TRANGĐÀI GLASSEY-TRẦNGUYỄN - Thắng Đào, Vũ Điệu Ballet, Lịch sử Da Vàng

14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 18692)
TRANGĐÀI GLASSEY-TRẦNGUYỄN - Thắng Đào, Vũ Điệu Ballet, Lịch sử Da Vàng

 

thang_dao__-content-content

 

Chương trình Ca nhạc và Dạ tiệc:

Hưng Huỳnh (Executive Chef tại Nhà hàng Catch, và Quán quân của Bravo's Top Chef)

trân trọng kính mời quý vị tham dự

Khánh Ly's Birthday Bash

để gây quỹ cho chương trình lưu diễn của “Vết Lăn Trầm” với Thang Dao Dance Company.

 

Mồng 4 tháng Ba, 2012

tại Nhà hàng CATCH, 21 Ninth Ave., New York City

 

6pm-8pm Nhạc sống với Khánh Ly, tiệc khoản đãi, ăn nhẹ $100. CHỈ CÒN 30 VÉ.

 

8pm-10pm for $150 (Dạ tiệc với đầu bếp Hưng Huỳnh tại Chef's Table) SOLD OUT!

 

Mua vé, xin liên: 917.528.2756, hay tddc2002@gmail.com

 

Bài viết sau được thực hiện bằng phương pháp lịch sử truyền khẩu và tra cứu những tài liệu liên quan. Thắng Đào trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh. Tác giả chuyển mạch, sáng tác Việt ngữ. Tác giả đặc biệt cám ơn Olivier Glassey-Trầnguyễn đã cố vấn kỹ thuật và tài trợ cho phần thu hình.

 

 

Thắng Đào. Một nghệ sĩ ballet thượng thặng. Một đạo diễn giàu sáng tạo. Một tâm hồn thiết tha với lịch sử, mẫn cảm với tâm sự của người thân. Chiến tranh. Anh nghĩ đến chiến tranh, dù anh chưa từng đối mặt với nó. Nhưng cái vết xước của chiến tranh còn rỉ máu trên cuộc đời mẹ, nên anh biết, chiến tranh vẫn còn lãng vãng đâu đây, vẫn còn trong thớ thịt làn da. Nên từ nhỏ, anh đã thấm nghiệm rằng, người phụ nữ Việt, qua bao giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, vẫn gánh chịu nhiều cay đắng nhất, nhiều thiệt thòi nhất, nhiều đau đớn nhất. Nên khi đã thành danh trên sân khấu quốc tế, anh về nhà, để vỗ về vết đau của mẹ, qua “Vết Lăn Trầm.” Một sự báo hiếu thật thấm thía, thật đáng yêu, thật nhiều xúc động. Thật ý nghĩa. Đến rưng rưng.

 

New York, New York. Anh là một cư dân của Upper West Side. Một thường trú nhân tại Trung tâm nghệ thuật thế giới. Là thành viên của Thủ đô sáng tạo.

 

New York. Và Thắng Đào.

 

Thắng vượt biển cùng mẹ và anh khi mới hai tuổi. Từ nơi chôn nhau cắt rốn, Đà Nẵng. Một trong những ‘thuyền nhân’ tí hon nhất. Ba mẹ con đi nhiều lần, nhưng đều thất bại. Công an hăm dọa sẽ bắn chết nếu bị bắt vượt biên lần nữa. May thay, cả nhà thoát được trong lần cuối.

 

Gia đình định cư tại Thành phố các thiên thần, California. Nhưng với sự chính chắn từ khi còn ở tuổi vị thành niên, “Thắng nhận ra rằng trường công lập không thuận lợi cho việc học. Môi trường đó không cho phép mình thành công.” Nên Thắng tìm cách xin vào các trường chuyên. Anh tham gia tập múa sau giờ học, và đã tự xin vào một trường tư, Viện Nghệ Thuật bậc Trung học, tại Los Angeles.

 

Đi vào nghệ thuật ballet là cả một chọn lựa khó khăn đối với bất cứ ai. Thắng đã chọn con đường này đơn giản chỉ vì nỗi đam mê. Trong những năm trung học, Thắng nhận ra rằng mình rất yêu ballet. Anh cố gắng hết mức trong ba năm học tại Academy. Năm tốt nghiệp trung học, Thắng đoạt được giải Spotlight, và được chọn vào trường danh tiếng Julliard School tại New York. Gia đình anh ủng hộ. Thắng khăn gói lên đường, một mình đến Thủ đô sáng tạo.

 

Julliard School là một trường danh giá nhất trên thế giới về nghệ thuật trình diễn, tọa lạc tại New York City với thành phần sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng giữa cái háo hức của một tương lai đầy hứa hẹn, Thắng đăm đắm nỗi nhớ nhà. “Nhớ nhà quá,” anh nói. Mười tám tuổi, lần đầu xa gia đình, bơ vơ giữa Trái Táo Lớn. Anh ở nội trú, đi học, rồi về. Quây quẩn chỉ có sinh hoạt với bạn bè, nhưng cũng rất ít, vì phải tập luyện liên tục.

 

Không có hơi ấm mẹ cha. Đói khát không khí gia đình. Thắng đã làm gì để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đó? “Chỉ biết cố gắng, chỉ biết tiếp tục, chỉ biết chịu đựng,” anh nói. Và tiếp tục. Rồi cũng quen. Phải quen thôi. Không còn cách khác. Thắng liên lỉ phấn đấu, kiên trì rèn luyện. Anh xin học thêm chương trình ballet mùa hè (summer camp) tại Boston Conservatory. Sau một năm, anh nhận được học bổng toàn phần của Boston Conservatory, và đổi lên đó học cho đến khi ra trường. Anh lại phải xa cái ‘nhà riêng’ thứ nhất. Lại lạ lẫm. Lại phải từ đầu.

 

Vì nỗi đam mê, tài năng, và tính chuyên cần của Thắng, các giáo sư đã quan tâm đặc biệt đến Anh, và sau giờ học, đã cho phép anh tập làm biên đạo. Đây là bước đầu hình thành người đạo diễn Thắng Đào của hôm nay. Anh nhớ lại, “Tập làm biên đạo thích ghê! Nhưng các thầy cô bảo phải xây dựng một chỗ đứng trong lãnh vực trình diễn trước đã, rồi mới đi vào biên đạo được.” Thắng nghe theo. Ra trường cử nhân, văn bằng BFA, Boston Conservatory. Nhưng anh tiếp tục học thêm, và tốt nghiệp cao học tại New York University. Sau này anh có thể đi dạy nếu muốn.

 

Thắng được nhận vào Công ty danh tiếng Stephen Petronio, tuy là một sự tình cờ của định mệnh. Một người bạn nhờ anh cùng đi đến buổi audition để hỗ trợ tinh thần cho anh ấy. Ngay lập tức, Thắng lọt vào mắt xanh của Ban Giám Tuyển. Sáu năm. 2001-2006. Lưu diễn Châu Âu. La cà trên phố, ngồi quán càphê, nghe người dân bản xứ nói chuyện. Anh không muốn làm khách du lịch ‘hàng loạt.’ Muốn lắng nghe. Muốn thẩm thấu. Muốn cảm nhận. Muốn hiểu. Muốn sống. Muốn thở.

 

Năm 2006, sau khi đã khẳng định vị trí của mình trong lãnh vực trình diễn ballet, anh nghỉ trình diễn để bắt đầu đi vào đam mê chính: biên đạo. Anh lập công ty Thắng Đào Dance Company TDDC để vừa thực hiện được những chương trình mà anh muốn, đồng thời có dịp hỗ trợ cho các nghệ sĩ bạn bè trong ngành. Khi anh cần, bạn bè luôn đến múa ‘dần công,’ không lấy tiền. Khi anh tổ chức những chương trình múa hay có nơi mời thực hiện một tác phẩm, anh lại mời các bạn làm chung. Họ nâng đỡ nhau trong một môi trường nghệ thuật cạnh tranh cao độ và có mức đòi hỏi rất cao đối với người nghệ sĩ, nếu họ muốn tồn tại. Tình bạn của họ cũng đẹp và thơ như những điệu múa mà họ trình diễn, và cũng chuyển tải cái đời sống vất vả mà nghệ thuật múa đòi hỏi ở tất cả những ai trong ngành: từ việc mưu sinh, cho đến việc tìm những vai múa thích hợp cho mình, và những điều kiện cần cho việc thăng hoa.

 

mot_vu_di__-contentTuy yêu ballet, nhưng Thắng muốn đưa nghệ thuật múa đến gần với quần chúng hơn. Anh muốn đi vào những thể hình hiện đại, khám phá những cách diễn đạt mới, tạo ra những không gian sáng tạo mới. Với TDDC, Thắng tổ chức Contemporary Dance Festival hằng năm. Những vũ điệu hiện đại. Những cách diễn đạt tân thời. Những đề tài cận đại. Những cảm xúc của hôm nay. Chính một trong những demo mà Thắng thực hiện cho Đại hội thường niên giúp anh đoạt giải Princess Grace.

 

Để thành lập một công ty như TDDC thì đòi hỏi nhiều kỹ năng ở người thực hiện. Thắng đã không ngại thu thập những kỹ năng ngoài lãnh vực chuyên môn của mình, và chuyên chăm xây dựng một công ty có uy tín, có sức mạnh nghệ thuật, và đầy tiềm năng đột phá. Thắng Đào đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ballet, và như một con bướm đã nhập cuộc, anh ẩn hiện khắp nơi, như một họa sĩ thực thụ, pha những gam màu mới trên sân khấu, đưa những chất liệu mới vào vũ điệu. Anh tung kỹ thuật ballet vào lịch sử cận đại, để nó đi vào những quỹ đạo mới, biến tấu mới.

 

Thắng đã từng cộng tác với the Metropolitan Opera, và Little Orchestra Society. Anh đã trình diễn ở rất nhiều nơi tại Hoa Kỳ, như Boston, New York City, và Austin. Thắng Đào, người nghệ sĩ ballet, luôn nhận được sự ca ngợi nhiệt liệt từ báo chí: The Boston Globe, Austin 360, và The New York Times. Theo Thắng, điều khó khăn nhất để đạt đến thành công trong nghệ thuật trình diễn ballet có lẽ là sự quyết tâm. Nếu không đủ quyết tâm, một diễn viên múa sẽ không đi đến cùng đích của nghệ thuật được.

 

Thắng Đào ‘vỡ đất’ với tác phẩm biên đạo đầu tay của mình, “Stepping Ground,” với sự thủ diễn của đoàn Ballet Austin. Sàn diễn của anh chính là Đại hội đầu tiên cho New American Talent/Dance, được thực hiện cách năm. “Stepping Ground” đã trở thành ‘breaking ground’ (xin phép ví von bằng tiếng Anh ở đây, vì tựa đề Anh ngữ của vở múa, và có sự liên vần), đoạt giải Khán Giả Bình Chọn trong bốn đêm liền. Ôi, tuyệt luân!

 

Thắng ôn lại những cảm xúc và kỷ niệm trong ngày nhận giải thưởng Princess Grace năm 2008 dành cho Biên Đạo Múa, “Một kỷ niệm thật đẹp, và cũng là một biến cố lớn cho Thắng. Rất nhiều nhân vật tên tuổi có mặt tại lễ trao giải, những cái tên mà Thắng đã ngưỡng mộ và vẫn nghĩ về họ như một thế giới khác, một thế giới danh tiếng. Nhưng chính họ lại nói về công việc sáng tạo của Thắng, và coi trọng những sáng tạo đó. Đó là một niềm vinh dự rất lớn. Thắng cảm thấy như mình đã được mời vào cuộc, đã được công nhận.”

 

Ngoài cái vinh dự và sự tưởng thưởng đầy khích lệ đối với Thắng, giải Princess Grace còn cho phép anh thực hiện một giấc mơ của tiềm thức. Dự án “Vết Lăn Trầm.” Tôi cảm phục Thắng ở nhiều điểm. Anh có một sức sống tiềm tàng. Trong một nhân dáng khá thanh mảnh nhưng rắn chắc – vốn rất tuyệt vời cho nghệ thuật múa – Thắng toát lên một niềm tin mãnh liệt vào viễn ảnh sáng tạo của mình. Anh không ngại phải bôn ba tìm gỗ tốt và vải đẹp để xây sàn diễn và may trang phục cho tác phẩm của mình. Anh cũng gõ nhiều cửa, và cũng bị từ chối nhiều lần. Nhưng anh biết, anh phải thực hiện tác phẩm ấy. “Vết Lăn Trầm.”

 

Thắng nói nhiều về ảnh hưởng của lịch sử và văn hóa Việt Nam trong “Vết Lăn Trầm.” Tôi chắc một điều, là Thắng đã gặp nhiều khó khăn trên con đường kết hợp nghệ thuật ballet và di sản Việt Nam. Và con đường đi đến giải pháp chắc chắn cũng lắm truân chuyên. Thắng chọn âm nhạc. Dòng nhạc da vàng, bị tiếng hát Khánh Ly mê hoặc. Sự kết hợp giữa ballet và âm nhạc Việt Nam có lẽ không phải là một điều quá lạ trong bối cảnh đa văn hóa hiện nay. Điểm quyết định ở đây là cách kết hợp. Làm thế nào để chọn giữa muôn trùng giai tầng vũ điệu và lớp lớp di sản để chọn hai vùng nối kết? Làm sao để – như một bài haiku – nói ít mà diễn đạt được nhiều? Làm thế nào để hai thế giới, hai thể hình đến với nhau, hài hòa mà không lẫn lộn, uyển chuyển mà không lửng lơ?

 

“Vết Lăn Trầm” mang một căn tính song tộc, thẩm thấu hai dòng văn hóa và biểu đạt được hai mảng di sản riêng biệt: lịch sử Việt và nghệ thuật ballet Tây phương. Tiếng hát Khánh Ly, trong dòng nhạc Trịnh, như con ong xứ lạ, bay vào cánh hoa Ballet, gieo những hạt phấn mới. Hoa nhuận sắc, cánh biến tấu, hương như huyền thoại. Tuy phần giới thiệu chương trình có nói là tiếng hát của Khánh Ly làm nền cho chương trình múa, nhưng theo tôi, tiếng hát Khánh Ly chính là kim chỉ nam cho tác phẩm. Tiếng hát bất hủ ấy không đi sau (làm nền), mà đi trước, dẫn dắt những vũ điệu đi vào một câu chuyện lịch sử qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn. Vũ điệu, xét cho cùng, thì cũng chỉ là những động tác độc lập, có thể được hiểu theo nhiều cách, nhiều câu chuyện khác nhau. Nếu tiếng hát Khánh Ly đã quyến dụ Thắng Đào đi vào dự án sáng tạo này, thì chính tiếng hát Khánh Ly vẫn tiếp tục là la bàn để những vũ điệu được hướng theo một con đường lịch sử, và nhờ vậy, mặc lấy hơi hướm da vàng.

 

Những bài hát Trịnh thôi miên người xem, dồn họ vào giữa bốn bức tường khói lửa, xô họ đến bờ vực để đối diện với cái chết, căng tai họ ra để nghe bom rơi giữa ngực trần. Cả buổi trình diễn giật lùi, dậm chân trong cái hoảng loạn của chiến tranh, dậm chân mãi cho đến nỗi đất lún sâu hơn, và người đang dậm chân ấy dần dần đứng giữa huyệt mộ, cái huyệt mộ vô vọng của chiến tranh. Nhưng sự thôi miên ấy rồi cũng sẽ đi vào chung cuộc, như cuộc chiến nào rồi cũng phải kết thúc.

 

Những ca khúc mà Thắng Đào chọn cho chương trình “Vết Lăn Trầm” phác lên những vỡ vụn của một kết thúc: một thể chế chính trị bị xóa sổ, một đất nước bị chiếm cứ (miền Bắc chiếm cứ miền Nam, Việt Nam bị chế độ Cộng Sản chiếm cứ), một dân tộc bị phân tán. Nhưng chính nhờ những vỡ vụn đó, qua cái thổn thức nồng nàn của giai điệu Trịnh và sắc giọng Ly, đã giúp phác họa nên hiện tại. Ít khi đi xem ballet mà bị tướt ruột tướt tim như thế này. Vì tiếng hát Khánh Ly? Vì những vỡ vụn từ chiến tranh? Hay vì tâm thức quay về tiềm thức, rã rời những tang thương? Mà cũng có thể vì chúng ta đã tâm phục ý phục khi đến với chương trình, tin tưởng vào tài biên đạo của Thắng Đào, phó mặc trái tim chúng ta cho anh xoay theo “Vết Lăn Trầm.”

 

Anh gọi “Vết Lăn Trầm” là một cuộc hồi hương. Một sự tìm về. Quay lại mái nhà xưa. Về nhà. Nhà tổ, ngoại biên. “Vết Lăn Trầm” được khai màn vào tháng Ba năm 2010 ở Texas, một phần của ngôi nhà nhiều ‘căn’ của Việt tộc hải ngoại. Chương trình đã gây chấn động mãnh liệt cho nhiều người Việt đến xem, và giúp đưa khán giả Việt đến với ballet. “Vết Lăn Trầm” ngay lập tức được được The Austin Critics Table đề cử cho hai giải: Best Choreographer (dành cho đạo diễn Thắng Đào) và Best Ensemble. Sự hưởng ứng nồng nàn của cả khán giả và giới bình luận đã khiến cho Ballet Austin đưa “Vết Lăn Trầm” đi lưu diễn thêm bốn lần nữa vào tháng 10 năm sau.

 

Chính ở buổi diễn đầu tiên mà Cô Nguyễn Anh Lan, Hội Trưởng của Hội Văn Hóa Khoa Học, với văn phòng trung ương tại Houston, đã bị “Vết Lăn Trầm” chinh phục. Tuy đến với sự tò mò, Cô đã yêu vở múa đến nỗi sau chương trình, Cô đi vào hậu trường để tìm Đạo diễn Thắng Đào. Để rồi tháng Tư năm 2011, Hội Văn Hóa Khoa Học đã đưa “Vết Lăn Trầm” về nguồn một cách trang trọng bằng cách thực hiện chương trình tại Houston, Texas, lại một ‘căn’ nữa của mái nhà Việt tộc hải ngoại. Và tình yêu dành cho chương trình cứ lan đi, như mùa Xuân được cánh én đem gieo trên những vùng đất mới. Những ai đã xem, yêu, và cảm “Vết Lăn Trầm” đã tiếp tục cái sứ mệnh nhiều thử thách nhưng rất cần thiết: đưa tác phẩm này đến những ‘căn’ khác trong mái nhà hải ngoại.

 

Tháng 10 năm 2011, qua sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, Việt Báo cùng Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ đã đưa “Vết Lăn Trầm” về Quận Cam, lần đầu trình diễn tại Rose Center Theatre, bên cạnh Tòa đô chính của thành phố ‘da vàng’ Westminster, California. Vé cho buổi diễn đầu tiên trong chiều thứ bảy đã bán sạch. Và một cử tọa háo hức, nôn nóng, đã được tận hưởng một không gian nghệ thuật Thắng Đào, với những di sản chọn lọc mà anh đã cất công chắt lọc và tìm mọi cách để đưa vào không gian này.

 

Cuối cùng thì Thắng đã ‘về đến nhà,’ về đúng cái ‘căn’ mà Thắng thao thức muốn ‘về’ nhất, là Tiểu Sàigòn. “Thủ đô Việt hải ngoại.” Little Sàigòn, Quận Cam. Giấc mơ đã thành, sau bao lần tìm lối. Và qua “Vết Lăn Trầm,” anh vừa truy nhận nhân diện da vàng của mình, vừa đền ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Nhất là Mẹ. Mẹ đã rất khổ – khổ nhất nhà, như những người phụ nữ Việt Nam khác, trong chiến tranh.

 

Sao Thắng nói nhiều về Mẹ vậy? Tôi thừa biết không phải chỉ vì Thắng yêu Mẹ. Anh bật mí, “Thì tại vì Mẹ cũng cưng Thắng lắm. Cưng nhất nhà.” Anh cười hạnh phúc, rồi như để tìm sự ‘công bằng’ cho cái chuyện mình được Mẹ cưng nhất, anh giải thích, “Tại Thắng hay nói chuyện với Mẹ, tâm sự với Mẹ nhiều, và cũng hay lo cho Mẹ nữa.”

 

Có bà mẹ nào lại không ‘yêu nhất’ một người con như Thắng? Và có nhiều bà mẹ Việt Nam tôi đã gặp, cũng rất cưng Thắng, và không chừng cưng nhất nữa là. Và với những trái tim Việt bao dung rộng mở đón anh, Thắng đã thực sự về đến nhà.

 

http://www.thangdaodancecompany.com/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 20249:23 SA(Xem: 206)
Nhà thơ Viên Linh, sáng lập viên, chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Khởi Hành ở Mỹ, vừa qua đời lúc 11 giờ 11 phút sáng Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
19 Tháng Mười Hai 20233:09 CH(Xem: 737)
Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo.
29 Tháng Mười Một 20236:29 SA(Xem: 955)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.
06 Tháng Chín 20239:23 SA(Xem: 1458)
Nhạc sĩ Đan Thọ từ trần ngày 4 Tháng Chín, 2023 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 99 tuổi.
13 Tháng Tám 202312:59 CH(Xem: 1124)
"Làm con dân một nước có đặc điểm địa lý đất dài tới đâu biển ôm theo tới đấy cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ mà chưa nghĩ suy, chưa hiểu thấu, chưa làm gì vì tình trạng biển đảo của đất nước là có tội"
15 Tháng Bảy 202310:11 SA(Xem: 1243)
Cảm tạ nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung đã có nhã ý tặng sách, cũng như đem đến nhân gian một trời thơ vô ngần hoa cỏ.
28 Tháng Năm 20234:13 CH(Xem: 1092)
SÁCH ĐƯỢC BÁN TRÊN AMAZON.COM https://www.amazon.com/dp/1088102549?psc=1&ref=ppx_yo2ov_dt_b_product_details
24 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 1201)
Ngày 21 Tháng Tư, 2023, nhà văn Dương Thu Hương đã được trai Giải Toàn Cầu 2023 (Cino-Del-Duca 2023) trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris (Festivao du Livre de Paris)
05 Tháng Ba 202312:57 CH(Xem: 1642)
đọc Tô Thùy Yên, ta có thể thấy, dường như ông đã trộn ngôn ngữ, văn hóa của cả ba miền Bắc Trung Nam vào những trang thơ của mình,
24 Tháng Hai 202312:32 CH(Xem: 1502)
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường vừa qua đời lúc 20h08 tối nay 24-2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,