quán đưa Pauline và tôi lên ban-công tầng gác, nơi tiếng nhạc chỉ còn văng vẳng. Chúng tôi uống rượu vang, rồi tôi kể hành trình tìm cha. Lời kết của tôi khá chua chát: Tôi đã tin vào những tấm ảnh trò đùa.

Chủ quán có động thái phản ứng, Pauline kịp đặt tay lên vai ông rồi quay sang tôi: Cậu có quyền nghĩ vậy bởi những điều đáng tiếc vừa gặp phải. Nhưng cậu có thể tin những gì cha cậu thực hiện với gia đình không là trò đùa. Anh ấy chỉ có một mục đích, là ông cụ ở nhà được an tâm về đứa con phiêu bạt. Chúng tôi đã nghe Thi tâm sự, và chúng tôi muốn giúp anh ấy làm điều tốt đẹp đó.

Chủ quán tán đồng: Những tấm ảnh tuy được dàn dựng, có thể cho là giả, nhưng phát xuất từ tấm lòng chân thực.

Pauline không hoàn toàn đồng tình: Nói giả cũng không đúng với trường hợp Thi. Anh ấy làm đủ nghề để sống nhưng không quên giấc mơ hội họa, lúc nào có thời gian là say mê vẽ, và thỉnh thoảng bán được tranh, thì dù chưa có triển lãm cá nhân tại gallery Nghệ sĩ của tháng, anh ấy không dối trá khi xưng họa sĩ với đời. Gọi tôi phu nhân thì hơi quá, nhưng vẫn có phần sự thật, bởi ảnh chụp vào thời gian chúng tôi sống chung, dù danh nghĩa là bạn.


Chủ quán cười hóm sau bộ râu rậm: Nhưng Charmé de Leroy từ đâu ra vậy, Pauline?

Cô ca sĩ bỗng ngượng ngùng giấu mặt vào tay, cười khúc khích: Là giấc mơ công nương từ bé của tôi, Thi biết điều đó. Trong chuyến đi Pyrénées trượt tuyết chúng tôi dừng chân thăm viếng lâu đài dòng họ de Leroy và Thi có cảm tình với bức chân dung công nương Charmé.

Tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm và yêu quý người đàn bà hát có giấc mơ công nương.

Chủ quán không quên mục đích cuộc gặp: Pauline à, chàng trai đây mong được gặp cha, cô có tin gì về Thi không?

Pauline lắc đầu rồi quay sang tôi vẻ có lỗi: Rất tiếc đã không giúp được cậu. Tôi chỉ biết Thi là người tự do và có lẽ chúng ta không nên nghĩ đến chuyện sở hữu một người tự do.

Từ ban-công quán rượu tôi ngắm tuyết vĩnh cửu trên đỉnh rặng Pyrénées bừng sáng dưới ánh trăng hoang lạnh chợt tin cũng nơi đây đã bao đêm cha tôi chiêm nghiệm và ngưỡng mộ vẻ đẹp kỳ vỹ cô đơn tột cùng này.

(Trích Tiểu Thuyết “Trong Vô Tận)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5840)
Miệng tôi cố nhẩm đi nhẩm lại, như học bài thuộc lòng hồi nhỏ: anh em như thể tay chân!
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6146)
Lâm cầm tờ vé số trên tay, mắt dán vào khung hình của máy laptop, hồi hộp dò từng con số của kỳ sổ xố Mega tối hôm qua
15 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8354)
Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn
14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6612)
Tôi không phải là Chữ Đồng Tử nên không thể trồi cát lên gặp nàng công chúa Tiên Dong
10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6571)
dự cảm về sự thay đổi của cuộc đời trong tôi có một mối liên hệ rất rõ nét với tóc.
07 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7876)
Nếu anh chấp nhận được, tha thứ được thì mình sẽ vô cùng hạnh phúc được sống cùng anh
03 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6895)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7499)
Bây giờ, thật chẳng còn gì để ngạc nhiên nữa. Quỳnh hôm qua là Hương hôm nay
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7061)
Tôi nói với bà: mẹ, nếu con và chồng con không sống nổi với nhau, con sẽ về ở với mẹ đẻ
19 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8026)
Quá quen no đủ sẽ thiếu vắng cám cảnh cùng người đói khát. Mải mê ấm áp làm sao thấu hiểu những thân phận cơ hàn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,