Triển Lãm Tranh Cao Bá Minh tại VAALA

16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7039)
Triển Lãm Tranh Cao Bá Minh tại VAALA
CAO BA MINH: SPATIAL FLUIDITY
Meditations on Memory, Space, and Time

Opening reception | Friday, May 24, 2013, 7 -10pm
Phạm Duy Đạo Ca Concert | Sunday, May 26, 7 -10pm
Closing reception | Sunday, June 2, 12 - 4pm
VAALA Cultural Center
Gallery hours: Sat & Sun 12 - 4pm and by appointment

VAALA presents an art exhibit featuring paintings and sculptures by Cao Bá Minh, a renowned Vietnamese American artist. In conjunction with the exhibition, a concert in tribute to the late composer Phạm Duy will feature selections from his opus of spiritual songs entitled Đạo Ca. For concert information, click here >>

Cao Bá Minhh was born in Hai Duong, Vietnam in 1942. Minh evacuated as a young boy to South Vietnam when warfare led to the partitioning of the country. In 1976, he began a career in journalism in the city of Saigon. He subsequently developed an intense interest in the visual arts, and at the age of 27 followed his calling as a painter. Cao Bá Minh arrived in the United States as a refugee in 1991. Most recently, the artist has participated in academic discussions sponsored by the Rockefeller Institute on the cultural consequences of oppression and violence, in the context of artistic expression. Minh’s paintings are held in collections worldwide, including the Vietnam Veteran Art Museum in Chicago, the Institute Francais and the German Institute, both in Saigon, Vietnam. The artist currently resides in Orange County, California.

caobaminh-content

Ở bên trên, chúng tôi vừa đề cập đến các họa sĩ và điêu khắc gia tụ tập chung quanh Hội Họa Sĩ Trẻ. Hội Họa Sĩ Trẻ tập trung những khuôn mặt tiền phong của nền nghệ thuật mới, nhưng chúng ta cũng có những nhà tạo hình khác ngoài hội này, mà hoạt động nghệ thuật của họ thì cũng phát triển trong nhịp chuyển động chung, với nhu cầu và khao khát đến với cái mới thật mạnh mẽ, thật dữ dội, nghĩa là rất gần với các thành viên của Hội Họa Sĩ Trẻ. Cao Bá Minh là một trong những nhà tạo hình đó.

Cao Bá Minh sinh năm 1942 ở Hải Dương, Bắc Việt, là một họa sĩ tự học, không qua trường lớp mỹ thuật nào. Theo mấy dòng ghi tiểu sử ngắn ngủi (chỉ 36 chữ, viết thành 4 dòng) trong sách 20 Năm Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-1995 do nhà Đại Nam xuất bản năm 1995, anh là một họa sĩ sống thuần túy bằng nghề hội họa, chỉ bằng hội họa và không còn việc gì khác. Đây là một điểm đáng chú ý và khá thú vị vì một người nghệ sĩ theo đuổi nghề hội họa và sống được bằng nghề này cũng là chuyện hiếm hoi và không phải dễ dàng gì trên vùng đất mới giàu có, hùng mạnh mà chông gai này.

Cao Bá Minh thường có khuynh hướng siêu thực trong cách nhìn về đường nét và hình tượng. Anh cũng vẽ vô số tranh trừu tượng. Hội họa của Cao Bá Minh là một tổng hợp và pha trộn giữa hai cách nhìn trừu tượng và siêu thực. Cách nhìn, thủ pháp và bút pháp ấy đã theo đuổi anh gần 35 năm nay. Cuộc triển lãm đầu tiên của anh bày ở Phòng Thông Tin Hoa Kỳ năm 1969 ở Đà Nẵng. Sau đó từ năm 1970 đến 75, bày tranh nhiều lần ở Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần thơ, và Đà lạt. Trong năm 73, ba cuộc triển lãm liên tục được tổ chức: 1) Từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 5 ở Hội Việt Mỹ Sài Gòn, 2) Từ 26 tháng 8 đến 1 tháng 9 ở Hội Việt-Mỹ Cần thơ, 3) Từ 8 đến 14 tháng 11 ở Trung Tâm Văn Hóa Pháp (Institut Francaise) trên đường Đồn Đất Sài Gòn. Năm 1975, Cao Bá Minh bày tranh chung với họa sĩ người Đức Horst Janssen ở Goethe Institute. Cũng như Nguyễn Quỳnh, anh là họa sĩ được trung tâm văn hóa này rất trân trọng.

Sau ngày định cư ở Mỹ vào tháng 4 năm 1991, Cao Bá Minh đã có dịp bày tranh ở trường Truman College, Chicago, Illinois, ở Orientations Gallery và The Campagna Center của thành phố Alexandria, Virginia, và ở Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Chicago, Illinois.

Có lẽ cũng nên nhắc đến vài cuộc triển lãm tập thể khác mà Cao Bá Minh đã góp phần tham gia. Triển lãm chung với Janet Cooling ở Beacon Street Gallery, Chicago, Illinois năm 1994, triển lãm ở Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Cựu Chiến Binh Việt Nam ở Chicago năm 1995, triển lãm do Hội Đồng Nghệ Thuật hạt Fairfax (Arts Council Fairfax County) tổ chức ở Fairfax, Virginia năm 1996; triển lãm ở hành lang Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank), Washington D.C., là cuộc họp mặt của nhiều nghệ sĩ có gốc gác từ khắp thế giới vào năm 1996. Triển lãm với năm nghệ sĩ Á Châu khác với tên gọi Những Hình ảnh từ một thế giới khác (Images from another world) tổ chức ở A Touch of Art Gallery, Alexandria, từ 25 tháng 11 đến 28 tháng 12, 1996.
caobaminh-02

Hiện nay sống ở nam California, đã có dịp bày tranh ở Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA), cũng như đã tham gia những cuộc triển lãm tập thể khác ở phòng triển lãm Nhật báo Người Việt, Nhật báo Viễn Đông, và Nhà Bảo Tàng Old Court House Museum ở Quận Cam.

Cao Bá Minh rất quí trọng thế giới tinh thần và nghệ thuật mà mình sống và theo đuổi. Ngoài vẽ tranh, anh còn làm thơ. Đọc thơ Cao Bá Minh chúng ta dễ nhận ra được ngay điều đó; và đọc thơ Cao Bá Minh cũng giúp chúng ta tiến vào vương quốc nghệ thuật với những đền đài thiêng liêng của anh dễ dàng hơn:

Tác phẩm của tôi là tôn giáo của tôi
Nó mang dấu vết cuộc đời
Nó là những bức phá trào dâng những mạch nguồn đổi mới
Nó bay về muôn hướng và đậu ở muôn nơi.
Cởi bỏ mọi lề thói gông cùm tôi bay vào ánh sáng

Chúng ta thử đọc thêm một bài thơ khác nữa của Cao Bá Minh:

Tặng Em Ánh Sáng
Anh tặng em một món quà
Đơn giản như cơm và bánh
Đó là lòng chân thật
Như hoa nở giữa sỏi đá hoa bụi đất bờ
Anh vẫn nghĩ lòng chân thật quí hơn mọi điều thế gian sẵn có
Nó chính là cánh cửa mở giữa ánh sáng
Không phải sự ỡm ờ
Thơ mộng với anh vẫn là điều kỳ diệu
Ở những khoảnh khắc hoang vu
Những nỗi bi thương cuộc đời
Những vết hằn trên lưng kẻ già
Và những đau đớn trong đôi mắt bọn trẻ

Cao Bá Minh, bằng lòng chân thật, đi đến với cuộc đời, góp phần làm đẹp cuộc đời bằng một thứ ánh sáng đặc biệt của tâm tưởng riêng tư, rọi sáng trên chữ nghĩa, trên đường nét và những mảng màu rực rỡ mà đã trầm lắng.

caobaminh-01-content-content

Những chân dung người của Cao Bá Minh có thể mọc ra nhiều con mắt, để có thể nhìn ra được nhiều góc cạnh của cuộc đời, của thế giới, mà cũng có thể là để nhìn rõ vào nội tâm sâu xa và ẩn khuất của chính mình. Nhưng không phải là tháo gỡ thế giới bên trong của nhân vật thành nhiều mảng, một thứ phân tích cấu trúc như hội họa lập thể, mà nhẹ nhàng và thơ mộng hơn, là những con mắt siêu thực nhìn ra muôn hướng. Nơi những ghi chép trong sổ tay riêng của họa sĩ, chúng ta có thể gặp những con mắt ấy ở bất cứ vị trí nào, đặc biệt có những con mắt bay lên ở đường chân trời để nhìn vào cõi đời vô hạn, vũ trụ không cùng. Con mắt trong hội họa Cao Bá Minh là một ký hiệu của riêng anh. Trong cảnh huống nào, chúng ta cũng nhận ra ngay ký hiệu ấy, cho dù đó là một con mắt mọc cao ở đỉnh trán, nhìn xoáy vào một cách bí ẩn và hơi điên dại, trên một điểm nào đó, của người phụ nữ trẻ sống sót qua một thời kỳ đầy ác mộng và hung bạo. Cũng cần biết: bức sơn dầu Người Phụ Nữ Trẻ /The Young Woman này đã gây được nhiều chú ý khi trưng bày trong cuộc triển lãm do Rockefeller Institute on Violence and Culture tổ chức, với Dự Án Nghệ Thuật về Kinh Nghiệm Sống Sót qua các nền văn hóa, vào năm 1996-97 ở Charlottesville, Virginia.

Cũng là đôi mắt, ở một nơi khác, lại hết sức ảm đạm, buồn rầu, trên khuôn mặt như muốn rạn vỡ thành hai mảng. Khuôn mặt ấy, đỏ như màu đất nung, không phải là chân dung người đàn ông hóa thạch, mà là một khối thể rất thô, nổi bật trên nền xanh tím, và một vệt sơn đen chạy theo đường sống mũi, từ trán xuống môi trên, gây nên cảm giác và ấn tượng về một sự rạn nứt. Đó là chân dung người lính đã từng tham chiến thời trước, trở về sau cuộc chiến, đang trầm tư về cuộc đời và chính mình, về những xung đột và nứt rạn nội tâm. Chân dung của một người lính sau chiến tranh / Portrait of a Soldier After War vẽ năm 1993, hiện thuộc bộ sưu tập của Nhà Bảo Tàng Cựu Chiến Binh Việt Nam ở Chicago. Bức tranh này hiện nay được treo thường xuyênở Nhà Bảo Tàng đặc biệt về chiến tranh Việt Nam ở Chicago, Illinois, cũng là một tấm kiếng để chúng ta có thể soi rọi và tìm lại chính mình. Cao Bá Minh nhân nói về bức tranh này, đã nói thêm rằng các tác phẩm nghệ thuật của anh đã gột rửa qua máu và nước mắt, của một thời phải cắn răng chịu đựng, hủy diệt, huynh đệ tương tàn. Thời tuổi trẻ của anh đã bị cuốn hút vào trong một tình cảnh lịch sử chẳng có gì đáng hãnh diện, mà phải nói là thực xấu hổ. Đó là hành trang của thời tuổi trẻ, để từ đó, hôm nay anh phải ghi lại qua bức chân dung này. (Ý tưởng của Cao Bá Minh phát biểu với người biên soạn sách Viet Nam Reflexes and Reflections, viết về Nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Cựu Chiến Binh Việt Nam. Sách do Eve Sinaiko biên tập, NXB Harry N. Abrams, Inc., New York, 1998, trang 42).

Có thêm một điểm này chúng ta cũng cần chú ý đến: những chân dung con người trên tranh Cao Bá Minh, đặc biệt là trên tranh sơn dầu, với những mảng sơn rất mạnh, đôi lúc đã mang lại cho chúng ta một không khí hồn nhiên, ngây thơ, rất tươi mát, cũng có thể nói là rất gần với những khuôn mặt hoang sơ nơi nghệ thuật da đen, da đỏ và châu Đại dương. Cái tươi mát ấy đôi lúc lại chìm xuống, tê cứng và cô đọng trong một trạng thái méo mó của khổ đau chồng chất, để tạo thành cái đẹp tuyệt diệu. Cũng là dễ hiểu, bởi vì khổ đau làm nên cái đẹp và nghệ thuật; có thể đó là cái đẹp, cái nghệ thuật của một cá nhân, một vùng văn hóa, hay một dân tộc.

Ngoài không khí siêu thực và hồn nhiên vừa đề cập ở trên, hội họa Cao Bá Minh chủ yếu là tranh trừu tượng. Có những chuyển động rõ ràng trong hội họa trừu tượng của Cao Bá Minh. Nhiều năm trước đây, trừu tượng Cao Bá Minh là một thanh lọc thế giới, giản lược sự vật và hình ảnh từ thế giới tự nhiên, tinh lọc hình ảnh (images) để chỉ còn dạng hình gợi ý (shapes). Cao Bá Minh đã say đắm tiến vào loại trừu tượng này trong một thời dài, đặc biệt là vào thời khoảng 1970-75. Ở một vài bức tranh gần đây, chúng ta thấy anh có trở lại với cách tạo hình này. Giai đoạn sau này, từ thời kỳ đầu định cư ở Mỹ cho đến ngày nay, trừu tượng Cao Bá Minh chuyển qua một lối khác, một cách biểu lộ khác. Thế giới trừu tượng ấy, trở thành một không gian mơ hồ, phần nhiều là những phong cảnh được giao thoa giữa chắt lọc trừu tượng và ánh sáng lung linh của kỹ thuật ấn tượng. Cao Bá Minh đã tạo nên được một bầu khí kỳ ảo, siêu nhiên và sâu thẳm với kỹ thuật này. Như vậy Cao Bá Minh đã góp được một lối nhìn đẹp, diễm ảo, làm phong phú thêm cho nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

Huỳnh Hữu Ủy
California, tháng 8-2003
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 17346)
Trước ngày ông về Little Saigon ở Quận Cam để trình làng “Chuyện Xa Gần,” tôi chưa bao giờ gặp ông tận mặt. Tôi chỉ được ‘nghe và thấy’ ông trực tiếp lúc ông MC trên sân khấu Phong Châu Mở Hội I, và ‘nghe’ gián tiếp về ông qua những công việc mà ông vẫn lưu danh, đặc biệt là nghệ thuật thả thơ và tài MC
26 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17720)
dutule.com (ngày 25 tháng 10-2010): Nguồn tin từ Bản Tin Hoa Thịnh Đốn do nhà báo Võ Thành Nhân đại diện cho hay, ngày 29 tháng 10 tới đây, nhà thơ Du Tử Lê sẽ có mặt tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tham dự chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Thu DC và Kỷ Niệm” vào lúc 7 giờ tối Chủ Nhật, ngày 31 tháng 10 năm 2010. Ngoài thành phần văn nghệ sĩ hiện diện trong vùng, chương trình còn có khá nhiều ca sĩ đến từ miền Nam California như Ý Lan, Y Phương, Quốc Khanh, Thiên Vi, và Nguyễn Hồng Nhung. Mọi tiếp tay, khuyến khích, ủng hộ nếu có, xin vui lòng liên lạc với ông Võ Thành Nhân điện thoại: 301-257-8496, hoặc Email: VOTHANHNHAN@AOL.COM...(Click vào nhan đề để xem thêm
24 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 16921)
dutule.com (Ngày 21 tháng 10-2010 / TH): Trong mấy ngày vừa qua, chúng tôi nhận được một số tin tức liên quan tới tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của Linh mục (LM) và cũng là Nhà văn Trần Cao Tường
22 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17084)
WESTMINSTER (NV) - Buổi ra mắt tuyển tập Chuyện Xa Gần của Nguyễn Ngọc Bảo do Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam (VHKHVN) tổ chức, từ 3 đến 6 giờ chiều Chủ Nhật 24 tháng 10, tại phòng sinh hoạt báo Người Việt số 14771 Moran,
21 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 18294)
Orange Coutny (California): Đáp lời mời của phòng triển lãm thường trực có tên là Annam Heritage, Paris, hai họa sĩ Đinh Cường, ở Virginia và Nguyễn Đình Thuần ở Orange County (Hoa Kỳ,) sẽ có một cuộc trưng bày tranh tại phòng triển lãm này từ Thứ Sáu 29 tháng 10 tới hết ngày Thứ Bảy, mồng 6 tháng 11 năm 2010.
15 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 18101)
dutule.com (ngày 15 tháng 10-2010): Đáp lời mời của giáo sư Trần Hoài Bắc, nhà thơ Du Tử Lê sẽ có ba buổi nói chuyện với các sinh viên theo học ban Việt ngữ tại đại học Berkeley vào ngày Thứ Hai 18 tháng 10 tới đây. Sau đó là chương trình “Thơ - Nhạc Du Tử Lê” do sinh viên Berkekey thực hiện.
13 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 16505)
dutule.com (ngày 13 tháng 10-2010): Khi chúng tôi viết bản tin này thì, chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Tình ca muôn thuở” do đài VOVN tổ chức tại Houston, Texas chiều Chủ Nhật, ngày 10 tháng 10 vừa qua, đã hạ màn, đã rời xa tiền trường ba ngày rồi!
12 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 19214)
Ngày 10 tháng 10 vừa qua, như đã hẹn với nhà thơ Du Tử Lê và nhạc sĩ Đăng Khánh từ nhiều tháng trước, nhạc sĩ Từ Công Phụng đến Houston để tham dự đêm nhạc thính phòng “Tình Ca Muôn Thuở” do nhạc sĩ Đăng Khánh - Phương Hoa tổ chức.
08 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 17989)
Chiều Chủ nhật 3 tháng 10 năm 2010, Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam (VHKHVN) đã tổ chức rất thành công buổi ra mắt tuyển tập Chuyện Xa Gần của ông Nguyễn Ngọc Bảo, tại Hội Quán Saigon Houston, số 10613 đường Bellaire, trong khu Saigon Plaza, thành phố Houston Texas, Hoa Kỳ
02 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 20638)
LNĐ: Ngày 30 tháng 9 vừa qua, Đài VOVN, cơ quan chủ quản chương trình nhạc thính phòng chủ đề “Tình Ca Muôn Thuở” đã phổ biến tới các cơ quan truyền thông một bản tin với nhiều chi tiết cập nhật, chưa từng được tiết lộ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,