Sự Cô Đơn Trong Chúng Ta - Đạo Diễn Nói Về Phim Touch

16 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 19215)
Sự Cô Đơn Trong Chúng Ta - Đạo Diễn Nói Về Phim Touch

 

146011-nvt_minh_20eliza_400-content-content

 

Phỏng vấn Nguyễn Đức Minh


Phim “Touch” - một câu chuyện tình diễn ra trong một tiệm nail - đã bắt đầu chiếu tại Quận Cam, ở rạp AMC The Block.

 

Trong tuần trước, khi khởi chiếu tại San Jose, cuốn phim bán hết vé rạp AMC Eastridge. Vào năm ngoái, khi chiếu ra mắt tại Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (ViFF) tại Quận Cam, cuốn phim được giải Khán giả Bình chọn. Tài tử Porter Lynn (Dương) trong vai nữ chính đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc tại đại hội điện ảnh Boston International Film Festival.

 

 

Touch (tạm dịch là “động chạm”) là một cuốn phim tình cảm về một người phụ nữ làm nails, giúp đỡ cho hết mọi người chung quanh nhưng chính mình thì cô độc giữa đám đông. Vai chính là cô thợ nail Tâm, do Porter Lynn đóng; cha cô do Long Nguyễn (từng đóng trong Vượt Sóng) đóng; và người khách Brendan do John Ruby đóng.

 

Vũ Quí Hạo Nhiên (NV): Xin chào đạo diễn. Anh có thể nói về ý nghĩa của cuốn phim Touch.

 

Nguyễn Đức Minh: Touch là một cuốn phim lãng mạn về sự cần thiết có mối liên hệ thể xác, đụng chạm, giữa con người, bởi vì đôi khi nói bằng lời không thì chưa đủ. Cuốn phim này chú trọng vào tình cảm nảy sinh qua sự đụng chạm giữa cô thợ móng tay Tâm và anh thợ máy Brendan, giữa Tâm và cha cô, và giữa Brendan và cô vợ đang xa cách của mình.

 

NV: Bây giờ trở lại một bước, anh có thể tóm tắt đôi chút về truyện phim.

 

Nguyễn Đức Minh: Câu chuyện rất đơn giản. Anh thợ máy Brendan vì tay dơ nên bị vợ xa lánh, anh muốn cứu hôn nhân của mình, nên mỗi ngày sau khi làm việc, anh vào tiệm nail để cho họ chà sạch tay, móng tay của mình bị dính dầu nhớt. Trong tiệm, anh gặp Tâm, cô thợ móng tay, cô này cũng có những vấn đề của cô ấy.

 

Tâm kết bạn với Brendan, thông cảm với anh, và cho anh những lời khuyên để cho vợ Brendan lại yêu anh trở lại. Nhưng hai bên bắt đầu có sự thu hút lẫn nhau, mà sự thu hút, hấp dẫn này mỗi ngày lại khó cưỡng.

 

Lồng trong câu chuyện này là chuyện giữa Tâm và ông bố của cô, sau một tai nạn thì ông chán không muốn sống nữa. Mỗi tuần, Tâm ghé thăm để lo cho ông, nhưng thay vì thương cô con gái ông lại càng xa lánh cô hơn.

 

Trong phim, Tâm thường là người đứng ra giúp đỡ người khác, giúp đỡ Brendan, giúp đỡ cha, nhưng cô cũng cần được giúp đỡ nhưng người chung quanh lại không thấy điều đó. Cho nên cô có những hành động có vẻ kỳ lạ nhưng thật ra như là một lời kêu cứu, cần sự quan tâm.

 

NV: Tình yêu thể hiện trong phim là một thứ tình yêu lãng mạn, đồng thời cũng có yếu tố thể xác trong đó. Có phải đó là quan niệm của anh về tình yêu?

 

Nguyễn Đức Minh: Tình yêu trong Touch là khá lãng mạn, và đó cũng là điều luôn có trong những cuốn phim thể loại này, nhưng tôi thêm vào đó chiều thể xác nữa. Một, là vì tôi cho rằng tình yêu không phải chỉ là cành hoa, tấm thiệp, kẹo chocolate, thư tình, lời thì thầm, mà còn có tính xác thịt, thú tính nữa. Và thường thì khía cạnh này không có trong phim Việt Nam.

 

Trước phim Touch, tôi thấy phim Việt Nam, khi miêu tả tình yêu hay cảnh làm tình, luôn luôn rất ngọt ngào, thanh lịch, và thơ mộng. Tôi muốn đẩy thêm một nấc nữa và đưa cảnh tình dục lên giống thật hơn. Có thể có một chút thô tục trong cách làm của tôi nhưng tôi cho rằng khán giả Việt Nam sẵn sàng với chuyện này rồi. Tôi cũng cho một chút hài hước vô những cảnh tình dục, tại vì trong đời sống thực, tôi thấy rằng tình dục thường vụng về và hài hước, nhưng cũng đẹp nữa.

 

NV: Trở lại với nhân vật Tâm. Nếu tôi phải dùng một chữ để miêu tả Tâm, tôi sẽ dùng chữ “lonely” tức là “cô đơn”. Đạo diễn có đồng ý không? Và anh có muốn nói điều gì qua sự cô đơn của cô Tâm?

 

Nguyễn Đức Minh: Tâm là một nhân vật cô đơn. Trong suốt toàn bộ phim, cô thường nghĩ về mẹ và khao khát được bà ôm hôn. Bây giờ cô lớn rồi và mẹ cô đã qua đời, cô bị mất một khoảng trống trong đời. Cha cô thì xá lánh cô và những người đàn ông trong đời cô không nhìn thấy nhu cầu đó của cô. Lúc nào quanh cô cũng có người, ở tiệm, lúc hẹn đi chơi, khi gặp cha, nhưng cô vẫn cảm thấy cô đơn.

 

Và đó chính là điều tôi muốn nói lên trong phim Touch. Chúng ta không bao giờ một mình, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy cô độc. Tại sao vậy?

 

Có vẻ như thiếu sự đụng chạm giữa con người, khi chúng ta liên hệ với nhau. Trong xã hội chúng ta, vì sợ hiểu nhầm nên chúng ta hay tránh đụng chạm. Trong xã hội hiện đại, chúng ta tránh né nhiều. Tôi cho rằng chúng ta làm thế quá đáng.

 

NV: Anh bán hết vé khi chiếu ở San Jose. Sau đó khán giả nói gì về phim Touch?

 

Nguyễn Đức Minh: Chúng tôi bán hết vé một số suất chiếu trong ngày đầu tiên ở San Jose. Sau buổi chiếu, nhiều khán giả ra chúc mừng tôi. Họ nói họ thích cuốn phim, hiểu những điều nói trong đó, rồi họ nói họ cảm động vì cuốn phim. Một số người nói tôi táo bạo trong hướng làm phim. Một số người khác trong thế hệ lớn tuổi bị sốc với cảnh tình dục và ngôn ngữ bộc trực và họ phản ảnh điều đó với tôi. Cũng có người không hiểu cuốn phim vì họ chú trọng quá mức vào truyện phim và theo họ, truyện phim Touch quá đơn giản. Tôi nói với họ Touch là một cuốn phim loại tình cảm, thành ra nếu họ mong đợi muốn cuốn phim dựa trên cốt truyện, đây không phải là phim như vậy. Nhưng tôi thích là có nhiều ý kiến khác nhau về cuốn phim, khi mọi người phân tích và bàn luận về cuốn phim sau khi xem xong và ra về. Tôi cho đó là một điều tốt.

 

NV: Anh có lời khuyên gì cho các nhà làm phim tương lai trong cộng đồng Mỹ gốc Việt?

 

Nguyễn Đức Minh: Lời khuyên của tôi cho các nhà làm phim trong tương lai trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà làm tất cả những gì cần thiết để có thể thực hiện được cuốn phim của mình, nhưng đồng thời cũng đừng quên sống đời sống của mình nữa. Đi du lịch, đọc sách, xem phim hay, phim dở, chơi với thật nhiều bạn bè, dành thời gian cho gia đình, và đừng mắc nợ.

 

NV: Phụ huynh Việt Nam thường lo ngại là nếu con em đi làm phim thì không đủ sống. Anh có lời khuyên gì cho các bậc phụ huynh?

 

Nguyễn Đức Minh: Phụ huynh cũng có lý khi nghĩ rằng con em đi làm phim sẽ khó kiếm đủ tiền để sống. Điều đó đúng. Việc làm tìm rất khó. Ai cũng muốn làm đạo diễn hết. Mà chỉ có vài việc làm đó thôi. Những việc làm khác như chiếu đèn, quay phim, v.v., rất hiếm và trả lương rất thấp khi mới bắt đầu vào nghề. Nhưng miễn là các nhà làm phim trẻ này biết trước rằng đường đi không tráng lệ và họ phải làm rất cật lực chỉ để sống, thì tối thiểu họ sẽ vừa lòng vì sự mong đợi của họ là đúng tầm.

 

NV: Đây là cuốn phim đầu tiên của anh từ sau khi tốt nghiệp cao học ở trường điện ảnh USC, một trường hàng đầu thế giới. Trước khi làm phim này thì anh sống bằng nghề gì?

 

Nguyễn Đức Minh: Riêng tôi thì tôi có khả năng kỹ thuật nên tôi tìm được việc làm đủ trả tiền nhà và đó là nghề dựng phim (editing). Tôi dựng rất nhiều chương trình truyền hình “reality TV”. Việc làm trong ngành này khá nhiều và tôi có thể dựa vào nghề đó lúc tôi không làm phim của mình.

 

NV: Anh mong đợi gì ở những cuốn phim có chủ đề người gốc Việt hay gốc Á?

 

Nguyễn Đức Minh: Tôi không đòi hỏi gì nơi phim với chủ đề Việt Nam hay Á Châu. Tôi nghĩ có chuyện người gốc Việt hay người gốc Á thường quá khắt khe khi phê bình phim Mỹ gốc Á. Có ít phim như vậy quá nên mỗi khi có cuốn nào là mình muốn nó thật toàn hảo. Mình muốn tất cả các nhân vật Mỹ gốc Á đều phải là tấm gương với tính cách mạnh mẹ không có sai sót hoặc không có bất cứ điều gì có thể làm sứt mẻ hình ảnh người Mỹ gốc Á.

 

Tôi cho rằng như vậy là quá nhiều áp lực và không công bằng khi áp đặt đòi hỏi đó lên một cuốn phim Mỹ gốc Á. Đối với tôi, điều quan trọng là làm sao có thêm phim chủ đề người Mỹ gốc Á, càng nhiều càng tốt, để cho mình có nhiều loại nhân vật gốc Á, nhiều loại cốt truyện khác nhau, nhiều tới mức khi thấy một nhân vật gốc Á trên màn ảnh rộng sẽ không còn là chuyện lạ nữa.

Lịch chiếu phim Touch

 

 

 

* Tại Quận Cam

 

Rạp AMC The Block (20 City Blvd West, Orange)

 

Suất: 10:35 AM, 1:20 PM, 4:00 PM, 7:05 PM, 10:15 PM

 

* Tại San Jose

 

Rạp AMC Eastridge (2190 Eastridge Loop, San Jose)

 

Suất: 1:25 PM, 4:05 PM, 6:45 PM, 9:45 PM

 

(Nguồn Người Việt)

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18724)
Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Ba ngày 22 tháng 3 tới đây, nhà thơ Du Tử Lê sẽ có buổi thuyết trình tại đại học Cal State University Fullerton (CSUF) ở thành phố Fullerton, miền nam California.
10 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 20277)
Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.
07 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 18370)
Có chừng 130 tấm hình màu thuộc các đề tài như chân dung, phong cảnh, hoa, tĩnh vật, sinh hoạt, thiên nhiên... tất cả đều thực hiện bằng máy ảnh Digital, không dùng phim nhưng dùng các con microchip (vi mạch) để thu hình.
22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 20938)
Nữ ca sĩ Khánh Ly sẽ tổ chức ra mắt CD “Nụ Cười Trăm Năm,” với lời thơ do chính nhà thơ Trần Dạ Từ phổ nhạc.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21775)
Tôi không biết phải bắt đầu bản tin này bằng cách nào! Khi trong tay tôi, (đúng hơn), trên bàn viết cuả tôi là 7 trong số 10 thi phẩm của Mai Phước Lộc, đã được xuất bả
16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 20572)
Trong một cuộc điện đàm với chúng tôi, nhạc sĩ Từ Công Phụng ngỏ ý nhờ trang nhà này, chuyển tới tất cả những người quan tâm tới tình trạng sức khỏe của ông, dù đã hay chưa từng gặp gỡ, lời cảm ơn chân thành của ông cùng toàn thể gia đình.
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 17764)
Tập thơ mỏng tanh mà nặng trĩu với tôi. Tôi đọc mà nghe lòng mình rưng rứt. Toàn tập thơ có thể nói chỉ có một bài duy nhất từ đầu đến cuối- như một bản trường ca chưa viết xong - mà cũng có thể coi là một tập hợp của nhiếu bài thơ rải rác mang một cái tên chung: Xa Xứ.
30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 17738)
Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẽ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.
12 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21018)
18 giờ ngày 9 tháng 12, 2010, triển lãm tranh trừu tượng “Xám Trắng Đen” của họa sĩ Nguyễn Trung đã được khai mạc tại phòng tranh ở số 65 đường Đề Thám, quận
07 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21618)
Chín nhiếp ảnh gia được Hội Việt Ảnh chọn để vinh danh đó là các ông: Phạm Văn Mùi, Nguyễn Văn Chiêm, Nguyễn Cao Đàm ,Nguyễn Mạnh Đan, Trần Cao Lĩnh, Lại Hữu Đức, Nguyễn Ngọc Hạnh, Lê Anh Tài và, bà Vy Vy Trần
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8382)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8852)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19289)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31992)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,