Từ một ca khúc của nhạc sĩ Tuấn Khanh tới Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ,

09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 22064)
Từ một ca khúc của nhạc sĩ Tuấn Khanh tới Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ,



Điều được nhiều người chờ đợi từ hơn mười năm qua đã tới.


Chờ đợi đó, theo tiết lộ của một số văn nghệ sĩ, những thực khách khó tính, sành ăn là sự ra đời của tiệm phở có cái tên cực kỳ thơ mộng, gắn liền với kỷ niệm và lòng yêu mến của nhiều thế hệ người Việt với một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Đó là ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”. Và hôm nay là Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ


Như tên gọi, Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ trước nhất là sẽ một nơi chốn tiêu biểu cho cụm từ “văn hóa ẩm thực”.


Nói một cách giản dị hơn, món ăn cũng như cung cách phục vụ hoặc tương quan giữa nhà hàng và thực khách khi đạt tới một trình độ nào đó thì nó trở thành một phần của nền văn hóa của một dân tộc. Nó càng mang tính tiêu biểu cho một nền văn hóa hơn nữa, nếu món ăn đó lại là món ăn chỉ riêng dân tộc đó mới có.
Như chúng ta cùng biết, tác giả ca khúc “Hoa soan bên thềm cũ” là một nhạc sĩ nổi tiếng cách đây hơn nửa thế kỷ và hiện tại, ông vẫn còn dành thì giờ cho âm nhạc như một đam mê tận hiến trọn đời mình.


Bên cạnh đam mê tận hiện đời mình cho âm nhạc, nhạc sĩ Tuấn Khanh còn có một đam mê khác. Có thể ít người biết hơn, đó là đam mê nghiên cứu nghệ thuật nấu phở.


Một ca sĩ từng là “thực khách trung thành” của những tô phở do nhạc sĩ Tuấn Khanh khỏan đãi cách đây khỏang 15 năm, lúc tác giả “Hoa soan bên thềm cũ” còn cư ngụ ở thành phố Fountain Valley, kể lại rằng, khi đề cập tới Phở, tác giả “Chiếc lá cuối cùng” từng nhấn mạnh rằng:


Thứ nhất, theo ông, Phở là một món ăn thuộc loại quốc hồn quốc túy của người Việt Nam. Do đó, bất cứ ai trong chúng ta tùy theo vị trí, môi trường hoạt động của mình mà đừng quên giới thiệu món ăn quốc hồn quốc túy ấy với những người trẻ sinh trưởng ở xứ người, và với người ngoại quốc nếu họ chưa biết hoặc còn bỡ ngỡ với món ăn đặc sản của Việt Nam này.. 


Kế tới, khởi từ quan niệm Phở là món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc nên nhạc sĩ Tuấn Khánh đã để tâm nghiên cứu, thực hành với chủ tâm đi đến một phối hợp những ưu điểm xưa và nay chung quanh một tô Phở, để có thể gửi tới thực khách một tô Phở hoàn hảo theo cái nhìn nghệ thuật của ông.


Một văn nghệ sĩ khác, người từng có cơ hội được nghe nhạc sĩ Tuấn Khanh nói về những kỷ niệm của tác giả này những ngày thơ ấu, liên quan tới Phở, kể lại gần như nguyên văn rằng:

“Hồi còn bé tuy tôi (tác giả Hoa Soan Bên Thềm Cũ) không được ăn phở mỗi ngày nhưng vẫn còn nhớ ở những năm 1938 -1940, Phở không có nhiều loại như hôm nay. Thuở đó, Phở chỉ có một loại là Phở…chín. Tô Phở cũng không được ăn với nhiều loại rau, giá như về sau. Lại nữa, ở thành phố nơi tôi ở, tôi nhớ mỗi khi gánh phở (gọi là Phở gánh) đi ngang nhà thì gió thổi mùi thơm của Phở bay dọc hàng phố như một thứ hương thơm quyến rũ khiến người lớn trẻ con gì cũng khó mà…“cầm lòng cho đậu…”


Sự hồi tưởng của nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa ông tới kết luận dứt khoát rằng, để làm được một tô Phở đúng điệu thì Phở chín là khó nhất, nếu so với các loại phở khác như tái, nạm, vè, gân, sách…

Chi tiết hơn, chủ nhân Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ, sẽ khai trường nay mai ở thành phố Garden Grove, gần ngã tư đường Brookhurt và Chapman giải thích: 

“Cái khó nằm ở chỗ miếng thịt chín đó phải mềm, phải dai chứ không được bở. Nó còn khó ở chỗ miếng thịt chín phải thơm chứ không được lạt lẽo, trơ trơ…”


Về thùng nước lèo, yếu tố “sinh tử” khác của một tiệm phở, cũng được nhạc sĩ Tuấn Khanh trình bày quan niệm của mình: 

“Với tôi một nồi nước Phở phải đạt được những điểm căn bản sau đây: Thứ nhất nước lèo phải thơm phức mùi phở. Mà trong mùi thơm ấy không được lẫn mùi của những thức gia vị như hồi, quế, quả (mà có người còn gọi là trái tò ho). Thứ nhì người đầu bếp tài ba theo tôi phải là người nêm nếm thùng nước lèo cách nào đó để khi thực khách ăn xong một tô phở thì cũng là lúc không còn một thìa nước nước lèo nào nơi đáy bát! Đó là chưa kể người đầu bếp không thể không quan tâm tới hai điều mà thực khách ngày nay rất chú trọng đó là mức độ chất béo và bột ngọt…”


Theo chủ nhân Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ thì ông rất tự tin và hãnh diễn để tuyên bố rằng, Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ của ông gần như không có bột ngọt.

“Bởi vì theo tôi, một tô phở sẽ không còn là phở nữa nếu có quá nhiều bột ngọt!”


Vẫn theo lời thuật lại của nghệ sĩ được nhạc sĩ Tuấn Khanh tin cậy, gửi gấm tâm sự thì trong những lần trò chuyện, chủ nhân Phở Hoa Soan Bên Thềm cũng nhiều lần nhắc tới quan niệm về một bữa ăn ngon của Thi sĩ Tản Đà. Theo thi sĩ Tản Đà thì để có một bữa ăn ngon một cách hòan hảo, ngòai món ăn ngon, còn cần phải có chỗ ngồi và người ngồi chung xứng hợp nữa.

Do đấy, chỗ ngồi cũng là một vấn đề nặng lòng của nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Vì thế, chủ nhân của Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ, sau nhiều tháng tìm kiếm, thăm dò cuối cùng ông mới thấy được điểm lý tưởng khả dĩ đáp ứng được những đòi hỏi của ông.

Ông nói, ông có thể bảo đảm cho tất cả thực khách một chỗ ngồi hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:


Sạch sẽ, thoải mái. Không khí cực kỳ văn nghệ với các bờ tường được trang trí bằng những bìa nhạc phóng lớn của tất cả những ca khúc nổi tiếng nhất của Tuấn Khanh. Tất nhiên trong số những bìa nhạc này sẽ không thể thiếu bìa ca khúc “Hoa Soan Bên Thềm Cũ”, sáng tác đầu tay của người nhạc sĩ tài hoa, lãng mạn ấy.


Cụ thể hơn, chúng tôi được biết Phở Hoa Soan Bên Thềm Cũ tọa lạc tại ngã tư của trung tâm thương mại Pavillon, với hai mặt đường cho thực khách những cái “view” thật đẹp. Nhờ dịa thế lý tưởng với hai hành lang trông vào hai mặt đường, tiệm Phở cũng sẽ được phép kê những chiếc bàn (có lò sưởi điện) giúp cho thực khách có thể vừa ngồi ăn, vừa tiếp xúc với thiên nhiên.Thực khách có thói quen hút thuốc, cũng có thể thả khói thuốc một cách thoải mái, không làm phiền ai mà không phải nhà hàng nào ở đây cũng có thể có được.


Một thân hữu khác của nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong giới y khoa cho hay:


"Tôi có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, nếu “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” là tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Tuấn Khanh cách đây trên dưới 60 năm thì với những tô phở của ông hôm nay, ta có thể coi như đó là tác phẩm cuối cùng của người nghệ sĩ nổi tiếng đã bước qua tuổi 80 mà vẫn còn nặng lòng với văn hóa Việt. Trong quá khứ, những lần được thưởng thức những tô phở ông nấu riêng, đãi bằng hữu, tôi đã có cảm tưởng như mình tìm thấy hay nghe được hồn nhạc “Hoa Soan Soan Bên Thềm Cũ” trong tô phở… Và, tôi không ngờ, hôm nay, cái cảm nhận thoáng quá, mơ hồ kia ở nơi tôi lại đã trở thành sự thật.”



Hồ Huấn Cao,

(6 Tháng 12 – 2010.) 


 

 


 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 20249:05 SA(Xem: 554)
Họa sĩ Hồ Hữu Thủ - người được mệnh danh "thuật sĩ sơn mài" - qua đời ở tuổi 84 tại nhà riêng sau khi viêm phổi cấp, chiều 9/9.
25 Tháng Tư 20247:47 SA(Xem: 1731)
Nhà văn Nguyên Vũ-Vũ Ngự Chiêu qua đời ngày 19 Tháng Tư, 2024 tại Houston, TX, Hoa-Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi (1942-2024).
24 Tháng Tư 20248:53 SA(Xem: 1740)
Nhà văn Linh Bảo qua đời ngày 22/4/2024, Hưởng thọ 98 tuổi
30 Tháng Ba 20249:23 SA(Xem: 2092)
Nhà thơ Viên Linh, sáng lập viên, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Khởi Hành ở Mỹ, vừa qua đời lúc 11 giờ 11 phút sáng Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
19 Tháng Mười Hai 20233:09 CH(Xem: 2312)
Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo.
29 Tháng Mười Một 20236:29 SA(Xem: 2414)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.
06 Tháng Chín 20239:23 SA(Xem: 3528)
Nhạc sĩ Đan Thọ từ trần ngày 4 Tháng Chín, 2023 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi.
13 Tháng Tám 202312:59 CH(Xem: 2640)
"Làm con dân một nước có đặc điểm địa lý đất dài tới đâu biển ôm theo tới đấy cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ mà chưa nghĩ suy, chưa hiểu thấu, chưa làm gì vì tình trạng biển đảo của đất nước là có tội"
15 Tháng Bảy 202310:11 SA(Xem: 2976)
Cảm tạ nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung đã có nhã ý tặng sách, cũng như đem đến nhân gian một trời thơ vô ngần hoa cỏ.
28 Tháng Năm 20234:13 CH(Xem: 2511)
SÁCH ĐƯỢC BÁN TRÊN AMAZON.COM https://www.amazon.com/dp/1088102549?psc=1&ref=ppx_yo2ov_dt_b_product_details
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21498)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16154)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17816)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10507)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19054)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5346)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2040)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2648)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2416)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23754)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20167)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9008)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10114)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9372)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12579)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32024)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21643)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24225)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23033)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21171)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20306)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17804)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26142)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33426)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35685)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,