VĨNH QUYỀN - Trò Chơi

30 Tháng Mười 20192:14 CH(Xem: 5633)
VĨNH QUYỀN - Trò Chơi

Cắt! Đạo diễn cao giọng hơn mức cần thiết. Có thể nhận ra tâm trạng hưng phấn trong âm sắc mạnh gọn ấy. Nếu tinh ý còn nghe được cả cái thở hắt kín đáo trút bỏ gánh nặng ngay trong tiếng nghề quen thuộc và cộc lốc.

Sau một ngày tất bật từ hửng sáng đến bảy giờ tối anh có quyền như thế. Lại là một ngày làm việc hiệu quả. Anh tin những thước phim về Huế của mình có cách nhìn riêng rất sâu. Trong giới hạn của mỗi khuôn hình mỗi cảnh quay anh tìm cách tốt nhất để dung chứa những tầng không gian bất ngờ, và cả những câu chuyện đàng sau kịch bản. Đã lâu anh vẫn mong có cơ hội làm phim về nơi đã sinh ra anh, ban phát cho anh trái tim khao khát cái đẹp.

Diễn viên bắt đầu giải trang. Họ tỏ vẻ thân thiện với anh, như đã quên đi những lúc anh cáu gắt ầm ĩ vì họ không thể hiện được ý đồ của anh, bắt họ diễn nhiều “đúp” đến phát điên. Tốp quay phim và kỹ thuật uể oải thu dọn máy móc và mớ dây nhợ lùng nhùng dàn trải khắp mặt đất... Công chúng yêu nghệ thuật thứ bảy cũng dãn vòng vây chung quanh nhưng chưa buông tha. Họ không chú ý nhiều tới chuyện phim. Những cảnh quay phân cảnh đối với họ thật rời rạc, không hấp dẫn. Họ thích nhìn diễn viên, lúc diễn cũng như lúc không diễn.

Quay phim và cô diễn viên chính mời anh đi ăn tối. Lúc này anh thấy thèm phóng về khách sạn tắm táp nước nóng hơn là ăn nhưng vẫn nhận lời. Đứng lên khỏi chiếc ghế xếp dành cho đạo diễn cạnh chân máy, anh đi về phía chiếc Jeep mui trần. Vừa ngồi sau tay lái, chưa kịp khởi động máy, thì điện thoại di động reo.

A-lô, tôi nghe đây, anh nhanh nhảu trả lời.

Im lặng.

Anh nhìn số gọi đến. Không nằm trong thẻ lưu của máy, cũng ngoài khả năng nhớ của anh. Màu xanh kết nối vẫn sáng. Trở lại tư thế điện đàm, anh hỏi xin lỗi, ai đấy?

Vẫn im lặng.

Anh định đóng máy, thì nghe tiếng cười. Tiếng cười của phụ nữ. Không đoán được tuổi, khúc khích vẻ trẻ con bằng giọng trầm. Anh không lạ gì những cuộc gọi trời ơi như thế. Thường thì thấy bực mình, cắt. Nhưng tiếng cười ấy lại khiến anh bâng khuâng và có cảm giác người gọi đang nhìn vào anh hoặc ít nhất là đọc được tâm trạng hưng phấn của anh lúc này.

Cô diễn viên ngồi cạnh liếc mắt: bà xã à?

Không... Anh đáp, tự dưng thấy ngượng.

Vẫn không gì thêm, anh lại toan gấp máy, thì nghe, lần này nhận rõ giọng nữ Hà Nội: cứ bảo là bà xã đi...

Anh bật cười: ha, mỏng tai quá vậy?

Kiểm tra nhanh trong số giọng nữ Hà thành quen biết. Diễn viên – không, báo chí – không, bia bọt quán xá – không... Không nhận ra ai. Đành nói một câu chuẩn nhưng kém: xin lỗi, tôi đang nói chuyện với ai đây?

Giọng châm chọc cất lên: cô diễn viên của ông có vẻ sốt ruột rồi đấy, em sẽ gọi lại sau, mà bảo cô ta cất bộ mặt cáu kỉnh xấu máu đói đi nhá, có phải bà xã ông đâu chứ?

Cắt.

Anh nhìn quanh. Cảm giác ban nãy là đúng. Người gọi anh hình như có mặt đâu đây, đang dõi theo anh. Nhưng anh không nhìn thấy phụ nữ nào chung quanh dùng điện thoại di động hay có vẻ vừa kết nối với anh.

Khởi động chiếc Jeep, anh phóng đi. Được một quãng, nhìn ngang, nhận ra cô diễn viên cáu kỉnh thật, anh làm hòa: quán Âm phủ nhé?

Cô gái im lặng, mắt nhìn thẳng. Anh chàng quay phim ngồi băng ghế sau phá vỡ không khí khó xử: ô-kê, tùy sếp!

Gần tám giờ tối quán còn nhộn nhịp, tìm một chỗ đỗ xe không dễ. Ba người ngồi vào bàn, anh bảo cô gái: em đi chợ đi.

Cô tỏ ra ngoan hơn: anh đến đây rồi, món gì ngon thì gọi cho tụi em.

Nem nướng trước, anh nói.

Chuông điện thoại reo. Lần này, anh nhìn số gọi trước khi trả lời. Máy cố định, mã vùng Huế. Hẳn tay chủ nhiệm phim đang ở khách sạn. Gọi nó một tiếng cùng ăn cơm tối, anh nghĩ: a-lô, tôi đây.

Lại tiếng cười khúc khích Hà Nội, anh khẽ giật mình, im lặng nhưng vẫn giữ kết nối.

Ông Huế ơi, Âm phủ, quán gì lạ thế, giải thích cho em nhá?

Anh đảo mắt vào quầy, nơi đặt điện thoại bàn. Chỉ thấy bà chủ quán ngoác mồm quát người giúp việc. Qua cửa sổ, nhìn sang mấy quán bên kia đường, không thể trông thấy gì rõ ràng.

Đừng sợ thế, Âm phủ nhưng không có ma, em là người dương thế, bằng xương bằng thịt này!

Cô quái thiệt đó.

Nhưng ông chưa giải thích cho em, sao tên quán là Âm phủ hả ông?

Hỏi chủ nhân ấy.

Đừng cáu thế, em muốn biết thật đấy. Tối qua em đã hỏi, nhưng người ta có vẻ không am hiểu. Là người Huế, lại làm nghệ thuật, ông phải biết chứ?

Anh thở ra, chịu thua: ... hình như quán có từ đầu thế kỷ hai mươi kia, chỉ mở vào buổi tối đón khách làng chơi và các kỹ nữ ăn khuya sau khi đàn hát; khách phần lớn vương tôn công tử, quan lại, viên chức... không muốn người khác trông thấy mình chung bàn kỹ nữ; chủ quán đặt mỗi bàn một ngọn đèn dầu, chỉnh bấc rất nhỏ, đóm lửa chỉ bằng hạt đậu, đủ để trông thấy thức ăn trên bàn thôi; tối hù vậy nên khách gọi đùa Âm phủ, lâu dần thành tên...; giờ thì cô cho phép tôi ăn tối ở Âm phủ rồi chứ?

Tiếng cười giòn, cắt.

Cô diễn viên theo dõi cuộc gọi “âm phủ” nãy giờ, khẽ lắc đầu: chịu chết luôn!

Vừa mở cửa phòng khách sạn, anh lại nhận cuộc gọi. Vẫn nàng, lần này bằng di động. Tự dưng thấy mệt mỏi với trò mèo vờn chuột hơi bị kéo dài, anh nói nhanh và cắt trước khi kịp nghe đầu bên kia đáp trả: cho tôi tắm cái đi.

Gần một giờ sau, ngoài ban-công tầng mười, anh ngồi một mình trước ly rượu chát, hút thuốc lá. Hình như là lần đầu tiên anh nhìn Huế đêm từ một góc cao như thế. Trước đây người ta không xây dựng các công trình cao ốc gần sông Hương và cầu Trường Tiền. Nhìn xuống, thấy nhiều mảng tối quá so với một đô thị như Huế. Các danh hiệu di sản thế giới, thành phố festival vẫn không thể làm cho Huế thức khuya hơn...

Dòng suy nghĩ của anh bị cắt ngang bởi điện thoại reo. Ngoái nhìn vào đầu giường, thấy màn hình điện thoại rực sáng màu ngọc bích. Lần này anh quyết đoán là nàng. Và quyết định không nghe máy, quay lại với Huế đêm.

Tiếng chuông reo từng nhịp dai dẳng trong đêm vắng nghe phát sốt. Cô này muốn quấy rối cả thành phố đi ngủ sớm dưới kia chắc, anh cáu, nghĩ phải mắng mới được. Đứng bật dậy, anh vào phòng, nhặt máy lên.

Làm gì bắt em chờ lâu thế?

Giọng nũng nịu và kiên nhẫn của đàn bà làm nguôi ý định của anh.

Uống rượu ngắm Huế đêm.

Thích quá nhỉ, rượu gì, không phải Minh Mạng thang đấy chứ?

Anh bật cười, rượu chát thôi.

Sao không mời em? Sợ người ta thấy chung bàn với em thì dùng đèn dầu Âm phủ nhá?

Anh cười, không đáp.

Này, ông từng chung bàn với em rồi đấy, có sao đâu?

Hả?

Nhớ xem nào, năm ngoái, tháng này, ở Hà Nội, ông chả xin em ngồi chung bàn là gì?

Có nhầm ai không đó?

Nhầm là thế nào, cà-phê Thúy bên hông Nhà Hát Lớn nhé, ông ra Hà Nội dự liên hoan phim nhé, nhớ chưa?

A, ra là cô!

Gớm, bây giờ mới nhận người quen. Dịp này vào Huế không ngờ trông thấy ông, còn lưu số của ông, em thực hiện lời hứa ấy mà. Thôi, khuya rồi, không dám quấy ông nữa, chúc ngủ ngon, bai...

Cắt. Bất ngờ cũng như bắt đầu. Anh đặt máy xuống bàn, nhấp ngụm rượu chát, rít một hơi thuốc lá. Bây giờ anh đã nhớ.

Sáng hôm ấy anh và hai ông đồng nghiệp vào quán cà-phê trốn những bài diễn văn khai mạc liên hoan dài và nhạt. Áng chừng quán chỉ hai mét chiều ngang, sáu mét chiều sâu. Khách ngồi chen vai. Góc cuối loáng thoáng chỗ trống, tiến vào. Vị khách độc chiếm chiếc bàn bốn ghế là một phụ nữ đang kỳ quá độ giữa thiếu nữ và thiếu phụ, giữa độ chín hình hài và ánh mắt trẻ con. Hai ông bạn đến trước, ngồi trước. Còn một ghế cho anh. Nhưng cô-gái-đàn-bà kia đã đặt cái túi xách lên đấy từ trước và có vẻ không muốn nhường.

Anh hỏi: xin lỗi, có người?

Vâng, em chờ ông xã...

Vậy hả, anh nói cho qua chuyện rồi quay tìm chỗ trống.

Nhưng cô đã nhấc túi đặt vào lòng, gọi với: ông ơi, cứ ngồi tạm, nhà em đến hẵng hay.

Anh nói cám ơn rồi ngồi xuống, kín đáo ngắm cô nhẩn nha ăn cốm bày trên lá sen. Mấy ngón tay thanh đẹp như lá lan của cô vân vê cốm dẻo thơm thành từng viên nhỏ rồi nhón bỏ vào miệng. Đôi môi hồng hình như không tô son.

Hai ông bạn bắt đầu tấn công người đẹp, nào hỏi tên, nào xin số điện thoại... Cô không đáp lại yêu cầu nào nhưng vẫn bắt chuyện, giới thiệu mình là con nghiện điện ảnh. Trong câu chuyện nghệ thuật thứ bảy, cô chợt hỏi anh một câu lạc đề: người Huế?

Phải, nhưng tôi sống xa Huế lâu rồi.

Không quên mục đích đầu tiên cũng là cuối cùng, hai ông bạn lại hỏi xin số điện thoại người đẹp. Cô cười, đề nghị một trò chơi: các anh cho em danh thiếp, biết đâu có ngày em sẽ gọi cho ai đấy...

Hào hứng với trò chơi mới, hai vị liền trao danh thiếp.

Bàn tay cô chìa về phía anh đang ngồi yên nhắp cà-phê: của ông đâu?

Anh mỉm cười, đưa tay nhón viên cốm từ lá sen khẽ đặt vào bàn tay mở cong gợi hình một cánh sen. Mắt thoáng ngạc nhiên, nhưng cô không nói gì, lặng lẽ ăn viên cốm anh trao.

Gọi là “cùng hội cùng thuyền”, một ông bạn chép số của anh vào danh thiếp của mình, đẩy về phía cô. Cất nó vào túi xách, cô ung dung đứng lên chào mọi người, và nói với anh trước khi rời quán: thế là nhà em không đến được, ông gặp may đấy.

Từ đấy không ai trong số “ba chàng ngự lâm” nhận được cú phone nào từ cô.

Anh uống một hơi cạn ly rượu chát. Hình ảnh cô-gái-đàn-bà và câu chuyện bên bàn cà-phê sao mà như vừa xảy ra. Anh bất giác xao xuyến nhìn xuống điện thoại. Gọi? Liếc đồng hồ: 11 giờ 30. Gọi! Anh bật số lưu cuộc gọi.

A-lô..., một giọng nam trầm Hà Nội đáp.

Anh khẽ giật mình, im lặng nhìn lại số gọi, đúng là của nàng.

Mình ơi, có ai gọi mình đấy...

Trong đầu vang lên một tiếng “cắt” nghề nghiệp, anh tắt máy thả xuống mặt bàn, thừ người giây lát, rồi bật cười, cười chảy nước mắt.

Dưới kia, Huế đêm yên tĩnh đến mức anh giật mình bởi giọng cười chính mình.

VQ

 


73395421_233618220939430_8801977251957571584_n

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 463)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 657)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 636)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 501)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 608)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 718)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 629)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1063)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 707)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1175)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12051)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19671)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17964)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,