VĨNH QUYỀN - Sương khói thành đô

10 Tháng Ba 20209:41 SA(Xem: 5387)
VĨNH QUYỀN - Sương khói thành đô

Khí xuân bàng bạc sơn trang. Dưới mái hiên ngôi nhà gỗ, ba mỹ nhân ngồi quanh lò sưởi, người trẻ nhất chưa tới ba mươi cũng là người dịu dàng nhất với mái tóc dài óng ả. Họ khẽ khàng mời nhau thưởng trà, rồi lặng lẽ nhìn xuống phía đông xa xăm, nơi lớp lớp lầu son gác tía thành đô ẩn hiện sau màn khói sương, nơi họ mỗi người một phương đã tìm đến vì một người đàn ông, đã gặp nhau trong một thời điểm không thể nào quên.

*


Đó là một đêm se lạnh cuối năm. Trống điểm canh ba vọng buồn. Cửa nam tấp nập ngựa xe là thế, giờ chỉ còn mỗi đội lính tuần ngồi tụm quanh dưới mấy ngọn đuốc cắm trên tường thành, nếu không tính cả nhân vật họ đang canh giữ: kẻ làm thơ phản nghịch bị bêu đầu lơ lửng gần hai trượng cao trên nóc cửa thành để răn đe bọn nho sĩ.

Chập chờn nhảy nhót theo những đợt gió lạnh liên tục phả vào từ hộ thành hào, ánh đuốc hắt lên khoanh cổ cụt đỏ hỏn hụt hẫng, ghi nhận cú chém ngọt của tay đao phủ tài danh. Đôi mắt nhà thơ nhìn đăm chiêu nơi xa xăm như cố tìm lại tứ thơ chợt đến đã phiêu lạc, trong khi mái tóc dài rối bù dốc ngược theo sợi thừng khẽ lay động. Sáng nay, trước khi chưởng quan viện cơ mật vung tay ném lệnh trảm xuống đất, trước khi ba hồi chiêng trống tùng bi li tùng ngưng kết, trước khi lưỡi đao sáng loáng lạnh lùng vụt xuống, gương mặt kẻ làm thơ ấy hẳn rất đẹp, vẻ đẹp trang nam tử.

“Kìa, cái gì vậy?” một lính trẻ thốt lên, vừa nhìn chăm chú vừa chỉ tay về một điểm trong đêm tối.

Cả đội xao động nhìn theo. Một đốm lửa nhỏ đang di chuyển và dường như có ý vượt chiếc cầu dẫn qua hộ thành hào, đến chỗ đội tuần.

“Hồn ma chăng?” ai đó run run hỏi trổng.

Viên đội ngồi một mình trong vòm cửa bước ra nạt lớn, “ma quỷ gì chớ, đứa nào nói xằng đó?”

Đốm lửa đung đưa nhịp nhàng, mỗi lúc mỗi gần và lớn dần.

Đội trưởng lúc này cũng giụi mắt quan sát, lặng lẽ tháo súng điểu thương đeo trên vai, sẵn sàng tư thế khai hỏa. Nhưng tất cả đã thở phào nhẹ nhõm. Chỉ là ngọn đèn gió treo lủng lẳng trên đôi gánh của cô hàng rượu. Vẻ duyên dáng liêu trai khi nàng bước vào quầng sáng những ngọn đuốc. Mắt lính từ trắng dã khiếp hãi chuyển nhanh sang đỏ lừ thèm khát, thèm rượu và đàn bà.

“Cũng sắp đổi phiên rồi,” đội trưởng lựa lời đánh tiếng, “bọn ta làm vài chén xua âm khí để còn về với má thằng nhỏ.”


Cả bọn mừng rỡ, “đa tạ thầy đội!”

Một lính tuần dõng dạc, “này cô em, lại đây!”

Cô hàng rượu đặt gánh, đon đả, “em chào các thầy, khuya rồi mà chưa bán được bao nhiêu, may nhờ các thầy chiếu cố…”

Ngừng một lát nàng hỏi “sao đã canh ba các thầy còn chịu lạnh giữa trời.”

Đội trưởng không đáp, ngước mắt lên nóc cửa nam, nhếch mép cười. Cô hàng rượu nhìn theo, kêu oái một tiếng, vội gánh rượu, bước nhanh như ma đuổi.

Đội tuần nhìn theo cười hả hê.

“Này cô em,” đội trưởng gọi vói, “nàng chớ sợ, đã có bọn ta ở đây mà.”

Cô hàng rượu không đáp, cứ thoăn thoắt đôi chân, cố tránh cảnh ghê rợn thê lương càng xa càng tốt.


Đội trưởng gằn giọng, “đứng lại!”

Cô hàng rượu líu ríu tuân lệnh.

Đội trưởng hài lòng, “người sống còn đáng sợ hơn người chết đó em.”

Sau đó, cô hàng rượu chẳng một lần dám ngước lên, tay run đến mức làm đổ cả rượu ra ngoài chén khi đong.

Lính tuần rượu vào lời ra, giở trò trêu ghẹo người đẹp. Và chuyện đó dường như giúp cô hàng dần dần vượt qua ngưỡng sợ hãi, bắt đầu miệng cười mắt liếc, khiến ai cũng có cảm giác được cô nàng quan tâm. Cuộc rượu càng lúc càng hào hứng, chẳng mấy chốc đã cạn một vò lớn.

Cô hàng mở vò mới, những ngón tay lóng ngóng không giấu được vẻ căng thẳng. Nhưng lính tuần chẳng ai nhận ra điều bất thường, tiếp tục cuộc vui bất ngờ. Lát sau, thuốc mê ngấm, cả đội lăn kềnh ra mặt đường lát gạch bát tràng.

Thiếu phụ đứng vụt lên, rũ bỏ vai cô hàng rượu, trở lại nguyên hình với bộ áo chẽn màu đen gọn ghẽ, đoản kiếm giắt lưng. Nàng ngước nhìn thủ cấp trên nóc cửa thành nam, nước mắt trào ra. Kìm nén nỗi đau, hít một hơi thật sâu, nhảy mấy bước lấy đà, dùng đòn gánh làm xà chống, nàng nhún chân bay người lên không, đáp xuống thượng thành, thêm một lần tung người như thế thì lấy được thủ cấp, dùng tấm khăn điều bọc lại. Đến lúc ấy, dường như bao sức lực bỗng tiêu tán, nàng ôm ghì bọc thủ cấp vào lòng, cố nuốt tiếng khóc vào trong, đôi vai rung bần bật.

Vừa qua khỏi cầu dẫn vào cửa thành để thay phiên gác, đội tuần mới đến chợt giật mình thủ thế khi nhìn thấy dưới ánh đuốc cảnh đồng đội nằm ngổn ngang như chết bên gánh rượu và chiếc áo nối của phụ nữ.

Viên đội nhìn lên nóc cửa thành. Thủ cấp kẻ làm thơ phản nghịch đã biến mất, chỉ còn sợi thừng lơ lửng trong gió lạnh. Y chợt hiểu chuyện gì vừa xảy ra, hô lớn “có biến, cướp thủ cấp, tìm bắt ngay!”

“Kia kìa!” một lính tuần tri hô và chỉ tay về hướng bóng đen đang chạy như bay ra hướng bờ sông.

“Không được để nó thoát!” Đội trưởng vừa ra lệnh vừa dẫn đám lính đuổi theo.

Rõ ràng đội tuần khó lòng bắt kịp một cao thủ đang giở thuật phi hành trong đêm, nhưng với phiên chế hai pháo thủ súng điểu thương, cuộc truy đuổi vẫn có thể gây nguy hiểm cho kẻ đào thoát.

Thiếu phụ áo đen đã tạo được khoảng cách khá xa đội tuần, bỗng giật mình dừng lại, thủ thế với thanh đoản kiếm trên tay. Vụt cản đường là một bóng đen như mọc lên từ đất, giấu mặt dưới vành nón mê rách tả tơi.

“Có xuồng chờ dưới chân cầu,” bóng đen cất giọng nữ yếu đuối.

Định thần nhìn kỹ người đàn bà xa lạ với lời đề nghị hỗ trợ, thiếu phụ áo đen không còn quá lo lắng nhưng vẫn cảnh giác.

“Xin thứ lỗi, quý nhân là ai?”

“Chỉ là một người đã chết, xin nhanh chân kẻo muộn,” người kia đáp nghe như tiếng thở dài.

Thiếu phụ áo đen bối rối trước câu nói tối nghĩa và hàm chứa nỗi đau thân phận khó tả. Nhưng không còn thời gian tìm hiểu, nàng chỉ kịp gửi lại một tiếng đa tạ trước khi lao biến về phía chân cầu.

Người đàn bà bí ẩn cởi nón mê ném vào gốc cây, xóc lại túi vải đeo dưới vai, giờ nhìn trong bóng tối trông chẳng khác thiếu phụ cướp thủ cấp.

Lát sau, đội tuần đã kịp phát hiện bóng người ẩn hiện sau hàng cây, chạy về khu dân cư. Qua việc đối thủ cướp được thủ cấp trên nóc cửa thành cao hai trượng và chứng kiến thuật phi hành của hắn ta, đội trưởng lượng sức mình không thể chiếm thế thượng phong nếu phải giao đấu. Vì vậy, khi khoảng cách giữa y và kẻ cướp thủ cấp được rút ngắn, nằm trong tầm hiệu lực của súng điểu thương, đội trưởng giương súng khai hỏa. Viên đạn chỉ sượt qua vai mục tiêu, trúng vào một thân cây. Nhưng kẻ đang chạy trước mặt đội tuần dường như đã hốt hoảng, lảo đảo rồi ngã dúi xuống đất.

Lính tuần vây thành vòng tròn, vừa thở hồng hộc vừa chĩa tua tủa gươm súng vào kẻ đang nằm co quắp thảm hại dưới đất, cũng là kẻ vừa táo tợn cướp thủ cấp trọng phạm triều đình.

“Đốt đuốc lên!” đội trưởng quát lớn.

Dưới ánh sáng ngọn lửa là người đàn bà mặc áo nâu rách rưới, gương mặt xanh xao đầy cáu bẩn. Một lính tuần giật tung túi vải bọc thủ cấp, nhưng chỉ rơi ra mấy manh áo cũ và đồ ăn thừa đã bốc mùi.

Viên đội tức tối chửi tục, “con này mấy bữa nay vẫn quanh quẩn ăn xin trước cửa nam ấy mà.”

Rồi y nhìn quanh, biết cuộc truy kích đã quá muộn để tiếp tục.

Trong khi đó, thiếu phụ áo đen đã đến chân cầu. Phải mất một lúc nàng mới tìm thấy chiếc xuồng giấu trong lau lách rậm rạp. Lần đầu tiên cầm chèo, xuồng chao đảo một lúc, nhưng rồi nàng cũng bơi được về phía bờ hữu ngạn. Bóng tối và sương mù chẳng mấy chốc khóa chặt mặt sông, nuốt chửng người và chiếc xuồng mong manh trong một màu đen đặc quánh.

Cặp bờ, thiếu phụ áo đen tiếp tục chạy trong đêm với bọc vải điều quảy trên vai. Khi tiếng chuông báo sáng của nhà chùa bắt đầu ngân nga khắp một vùng bán sơn địa bao la phía tây kinh thành thì nàng cũng vừa lên tới đỉnh một ngọn núi cao. Biết không còn thời gian và cơ hội nào khác, thiếu phụ đem chút sức tàn đào huyệt mộ bằng thanh đoản kiếm. Nước mắt lại tuôn tràn, nhưng nàng đã không thể khóc lớn hả hê như vẫn nghĩ trong lúc chờ đợi giây phút được một mình thế này.

Mấy ngày sau, một căn nhà gỗ nhỏ đã mọc lên gần phần mộ nhà thơ. Sau này nó sẽ thành kho chứa thóc khi nơi đây dựng lập sơn trang.

Giờ trở lại buổi hoàng hôn khi ngôi mộ mới đắp còn nồng mùi đất ải và thiếu phụ áo đen đang lặng lẽ ngồi bên. Làn khói xanh lam từ nén hương vươn lên lay lắt, nối với mù sương vờn quanh. Chuông chùa vẳng vọng dưới xa kia chỉ làm cho người và cảnh chìm sâu hơn vào cõi tịch liêu.

Tiếng bước chân trên lá khô khiến thiếu phụ áo đen giật mình. Nàng thoáng bối rối khi trông thấy một phụ nữ mặc áo nâu đang đến gần. Khi chỉ còn cách ngôi mộ và thiếu phụ áo đen vài bước chân, người lạ dừng lại. Bốn mắt chạm nhau trong im lặng.

Thiếu phụ áo đen thấy người đối diện lớn hơn mình chừng vài tuổi, gương mặt đẹp xanh xao, và như đã gặp đâu đó...

Rồi nàng chợt đoán đây là người đàn bà bí ẩn đã đột ngột xuất hiện trong đêm cướp thủ cấp và đã giúp nàng đánh lạc hướng đội tuần, không những thế, trước đó còn chuẩn bị xuồng cho nàng vượt sông. Mấy hôm nay nàng vẫn ngẫm ngợi về điều lỳ lạ ấy và không lý giải được, rằng tại sao người đàn bà bí ẩn này nắm biết hành tung, kế hoạch của nàng, cho đến cả vị trí của ngôi mộ lúc này. Nhưng một điều có thể biết chắc, là người ấy không phải người của viện cơ mật đang truy nã nàng và chiếc thủ cấp trọng phạm. Dẫu vậy, thiếu phụ áo đen vẫn lên tiếng hỏi chị là ai.

Người mới đến không vội trả lời, bước lại gần, ngồi đối diện thiếu phụ áo đen, hai bàn tay trắng xanh run run xoa lên nấm mộ, nước mắt lã chã.

“Chị biết tất cả, phải không?” thiếu phụ áo đen tiếp tục.

Thiếu phụ áo nâu gật đầu, “thật ra tôi chỉ theo dõi rồi tự hỏi nếu tôi là cô thì tôi sẽ làm gì, đi đâu…”

Nhớ lời nhà thơ kể về người vợ ở quê nhà bị truy bức đến phải treo cổ tự vẫn và nhớ câu “tôi chỉ là người đã chết...” mà nhân vật bí ẩn đã nói một cách không thể hiểu được trong đêm cướp thủ cấp, thiếu phụ áo đen chợt đoán ra, hỏi vắn tắt mà chỉ người trong cuộc mới hiểu, “là chị, đúng không?”

Người đàn bà áo nâu gật đầu, chuyển sang giọng người trong nhà, “cám ơn em đã lo lắng, bảo vệ cho anh ấy bấy nay…”


Thiếu phụ áo đen đốt một nén hương, trao cho thiếu phụ áo nâu thắp lên mộ. Hai người đàn bà ngồi lặng lẽ trong ráng chiều còn sót.

Có tiếng bước chân từ xa nhưng chưa thấy bóng người.

Thiếu phụ áo đen trở lại tư thế cảnh giác.

“Cũng người nhà thôi, chính chị đã báo tin cho cô ấy,” thiếu phụ áo nâu lên tiếng trấn an.

Từ xa, một nữ hầu đang dìu cô chủ nhỏ mới chừng mười lăm mười sáu và ra dáng tiểu thư con nhà đài các. Họ vượt dốc, di chuyển về phía ngôi mộ bằng những bước ngắn, khó nhọc. Lát sau, có thể nhận ra tiểu thư kia đang mang thai và cận ngày sinh nở.

Hai thiếu phụ đưa mắt nhìn nhau rồi cùng đứng lên, nhường chỗ cho người mới đến.

Nén hương thứ ba được thắp lên mộ nhà thơ sau đó.

*

Khí xuân bàng bạc sơn trang hẻo lánh. Dưới mái hiên ngôi nhà gỗ lớn, ba mỹ nhân ngồi quanh lò sưởi thưởng trà, lặng lẽ nhìn xuống phía đông xa xăm, nơi lớp lớp lầu son gác tía thành đô ẩn hiện sau màn khói sương, cũng là nơi họ mỗi người một phương đã tìm đến vì một người đàn ông, đã gặp nhau trong một thời điểm không thể nào quên và đã đùm bọc nhau sống qua những năm tháng không dễ dàng.

Niềm tĩnh lặng của núi rừng và tâm thái bình yên của ba mỹ nhân trong một sáng mùa xuân yên ả bỗng xáo trộn, hoang mang giữa hai cực mừng vui và lo lắng, khi một cậu bé chừng mười bốn mười lăm tuổi từ ngôi nhà phía đông chạy sang với manh giấy trên tay.

“Mẹ cả, mẹ hai, mẹ ba ơi, đọc thơ con nè, bài thơ đầu tiên đó!”


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7185)
Tôi có những mối cảm hoài với Net, một chút buồn thương, một chút ân nghĩa, một chút giận hờn
19 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7582)
hằng đêm, trên gối nằm, tôi vẫn còn nghe hương tóc bảng lảng trong giấc ngủ. chúng có mùi lá dứa của dầu gội L’Occitane,
16 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 8617)
Giết chồng, thử hỏi có mấy phụ nữ Việt Nam không một lần âm thầm nghĩ muốn giết chết “nó” cho rồi?
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 10498)
Tôi lấy hết sức bình sinh đâm Yu một nhát trí mạng vào vị trí của túi áo bên trái, vắt vẻo trên miệng túi là cây bút nguyên tử màu xanh dương có in chữ Norfolk Hotel màu trắng
07 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 9630)
Chỉ biết chúc anh … lì đòn. Hay là anh về Việt Nam một thời gian để em có dịp bày tỏ lòng thàn
05 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 10113)
Và đám sách kia, nếu nhanh chân một tẹo, thì đã thoát khỏi thư viện, giang hồ tơi tả ngoài chợ đời một tí, mà được tiếp xúc với nhiều người, nhiều giới, cũng còn hơn.
26 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 9943)
Một tỷ phú độc thân vừa qua đời. Rất đông người chen trước cửa nhà ông chứng kiến hàng loạt két sắt được niêm phong.
24 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 8687)
Vừa mở cửa bước vào nhà, Thơm đã thấy con Nhạn diện một bộ áo quần lụa đẹp, môi thoa son đỏ chót, Nhạn thấy Thơm vào, cất giọng đã đớt, giọng Quảng Nam pha chút Sài Gòn:
22 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 8117)
Cuộc chiến lặng lẽ trở ra. Đêm về sáng. Cũng một đêm về sáng cách đây không lâu, nó lặng lẽ rời khỏi phòng vẽ của họa sĩ Tô Đông…
18 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 8192)
Tara của chúng tôi ở đâu đây khi số phận đã không ngừng phạt lên đời sống những đường gươm chí mạng không cách gì đỡ nổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19194)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8510)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11077)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30730)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25524)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24521)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,