Lôi Vũ Trên Sân Khấu California: Thách Thức Và Thành Công

28 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 19681)
Lôi Vũ Trên Sân Khấu California: Thách Thức Và Thành Công

 

loivu_1_400-content-content


WESTMINSTER (NV) - “Với thời gian thúc bách và chỉ với bảy ngày tập dợt thì sự thành công của hai suất diễn Lôi Vũ vừa qua coi như là 100%. Nhưng nếu hỏi tôi có hài lòng hay không thì sự hài lòng của tôi chỉ là 25% thôi. Bởi vì nếu có thêm thời gian tập luyện thì sự hài lòng của tôi sẽ là 100%.”

Đạo diễn Nguyễn Minh Phương, người vừa dàn dựng lại vở kịch nổi tiếng Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu, trả lời phỏng vấn báo Người Việt sau ngày kết thúc vở diễn tại sân khấu Saigon Performing Art Center, hôm Chủ Nhật, 19 tháng 3.

 

Trong tình hình kinh tế hiện nay, và với thị hiếu của khán giả tại Hoa Kỳ, việc kéo được người xem đến đầy sân khấu trong cả hai suất diễn là thành công không thể chối cãi được của đoàn kịch Dân Nam Thúy Uyển nói chung và đạo diễn Nguyễn Minh Phương nói riêng. Bên cạnh đó, sự có mặt của những tên tuổi như Anh Dũng, Thanh Lan, Phương Hồng Thủy, cùng một dàn diễn viên trẻ tuổi, tài năng và nổi tiếng trong nước như Hòa Hiệp, Mai Thế Thành, Kha Ly, Minh Béo đã góp phần tạo được tiếng vang cho Lôi Vũ.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đạt được, Lôi Vũ của Nguyễn Minh Phương vẫn còn vương lại ít điều tiếc nuối trong lòng những khán giả yêu kịch xưa nay.

 

 

Nội dung kịch Lôi Vũ

Hiểu một cách thông thường nhất, kịch tính Lôi Vũ được xây dựng trên một mối quan hệ chồng chéo khá phức tạp ngay trong gia đình của Chu Phác Viên, một ông chủ hầm mỏ, ở năm 1925, thời Ngũ Tạp Vận Động.

 

Trong gia đình này, người con trai lớn của Chu Phác Viên (Anh Dũng) là Chu Bình (Mai Thế Thành), có một mối tình vụng trộm với người mẹ kế chỉ hơn mình 7 tuổi, là Phồn Y (Thanh Lan) từ nhiều năm trước. Chu Bình muốn thoát ra khỏi mối tình tội lỗi này, trong khi Phồn Y, mẹ của Chu Xung (Hòa Hiệp), em cùng cha khác mẹ với Chu Bình, lại muốn níu giữ tình yêu tội lỗi đó.

 

Cùng khi đó, Chu Bình và Chu Xung lại yêu Lỗ Tứ Phượng (Kha Ly), một cô người hầu trong nhà. Tứ Phượng, là con gái của Lỗ Quý (Minh Béo), cũng là một giúp việc trong gia đình họ Chu, lại chỉ yêu Chu Bình.

 

Vở kịch kinh điển Lôi Vũ của Tào Ngu là vở kịch được xây dựng chặt chẽ với các nút thắt mở diễn ra chỉ trong vòng một ngày, từ buổi sáng oi ả báo hiệu cơn giông tố, đến giữa đêm mưa rền sấm chớp.

 

Trong buổi sáng mùa hè nóng bức ngày hôm ấy, người xem thấy được các mối quan hệ như vừa kể trên, diễn ra.

 

Trong buổi chiều ngày hôm ấy, khi mưa bắt đầu rơi, cũng là lúc Thị Bình (Phương Hồng Thủy), mẹ của Tứ Phượng, xuất hiện tại nhà của Chu Phác Viên theo lời mời của Phồn Y, khán giả lại bất ngờ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

 

Mục đích Phồn Y mời Thị Bình đến là để nói về chuyện tình cảm của Chu Xung. Thị Bình đi làm xa, không hề biết chuyện con gái mình được cha mang vào làm người giúp việc cho gia đình họ Chu. Phồn Y không chấp nhận con trai mình yêu một cô người hầu. Bà muốn Thị Bình mang Tứ Phượng trở về.

 

Cũng tại buổi này, Thị Bình chợt nhận ra sự quen thuộc của ngôi nhà bà từng sống trước đây. Cuộc hội ngộ bất ngờ của Thị Bình và Chu Phác Viên đưa người xem quay trở lại với câu chuyện của 30 năm trước.

 

Ngày ấy, Chu Phác Viên yêu Thị Bình, cũng trong thân phận một người giúp việc, và sinh được 2 đứa con trai cách nhau 1 tuổi. Tuy nhiên, vì những rào cản phong kiến, khi đứa con sau vừa mới được 3 tháng, Thị Bình bị đuổi ra khỏi nhà, bồng theo đứa con trai nhỏ trong một đêm mưa gió. Uất hận phận mình, cùng với việc chứng kiến mẹ ruột mình vì nhục nhã mà lên cơn đau tim chết, Thị Bình đã ẵm đứa con trai nhảy xuống sông tự tử. Nhưng hai người được cứu sống. Sau đó, Thị Bình lấy chồng là Lỗ Quý sanh ra người con gái, chính là Túy Phượng. Đứa con riêng của Thị Bình được đặt tên Lỗ Đại Hải.

 

Oan nghiệt hơn, Lỗ Đại Hải lại đang chính là người cầm đầu nhóm công nhân hầm mỏ chống lại sự áp bức của ông chủ Chu Phác Viên, người cha ruột mà Hải không hề biết.

 

Những mối quan hệ máu mủ này, đến lúc ấy, chỉ có Thị Bình và Chu Phác Viên hiểu rõ.

 

Tuy nhiên, trong đêm giông tố đó, cũng chính tại phòng khách gia đình họ Chu. Tất cả sự thật được phơi bày.

 

Hoảng loạn khi biết mình có thai với Chu Bình, người yêu mà cũng chính là người anh cùng mẹ khác cha với mình, Tứ Phượng đã chạy ra sân trong lúc trời nổi sấm mưa dông, cô vướng vào sợi dây điện ngay trước nhà và bị điện giật chết. Chu Xung đau đớn khi nhận ra sự thật mẹ mình cũng là tình nhân của anh trai cùng cha khác mẹ với mình, cũng chạy theo Tứ Phượng và chết cùng cô.

 

Không chấp nhận sự thật đau đớn và bẽ bàng đó, Chu Bình tự kết liễu mình bằng một phát súng trong phòng làm việc của cha mình.

 

Phồn Y và Thị Bình trở nên điên loạn. Chu Phác Viên bàng hoàng trước thực tại.

 

 

Thử thách và thành công cho sân khấu kịch tại Mỹ

Những ai chưa từng biết qua nội dung vở bi kịch này, đều tỏ ra khá hài lòng với hầu hết những gì diễn ra trên sân khấu trong suốt buổi diễn xen lẫn tiếng cười lẫn những giọt nước mắt. Nói như đạo diễn Nguyễn Minh Phương, “Khán giả theo dõi rất say mê! Vở kịch tạo được sự xúc động cho khán giả bên ngoài lẫn những người bên trong hậu trường, từ người làm ánh sáng đến những diễn viên đứng bên trong cũng khóc theo. Điều đó là điều khiến tôi rất là mừng.”

 

Ông nói thêm: “Cách đây 17 năm, năm 1995, tôi đã dựng Lôi Vũ với Thanh Lan, Mai Phương, Anh Dũng... Bây giờ với vở này dựa trên kịch bản của Tào Ngu được Đặng Thai Mai dịch, coi như tôi phải làm mới trở lại, từ cách dàn dựng. Nó gần như là một cuốn phim đưa lên đó, chứ nó không còn là một cách dàn dựng theo kịch nữa.”

 

“Kịch là phải vô thì phải có ra thì mới được đóng màn hay đóng cảnh đó. Còn ở đây thì tắt đèn, khi đèn bật sáng lên thì đã qua một cảnh khác, nhưng vở kịch vẫn đi tới theo nghệ thuật viết kịch chứ không phải là nó nhảy từ cái này qua cái khác. Nó vẫn là kịch đó nhưng nó cắt ngang chứ không có chuyển cảnh. Đó là những cái mới của vở diễn lần này.” Đạo diễn Lôi Vũ diễn giải.

 

Ngoài kỹ thuật mới trong nghệ thuật dựng kịch, thách thức với người đạo diễn có hơn 40 năm tay nghề này nằm ở việc làm việc với toàn bộ dàn diễn viên, được ông ví như “hai dòng nước cũ và mới”.

 

Theo lời Nguyễn Minh Phương, trong khi “Thanh Lan, Anh Dũng vẫn theo phong cách cách đây mười mấy hai mươi năm” thì “Hòa Hiệp, Lương Thế Thành, Kha Ly lại là những người được đào tạo từ trường lớp theo lối trẻ.” Chưa kể, “Phương Hồng Thủy lại từ sân khấu cải lương bước sang”.

 

“Ba trường phái này đứng vô chung một sân khấu, và phải làm sao tạo nên một không khí duy nhất. Điều đó là một sự thử thách lớn đối với tôi.” Ông nói một cách chân thành.

 

Nhưng điều đáng mừng với cả đoàn kịch nói chung và đạo diễn nói riêng là “tất cả đều hợp tác giúp tôi có được hai buổi diễn thành công như vừa qua”.

 

Trong vai trò của người đạo diễn, Nguyễn Minh Phương cho rằng “cần có ít nhất 2 tháng để tập luyện cho vở kịch”. Nhưng thực tế, một số diễn viên đang sống tại Mỹ và một số diễn viên lại sống ở Việt Nam đã khiến “thời gian ráp lại trên sân khấu chỉ còn 7 ngày.”

 

Một tuần lễ để làm nên một Lôi Vũ như thế quả là một thách thức cho cả đạo diễn lẫn diễn viên.

 

Không ai có thể phủ nhận được diễn xuất của Hòa Hiệp trong vai Chu Xung. Người diễn viên này diễn mà như không diễn, rất tự nhiên, rất tự tin, thể hiện được tình cảm của một chàng công tử có tâm hồn trong sáng và hướng thiện. Tương tự như vậy, Mai Thế Thành trong vai Chu Bình đã làm rất tròn vai của mình, để người xem có thể cảm nhận được mặc cảm tội lỗi của người con trai yêu vợ kế của cha mình, muốn vùng vẫy, muốn trốn thoát nhưng cứ như bị bế tắc, bức bối. Anh Dũng trong vai Chu Phác Viên khiến người xem thấy được sự uy nghi lẫn đau khổ, vừa muốn thừa nhận người vợ xưa vừa muốn bảo vệ danh dự một gia đình theo đúng quan niệm phong kiến, cũng như thấy được sự đau đớn của thảm kịch xảy ra là bởi nguyên nhân gì...

 

Người viết đồng ý với nhận xét của đạo diễn Nguyễn Minh Phương, “Tài nghệ diễn xuất của các em đã chinh phục được khán giả.”

 

 

Vài điều sót lại

Với những khán giả từng quen thuộc và yêu thích nguyên tác Lôi Vũ của Tào Ngu, thì không khí pha trộn tiếng cười vào trong vở bi kịch, hay sự xây dựng tính cách nhân vật Thị Bình, Phồn Y qua một số lời thoại làm mất đi phần nào vẻ đẹp của những người phụ nữ đau khổ vì yêu và hận, cũng như tấm lòng người mẹ thương con của cả hai đàn bà này, khiến người xem cảm thấy hụt hẫng với ít nhiều sự khó chịu.

 

Chia sẻ thêm những tâm tình này, đạo diễn Nguyễn Minh Phương cho biết “vở này được viết lại có hơi hướng gì đó vui hơn, cho phù hợp với khán giả”.

 

Thêm vào đó, như chính người đạo diễn tài hoa này nhận xét, “Nếu hỏi tôi có hài lòng hay không thì sự hài lòng của tôi chỉ là 25% thôi. Bởi vì nếu có thêm thời gian tập luyện thì sự hài lòng của tôi sẽ là 100%.”

 

Nếu có thêm thời gian, có lẽ Phương Hồng Thủy sẽ thể hiện tốt hơn vai diễn của mình ở cảnh đầu, như cô đã làm rất tròn và rất xuất sắc ở những màn sau, đặc biệt là sự đau đớn đến tột cùng của người mẹ khi ép con mình phải thề độc. Cô đã khiến khán giả phải bật khóc cùng cô.

 

Nếu có thêm thời gian, đạo diễn sẽ giúp cho nhân vật Lỗ Đại Hải không có quá nhiều lúc trơ cứng trên sân khấu.

 

Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất của vở kịch Lôi Vũ, dường như nằm ở vai Phồn Y do tài tử Thanh Lan thể hiện.

 

Không ai có thể phủ nhận giọng hát của ca sĩ Thanh Lan trên sân khấu ca nhạc. Không ai có thể phủ nhận diễn xuất của tài tử Thanh Lan trên màn ảnh phim trường. Nhưng dù có không muốn chấp nhận, thì một Phồn Y ở tuổi 35, 36, người tình của Chu Bình, chàng trai 28 tuổi, mà giao cho Thanh Lan đóng thì quả là khiên cưỡng.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 19082)
dutule.com (ngày 25 tháng 12-2010): Nếu tính từ thi phẩm đầu tay “Đường em hoa nở” in tại Việt Nam năm 1964 thì, thi phẩm mới nhất “Như áng mây hồng” của Hoa Văn (bút hiệu Anh Hoa) là tác phẩm thứ 8 ông. Một nhà thơ ăn ở thủy chung một đời với thi ca.
16 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 21347)
Nhiều nghệ sĩ và khán giả khắp nơi đã xúc động trước tin một nhạc sĩ trẻ tại hải ngoại vừa qua đời, Đó là nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn, là người con trai út của nhạc sĩ Anh Bằng, và em út của cô Thy Vân TT ASIA. Nhạc Sĩ Trần Ngọc Sơn ra đi quá sớm khi mới vừa bước sang tuổi 50.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 20862)
Điều được nhiều người chờ đợi từ hơn mười năm qua đã tới.
04 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 20695)
dutule.com (ngày 2 tháng 12-2010): Cách đấy ít tháng, nhà thơ Trần Từ Duy, tác giả thi phẩm “Kẻ đa tình” đã làm môt chuyến “thăm dân” văn nghệ Cali cho biết …“sự tình.
25 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 19009)
Cô Kim Thúy, tác giả cuốn tiểu thuyết đầu tay RU viết bằng tiếng Pháp đã được trao giải văn chương cao nhất nước Canada do Hội đồng Nghệ thuật Canada trao tặng, tên gọi là Giải Văn chương của Toàn Quyền (The Governor General’s Literary Awards).
22 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 20908)
Trang nhà dutule.com vừa nhận được hung tin: Linh mục Andre Trần Cao Tường, tác giả nhiều tác phẩm giá trị về đức tin và văn hóa, Chủ nhiệm Mạng Lưới Dũng Lạc, đã từ trần lúc 11 giờ 40 phút sáng Chủ Nhật, ngày 21 tháng 11 năm 2010, tại thành phố New Orleans.
13 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 22308)
dutule.com (ngày 13 tháng 11 năm 2010): Sau sự ra đi vĩnh viễn của nhà văn Thảo Trường. Giới làm văn học, nghệ thuật hải ngoại, nói riêng, Việt Nam, nói chung vừa mất thêm một nhà văn: Đó là nhà văn Cao Xuân Huy.
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 21016)
Một chiều Tình Ca Trần Quang Lộc, có chủ đề “Về Đây Nghe Em” sẽ được tổ chức vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật, 12 tháng 12, tại Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley.
06 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 17097)
GARDEN GROVE, California (NV) - Đài truyền hình SBTN vừa tổ chức một đêm tương trợ nhà văn Cao Xuân Huy, vào tối Thứ Năm tại sân khấu của đài với sự hiện diện của hàng trăm bạn hữu, chiến hữu, thân hữu và gia đình.
03 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 18768)
Dutule.com (ngày 2 tháng 11 – 2010): Căn cứ theo tin tức của một số nhân vật trong thân quyến của Linh mục (LM) Trần cao Tường cho hay, cuối tuần qua, LM Tường đã vượt qua cuộc giải phẫu một cách tốt đẹp.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17096)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1036)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14042)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8849)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11100)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30752)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22934)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21770)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18077)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16946)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24538)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31988)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,