PHAN CÁT TƯỜNG - Hãy cứ là tình nhân, em nhé!

24 Tháng Tư 20205:35 SA(Xem: 6013)
PHAN CÁT TƯỜNG - Hãy cứ là tình nhân, em nhé!


Tôi đến thăm nàng vào một ngày căng thẳng của Sài Gòn trong mùa
đại dịch Corona. Dù lý trí biết rằng có lệnh hạn chế tối đa việc ra đường
để tránh lây lan loài virus đáng sợ kia, nhưng trái tim tôi cũng có lý lẻ
riêng của nó: Nào là hôm nay ngày Một tháng Tư, giỗ của nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn, nếu đến nhà nàng chơi thì tôi có thể cầm cây đàn guitare
thùng và hát vài câu nhạc Trịnh vu vơ để gọi là kỷ niệm cuộc tình 10
năm chưa có đoạn kết giữa tôi và nàng. Rồi nào là đến thăm nàng vào
những ngày “nguy hiểm” như thế này thì hy vọng con tim nàng cũng có
chút rộn rã, chứ không thôi cái biệt danh “ice lady” mà bạn bè đặt cho
kể từ khi nàng tuổi quá 30, đang trở thành hiện thực!

Thế là tôi mạnh mẽ đưa ngón tay trỏ lên bấm nút chuông điện nhà
nàng. Không ai ra mở cửa. Nhưng điện thoại trong túi áo tôi rung nhẹ.
Nàng nhắn tin: “Đợi em tí, đang thử áo dạ hội!”. Trời đất! Tôi nghĩ
thầm, mùa này mọi người đang lo tím tái ruột gan vì mấy con Corona,
hội hè đình đám đều tạm ngưng, sao nàng lại còn cái thú thử áo đi dạ
hội!

Thế nhưng, nàng không cho tôi đợi lâu. Cánh cổng sắt mở hờ, vừa
đủ cho tôi dắt cái xe Honda đời 67 cổ lổ xỉ vào, rồi khép lại ngay, có lẽ
nàng cũng sợ hàng xóm dòm ngó chăng?

Cửa phòng khách mở, tôi thừa biết mình phải ngồi cái ghế nào trong
bộ salon, lấy cái ly màu nào, rồi tự rót nước ra mà uống... Hơn 10 năm
rồi, sao lại không thuộc bài học vỡ lòng ấy nhỉ!

Và câu hỏi đầu tiên của tôi mỗi khi gặp nhau cũng được nàng lập
trình:

- Ba mẹ em dưới quê khỏe không? Ông già còn đi sinh hoạt hội Cựu
Chiến Binh của tỉnh chứ?

Và đó có vẻ như là câu hỏi của một công án Thiền tông, vì nó luôn
luôn nhận được sự im lặng từ phía người được hỏi. Khi tôi ví nó là một
câu thoại đầu Thiền thì nàng cười phá lên:

- Thì ra anh cũng biết chút đỉnh về Thiền hả, sao không lên núi tu
luôn đi?

Tôi kể nàng nghe một giai thoại Thiền:

“Có chàng thanh niên nọ biết chút đỉnh giáo pháp và mong muốn

gặp Phật. Anh ấy từ giả mẹ già và lên núi tu, nhưng sư phụ trên núi bảo
rằng: “Người hãy quay trở về nhà, gặp ai mang đôi dép ngược như thế
này, người ấy chính là Phật!”. Anh thanh niên y lời thầy xuống núi, trở
về nhà vào một đêm tối trời và gõ cửa. Bà mẹ nghe tiếng gõ quen thuộc,
biết con mình về, mừng quá, bà xỏ đôi dép ngược ra mở cửa đón con...
Anh thanh niên thấy mẹ mang dép ngược như lời mô tả của vị thầy trên
núi, nên biết ý thầy, vội vàng quỳ xuống lạy mẹ như kính lễ một vị
Phật!”.

Rồi câu kết bài pháp thoại cũng được nàng lập trình cho tôi:

- Phải biết, Phật pháp bất ly thế gian pháp. Tu đâu cho bằng tu nhà...
Nàng lắng nghe chăm chú những mẫu chuyện Thiền của tôi, thực sự
thì nó cũng là mớ kiến thức rời rạc khi tôi đọc nào là Góp Nhặt Cát Đá,
Vô Môn Quan hay Bích Nham Lục chẳng hạn... Nhưng rồi nàng lại có
một câu so sánh muôn đời:

- Anh kể chuyện Thiền có duyên lắm, nhưng cũng còn kém hơn một
người...

Ban đầu, tôi hơi bị sốc về nhận xét đó của nàng. Tôi kém hơn một
người ư? Ai vậy? Không phải trong mắt nàng tôi luôn là nhân vật số 1
sao, vì đã từng làm gia sư, dạy kèm môn Toán cho nàng từ năm học lớp
10 bậc Trung học... Và nàng cũng suýt gọi tôi bằng “thầy”, nếu như
năm đó ba tôi không nghe lời rủ rê của mấy ông cán bộ phường, đi kinh
tế mới thì tôi đã ở lại Sài Gòn và thi đỗ vào Cao đẳng Sư phạm như đám
bạn cùng lớp!

Nhưng rồi, câu so sánh “nhưng cũng còn kém hơn một người...” của
nàng dần dà cũng đã trở thành một công án Thiền!

Hơn 10 năm nay, câu nói ấy được lặp đi lặp lại trung bình một tháng
hai lần như hai thời kinh sám hối trong những ngày sóc vọng trong
chùa. Trạng thái bực tức ban đầu của tôi chuyển dần thành trang thái
“buồn buồn như nước ao Thu”, rồi chuyển thành trái thái bình thường.
Và cho đến nay thì lần nào đến nhà nàng mà không nghe câu so sánh ấy
thì lại thấy thiếu thiếu một cái gì đó!

Và mỗi khi nàng đưa ra cái “công án” đó thì tôi lại dọ dẫm đáp án:
- Em muốn nói đến thầy Thiện Ngộ bên chùa Từ Hạnh phải không?
Nàng lườm tôi:

- Anh như đi guốc trong bụng em. Anh vẫn hơn thầy ở cái một số tài

vặt, biết cách “nịnh” bồ, đọc nhiều sách Thiền hơn thầy...

- Còn thua thầy ở điểm nào, tôi hỏi với vẻ hơi cáu gắt.

Nàng cười tỉnh queo:

- Em chưa thấy thầy giận ai bao giờ!

- Chỉ thế thôi sao? Vậy thì thầy Ngộ có khác chi phổng đá... Tôi kết
và uống ngụm nước để dằn tự ái.

Mười năm nay rồi, chúng tôi quen nhau và thường trong mỗi lần gặp
nhau thì bất đồng quan điểm về một nhân vật đặc biệt của nàng: thầy
Thiện Ngộ!. Có lần tôi bực quá về sự so sánh của nàng, nói như điên:

- Vậy thì em về chùa Từ Hạnh tu với thầy Ngộ luôn đi, sống độc
thân làm gì cho khổ sở thế?

Mỗi lần tôi cáu gắt lên như thế thì nàng chỉ im lặng. Không biết nàng
im lặng đợi cho tôi nguôi cơn giận hay im lặng chỉ là một thủ thuật của
những “ice lady” như nàng?

- Vì em còn yêu anh mà!

Và tôi chỉ đợi bấy nhiêu đó để có dịp dựa lưng sát ngực nàng, nắm
lấy bàn tay mảnh khảnh, xanh xao của nàng và hôn nhẹ lên ngón... áp
út. Và nàng cũng sẽ hỏi câu quen thuộc:

- Sao lại hôn ngón áp út, mà không hôn ngón... út, chẳng hạn?

Tôi lại giở bài sư phạm cũ rích:

- Áp út là ngón của sự nhẫn. Cưới nhau xong là vợ chồng phải đeo
nhẫn nơi ngón áp út để dặn lòng phải nhẫn nhục để sống chung. Còn
bây giờ muốn ngồi bên em thì phải “nhẫn” đến mười lần.

Nàng cười rủ rượi và đẩy mạnh tôi ra khỏi bộ ngực đang râm rang
nóng hổi:

- Thôi, anh về đi, khuya rồi. Dạo này đi khuya bị dân phòng hỏi giấy
tờ đó nhen!

Tôi vả vờ ngáp dài:

- Buồn ngủ quá, đêm nay ở lại đây ngủ với em nhé?

Nàng đứng phắc dậy, kẹp lại mái tóc đang buông xỏa rồi lặp lại điệp
khúc:

- Em quen ngủ một mình rồi, nằm chung với người lạ khó ngủ lắm,
anh đi về đi...

Đó là những điệp khúc của chuyện tình 10 năm của tôi và nàng. Cứ
mỗi lần như thế, tôi buồn bã đứng lên, dắt xe lọc cọc ra cổng. Thường
thì nàng sẽ ra trước, rồi quay ngoắt lại nhìn chằm chằm vào mắt tôi

hay sửa lại cái cổ áo sơ mi thường xuyên nhăn nhúm hoặc giắt lại cái
cây bút trên túi áo cho ngay ngắn và nói vài câu tiếng Anh quen thuộc
(có lẻ do thói quen giao tiếp trong công ty của nàng):

- See you again!

Nhưng đêm nay, nàng còn nói với theo:

- Anh ơi, nhớ đeo khẩu trang vào nhé! Mấy em Corona kinh dị lắm
đó!

Tôi chợt nhớ ra là dịch Corona đang đến tuần cao điểm trong thành
phố, nên đeo vội chiếc khẩu trang vào và phóng chiếc 67 đi về hướng
ngoại thành.

Đường từ nhà nàng về khu nhà trọ của tôi luôn phải đi qua chùa Từ
Hạnh. Tôi không thích lắm ngôi chùa này lắm, không phải vì chùa
nghèo, thầy ít làm từ thiện hay ít tổ chức các khóa Bát Quan Trai, mà vì
nàng! Nàng là Phật tử thuần thành của chùa Từ Hạnh. Sư phụ mà nàng
quy y không ai khác hơn là thầy Thiện Ngộ, lớn hơn nàng độ 5-7 tuổi
chi đó, nhưng trong thâm tâm nàng luôn coi thầy như “Phật sống”. Tất
cả đời sống nàng: chuyện ăn chay, niệm Phật, đi chùa,... và cả chuyện
lập gia đình của nàng đều “y giáo phụng hành” theo những lời khuyên
bảo trong các buổi pháp thoại của vị thầy đáng kinh kia.

Tôi chạy ngang chùa, hơi khựng xe lại chút vì thấy cổng chùa đèn
sáng choang và vẳng ra từ sân có tiếng người khóc lóc thê thiết. Đó là
tiếng khóc nghẹn ngào của một người phụ nữ đứng tuổi. Bà ta rên rỉ:

- Thầy ơi, cứu chồng con. Ông ấy chết rồi... Mà con không thỉnh
được một vị thầy nào đến hộ niệm cho ông ấy thanh thản ra đi.

Có tiếng thầy Ngộ:

- Thầy bổn sư ông nhà chị đâu, trước đây ông ấy có nói là đã qui y
và thọ giới với một vị thầy bên chùa nào đó?

Tiếng khóc của người đàn bà ngày càng lớn hơn nữa:

- Bạch thầy, theo chỉ thị chống dịch thì bên chùa Từ Tâm treo bảng
“miễn tiếp khách” từ mấy hôm nay. Các chùa khác con cũng đã gõ cửa,
nhưng họ đều trả lời: “Dịch bệnh, chùa không làm nghi thức hộ niệm
cho bất kỳ ai”.

Tiếng thở dài của thầy Thiện Ngộ nghe rõ mồn một, thầy nói:

- Thôi, bà chờ tí. Thầy vô lấy áo tràng và chuông mõ đi cùng bà.

Tôi hơi bở ngỡ chút về thái độ của thầy. Thầy không sợ đám đông
sao? Thầy không sợ lây nhiểm sao?...

Khi thầy ra cổng chùa thì lại không có xe đi. Thầy Ngộ không sắm
xe cá nhân. Bà khách đến chùa lại đi xe ôm. Khuya khoắt trong mùa
dịch bệnh gọi Grab hay Go Việt rất khó! Thấy thầy bối rối, tôi trờ chiếc
67 tới:

- Bạch thầy, con có thể giúp chở thầy theo bà khách này.

Thầy nhìn tôi, hơi nhíu mày tí:

- Tốt quá, nhưng hình như chú đâu phải là tài xế xe ôm?

- Dạ vâng, con chỉ là khách qua đường. Nay có duyên gặp thầy!
Thế là thầy lên xe.Tôi rồ ga phóng theo chiếc xe ôm phía trước.

tang lễ trong mùa dịch Corona cũng khác thường: vắng vẻ và cô
đơn, không kèn, không trống, không ly rượu tiễn đưa...

Tôi nán lại đợi thầy làm xong nghi thức hộ niệm, nhập quan rồi chở
thầy lại về chùa. Khi thầy bước ra khỏi cái rạp nhà đám, bà chủ chạy
theo, níu tay thầy:

- Bạch thầy, thầy lấy chi phí bao nhiêu, cho gia đình con gửi lại cúng
dường?

Thầy gỡ tay bà chủ ra, nói:

- Không lấy tiền, bà ạ. Thầy chỉ đến để giúp gia đình nghi thức tống
tiễn linh cửu.

Bà chủ nhà tỏ vẻ ngạc nhiên. Xưa nay, trong chuyện tang tế, nhà
chùa thường “hét” giá trên trời... Nay có ông thầy này tụng niệm miễn
phí, lại dám “đi đêm” trong mùa dịch!

Thầy nói xong thì nhẹ nhàng lên xe tôi đang trờ sẵn ngoài cổng rạp
nhà đám. Thầy nói:

- Chú hoan hỷ cho thầy về chùa. Thật quý hóa thay, mùa dịch lại có
người tốt như chú!

Tôi cười thầm trong bụng. Không phải tôi tốt với thầy, mà vì nàng.

Tôi bắt đầu thấy nàng có lý. Nàng tôn một người làm thầy có vẻ là xứng
đáng với vị trí ấy.

Về gần đến chùa, tôi chạy xe chầm chậm, cố gắng nhớ ra cái pháp
danh qui y của nàng, và hỏi nhỏ:

- Bạch thầy, thầy có một nữ Phật tử pháp danh Diệu Hương phải
không ạ?

Thầy im lặng một hồi, như moi móc trí nhớ ra xem Diệu Hương là
ai. Cuối cùng, thầy cười:

- Chú tha lỗi cho, thầy không nhớ hết pháp danh các Phật tử đã quy
y. Ngay cả cái tên Diệu Hương cũng khá bất ngờ đối với thầy!

Bây giờ đến lượt tôi ngạc nhiên:

- Vậy là thầy không quan tâm đến Phật tử của thầy sao?

Thầy lại yên lặng. Tôi chợt hiểu ra một điều: Tất cả những gì thầy
nói và làm cho Phật tử của thầy là tùy duyên hóa độ. Thầy không giữ lại
một ý niệm nào trong tâm thức cả. Chỉ có nàng, nàng giữ lại trong tâm
thức của nàng từ lời nói, cử chỉ, hành động của người thầy đáng kính
kia, rồi thêu dệt nó trở thành một thứ kinh nhựt tụng!

Người thầy này không hề quan tâm đến tiền bạc, xe cộ, chùa chiền,
Phật tử, đạo tràng... Những thứ này đối với thầy chỉ là phương tiện hóa
độ. Vậy mà bấy lâu nay tôi cứ ngỡ là đã có một mối dây liên hệ thắm
thiết nào đó giữa nàng và người thầy đáng kinh kia! Không, chỉ là một
nửa vầng trăng. Thầy chỉ là chú Cuội ngây ngô đứng bên phía ánh sáng
giải thoát. Còn nàng là chị Hằng ngàn năm an trú trong cái bóng tối của
sự thần tượng “Phật sống” bên ngoài!

Có lẻ vì thế mà 10 năm nay, mỗi lần tôi nhắc đến chuyện cầu hôn thì
nàng luôn gạc phăng ra. Vì cái bóng vĩ đại của thầy Thiện Ngộ đã che
phủ được dục vọng của nàng. Và nay, cái bóng ấy cũng đã chạm đến
tôi, đến phiên tôi bị che phủ, không phải vì những bài pháp thoại “điêu
luyện” của thầy, mà đơn giản, vì cách sống của thầy đã chứng tỏ thầy là
một người đã buông xả được mọi thứ, ngay cả chính bản thân mình!

Đêm nay, tôi về đến nhà sẽ nhắn cho nàng một cái Messege nhỏ
trước khi ngủ: “Hãy cứ là tình nhân, em nhé!”

Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Bảy 20208:42 SA
Khách
Hay quá ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 923)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1435)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1205)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1469)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1189)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1414)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1442)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 970)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1060)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1606)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,