VĨNH QUYỀN - Ba Người Sau Cánh Gà

28 Tháng Tư 202011:36 SA(Xem: 5458)
VĨNH QUYỀN - Ba Người Sau Cánh Gà

Chuyện xảy ra từ đầu thế kỷ hai mươi, khi nghệ thuật tuồng còn là “ông hoàng” dưới ánh đèn sân khấu, trong cung đình cũng như dân gian. Tôi nay chép lại hầu bạn đọc vì ngẫm chuyện còn như mới.

*

“Như ta đây đào lẳng Tiểu Phụng!” Hát xằng một câu giáo đầu như thế rồi cười ngặt nghẽo một mình là người đàn bà trẻ nửa nằm nửa ngồi trong bồn tắm bốc hơi ấm. Tất nhiên là nàng khỏa thân trăm phần trăm. Mái tóc dài bối cao tựa vành khăn nhung đen và màu nâu chín sẫm của bồn tắm gỗ sồi như hợp sức tôn vẻ ngọc ngà cho làn da trắng sữa. Nàng dùng hai bàn tay nhỏ nhắn xoa nắn làm ấm thân mình, quên bẵng câu hát vui mới dứt, tâm tưởng chuồi dần vào góc ký ức mụ mị.

Hơn mười năm trước, khi nàng mười sáu tuổi, bầu San đã làm ấm cho nàng như thế. Không phải trong bồn gỗ sồi mà trên cỗ xe ngựa lỉnh kỉnh các thứ đạo cụ đỗ bên bến sông, nơi ông vừa kéo giật nàng khỏi vòng tay thủy thần. Lúc đã hồi tỉnh, nàng vờ nhắm nghiền đôi mắt, lịm đi vì xấu hổ, vì phát hiện luồng xung động mới mẻ của bản thân, rồi vì sợ đôi tay cháy bỏng kia dừng lại khi biết nàng có thể tự chăm sóc. Đó cũng là lần đầu tiên có bàn tay đàn ông chạm vào cơ thể nàng.

Tất nhiên hai người sống chung sau đó, cho tới bây giờ. Công chúa Tiên Dung lấy cớ Chữ Đồng Tử lỡ trông thấy tấm thân lồ lộ của mình trong khi tắm mà buộc vua Hùng phải cho nên nghĩa tào khang. Nàng và bầu San thì không cần năn nỉ ai, cứ thế quấn riết lấy nhau, như sinh ra để làm như thế, như trầu với cau. Nhưng chỉ thế thôi, chỉ già nhân ngãi, dẫu trong con mắt của các thành viên gánh hát cũng như của người đời, nàng và bầu San khác gì vợ chồng. Nàng nghe đâu trong giây phút tử biệt sinh ly với người vợ yêu bầu San lỡ hát mấy câu thề độc mãi ở vậy nuôi con. Nhưng nàng không máy động tới chuyện ấy bao giờ.

Bàn tay của Tiểu Phụng dừng lâu ở vùng nhạy cảm. Gần một năm rồi bầu San thưa nhạt hứng thú làm ấm cho nàng, cả khi nàng kín đáo gợi ý. Mỗi năm, khoảng cách giữa ông và chiếc giường của nàng càng rộng. Nếu không kính trọng bầu San, chắc nàng đã rời bỏ đoàn hát mà đi tìm hơi ấm cho quãng thanh xuân bất kham của mình. Hơi ấm đó dường như đang vây quyện nàng, phát ra từ ánh mắt dài dại của kép trẻ Long Điền.

Tiếng trống chầu cáo thiên hạ đêm diễn sắp khai dội vào buồng tắm, kéo nàng ra khỏi sức hút của dòng miên tưởng buông thả.

*

Long Điền ngồi vào bàn hóa trang, nhìn gương mặt mình trong gương soi dần biến dạng sau những nét tô vẽ đỏ đen, như nhìn thấy cả một cuộc chuyển lưu thân phận của mình, từ quá khứ đến hiện tại.

Một ngày năm năm trước, cỗ xe ngựa gánh hát rong dừng lại bên đình làng Hạ. Cuộc sống nhàn nhạt sau lũy tre xanh phút chốc rộn ràng với tiếng trống chầu. Người ta yêu ghét rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn sau mỗi tuồng tích. Riêng cậu chàng mồ côi mười lăm tuổi thì cái sân khấu nghèo nàn kia là một thế giới bao la, kỳ diệu, có sức cuốn hút chết người. Khi gánh hát nhổ rạp lên đường, chàng đã vượt qua nỗi sợ hãi, đến cầu xin ông bầu cho theo đoàn. Bầu San thương tình giao một chân coi sóc đạo cụ và khi rỗi dạy chàng hát múa. Chính ông đặt tên Long Điền cho chàng. Theo ông, cái tên quê kệch ở làng Hạ khó lòng là cái tên của một nghệ sĩ danh giá sau này. Rồi từng bước, chàng gian khổ thu dần khoảng cách để có thể vói chạm tới vị trí mơ ước dưới ánh đèn sân khấu. Từ làm quân chạy hiệu, đóng vai phụ đến thế vai chính khi bầu San ốm bất ngờ...

Nhưng sự cố đánh dấu cái ngưỡng dấn thân vào tuổi trưởng thành của chàng chỉ là một cái rùng mình tệ hại. Chuyện xảy ra khi Tiểu Phụng vẫy chàng vào khoang cỗ xe ngựa, gọi là giúp nàng “bắt gió” sau trận mưa giông đầu hạ... Từ đó chàng như bị ma ám, ngày đêm tơ tưởng đến ánh nhìn say đắm của nàng, mùi thơm da thịt của nàng... Trước mắt mọi người, nhất là bầu San, chàng kìm giấu cảm xúc mới mẻ của mình. Hạnh phúc nhất là khi được thay bầu San đóng cặp với đào thương Tiểu Phụng. Lời hát, động tác ra bộ đều từ trái tim khao khát của chàng mà nên. Nhưng gần đây bầu San cố tình không xếp chàng đóng cặp với Tiểu Phụng nữa.

Chàng đã vẽ mặt xong. Mặt thằng hề. Trong gương, chàng bất giác trông thấy dòng nước mắt lăn dài trên má thằng hề. Đêm nay gánh hát bầu San được vinh dự diễn tại dinh phủ doãn, có đức hoàng thượng ngự lãm. Ngài cho biết muốn đích thân tuyển diễn viên bổ sung vào Thanh Bình Thự, nhà hát cung đình. Với vai hề không hợp tính cách làm sao chàng lọt vào mắt xanh của hoàng thượng? Nhưng bầu San đã lạnh lùng phân vai như thế. Ông vẫn đóng cặp với đào thương Tiểu Phụng.

*

Tiểu Phụng đã rời khỏi bồn tắm đi sang phòng hóa trang mà bầu San vẫn ngồi lặng sau tấm màn, nơi ông tình cờ đóng vai anh chồng nhìn trộm vợ khỏa thân, dẫu hai người không hẳn là vợ chồng. Đầu óc càng mê muội vẻ đẹp chín muồi của Tiểu Phụng, ông càng nhận ra khoảng trống rỗng lạnh băng không lấp nổi trong người. Tiếng trống chầu cáo thiên hạ đêm diễn tiếp tục dội vào, kéo bầu San bật dậy.

Vào phòng hóa trang, bầu San đến thẳng chỗ Long Điền. Từ phía sau, ông nói trổng, “vẽ mặt lại đi, thay tôi đóng cặp với Tiểu Phụng đêm nay.”

Gương mặt thằng hề trong gương đông cứng, chỉ có đôi môi mấp máy, “thưa thầy...”

Tiểu Phụng đang tô chân mày cũng dừng lại, rúng động toàn thân, dẫu nàng không nhìn hai người đàn ông.

Bầu San bỏ đi, cố giấu cảm xúc, làm ra vẻ bận rộn kiểm tra các thứ trước giờ khai diễn.

Lát sau, bên cánh gà, khi Tiểu Phụng và Long Điền chuẩn bị xuất bộ tiến ra sân khấu, bầu San lại gần, thì thầm, “trên sân khấu không thể như trong xe ngựa đấy.”

Thấy hai người cứng đơ như tượng, ông vỗ vai Long Điền.

“Ra đi, trống giục rồi. Nhớ diễn đúng phép tắc, tuồng chứ không phải đời. Mắt hoàng thượng hẳn tinh tường không kém ta đâu.”



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 1812)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 1649)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2448)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2518)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 2051)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2921)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1762)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3634)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1663)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2967)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,